Ads 468x60px

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

HOA TRÁI HIỆP HÀNH

Hơn 10.000 tín hữu Phan Thiết hành hương Tàpao trong dịp đúc hiệp hành từ 11-12/08/2022; mọi người vui tươi, ngực đeo thẻ hiệp hành, đầu đội nón hiệp hành để sống hiệp hành hết cả tâm trí.
Xin cho 7 hoa trái hiệp hành của giáo phận:
1-Ngôn ngữ rao giảng lời Chúa
2-Soạn thảo giáo lý cho giáo phận
3-Chăm sóc những người ở vùng ngoại biên
4-Hướng dẫn và đào tạo
5-Cầu nguyện
6-Liên kết giữa các nhóm tông đồ
7-Sự quan tâm, gặp gỡ, đối thoại
triển nở và lan toả đến từng người, mọi gia đình, cả giáo xứ và khắp giáo phận…








Đọc tiếp »

HÀNH HƯƠNG TÀPAO ĐÚC KẾT HIỆP HÀNH: Cù Mi hành hương khoảng 160 người từ 11-12/08/2022 hiệp hành với giáo phận, nhưng vì công việc chỉ gặp được nhóm nhỏ ghi hình kỷ niệm… Xin Mẹ nâng đỡ giáo xứ, giáo phận chúng con.











Đọc tiếp »

GIÁO DÂN : ĐỘC ĐÁO CÁ NHÂN HIỆP THÔNG PHONG PHÚ (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 28)


“Giáo dân, hiệp nhất với các linh mục và tu sĩ nam nữ, làm nên một Dân duy nhất của Thiên Chúa, một Thân Thể duy nhất của Đức Kitô.
“chi thể” của Giáo Hội, điều đó không cản trở mỗi người kitô-hữu vẫn là một “hữu thể độc nhất và không thể thay thế” ; ngược lại, điều đó làm cho tính độc nhất bất khả thay thế của mỗi người có được ý nghĩa sâu xa nhất, vì tính độc nhất này là nguồn gốc của sự đa dạng và phong phú cho tòan thể Giáo Hội. Chính theo nghĩa đó mà Thiên Chúa, qua Đức Giêsu-Kitô, kêu gọi đích danh từng người trong chúng ta, mà không thể lẫn lộn. Lời mời gọi của Chúa Giêsu : “Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi” nói với từng cá nhân và có nghĩa là “cả anh nữa, cũng vào làm vườn nho cho tôi đi !”.
Chính vì thế mà mỗi người chúng ta, với tính cách độc nhất không thể thay thế của mình, hiến thân làm cho sự hiệp thông giáo hội được tăng trưởng, bằng bản thân và hành động của mình, cũng như đón nhận và đồng hóa theo cách riêng mình, sự phong phú của Giáo Hội tòan cầu. Chính đó là sự “Hiệp thông các Thánh” mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính : thiện ích của mọi người trở thành thiện ích của mỗi người và thiện ích của mỗi người trở thành thiện ích của mọi người. Thánh Grêgôriô Cả đã viết : “Trong Hội Thánh, mỗi ngườinâng đỡ các người khác và các người khác nâng đỡ lại họ”.
Một điều tuyệt đối cần thiết là giáo dân phải luôn ý thức sống động mình là một “chi thể của Giáo Hội”, được trao phó một nhiệm vụ độc đáo, không thể thay thế và không thể ủy thác cho người khác, một nhiệm vụ phải hoàn thành vì lợi ích của mọi người. trong viễn ảnh đó, quả quyết của Công Đồng Vatican II về việc mỗi người nhất thiết phải làm việc tông đồ, đã nói lên tất cả ý nghĩa : “Việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện và là việc luôn luôn bắt nguồn từ mạch sống Kitô-giáo (x. Ga 4,14), việc ấy là nguyên lý và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân, kể cả việc tông đồ giáo dân tập thể, và không gì có thể thay thế được. Việc tông đồ cá nhân này rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời nào ; hơn nữa, trong một số hoàn cảnh, chỉ có nó mới thích hợp và mới có thể thực hiện được. Mọi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng cộng tác trong các phong trào, cũng đều được kêu gọi và đều có nhiệm vụ phải thực hành việc tông đồ cá nhân”.
Việc tông đồ cá nhân chứa đựng kho tàng phong phú lớn lao cần được khám phá để gia tăng sức năng động truyền giáo của mỗi giáo dân. Nhờ hình thức tông đồ này, Tin Mừng có thể chiếu giãi như hiện tượng mạo dẫn, đi vào mọi khu vực và môi trường mà cuộc sống thường nhật và cụ thể của giáo dân đang tiếp xúc. Hơn nữa, đây là sự chiếu giãi trường kỳ, vì có liên hệ với sự gắn bó liên lỉ của đời sống cá nhân với đức tin, đồng thời đây cũng là sự chiếu giãi rất sắc bén, vì khi chia sẻ hoàn toàn các điều kiện sinh sống, lao động, những khó khăn và hy vọng của anh em mình, giáo dân có thể đánh động tâm hồn những người lân cận, bạn bè, đồng nghiệp, và mở rộng tâm hồn họ tới chân trời toàn diện, tới ý nghĩa đầy đủ của cuộc sống : tức là hiệp thông với Thiên Chúa và giữa con người với nhau."
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

12/08/2022 - NGÀY HÀNH HƯƠNG - GIÁO PHẬN PHAN THIẾT.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Thứ năm, Tuần XIX- Mùa TN



Đọc tiếp »

HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ NƠI GIÁO XỨ (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 27)


“Giờ đây cần nhận định rõ hơn sự hiệp thông và tham gia của giáo dân vào sinh hoạt giáo xứ. Ở đây cần nhắc cho giáo dân lưu ý đến một lời rất đúng, đầy ý nghĩa và khích lệ của Công Đồng. Sắc lệnh về Tông Đồ giáo dân viết : “Trong những cộng đồng giáo hội, hoạt động của giáo dân cần thiết đến nỗi nếu không có nó, chính hoạt động tông đồ của các chủ chăn thường không thể đạt được kết quả đầy đủ”. Đó
là một khẳng định nền tảng, và rõ ràng phải được hiểu dưới ánh sáng của khoa “Giáo-hội-học hiệp thông” : các thừa tác

vụ và các đoàn sủng, vì khác biệt và bổ túc cho nhau, nên theo thể thức của mình, đều cần thiết cho sự tăng trưởng của Giáo Hội.
Giáo dân ngày càng phải xác tín mạnh mẽ hơn về ý nghĩa của việc dấn thân hoạt động tông đồ trong giáo xứ của mình. Công Đồng cũng có lý khi nhấn mạnh điểm đó : “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình trong các hoạt động của giáo xứ. Họ cũng nên tập quen trình bày với cộng đoàn giáo hội về những vấn đề riêng của cộng đoàn mình hay của cả thế giới, hoặc những vấn đề liên quan đến ơn cứu độ con người, để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tùy khả năng mà trợ giúp những công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình Giáo Hội địa phương”.
Công Đồng ám chỉ đến việc xem xét và giải quyết các vấn đề mục vụ “với sự tham gia của mọi người”, điều ám chỉ này phải được triển khai một cách tương xứng và có hệ thống qua việc đề cao một cách chân thành nhất, rộng rãi nhất và chắc chắn nhất, những hội đồng mục vụ giáo xứ đã được các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng nhấn mạnh rõ ràng và chính đáng. Trong tình hình hiện nay, giáo dân có thể và phải nỗ lực rất nhiều để làm cho sự hiệp thông đích thực trong Giáo Hội được tăng trưởng ngay trong lòng giáo xứ của mình và khơi dậy hứng khởi truyền giáo cho những người không tin và cho cả những tín hữu đã từ bỏ hay hời hợt với đời sống kitô-hữu.
Nếu giáo xứ là Giáo Hội được ươm trồng giữa các ngôi nhà của con người, thì giáo xứ phải sống và sinh hoạt gắn bó mật thiết với xã hội con người và liên đới sâu xa với những khát vọng cũng như thảm trạng của họ. Rất nhiều khi bối cảnh xã hội, nhất là trong một số nước và một số môi trường, bị giao động mạnh do những thế lực làm tan rã và phi nhân hóa : con người trở nên lầm lạc và mất hướng, nhưng tự thâm tâm, họ vẫn luôn luôn ước vọng được cảm nghiệm và vun đắp những tương quan huynh đệ và nhân bản hơn. Giáo xứ có thể đáp ứng được ước vọng đó nếu, nhờ sự tham gia tích cực của giáo dân, giáo xứ trung thành với ơn gọi và sứ vụ nguyên thủy của mình : giữa thế gian, là “nơi” hiệp thông các tín hữu, đồng thời là “dấu chỉ” và “khí cụ” của lời mời gọi mọi người sống hiệp thông ; nói tóm lại, giáo xứ phải là ngôi nhà rộng mở để đón nhận mọi người và phục vụ mọi người, hay như kiểu nói ưng ý của Đức Gioan XXIII, giáo xứ là giếng nước đầu làng, nơi mọi người đến giải khát."
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

HÃY CHO…

10/08-thánh Lôrenxô phó tế tử đạo, lễ kính
Bài đọc 1-2 Cr 9 :
Thưa anh em, tôi xin nói điều này : “Gieo ít thì gặt ít ; gieo nhiều thì gặt nhiều.” 7 Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương. 8 Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện, 9 theo như lời đã chép : “Kẻ túng nghèo, Người rộng tay làm phúc ; đức công chính của Người tồn tại muôn đời.”
10 Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo, và bánh làm của ăn nuôi dưỡng, tất sẽ cung cấp dư dật hạt giống cho anh em gieo, và sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào.
Suy niệm :
Lạy Chúa, xin cho con luôn cảm nghiệm “hết những gì con có và ngay chính bản thân con, tất cả đều bởi Chúa” mà biết tạ ơn Chúa, dâng hiến cho Hội Thánh để phụng sự Chúa và quảng đại chia sẻ cho tha nhân, nhất là những người bệnh tật, nghèo khó... cần giúp đỡ... Amen.
Đọc tiếp »

NGÀY 10-08: THÁNH LAURENSÔ, PHÓ TẾ TỬ ĐẠO



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

NGHỈ NGƠI BÊN CHÚA (ĐTC Phanxicô, 16/07/2022, Sứ điệp cho giới trẻ Đại hội quốc tế Mễ Du lần 33)


“…Các con sẽ học được từ Đức Giêsu khi cùng đi với Người và noi gương Người. Đức Giêsu là một vị Thầy, Đấng không áp đặt lên người khác những gánh nặng mà chính Người không từng mang vác. Đức Giêsu nhắc đến những người khiêm tốn, bé mọn, và nghèo khổ vì chính Người trở nên nghèo nàn và khiêm nhường. Và để học hỏi, trước hết, chúng ta phải khiêm tốn nhìn nhận sự ngu dốt và kiêu ngạo đã khiến chúng ta nghĩ rằng mình có thể làm được mọi thứ bằng khả năng và sức
riêng của mình. Cần có đôi tai rộng mở lắng nghe Lời Chúa, nhờ đó, các con học được từ trái tim, tình yêu, lối nghĩ, lối nhìn, và hành động của Chúa. Cần có sự can đảm để đến gần Chúa và noi gương Người.
Các con thân mến, đừng sợ nhưng hãy đến với Đức Giêsu với tất cả những gì các con chất chứa trong lòng: Người là Đức Chúa duy nhất mang lại sự nghỉ ngơi bồi dưỡng và bình an đích thực. Hãy noi gương Đức Maria, Mẹ của Đức Giêsu và của chúng ta, Đấng sẽ dẫn các con đến với Người. Hãy tin tưởng vào Ngôi Sao Biển (Stella Maris), dấu hiệu của hy vọng giữa sóng cả ba đào, chính Mẹ sẽ dẫn chúng ta cập bến bình an. Mẹ là người biết Con của Mẹ, sẽ giúp các con noi gương Người trong mối tương quan của các con với Thiên Chúa là Cha, với lòng trắc ẩn đối với người lân cận và ý thức về những gì chúng ta được mời gọi để trở thành, những con cái của Thiên Chúa. Vào thời điểm giữa mùa hè hiện nay, Đức Chúa mời gọi các con đi nghỉ với Người, ở nơi đặc biệt nhất, đó là chính trái tim của các con.
Các bạn trẻ thân mến, trong khi các con nghỉ ngơi trong Chúa Giêsu Kitô, cha phó thác các con cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên quốc của chúng ta, để nhờ lời chuyển cầu và gương mẫu của Mẹ, các con có thể mang lấy ách nhẹ nhàng và êm ái của việc đi theo Đức Kitô.
Nguyện xin ánh mắt của Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thương từng người trong các con, dõi theo các con mỗi ngày, để trong mối tương quan với người khác, các con trở nên chứng nhân của sự bình an mà các con được lãnh nhận như một hồng ân.
Cha hiệp ý cầu nguyện và ưu ái ban phép lành cho các con; cha cũng xin các con cầu nguyện cho cha.” (ĐTC Phanxicô, 16/07/2022, Sứ điệp cho giới trẻ Đại hội quốc tế Mễ Du lần 33)
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU-BÁNH SỰ SỐNG (ĐTC Phanxicô, 08/08/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng cho những người đã từng thấy sự phi thường trong phép lạ hóa bánh ra nhiều. Và Ngài mời những người đó thực hiện một bước nhảy vọt về chất: sau khi nhắc nhớ lại ma-na mà Thiên Chúa đã cho tổ tiên họ ăn trong cuộc hành trình dài qua sa mạc, giờ đây Ngài áp dụng biểu tượng bánh cho chính mình. Người nói rõ: “Ta là bánh ban sự sống” (Ga 6, 48).
Bánh của sự sống có nghĩa là gì? Chúng ta cần bánh mì để sống. Những người đói không đòi cao lương mỹ vị, họ xin bánh mì. Những người thất nghiệp không yêu cầu mức lương cao ngất ngưởng, mà là “chiếc bánh mì” công việc. Chúa Giêsu tỏ mình ra là bánh, nghĩa là điều chính yếu, là

điều cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; không có Ngài cuộc sống chúng ta không hoạt động.
Chúa Giêsu không phải một chiếc bánh trong số nhiều chiếc bánh khác, nhưng là bánh của sự sống. Nói cách khác, không có Người, thay vì sống động, chúng ta trở nên vất vưởng: bởi vì chỉ có Người mới nuôi dưỡng linh hồn ta; chỉ một mình Ngài tha thứ cho chúng ta khỏi điều ác mà chúng ta không thể tự mình vượt qua được; một mình Ngài khiến chúng ta cảm thấy được yêu thương ngay cả khi những người khác làm chúng ta thất vọng; chỉ một mình Ngài cho chúng ta sức mạnh để yêu thương, và một mình Ngài cho chúng ta sức mạnh để tha thứ trong những hoàn cảnh khó mà thứ tha; chỉ một mình Ngài mang lại sự bình yên mà trái tim chúng ta đang tìm kiếm; chỉ một mình Ngài ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu khi cuộc sống ở đây, trên dương thế này, kết thúc. Ngài là bánh cần thiết của sự sống…
Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đang yêu cầu Người không chỉ ban thức ăn cho nhân loại, mà còn ban chính mình, bẻ chính mình ra, trao ban sự sống của chính Ngài, thịt của chính Ngài, trái tim của chính Chúa để chúng ta có được sự sống. Những lời này của Chúa đã khơi dậy trong chúng ta sự ngạc nhiên về hồng ân Thánh Thể. Không ai trên dương thế này, dù yêu một người khác đến mức nào đi nữa, cũng không thể biến bản thân trở thành thức ăn cho người mình yêu. Chúa đã làm như vậy, và làm như vậy, cho chúng ta. Chúng ta hãy làm mới lại sự ngạc nhiên này. Chúng ta hãy làm như vậy khi chúng ta tôn thờ Bánh Sự Sống, bởi vì sự tôn thờ đó làm cho cuộc sống chúng ta đầy những kinh ngạc…
Ta là bánh của sự sống. Ít nhất một lần mỗi ngày chúng ta thấy mình đang ăn cùng nhau; có lẽ là vào buổi tối với gia đình của chúng ta, sau một ngày làm việc hoặc học tập. Thật là đáng yêu, trước khi bẻ bánh, hãy mời Chúa Giêsu, bánh của sự sống, cầu xin Ngài chúc phúc cho những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta đã thất bại. Chúng ta hãy mời Ngài vào nhà của chúng ta; chúng ta hãy cầu nguyện trong một phong cách “ấm cúng”. Chúa Giêsu sẽ đồng bàn cùng chúng ta và chúng ta sẽ được nuôi dưỡng bởi một tình yêu lớn hơn…” (ĐTC Phanxicô, 08/08/2021)
Vì bị cách li tập trung, cách li ở nhà, cả người lành không được đi lễ cũng như thể “cách li” khỏi nhà thờ, nên anh chị em không rước lễ được. Hãy rước lễ thiêng liêng để Chúa Giêsu-Bánh Sự Sống luôn nuôi sống chúng ta .
Đọc tiếp »

GIÁO XỨ VÀ LIÊN XỨ (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 26)


"Mặc dù có chiều kích phổ quát, sự hiệp thông giáo hội được diễn tả cách trực tiếp và hữu hình nhất nơi giáo xứ. Giáo xứ là cơ sở cuối cùng của Giáo Hội ; theo một nghĩa nào đó, chính Giáo Hội hiện diện giữa các ngôi nhà của con cái nam nữ của mình.
Tất cả chúng ta phải lấy lòng tin khám phá lại dung mạo đích thực của giáo xứ, tức là chính “mầu nhiệm” Giáo Hội đang hiện diện và hoạt động trong giáo xứ. Mặc dù đôi khi có những

giáo xứ thiếu nhân sự và phương tiện, hoặc tản mác trong những khu vực mênh mông, hay hầu như mất hút trong những khu phố hiện đại đông đúc và hỗn độn, thì giáo xứ tiên vàn không phải là một cơ cấu, một lãnh địa, một tòa nhà ; nhưng trước hết, “giáo xứ là gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn huynh đệ chỉ có một tâm hồn”. Giáo xứ là “mái ấm gia đình, huynh đệ và niềm nở”, là “cộng đoàn các tín hữu”.
Tóm lại, giáo xứ được xây dựng trên một thực tại

thần học, vì đó là một cộng đồng Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn gốc sống động cho sự thiết lập và phát triển của giáo xứ, và là mối dây bí tích để giáo xứ hiệp thông hoàn toàn với toàn thể Giáo Hội. Tư cách đó đặt nền tảng trên sự kiện giáo xứ là một cộng đồng đức tin và là một cộng đồng hữu cơ, nghĩa là được cấu thành do những thừa tác viên có chức thánh, cùng với các kitô-hữu khác, dưới quyền hữu trách của một cha xứ, vừa thay mặt Giám mục giáo phận, vừa là mối dây phẩm trật để liên kết với toàn Giáo Hội địa phương.
Chắc chắn công việc của Giáo Hội trong thời đại này thật bao la. Để làm công việc đó, chắc chắn giáo xứ không thể cáng đáng nổi. Vì thế Giáo Luật đã trù liệu những hình thức cộng tác giữa các giáo xứ trong cùng một hạt, và chỉ thị cho Giám mục phải chăm sóc mọi thành phần tín hữu, kể cả những người không được hưởng những sinh họat mục vụ thông thường. Thật vậy, nhiều địa điểm gặp gỡ cũng như những cách thức hiện diện và hoạt động khác nhau là cần thiết để mang Lời Chúa và hồng ân Tin Mừng đến tận những hoàn cảnh sống rất khác nhau của con người thời nay ; nhiều hình thức khác để chiếu rọi tinh thần đạo đức và hoạt động tông đồ môi trường, trong các lãnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, v.v... không thể lấy giáo xứ làm trung tâm hay khởi điểm.
Tuy vậy, cũng ngày nay, giáo xứ đang sống trong một giai đoạn mới và đầy hứa hẹn. Đức Phaolô VI, khi bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng của ngài, đã ngỏ lời với hàng giáo sĩ Rôma nhu sau : “Chúng tôi tin tưởng một cách rất đơn giản rằng, cơ chế cổ truyền và đáng kính là giáo xứ có một sứ vụ cần thiết rất hiện đại. Chính giáo xứ phải tạo ra một cộng đồng đầu tiên của dân kitô-hữu ; chính giáo xứ phải dướng dẫn bước đầu cho Dân Chúa làm quen với cách diễn tả bình thường của đời sống phụng vụ và tập họp để cử hành phụng vụ ; chính giáo xứ phải duy trì và làm tươi trẻ niềm tin nơi con người ngày hôm nay ; chính giáo xứ còn phải dạy cho họ giáo lý của Đức Kitô ; chính giáo xứ cũng phải hăng say và tận tụy thực thi đức ái khiêm tốn trong các công cuộc từ thiện và huynh đệ” .
Về phần mình, các Nghị Phụ rất lưu tâm nghiên cứu tình trạng hiện nay của nhiều giáo xứ, và đã yêu cầu các giáo xứ phải tự canh tân một cách dứt khoát hơn : “Có nhiều giáo xứ, ở đô thị cũng như ở các miền truyền giáo, hiện không thể hoạt động hữu hiệu vì phương tiện vật chất eo hẹp hay thiếu những thừa tác viên có chức thánh, hoặc vì lý do địa lý quá rộng lớn hay điều kiện sống đặc thù của một số kitô-hữu (chẳng hạn những người phải sống lưu đày hay những di dân). Để các giáo xứ này trở thành những cộng đồng kitô-hữu thực sự, các vị lãnh đạo tại địa phương phải cổ võ : a/ việc thích nghi các cơ cấu trong giáo xứ một cách uyển chuyển và linh động như đã được Giáo Luật chấp thuận, nhất là bằng cách khuyến khích giáo dân tham gia vào các trách nhiệm mục vụ của giáo xứ ; b/ những cộng đồng cơ bản nhỏ, còn được gọi là cộng đồng sinh hoạt, ở đó các tín hữu có thể chia sẻ Lời Chúa và sống phục vụ yêu thương ; những cộng đồng này là hình thức diễn tả đích thực sự hiệp thông giáo hội và là trung tâm loan truyền Phúc Âm, trong sự hiệp thông với các vị Chủ Chăn”.
Để canh tân các giáo xứ và để hoạt động giáo xứ đạt được thành quả tốt đẹp hơn, phải khuyến khích các hình thức hợp tác giữa các giáo xứ khác nhau trong cùng một vùng, ngay cả những hình thức thuộc thể chế."
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XIX- Mùa TN



Đọc tiếp »

HÃY ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU CÁC CON SẼ BÌNH AN (ĐTC Phanxicô, Sứ điệp giới trẻ quốc tế lần thứ 33, được tiến hành từ ngày 01 - 06/08/2022 tại Đền thánh Đức Mẹ Medjugorje, thuộc Cộng hòa Bosnia Herzegovina.)


“Các bạn trẻ thân mến,
Theo tường thuật của thánh sử Matthêu, Chúa Giêsu ngỏ lời với mọi người rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11, 28 -30). Vào thời điểm đó, cũng như hôm nay, với chủ đề của ngày Lễ hội, được gợi hứng từ đoạn Tin Mừng mà cha vừa đề cập, Chúa Giêsu cũng mời gọi các con: “Hãy học cùng Thầy, các con sẽ tìm được bình an”.
Đức Chúa không dành những lời này chỉ cho các tông đồ hoặc cho một số bạn bè của mình, nhưng Người nói chúng với tất cả những ai đang mệt mỏi và bị áp bức. Đức Giêsu biết cuộc sống vốn khó khăn và có nhiều điều khiến trái tim chúng ta đau khổ ra sao: quá nhiều thất vọng, nhiều vết thương trong quá khứ, nhiều gánh nặng chúng ta phải mang vác, và nhiều bất công, bất ổn và lo lắng mà chúng ta phải chịu đựng. Đối diện với những điều này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy đến với Thầy và hãy học với Thầy”. Đây là lời mời gọi hãy tiến lên, đừng đứng yên, đừng để mình bị đơ cứng và sợ hãi khi đương đầu với thực tế cuộc sống, nhưng hãy tin cậy nơi Chúa Giêsu. Điều này nghe ra có vẻ dễ dàng, nhưng trong những thời khắc đen tối, việc co cụm vào chính mình là lẽ đương nhiên. Do đó, vì muốn đưa chúng ta ra ngoài, nên Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy đến”.
Hãy nhìn lên Đức Giêsu, Đấng thực sự yêu thương chúng ta để tìm ra lối thoát ngay trong những mối tương quan của chúng ta. Nhưng, chỉ thoát ra khỏi bản thân mà thôi thì chưa đủ; chúng ta còn cần phải biết nơi mình sẽ đi, bởi vì có rất nhiều lời đề nghị lừa dối hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng lại khiến chúng ta rơi vào tình trạng cô độc như trước đây. Vì thế, Chúa Giêsu chỉ ra nơi để chúng ta đi: “Hãy đến với Thày”.
Các bạn trẻ thân mến, với con tim rộng mở, các con hãy đến với Chúa Giêsu, mang lấy ách của Người và học hỏi nơi Người. Hãy đến với vị Thầy để trở thành môn đệ và người thừa kế lời hứa bình an của Người. Việc mang lấy ách của Chúa Giêsu sẽ giúp các con khám phá ra ý muốn của Thiên Chúa và dẫn các con tới việc thông phần vào mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Đức Kitô. “Cái ách” mà Đức Kitô nói đến là luật yêu thương, là giới răn mà Người đã trối lại cho các môn đệ: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15, 12). Bởi vì phương thuốc đích thực cho những vết thương của nhân loại là lối sống dựa trên tình yêu thương huynh đệ, vốn được phát xuất từ chính tình yêu của Thiên Chúa…” (ĐTC Phanxicô, Sứ điệp giới trẻ quốc tế lần thứ 33, được tiến hành từ ngày 01 - 06/08/2022 tại Đền thánh Đức Mẹ Medjugorje, thuộc Cộng hòa Bosnia Herzegovina.)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

THÁNH ĐA MINH


Thánh nhân sinh quãng năm 1170, tại Ca-lê-ru-ê-ga, Tây Ban Nha. Người học thần học tại Pa-len-xi-a rồi làm kinh sĩ giáo phận Ốt-ma. Trước hết, người quy tụ một số phụ nữ về sống tại Pơ-rô-vin-lơ (Pháp), theo một tu luật, rồi sau người lập dòng Anh Em Thuyết Giáo tại Tu-lu-dơ để đối lại lạc giáo Ca-tha. Chính người đã chiến đấu với lạc giáo bằng lời giảng thuyết, bằng gương sáng và đã thu hoạch được kết quả khả quan. Người muốn các anh em trong dòng phải sống khất
thực, và lời giảng dạy phải xuất phát và được nuôi dưỡng bằng chiêm niệm. Người đã đặt trung tâm dòng ở Rô-ma trước khi qua đời ở Bô-lô-nha ngày 6 tháng 8 năm 1221.
Trích các văn kiện lịch sử dòng Anh Em Thuyết Giáo :
“Thánh Đa-minh rất mực đoan chính và nhiệt tình mến Chúa. Không nghi ngờ gì nữa, ai cũng chứng thực là người thật đáng kính và đầy ân sủng. Tâm hồn người hết sức bình thản, chỉ xao động khi đồng cảm nỗi thống khổ của người khác hay khi tỏ lòng thương xót khoan dung. Lòng vui thì nét mặt cũng vui lây, nên người đã giãi toả niềm an vui nội tâm trên khuôn mặt khả ái hân hoan.
Qua lời nói cũng như việc làm, đâu đâu người cũng tỏ ra là một con người phúc âm. Ban ngày, không ai hoà đồng vui vẻ với anh em bằng hữu hơn người. Ban đêm, chẳng ai kiên trì canh thức cầu nguyện đủ cách như người. Người ít nói, ngoại trừ nói với Thiên Chúa -tức là cầu nguyện- hay nói về Thiên Chúa, và người thường khuyên bảo anh em như vậy.
Người thường dâng lên lời cầu khẩn đặc biệt này, là xin Thiên Chúa thương ban cho người lòng bác ái chân thật, lòng bác ái giúp người nỗ lực tìm kiếm và đem lại ơn cứu độ cho con người. Người nghĩ rằng người chỉ thật sự là chi thể của Đức Ki-tô khi đem trọn vẹn con người và sức lực ra cứu các linh hồn như Chúa Giê-su là Đấng cứu độ mọi người đã dâng hiến trọn vẹn con người mình để cứu độ chúng ta. Và để thực hiện công trình này, theo kế hoạch quan phòng sâu thẳm từ ngàn đời của Thiên Chúa, người đã lập dòng Anh Em Thuyết Giáo.
Người hay dùng lời nói và thư từ khuyên bảo anh em dòng thường xuyên học hỏi Tân Ước và Cựu Ước. Lúc nào người cũng mang theo mình sách Tin Mừng theo thánh Mát-thêu cùng với các thư thánh Phao-lô, và học đến hầu như thuộc lòng…”
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XIX- Mùa TN



Đọc tiếp »

GIÁO DÂN Ý THỨC VỀ HỘI THÁNH: Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 25


“Để tham dự đúng đắn vào đời sống Giáo Hội, giáo dân cần phải có một cái nhìn sáng suốt và chính xác về Giáo Hội địa phương liên hệ với Giáo Hội phổ quát. Giáo Hội địa phương không phải là một mảnh nhỏ của Giáo Hội phổ quát, và Giáo Hội phổ quát cũng không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương ; ngược lại, điều liên kết các Giáo Hội chính là sợi dây sống động, cốt yếu và trường cửu, theo nghĩa
Giáo Hội phổ quát hiện hữu và tỏ lộ ra nơi các Giáo Hội địa phương.

Chính vì vậy, Công Đồng quả quyết : các Giáo Hội địa phương “được thành lập theo hình ảnh Giáo Hội phổ quát : chính nhờ và trong Giáo Hội ấy mà có một Giáo Hội Công Giáo, duy nhất”.
Công Đồng còn thôi thúc giáo dân tích cực tùy thuộc vào Giáo Hội địa phương, trong khi vẫn duy trì tinh thần “công giáo”. Sắc lệnh về Tông Đồ giáo dân viết : “Giáo dân phải luôn phát huy ý thức về giáo phận, vì giáo xứ là một tế bào của giáo phận. Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn trong việc tham gia vào các công cuộc chung của giáo phận. Hơn nữa, để đáp ứng những nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ hạn hẹp sự cộng tác của mình trong giới hạn giáo xứ hay giáo phận, nhưng cố gắng mở rộng phạm vi tới cả các lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, việc di dân mỗi ngày một nhiều, những mối bang giao gia tăng, việc giao thông dễ dàng đã không để một thành phần xã hội nào sống đóng kín cho riêng mình. Vì thế, người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu”.








Đọc tiếp »

TUẦN CỬU NHẬT CẦU CHO CÙ MI: Hôm nay đến 15/08 là 9 ngày hiệp thông, cầu nguyện mừng Bổn mạng kỷ niệm 135 năm Tin Mừng đến Cù Mi (1887-2022)








Đọc tiếp »

TÁC VỤ CỦA GIÁO DÂN (Tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 23:)


Tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân", số 23:
"Sứ vụ cứu độ của Giáo Hội trong thế giới được thực hiện không những nhờ các thừa tác viên đã lãnh bí tích Truyền Chức Thánh, nhưng còn nhờ tất cả mọi giáo dân : thực vậy, nhờ đã được chịu phép thánh tẩy và nhờ ơn gọi chuyên biệt của mình, các giáo dân, mỗi người theo mức độ của mình, tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô.

thế, các vị chủ chăn có bổn phận phải nhìn nhận và cổ võ các tác vụ, chức vụ và nhiệm vụ của giáo dân, những chức vụ và nhiệm vụ này đặt nền tảng trên bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, hơn nữa, đối với phần đông trong số họ, còn thêm bí tích Hôn Phối.
Ngoài ra, khi nhu cầu và lợi ích của Giáo Hội đòi hỏi, các vị chủ chăn có thể, chiếu theo quy tắc của luật chung, mà trao phó cho giáo dân một số chức vụ và nhiệm vụ, dù vẫn gắn liền với tác vụ riêng của vị chủ chăn, nhưng không buộc có ấn

tích của bí tích Truyền Chức Thánh. Giáo luật quy định : “Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi, và thiếu thừa tác viên thánh, thì các giáo dân, dù không cóc tác vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số công việc : tỉ như thi hành tác vụ Lời Chúa, chủ tọa buổi cầu nguyện, ban phép Thánh Tẩy, cho rước lễ, theo các quy tắc luật định”.
Tuy nhiên, việc thi hành một nhiệm vụ như thế không biến giáo dân thành một chủ chăn : thực ra, yếu tố cấu tạo tác vụ không phải do chính hoạt động nhưng là sự truyền chức thánh bí tích. Chỉ có bí tích Truyền Chức Thánh mới ban cho thừa tác viên được thụ phong được quyền tham dự đặc biệt vào chức vụ của Đức Kitô Thủ Lãnh và Mục Tử, cũng như vào chức tư tế vĩnh cửu của Ngài. Nhiệm vụ được thi hành với tư cách thay thế có được sự hợp pháp cách chính danh và trực tiếp khi được vị chủ chăn ủy nhiệm chính thức và, khi thi hành nhiệm vụ này cách cụ thể, người thay thế phải tuân theo sự điều khiển của quyền bính Giáo Hội.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

CHÚA NHẬT XIX- TN C



Đọc tiếp »

GIÁO DÂN LÀ AI ? (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988 )



"Giáo dân là ai ?
9.Các Nghị Phụ của Thượng-hội-đồng đã thật có lý khi ghi nhận rằng cần phải xác định và đưa ra một cách mô tả tích cực về ơn gọi và sứ vụ của giáo dân, nhờ nghiên cứu sâu xa giáo huấn của Công Đồng Vatican II, dựa theo những tài liệu mới nhất của Huấn Quyền và kinh nghiệm của đời sống Giáo Hội, được Thánh Thần hướng dẫn.
Để trả lời cho câu hỏi “giáo dân là ai ?”, Công

Đồng đã khước từ giải pháp dễ dãi của một định nghĩa tiêu cực, và đã hướng tới một quan điểm hoàn toàn tích cực. Công Đồng đã bày tỏ ý hướng nền tảng của mình khi khẳng định rằng giáo dân hoàn toàn thuộc về Giáo Hội cũng như thuộc về mầu nhiệm của Giáo Hội, và tính chất đặc biệt của ơn gọi của họ có nét riêng là đặc biệt “tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách quản trị các sự việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa”.
Hiến chế Ánh Sáng muôn dân nói : “Danh hiệu

giáo dân ở đây được hiểu là tất cả những kitô-hữu không thuộc hàng giáo sĩ và bậc tu trì được Giáo Hội công nhận. Nghĩa là những kitô-hữu đã được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô nhờ phép thánh tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ ; họ là những người đang thực hiện sứ mệnh của toàn dân Kitô-giáo trong Giáo Hội và trên trần gian theo phận vụ riêng của mình”.
Đức Giáo hoàng Piô XII đã khẳng định “Các tín

hữu, và chính xác hơn, các giáo dân, có mặt ở hàng ngũ tiền phong trong đời sống Giáo Hội ; nhờ họ, Giáo Hội trở thành nguyên lý sống động của xã hội nhân loại. Chính vì thế, họ là những người trước hết phải có một ý thức luôn luôn sáng suốt hơn rằng không những mình thuộc về Giáo Hội, mà còn là Giáo Hội, tức là cộng đồng tín hữu trên trần gian, dưới sự lãnh đạo của một vị thủ lãnh chung là Đức Giáo hoàng, và các vị Giám mục hiệp thông với ngài. Họ là Giáo Hội.




Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.