Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022
TÔI SÙNG BÁI CỦA CẢI, HAY LÀM GIÀU THEO Ý CHÚA ? (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)
“Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng trọng tâm của tất cả những điều này không chỉ là một số người quyền lực, hoặc một số hệ thống kinh tế nhất định. Sự thèm muốn trong trái tim của mọi người là trung tâm. Và vì vậy, chúng ta hãy thử tự hỏi mình: Tôi đang ở đâu trong cố gắng đừng dính bén đến tài sản, tách mình khỏi sự giầu sang? Tôi có phàn nàn về những gì tôi thiếu thốn, hay tôi biết bằng lòng với những gì mình đang có? Tôi có bị cám dỗ để hy sinh các mối quan hệ và thời gian cho người khác vì tiền bạc và cơ hội không? Và một lần nữa, liệu tôi có hy sinh tính hợp pháp và lòng trung thực cho bàn thờ của sự thèm muốn không? Tôi đã nói “bàn thờ”, bàn thờ của sự thèm muốn, nhưng tại sao tôi lại nói bàn thờ? Bởi vì của cải vật chất, và tiền bạc, có thể trở thành một sự sùng bái, một thứ thờ ngẫu tượng thực sự.
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta bằng những lời lẽ mạnh mẽ. Ngài nói, anh chị em không thể phục vụ hai chủ, và, hãy cẩn thận, Chúa Giêsu không nói hai chủ ấy là Thiên Chúa và ma quỷ, không, thậm chí Ngài cũng không nói hai chủ ấy là điều lành và điều ác, nhưng hai chủ ấy là Thiên Chúa và của cải (x. Lc 16,13). Người ta có thể ngờ rằng Chúa Giêsu sẽ nói rằng anh chị em không thể phục vụ hai chủ, Thiên Chúa và ma quỷ, không phải như thế, nhưng là Thiên Chúa và sự giàu có. Sự giàu có phải phục vụ chúng ta; còn ta phục vụ cho sự giàu có thì không, đó là thờ ngẫu tượng, đó là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa.
Như thế chúng ta có thể nghĩ, không nên khao khát làm giàu? Chắc chắn, anh chị em có thể làm giàu; anh chị em có quyền muốn được làm giàu. Thật đẹp khi trở nên giàu có, nhưng giàu theo ý Chúa! Chúa là Đấng giàu có nhất. Ngài giàu lòng nhân ái, giàu lòng nhân hậu. Sự giàu có của Ngài không làm nghèo đi một ai, không tạo ra những cuộc cãi vã, chia rẽ. Đó là sự giàu có biết cho đi, biết phân phát, biết chia sẻ. Thưa anh chị em, tích lũy của cải vật chất không đủ để sống sung túc, vì Chúa Giêsu cũng nói rằng sự sống không bao gồm những gì người ta sở hữu (x. Lc 12,15). Thay vào đó, nó phụ thuộc vào các mối quan hệ tốt, với Chúa, với những người khác, và thậm chí với những người có ít hơn chúng ta.
Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi: Đối với bản thân, tôi muốn làm giàu bằng cách nào? Tôi muốn làm giàu theo Chúa hay theo lòng tham? Và, quay lại chủ đề thừa kế, tôi muốn để lại di sản gì? Tiền trong ngân hàng, những thứ vật chất, hay những người hạnh phúc xung quanh tôi, những việc tốt không bị lãng quên, những người tôi đã giúp đỡ để trưởng thành và thăng tiến?
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta hiểu thế nào là của cải thực sự của sự sống, là của cải tồn tại mãi mãi.” (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022
NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DÂN
Tháng 8 trọng tâm là lễ Bổn mạng giáo xứ 15/08 và cuối tháng là Bổn mạng giới Hiền Mẫu-27/08, nên mục vụ ưu tiên cho Cù Mi là ý thức vai trò của giáo dân góp phần xây dựng giáo xứ và Hội Thánh. Xin trích BỘ GIÁO LUẬT-1983, đang hiện hành của Toà Thánh giúp anh chị em đọc những qui định luật Giáo Hội đòi buộc nơi mình.
THAM LAM, HAM CỦA, TRANH GIÀNH (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)
Trong bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, một người đưa ra lời yêu cầu này với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi” (Lc 12,13). Đây là một tình huống rất phổ biến. Những vấn đề tương tự như thế vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Bao nhiêu anh chị em, bao nhiêu thành viên trong cùng một gia đình, chẳng may cãi nhau về tài sản thừa kế, có lẽ không còn nói chuyện được với nhau!
Đáp lại yêu cầu của người này, Chúa Giêsu không đi vào những chi tiết cụ thể, nhưng đi vào gốc rễ của những chia rẽ gây ra bởi sự sở hữu của cải. Ngài nói rõ ràng: “Hãy đề phòng mọi sự tham lam” (câu 15). “Hãy đề phòng mọi sự thèm muốn”. Lòng tham là gì? Đó là lòng tham của cải không kiềm chế được, luôn ham muốn giàu sang. Đây là một căn bệnh hủy hoại con người, bởi vì sự thèm khát của cải tạo ra một cơn nghiện. Trên tất cả, những người có nhiều không bao giờ bằng lòng, họ luôn muốn nhiều hơn, và chỉ cho bản thân mình. Nhưng như thế, người đó không còn tự do nữa: người đó bị ràng buộc vào của cải, biến thành một nô lệ cho điều nghịch lý thay lẽ ra phải phục vụ họ để họ được sống tự do và thanh thản. Thay vì được phục vụ bởi tiền, người đó trở thành tôi tớ của tiền.
Lòng tham cũng là một căn bệnh nguy hiểm cho xã hội, do lòng tham mà ngày nay chúng ta đã đạt đến những nghịch lý khác: một sự bất công chưa từng thấy trong lịch sử, trong đó một thiểu số sở hữu rất nhiều trong khi đại đa số có rất ít hay thậm chí chẳng có gì. Chúng ta hãy xem xét các cuộc chiến tranh và xung đột. Ham muốn tài nguyên và sự giàu có hầu như luôn là động lực. Có bao nhiêu quyền lợi đằng sau chiến tranh! Chắc chắn, một trong số này là buôn bán vũ khí. Vụ mua bán này là một vụ tai tiếng mà chúng ta không bao giờ được cam chịu…” (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)
CẦU NGUYỆN, YÊU MẾN (Trích bài giáo huấn của thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê:)
“Các con thân mến, kho tàng của người Ki-tô hữu không phải ở dưới đất, nhưng ở trên trời. Thế thì lòng trí chúng ta phải hướng đến nơi có kho tàng của chúng ta. Con người có một bổn phận cao đẹp là cầu nguyện và yêu mến... Các con cầu nguyện, các con yêu mến : đó là hạnh phúc của con người trên trần gian.
Cầu nguyện không gì khác hơn là kết hợp với Thiên Chúa. Khi có tâm hồn trong sạch và gắn bó với Thiên Chúa, ta thấy nơi mình một thứ hương thơm dịu dàng ngây ngất, một luồng ánh sáng rực rỡ chói chang. Trong mối kết hợp mật thiết này, Thiên Chúa và linh hồn tựa hai khối sáp nóng chảy hoà vào nhau, không thể tách rời nhau nữa. Thiên Chúa kết hợp với thụ tạo bé nhỏ của Người : đẹp đẽ biết bao ! Hạnh phúc này, không sao hiểu thấu.
Xưa kia chúng ta chẳng xứng đáng cầu nguyện, nhưng Thiên Chúa đã thương cho chúng ta được thưa chuyện với Người. Lời cầu nguyện của chúng ta là làn hương thơm rất đẹp lòng Người.
Các con thân mến, trái tim các con nhỏ hẹp, nhưng lời cầu nguyện sẽ khiến nó mở rộng và có sức yêu mến Thiên Chúa...
Cầu nguyện là nếm trước hạnh phúc trời cao, là làm cho phúc lộc thiên đàng tuôn đổ. Không bao giờ cầu nguyện mà không thấy dịu êm. Cầu nguyện là mật chảy vào hồn, biến tất cả nên êm ái ngọt ngào. Buồn phiền cực nhọc sẽ biến tan khi cầu nguyện sốt sắng, tựa tuyết tan dưới ánh mặt trời.
Cầu nguyện làm cho thời gian đi rất mau và đầy hứng thú, khiến ta không cảm thấy lâu. Đúng vậy : hồi các cha sở vùng Bơ-rét-xơ bị bệnh hầu hết, cha phải đi khắp vùng. Cha vừa đi vừa cầu nguyện với Thiên Chúa nhân lành. Nói thật với các con là cha chẳng thấy lâu gì cả.
Cha biết có những người đắm chìm trong cầu nguyện như cá trong nước. Họ thuộc trọn về Thiên Chúa nhân lành. Họ không bị chia trí. Ôi, cha mến những tâm hồn quảng đại này quá ! Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di và thánh Co-lê-ta trông thấy Chúa và chuyện vãn với Người như chúng ta vẫn trò chuyện với nhau. Còn chúng ta, biết bao lần chúng ta đến nhà thờ mà chẳng biết mình đến để làm gì, cũng chẳng biết mình muốn xin gì ! Thế mà khi đến nhà ai thì ta lại biết rõ mình đến để làm gì... Có những người như muốn nói với Thiên Chúa nhân lành rằng : “Con đến nói mấy câu cho xong chuyện với Chúa đây...” Cha thường nghĩ rằng : Khi đến tôn thờ Chúa, chúng ta sẽ được mọi điều như sở nguyện, với điều kiện là lời cầu xin của chúng ta đi đôi với một đức tin sống động và một tấm lòng thật trong trắng.”
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022
MỪNG NGÀY BỔN MẠNG LINH MỤC THẾ GIỚI
Nhớ viếng Cha Sở ARS-2011 tiếp tục hành hương thiêng liêng...
Xin thánh Gioan Maria Vianney cầu cho chúng con và các Cha Sở, các Linh mục trên toàn thế giới.
(Gioan Maria Viannê-Jean-Baptiste-Marie Vianney (08/05/1786 - 04/08/1859) làm làm cha sở vùng Ars-sur-Formans, Pháp, được ĐTC Piô XI phong Thánh năm 1925 và Bổn mạng các Cha Sở; nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của ngài, ĐTC Bênêđictô XVI đã ban hành "Năm Linh mục" từ ngày 19 tháng 6 năm 2009 đến 19 tháng 6 năm 2010 và đặt ngài làm Bổn mạng các linh mục.)
TẠ ƠN VÀ CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHA GIÁO PHẬN NHÀ
Trong Thư mục vụ "Hướng về Lagi thân thương!", ngày 26 tháng 7 năm 2021, Đức giám Mục Giáo Phận viết: "ngày 04/8/2021 là kỷ niệm 05 năm tấn phong Giám mục của tôi. Với hoàn cảnh dịch bệnh hiện tại, tôi sẽ không tổ chức mừng lễ, xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Đặc biệt, tôi muốn dành tất cả những phần quà của mình nhân dịp kỷ niệm này để chia sẻ với anh chị em vùng Lagi thân yêu!"
MỪNG NGÀY BỔN MẠNG CÁC CHA SỞ và LINH MỤC TRÊN TOÀN THẾ GIỚI - Thánh GIOAN MARIA VIANNEY (Kỷ niệm hành hương một mình, Ars-2011)
Thánh nhân sinh năm 1786 tại Dardilly gần Lyon-Pháp. Sau biết bao khó khăn gian khổ, người làm linh mục và được giao phó nhiệm vụ làm cha sở họ Ars, xứ nhỏ với khoảng 230 giáo dân. Người quả là vị mục tử gương mẫu : hoàn toàn lo việc loan báo Lời Thiên Chúa, giải tội, cầu nguyện và hãm mình. Có nhiều lúc, khuôn mặt người rạng rỡ khác thường, nhờ tình yêu bắt nguồn từ bí tích Thánh Thể mà người đem hết lòng sốt sắng để vừa cử hành, vừa thờ phượng. Người qua đời năm 1859.
Đây là Linh mục những con người thánh hiến
Suốt cuộc đời làm chủ tế trung kiên
Đem tình thương người mục tử nhân hiền
Dâng trọn vẹn cho đoàn chiên chẳng tiếc...
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022
SỐNG THEO SỰ SÁNG
“Đây là con đường ánh sáng : kẻ nào muốn đạt tới đích đã nhắm, thì phải cố gắng hết sức mình. Đây là những điều chúng ta đã được dạy cho biết để đi trên con đường này. Bạn hãy yêu mến Đấng đã tạo thành bạn. Hãy tôn kính Đấng đã nhào nắn nên bạn. Hãy tôn vinh Đấng cứu chuộc bạn khỏi tử thần. Bạn hãy có tâm hồn đơn sơ nhưng đầy Thần Khí.
Đừng gắn bó với những ai theo con đường dẫn tới sự chết. Hãy chê ghét bất cứ những gì không đẹp lòng Chúa và mọi thứ giả hình. Đừng bỏ các mệnh lệnh Chúa truyền. Đừng tự cao tự đại, nhưng hãy khiêm nhường trong mọi sự. Đừng nhận lấy vinh quang cho mình. Đừng mưu hại người thân cận. Đừng để lòng mắc phải tính kiêu căng.
Bạn hãy yêu mến người thân cận hơn chính mình. Không được giết thai nhi, cũng không được giết trẻ sơ sinh. Đừng bỏ bê con trai cũng như con gái, nhưng hãy dạy chúng biết kính sợ Chúa ngay từ khi chúng còn ấu thơ. Đừng ham muốn của cải người thân cận, cũng đừng hà tiện. Bạn đừng kết thân với phường kiêu căng, nhưng hãy làm bạn với kẻ khiêm nhường và người công chính.
Bất cứ điều gì xảy đến, hãy đón nhận như một ơn lành, vì biết rằng không gì xảy ra mà không do ý Thiên Chúa. Đừng bất nhất, cũng đừng nay nói thế này mai nói thế kia, vì miệng lưỡi lắt léo là cạm bẫy của tử thần. Hãy chia sẻ mọi sự với người thân cận…
Đừng có thái độ : được nhận thì chìa tay ra, phải cho thì rút tay lại. Hết thảy những ai rao giảng lời Chúa cho bạn, hãy yêu mến họ như bạn vẫn yêu quý con ngươi trong mắt mình…
Đừng gây chia rẽ, nhưng hãy xây dựng an bình, giải hoà những kẻ đang tranh chấp với nhau. Hãy xưng thú tội lỗi. Đừng đến cầu nguyện mà lòng còn gian ác. Đó là con đường dẫn tới ánh sáng.”
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022
KINH XIN ƠN CÙNG ĐỨC CHA LABERT DE LA MOTTE
Đức cha Pierre Lambert de la Motte sinh ngày 28/01/1624, được rửa tội với tên thánh Phêrô tại giáo xứ Saint Jacques, giáo phận Lisieux (Calvados), vùng Normandie, phía tây bắc nước Pháp, là con trai cả trong một gia đình có 7 chị em, người em trai út của ngài cũng làm linh mục,
cha Nicolas Lambert de la Motte…
cha Nicolas Lambert de la Motte…
Ngày 29/7/1658, qua Tông sắc Apostolatus Officium, Đức thánh cha Alexandre VII đã chọn cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cha François Pallu, hiệu tòa Héliopolis. Ngày 9.9.1659, qua Tông sắc Super Cathedram, Đức thánh cha Alexandre VII quyết
định thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam: Đàng Trong và Đàng Ngoài theo đó, đức cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Trong và đức cha François Pallu, giáo phận Đàng Ngoài…
định thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam: Đàng Trong và Đàng Ngoài theo đó, đức cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Đàng Trong và đức cha François Pallu, giáo phận Đàng Ngoài…
Đặc biệt Đức cha Lambert là Ông tổ: Thành lập Hàng giáo sỹ bản xứ Việt Nam khi phong chức linh mục cho người Việt Nam đầu tiên ngày 31/3/1668; Dòng Mến Thánh Giá tại Phố hiến thuộc Đàng Ngoài ngày 19/2/1670 và Mến Thánh Giá Đàng Trong tại An Chỉ vào tháng 12/1671…
Tiếp đến, một công việc rất hệ trọng là tổ chức Công nghị để vạch đường hướng cho công cuộc
truyền giáo. Ngày 15/1/1672, cùng với 06 cha thừa sai nước ngoài, 04 linh mục Việt Nam và hơn 80 Thầy giảng, Đức cha đã chủ tọa Công nghị tại Faifo-Hội An. Công nghị đã thông qua văn kiện gồm 10 điều khoản để vạch đường hướng và đặt nền tảng cho công cuộc truyền giáo tại xứ Đàng Trong. Ngày 29/3/1672, đức cha Lambert trở về Xiêm La cùng với 12 chủng sinh và 01 Thầy giảng để cho theo học tại chủng viện Ayuthia (Thái Lan).
truyền giáo. Ngày 15/1/1672, cùng với 06 cha thừa sai nước ngoài, 04 linh mục Việt Nam và hơn 80 Thầy giảng, Đức cha đã chủ tọa Công nghị tại Faifo-Hội An. Công nghị đã thông qua văn kiện gồm 10 điều khoản để vạch đường hướng và đặt nền tảng cho công cuộc truyền giáo tại xứ Đàng Trong. Ngày 29/3/1672, đức cha Lambert trở về Xiêm La cùng với 12 chủng sinh và 01 Thầy giảng để cho theo học tại chủng viện Ayuthia (Thái Lan).
Tháng 9/1675, Đức cha Lambert thực hiện cuộc viếng thăm Đàng Trong lần thứ hai, lần này theo lời mời của Chúa Nguyễn. Được Chúa Nguyễn cho thuyền đến đón ngài tại Thái Lan, Đức cha đến Hội An, ra kinh đô Huế để giảng dạy, cử hành các bí tích, thăm viếng các cộng đoàn.v.v. Đức cha tổ chức lại cơ cấu truyền giáo tại các vùng: Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thuận Hóa, Quy Nhơn, Bình Định và Phú Yên,
ngài chỉ định các linh mục quản nhiệm các cộng đoàn, ngài truyền chức linh mục, thăm viếng và thiết lập thêm nhiều cộng đoàn Dòng mến Thánh Giá v.v. sau đó ngài trở về Xiêm La vào tháng 5/1676.
ngài chỉ định các linh mục quản nhiệm các cộng đoàn, ngài truyền chức linh mục, thăm viếng và thiết lập thêm nhiều cộng đoàn Dòng mến Thánh Giá v.v. sau đó ngài trở về Xiêm La vào tháng 5/1676.
Sau chuyến đi kinh lý Đàng Trong lần 2, trở về Xiêm La và Đức cha Pierre Lambert de La Motte qua đời tại Ayuthia lúc 4h00 sáng ngày 15.6.1679. Đức cha Lambert được chôn táng tại nhà thờ Thánh Giuse.
Năm 2003, Đức Hồng y Micae Kitbunchu của Tổng giáo phận Bangkok, khi trùng tu nhà thờ Thánh Giuse, ngài đã cho cải mộ Đức cha Lambert. Năm 2003, kỷ niệm 200 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Chanthaburi, Thái Lan. Một phái đoàn Liên hiệp dòng Mến thánh Giá Việt Nam đến tham dự. Nhân dịp này, Đức Hồng y Micae Kitbunchu, Tổng Giám Mục Giáo phận Bangkok, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Thái Lan đã trao tặng cho đoàn Mến Thánh Giá Việt Nam 2 bình hài cốt chứa đựng: xương cổ tay và chân răng cửa của ĐC Lambert, dịp lễ giỗ 15/06/2022 năm nay được đặt tại Nhà Nguyện cổ Trung Tâm mục vụ Sài Gòn; và một bình cốt khác đựng: đốt ngón chân và răng tiền hàm của Đức Cha Lambert, hiện được đặt tại Dòng MTG Qui Nhơn…” (Lm. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng)
KHÔNG GÌ TÁCH TA RA KHỎI TÌNH YÊU CHÚA
Rm 8 :
Thưa anh em, ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Suy niệm :
Đại dịch Covid có thể tách chúng ta xa nhau (giản cách xã hội) xa nhà xứ, xa nhà thờ, xa linh địa hành hương... nhưng không thể “tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.”-Tình yêu dành cho Chúa và dành cho nhau... Amen.
TẠI SAO TA TÌM CHÚA ? (ĐTC Phanxicô, 01/08/2021)
Khung cảnh ban đầu của bài Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay (Ga 6,24-35) cho chúng ta thấy một số con thuyền đang tiến về Caphácnaum: đám đông đang đi tìm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một điều rất tốt, nhưng Phúc Âm dạy chúng ta rằng tìm kiếm Thiên Chúa thôi thì chưa đủ đâu; chúng ta cũng phải hỏi tại sao chúng ta tìm kiếm Ngài. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê “ (câu 26). Thực tế là dân chúng đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng họ không hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó: họ dừng lại ở phép lạ bên ngoài, họ dừng lại ở chiếc bánh vật chất: chỉ ở đó, không đi xa hơn, để có thể hiểu được ý nghĩa của điều này.
Đây là câu hỏi đầu tiên chúng ta có thể tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là động lực cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần phải phân định điều này, bởi vì trong số nhiều cám dỗ mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong số rất nhiều cám dỗ, có một cám dỗ mà chúng ta có thể gọi là cám dỗ thờ ngẫu tượng. Đó là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để sử dụng cho chính mình, để giải quyết các vấn đề, để nhờ Ngài chúng ta đạt được những gì chúng ta không thể tự mình có được, vì lợi ích của chúng ta.
Nhưng theo cách này, đức tin vẫn còn hời hợt và thậm chí, tôi có thể nói đó là đức tin hệ tại vào phép lạ: chúng ta tìm kiếm Chúa để nuôi chúng ta và sau đó quên đi Ngài khi chúng ta đã no nê. Trung tâm của đức tin non nớt này không phải là Thiên Chúa, mà là những nhu cầu của chính chúng ta, chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng ta, nhiều thứ… Trình bày nhu cầu của chúng ta với lòng Chúa là đúng, nhưng Chúa, Đấng hành động vượt xa sự mong đợi của chúng ta, trước hết muốn sống với chúng ta trong mối quan hệ yêu thương. Và tình yêu đích thực là không vụ lợi, là tự do: yêu chỉ vì muốn được hồi đáp một ân huệ thì không phải là yêu! Đó là vụ lợi; và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta bị thúc đẩy bởi tư lợi.” (ĐTC Phanxicô, 01/08/2021)
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022
Thứ hai, 18 tn
Mt 14 :
Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giê-su liền bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 28 Ông Phê-rô liền thưa với Người : “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29 Đức Giê-su bảo ông : “Cứ đến !” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên : “Thưa Ngài, xin cứu con với !” 31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin ! Sao lại hoài nghi ?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói : “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”
34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét. 35 Dân địa phương nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo choàng của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được cứu chữa.
Suy niệm :
Hôm qua Chúa ở với đám đông, rất đông, làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, nuôi hơn năm ngàn người đàn ông... nhưng hôm nay Chúa “ở một mình”, “lên núi riêng mà cầu nguyện” một mình...
Lạy Chúa, xin cho con vui sướng tạ ơn khi được gặp gỡ nhiều người, lúc qui tụ đông đảo Dân Chúa trong đời sống và phụng vụ, lúc tự do đi lại khắp nơi...
Và khi Covid ngăn cản chúng con, chỉ còn lại “một mình” : ở nhà “một mình”, ở nhà xứ “một mình”, ăn uống “một mình”... chúng con không “sợ ma”, hay “kém lòng tin”, “thấy gió thổi thì đâm sợ, và khi bắt đầu chìm”... nhưng biết sống “một mình”, như Chúa, “lên núi riêng mà cầu nguyện một mình” với Chúa, nhờ Chúa trong Chúa và cho anh chị em...
“Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng.” Lạy Chúa, xin Chúa mau bước lên con thuyền thế giới và Việt Nam, để đại dịch virus Corona này lặng đi... Amen.
SỐNG AN NHIÊN
Tv 130
Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào Chúa ơi !
Đường cao vọng chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu ; *
2hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con hồn lặng lẽ an vui. *
3Cậy vào Chúa, Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)