Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022
KINH THEO NGÀY
Kinh cầu nhẹ gõ cửa hồn,
Trần gian dục vọng bồn chồn tâm linh,
Bao nhiêu thệ ước ân tình,
Chúa thương xin để an bình tin yêu.
Đời con cay đắng đã nhiều,
Hận thù danh lợi đốt thiêu cõi lòng ;
Hồn con mong mỏi sạch trong,
Mái chèo buông nhẹ theo dòng thuyền trôi.
Hồn con, thương để xa rời
Những niềm ân oán mưu đời ghét ghen ;
Bao nhiêu vị kỷ thấp hèn,
Tay Ngài giải cứu, vững bền con đi.
TÔI TRUYỀN LẠI GÌ CHO THẾ HỆ SAU ? (ĐTC Phanxicô, giảng lễ tại Canada, 26/07/2022)
“…Chúng ta đừng quên rằng nhựa sống đi từ rễ đến cành, đến lá, đến hoa, rồi đến quả của cây. Truyền thống đích thực được thể hiện theo chiều dọc này: từ dưới lên. Chúng ta cần phải cẩn thận kẻo rơi vào một bức tranh biếm họa của truyền thống, không phải theo chiều dọc, từ rễ đến trái, mà là chiều ngang : tiến và lùi. Truyền thống được hình thành theo cách này chỉ dẫn chúng ta đến
một loại “văn hóa ngược”, nơi ẩn náu của tính tự cao, là thứ chỉ đơn giản là nuôi dưỡng hiện tại, nhốt nó trong tâm lý nói rằng, “Chúng ta luôn làm theo cách này”.
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng các ông có phúc vì được thấy và nghe điều mà biết bao ngôn sứ và những người công chính chỉ có thể hy vọng (x. Mt 13, 16-17). Nhiều người đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa về Đấng Mêsia sẽ đến, đã dọn đường cho Ngài và báo tin Ngài sẽ đến. Nhưng bây giờ Đấng Mêsia đã đến, những ai có thể nhìn thấy và nghe thấy Ngài được kêu gọi để chào đón Ngài và công bố sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta.
Thưa anh chị em, điều này cũng áp dụng cho chúng ta. Những người đi trước chúng ta đã truyền cho chúng ta một niềm đam mê, một sức mạnh và một khao khát, một ngọn lửa mà chúng ta có thể thắp lại. Vấn đề không phải là bảo quản tro cốt, mà là thắp lại ngọn lửa mà họ đã thắp lên. Ông bà và những người lớn tuổi của chúng ta muốn thấy một thế giới công bằng, huynh đệ và đoàn kết hơn, và họ đã chiến đấu để mang lại cho chúng ta một tương lai. Bây giờ, chúng ta đừng để họ thất vọng. Việc tiếp nhận truyền thống đã nhận được là tùy thuộc vào chúng ta, bởi vì truyền thống đó là đức tin sống động của những người đã khuất của chúng ta. Chúng ta đừng biến nó thành “chủ nghĩa truyền thống”, tức là đức tin đã chết của người sống, như một tác giả đã từng nói. Được những người là cội rễ của chúng ta vun đắp, giờ đến lượt chúng ta đơm hoa kết trái.
Chúng ta là những cành phải nở hoa và gieo rắc những hạt giống mới của lịch sử. Vậy chúng ta hãy tự hỏi mình một vài câu hỏi cụ thể. Là một phần của lịch sử cứu rỗi, dưới ánh sáng của những người đi trước tôi và yêu thương tôi, tôi phải làm gì bây giờ? Tôi có một vai trò độc đáo và không thể thay thế trong lịch sử, nhưng tôi sẽ để lại dấu ấn gì? Tôi đang truyền lại điều gì cho những người sẽ đến sau tôi? Tôi đang cho cái gì của bản thân?
Thông thường, chúng ta đo lường cuộc sống của mình dựa trên thu nhập, loại nghề nghiệp, mức độ thành công và cách người khác nhìn nhận về chúng ta. Tuy nhiên, đây không phải là những tiêu chí mang lại sự sống. Câu hỏi thực sự là: tôi có đang trao ban cuộc sống không? Tôi có mở ra lịch sử của một tình yêu mới và tái tạo mà trước đây không có? Tôi có đang loan báo Tin Mừng trong khu phố của tôi không? Tôi có đang tự do phục vụ người khác, như cách mà những người đi trước đã làm cho tôi không? Tôi đang làm gì cho Giáo hội, thành phố, xã hội của mình?
Thưa anh chị em, thật dễ dàng để chỉ trích, nhưng Chúa không muốn chúng ta chỉ là những người chỉ trích hệ thống, hoặc khép kín và “nhìn ngược lại”, như tác giả Thư gửi tín hữu Do Thái đã nói (x.Dt 10,39). Thay vào đó, Thánh Phaolô muốn chúng ta trở thành những nghệ nhân của một lịch sử mới, những người dệt nên hy vọng, những người xây dựng tương lai, những người kiến tạo hòa bình.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ tại Canada, 26/07/2022)
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022
Ngày 29 tháng 7: Lễ nhớ Các thánh Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô
Chúc mừng
chị em Bổn mạng THÁNH MATTA !Mác-ta là chị của cô Ma-ri-a và ông La-da-rô ở Bê-ta-ni-a. Trong sách Tin Mừng, thánh nữ xuất hiện ba lần : lần thứ nhất trong bữa ăn ở Bê-ta-ni-a, khi cùng với cô em là Ma-ri-a tiếp đãi Đức Giê-su ; lần thứ hai khi ông La-da-rô được Chúa cho phục sinh, lúc đó thánh nữ đã tuyên xưng lòng tin vào Chúa Giê-su ; và lần cuối trong bữa tiệc đãi Chúa Giê-su sáu ngày trước lễ Vượt Qua. Trong cả ba câu chuyện, ta luôn thấy thánh nữ đóng vai trò chủ nhà.
Lc 10, 38-42:
Khi ấy, Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị ai lấy mất".
SỐNG LỜI CHÚA: Tb 4,16-17.19-20
Điều con không thích kẻ khác làm cho mình, thì cũng đừng bao giờ làm cho người ta. Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Biết ai khôn ngoan, thì tìm đến mà bàn hỏi. Hãy chúc tụng Chúa trong mọi nơi mọi lúc, xin Người dạy con biết theo nẻo chính đường ngay, và giúp con thành công trong mọi điều con toan tính.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)