"Tối nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước mất khỏi chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đó là một hy vọng mới và sống động đến từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là một sự lạc quan; nó không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ sáo rỗng. Đó là một hồng ân từ thiên đường, là điều mà chúng ta không thể tự mình kiếm được. Trong những tuần qua, chúng ta đã liên tục lặp lại, “Tất cả rồi sẽ tốt thôi”, khi bám víu vào vẻ đẹp của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ này vươn lên từ trái tim của chúng ta. Nhưng khi ngày tháng dần qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả hy vọng mãnh liệt nhất cũng có thể tan biến. Hy vọng vào Chúa Giêsu thì khác. Ngài gieo vào lòng chúng ta niềm tin rằng Chúa có thể khiến mọi sự nên tốt, vì ngay cả từ ngôi mộ Ngài vẫn có thể mang lại sự sống...
Đây là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của hy vọng. Thông điệp này còn một phần thứ hai, là sai đi. Chúa Giêsu nói: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê.” (Mt 28:10). Các thiên thần bảo: “Người đi Galilê trước các ông” (c. 7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ khi biết rằng Người đi trước chúng ta trong cuộc sống và trong cái chết; Người đi trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến một nơi gợi lên cho Người và các môn đệ ý tưởng về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mang lại hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn đệ, Galilê cũng là nơi đáng nhớ, vì đó là nơi đầu tiên các ngài được kêu gọi. Trở về Galilê có nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra và tái sinh nhờ một lời mời được đưa ra một cách nhưng không cho chúng ta vì tình yêu. Đây luôn là điểm mà chúng ta có thể khởi hành một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách...
Những người phụ nữ, cuối cùng, đã “ôm chầm lấy” chân Chúa Giêsu (Mt 28: 9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến mức bước vào và bước ra khỏi ngôi mộ. Những người phụ nữ ôm chầm lấy đôi chân đã giẫm đạp cái chết và mở ra con đường hy vọng. Hôm nay, như những người hành hương tìm kiếm hy vọng, chúng con bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ vọng Phục Sinh 11/04/2020)
Đây là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của hy vọng. Thông điệp này còn một phần thứ hai, là sai đi. Chúa Giêsu nói: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê.” (Mt 28:10). Các thiên thần bảo: “Người đi Galilê trước các ông” (c. 7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ khi biết rằng Người đi trước chúng ta trong cuộc sống và trong cái chết; Người đi trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến một nơi gợi lên cho Người và các môn đệ ý tưởng về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mang lại hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn đệ, Galilê cũng là nơi đáng nhớ, vì đó là nơi đầu tiên các ngài được kêu gọi. Trở về Galilê có nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra và tái sinh nhờ một lời mời được đưa ra một cách nhưng không cho chúng ta vì tình yêu. Đây luôn là điểm mà chúng ta có thể khởi hành một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách...
Những người phụ nữ, cuối cùng, đã “ôm chầm lấy” chân Chúa Giêsu (Mt 28: 9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến mức bước vào và bước ra khỏi ngôi mộ. Những người phụ nữ ôm chầm lấy đôi chân đã giẫm đạp cái chết và mở ra con đường hy vọng. Hôm nay, như những người hành hương tìm kiếm hy vọng, chúng con bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ vọng Phục Sinh 11/04/2020)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét