Ads 468x60px

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

GIỜ RA ĐI CỦA THÁNH NỮ MÔNICA

Trích sách Tự thuật của thánh Âu-tinh, giám mục :
"Hôm ấy, gần tới ngày mẹ con ra khỏi đời này -ngày mà Chúa biết rõ, còn chúng con thì không-, đã xảy ra một chuyện mà bây giờ con tin là đã do Chúa sắp đặt theo đường lối nhiệm mầu của Chúa : lúc đó chỉ có hai mẹ con chúng con đứng tựa cửa sổ quay ra thửa vườn bên cạnh ngôi nhà chúng con đang ở, gần Ốt-ti-a, bên bờ sông Ti-be. Nơi đây xa chỗ đông người, chúng con muốn nghỉ ngơi cho khoẻ lại sau những ngày đường xa mệt nhọc, hầu có thể lên tàu tiếp tục chuyến đi. Chỉ có hai mẹ con chúng con trò chuyện rất thân mật. Chúng con muốn quên đi chặng đường đã qua để lao mình về phía trước. Đứng trước Chân Lý là chính Chúa, chúng con cùng nhau tìm hiểu xem cuộc sống vĩnh cửu của các thánh sẽ ra sao, cuộc sống mà mắt không hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới. Chúng con nao nức mở rộng tâm hồn hớp lấy những dòng nước từ trời cao đổ xuống, nước suối nguồn của Chúa, suối ban sự sống bắt nguồn từ nơi Chúa.
Con đã nói những điều như trên đây, cho dầu cách nói có khác, từ dùng có khác. Nhưng lạy Chúa, Chúa biết là hôm ấy, đang khi chúng con nói với nhau những chuyện như thế, và đúng lúc thế gian này cùng với tất cả những khoái lạc của nó không còn chút giá trị gì nữa đối với chúng con qua những lời chúng con trao qua đổi lại, thì mẹ con nói : “Con ơi, riêng phần mẹ, mẹ chẳng còn lấy chi làm vui thích trên trần gian này nữa, chẳng còn biết làm gì nơi đây, cũng chẳng biết còn lý do nào mà ở lại đây. Mẹ chẳng còn trông mong gì trên đời này nữa. Trước đây, lý do duy nhất khiến mẹ ước mong được nán lại thêm một chút trong cuộc sống này là để nhìn thấy con thành một Ki-tô hữu trong Hội Thánh Công Giáo trước khi mẹ nhắm mắt lìa đời. Thiên Chúa đã ban cho mẹ quá lòng mẹ mong ước : mẹ còn đang được thấy con khinh chê hạnh phúc trần gian mà làm tôi tớ phụng sự Người. Bây giờ mẹ ở đây làm gì nữa ?”
Con cũng chẳng nhớ rõ đã trả lời mẹ con thế nào, nhưng hơn kém năm ngày sau thì mẹ con ngã bệnh. Người bị sốt rét. Trong cơn bệnh ấy, một ngày kia, có lúc người bị ngất đi trong giây lát, không còn biết có ai đứng xung quanh nữa. Chúng con chạy cả lại, nhưng người hồi tỉnh ngay. Thấy hai anh em con đứng bên, người lên tiếng nói như thể đang tìm kiếm một cái gì : “Hồi nãy mẹ ở đâu thế ?”
Rồi thấy chúng con đứng chết lặng vì buồn phiền, người bảo : “Chôn cất mẹ ở đây, chúng con nhé !” Con nín thinh và cố cầm nước mắt. Em con thì nói câu gì đó tỏ ý ước mong mẹ con đừng bỏ thân nơi đất khách quê người, nhưng nên nhắm mắt tại quê hương xứ sở. Được như vậy thì hạnh phúc hơn. Nghe thấy thế, nét mặt lo âu, người nhìn em con, trách chú ấy sao lại thích những chuyện như vậy. Rồi người nhìn con mà bảo : “Con xem nó nói gì vậy ?” Lát sau, người bảo cả hai chúng con : “Xác này, cứ chôn chỗ nào cũng được. Đừng bận tâm lo lắng gì chuyện đó. Mẹ chỉ xin hai con một điều, là dù chúng con ở đâu, thì cũng nhớ đến mẹ trước bàn thờ Chúa.” Sau khi đã cố tìm lời giải thích điều đó, người im tiếng luôn và chịu đau đớn nhiều vì cơn bệnh trở nên trầm trọng."

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

CHÚA CHỌN, THÁNH HOÁ, SAI ĐI… Gr 1 :


Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng :
5“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi ; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi,
Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.”
6 Nhưng tôi thưa : “Ôi ! Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !”7ĐỨC CHÚA phán với tôi : “Đừng nói ngươi còn trẻ !
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi ; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.
8Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”, - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.9Rồi ĐỨC CHÚA giơ tay chạm vào miệng tôi và phán :
“Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.
10Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng.”
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần XXI- Mùa TN



Đọc tiếp »

GX CÙ MI: MỤC VỤ THÁNG 9

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

24/08-Thánh Batôlômêô tông đồ, lễ kính


Ga 1 :
Khi ấy, ông Phi-líp-phê gặp ông Na-tha-na-en và nói : “Đấng mà sách Luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp : đó là ông Giê-su, con ông Giu-se, người Na-da-rét.” 46 Ông Na-tha-na-en liền bảo : “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được ?” Ông Phi-líp-phê trả lời : “Cứ đến mà xem !” 47 Đức Giê-su thấy ông Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng : “Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối.” 48 Ông Na-tha-na-en hỏi Người : “Làm sao Ngài lại biết tôi ?” Đức Giê-su trả lời : “Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi.” 49 Ông Na-tha-na-en nói : “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en !” 50 Đức Giê-su đáp : “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin ! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.” 51 Người lại nói : “Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”
Suy niệm :
Được Philiphê nói về Chúa Giêsu, Nathanael, chính là Thánh Batôlômêô chưa tin, vì “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được ?” Nhưng ông vẫn “Cứ đến mà xem !” và nhờ Chúa Giêsu nói chuyện trực tiếp, ông được biến đổi và tuyên xưng “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en !” rồi trở thành tông đồ...
Lạy Chúa, xin cho chúng con không chỉ nghe nói về Chúa, mà còn biết đến gặp Chúa để được Chúa nói trực tiếp với con trong thánh lễ hằng ngày...
Và khi chúng con thi hành vai trò ngôn sứ của mình như Philiphê mà giới thiệu Chúa cho người khác, chúng con biết khích lệ họ “Cứ đến mà xem !”, đưa họ đến gặp Chúa, để Chúa mạc khải chính mình cho họ, đối thoại với họ và biến đổi họ nên môn đệ Chúa. Amen.
Đọc tiếp »

24-08: THÁNH BATÔLÔMÊÔ, TÔNG ĐỒ



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

HIỆP THÔNG-TRUYỀN GIÁO (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 32)


"Hiệp thông và truyền giáo liên kết mật thiết với nhau, cả hai thâm nhập và bao hàm nhau, đến độ sự hiệp thông vừa là nguồn mạch vừa là kết quả của việc truyền giáo : hiệp thông mang tính truyền giáo và truyền giáo nhằm mục đích hiệp thông. Luôn luôn cùng một Thánh Thần duy nhất kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội, sai Giáo Hội đi rao giảng Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất” (Cv
1,8).
Về phần mình, Giáo Hội ý thức rằng sự hiệp thông mà Giáo Hội đã đón nhận như một hồng ân, là được ban cho hết thảy mọi người. Như thế, Giáo Hội cảm thấy mình mắc nợ hết mọi người và với từng người, về hồng ân đã lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần, Đấng gieo rắc nơi trái tim người tín hữu tình mến của Chúa Giêsu-Kitô, là sức mạnh nối kết bên trong và cũng là sức mạnh bành trước bên ngòai. Việc truyền giáo của Giáo Hội phát xuất từ chính bản tính của Giáo Hội, như ý định của Đức Kitô : đó là trở thành “dấu chỉ và khí cụ... của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại”. Sứ vụ này nhằm giúp mọi người biết và sống sự hiệp thông “mới”, sự hiệp thông đẽ đến trong lịch sử nhân loại qua Con Thiên Chúa làm người. Chính theo nghĩa đó, chứng từ của thánh Gioan Tông Đồ đã xác định một cách dứt khoát đích điểm “hồng phúc” mà tất cả sứ vụ của Giáo Hội hướng tới : "Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người" (1 Ga 1,3).
Trong bối cảnh sứ vụ của Giáo Hội, Chúa trao phó một phần lớn trách nhiệm cho giáo dân, hiệp thông với các thành phần khác của Dân Thiên Chúa. Các Nghị Phụ Công Đồng Vatican II đã ý thức rất rõ về điều đó : “Các chủ chăn nhận thấy rõ sự đóng góp lớn lao của giáo dân cho lợi ích Giáo Hội. Các ngài biết rằng Đức Kitô đã không đặt các ngài lên để một mình lãnh lấy tất cả sứ vụ cứu độ của Giáo Hội đối với thế giới ; nhưng nhiệm vụ cao cả của các ngài là chăn dắt các tín hữu và nhận biết các phận sự và đoàn sủng nơi họ, để mọi người cùng góp phần vào công cuộc chung, tùy theo cách thức của mình”. Xác tín này còn được lặp lại một cách minh bạch và mạnh mẽ, trong suốt Thượng-hội-đồng."
Đọc tiếp »

THOÁT DỊCH PHẢI TỐT HƠN (ĐTC Phanxicô, 19/08/2020)


“Tất cả chúng ta đều lo lắng về những hậu quả xã hội của đại dịch. Tất cả chúng ta. Nhiều người muốn trở lại trạng thái bình thường và tiếp tục các hoạt động kinh tế. Chắc chắn là như tế, nhưng “trạng thái bình thường” này không nên bao gồm các bất công xã hội và sự suy thoái của môi trường. Đại dịch là một cuộc khủng hoảng, và chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng giống như trước đây: hoặc chúng ta thoát ra khỏi nó tốt hơn, hoặc chúng ta thoát ra khỏi nó tồi tệ hơn. Chúng ta phải thoát khỏi nó tốt hơn, để chống lại bất công xã hội và hủy hoại môi trường...
Nếu virút bùng phát mạnh mẽ trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và người dễ bị tổn thương, thì chúng ta phải thay đổi thế giới này. Theo gương Chúa Giêsu, vị thầy thuốc của tình yêu thần thiêng toàn diện, nghĩa là chữa lành thể xác, xã hội và tâm linh (x. Ga 5: 6-9) - giống như việc chữa lành của Chúa Giêsu - chúng ta phải hành động ngay bây giờ, để chữa lành các bệnh dịch gây ra bởi những virút nhỏ, vô hình, và để chữa lành những bệnh dịch gây ra bởi các bất công xã hội to lớn và hữu hình...” (ĐTC Phanxicô, 19/08/2020)
Đọc tiếp »

QUA CỬA HẸP (ĐTC Phanxicô, 21/08/2022)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Trong đoạn Phúc âm Luca cho phụng vụ Chúa nhật này, có người hỏi Chúa Giêsu, “những người được cứu rỗi thì ít, có phải thế không?” Và Chúa đáp lại: “Hãy cố gắng mà vào bằng cửa hẹp” (Lc 13,24). Cánh cửa hẹp… đây là một hình ảnh có thể khiến chúng ta sợ hãi, như thể sự cứu rỗi chỉ dành

cho một số ít người được tuyển chọn, hoặc những người hoàn hảo. Nhưng điều này mâu thuẫn với những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong nhiều dịp khác. Và, thực tế là, ngay sau đó, ngài xác nhận, “Mọi người từ đông tây nam bắc sẽ đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa” (câu 29). Vì vậy, cánh cửa này tuy hẹp, nhưng vẫn rộng mở cho tất cả mọi người! Đừng quên điều này. Cánh cửa rộng mở cho tất cả mọi người!
Nhưng để hiểu rõ hơn, cánh cửa hẹp này là gì, chúng ta cần hỏi nó là gì. Chúa Giêsu đang sử dụng một hình ảnh từ cuộc sống đương đại, rất có thể ám chỉ sự thật rằng, khi buổi tối buông xuống, các cánh cửa của thành phố sẽ đóng lại và chỉ một cửa nhỏ nhất và hẹp nhất vẫn mở. Để trở về nhà, ai đó chỉ có thể đi qua đó.
Bây giờ chúng ta hãy nghĩ về thời điểm Chúa Giêsu nói, “Ta là cửa. Nếu ai nhờ Ta mà vào, thì sẽ được cứu độ “(Ga 10: 9). Ngài muốn nói với chúng ta rằng để đi vào sự sống của Thiên Chúa, vào sự cứu rỗi, chúng ta cần phải đi qua Ngài, chứ không phải qua người khác, qua Ngài; chào đón Ngài và Lời của Ngài. Cũng như để vào thành phố, ai đó phải “đo lường” cho vừa vì đó là cánh cửa hẹp duy nhất còn lại đang mở, vì vậy cánh cửa Kitô giáo cũng là một cuộc sống mà “thước đo là Chúa Kitô”, được thiết lập và làm mẫu cho mọi người. Điều này có nghĩa là quy tắc đo lường là Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài, không phải những gì chúng ta nghĩ, mà là những gì Ngài nói với chúng ta.
Vì vậy, chúng ta đang nói về một cánh cửa hẹp không phải vì chỉ một số ít người được định sẵn để đi qua nó, không, nhưng vì thuộc về Chúa Kitô có nghĩa là theo Ngài, sống đời mình trong tình yêu, sự phục vụ và hiến thân như Ngài, nghĩa là đi qua cửa hẹp của thập tự giá. Bước vào dự án mà Thiên Chúa đề ra cho cuộc đời chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải hạn chế không gian của chủ nghĩa vị kỷ, giảm bớt sự tự phụ, hạ thấp đỉnh cao của sự kiêu ngạo và tự phụ, và chúng ta phải vượt qua sự lười biếng, để chấp nhận gánh lấy rủi ro của tình yêu, thậm chí khi điều đó liên quan đến thập tự giá.
Nói một cách cụ thể, chúng ta hãy nghĩ về những hành động yêu thương hàng ngày mà chúng ta phải đấu tranh để thực hiện: chúng ta hãy nghĩ đến những bậc cha mẹ dành hết mình cho con cái, hy sinh và bỏ thời gian của chính mình; những người quan tâm đến người khác chứ không chỉ về lợi ích của bản thân (có bao nhiêu người tốt như thế này); chúng ta hãy nghĩ đến những người dành bản thân mình để phục vụ người già, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất; chúng ta hãy nghĩ về những người tiếp tục làm việc tận tâm, bất kể những khó chịu và có lẽ có cả những hiểu lầm; chúng ta hãy nghĩ đến những người đau khổ vì đức tin của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục cầu nguyện và yêu thương; Chúng ta hãy nghĩ đến những người, thay vì làm theo bản năng của mình, đã đáp lại điều ác bằng điều thiện, tìm thấy sức mạnh để tha thứ và can đảm để bắt đầu lại. Đây chỉ là một vài ví dụ về những người không chọn cửa rộng thuận tiện cho mình, nhưng chọn cửa hẹp của Chúa Giêsu, của một đời sống yêu thương. Chúa phán hôm nay rằng Chúa Cha sẽ nhận ra họ hơn nhiều so với những người tin rằng họ đã được cứu nhưng thực sự là “kẻ làm việc cho sự dữ” (Lc 13,27) trong cuộc sống.
Thưa anh chị em, chúng ta muốn đứng về phía nào? Chúng ta thích lối sống dễ dãi chỉ nghĩ về bản thân, hay chúng ta chọn cánh cửa hẹp của Tin Mừng khiến lòng ích kỷ của chúng ta rơi vào khủng hoảng, nhưng lại khiến chúng ta có thể đón nhận sự sống đích thực đến từ Thiên Chúa và làm cho chúng ta hạnh phúc? Chúng ta đang đứng về phía nào? Xin Đức Mẹ, Đấng đã theo Chúa Giêsu suốt con đường thập giá, giúp chúng con đo lường sự sống của chúng con với Người để đi vào cuộc sống vĩnh cửu viên mãn.” (ĐTC Phanxicô, 21/08/2022)
Đọc tiếp »

NGÔN SỨ (Trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a, chương 1)


Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi (Giêrêmia) rằng :
5“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ,
Ta đã biết ngươi ; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.”
6 Nhưng tôi thưa : “Ôi ! Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !”7ĐỨC CHÚA phán với tôi : “Đừng nói ngươi còn trẻ ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi ;
Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.8Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”,- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.
9Rồi ĐỨC CHÚA giơ tay chạm vào miệng tôi và phán :
“Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.10Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước,để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng.”
11 Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng : “Giê-rê-mi-a, ngươi thấy gì ?” Tôi thưa : “Tôi thấy một nhánh ‘cây canh thức’.” 12 ĐỨC CHÚA liền phán với tôi : “Ngươi thấy đúng, vì Ta đang canh thức để thi hành lời Ta.”
13 Lại có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng : “Ngươi thấy gì ?” Tôi thưa : “Tôi thấy một cái nồi sôi sùng sục, mặt nồi từ phía Bắc nghiêng xuống.” 14 Và ĐỨC CHÚA phán với tôi :
“Từ phía Bắc tai hoạ sẽ ập xuống mọi cư dân xứ này ;
15vì đây Ta kêu gọi tất cả các dòng tộc
thuộc các vương quốc phía Bắc,
- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.
Chúng sẽ đến, và mỗi dân sẽ đặt ngai của mình
tại lối vào các cổng Giê-ru-sa-lem ;
từ phía tường thành sẽ bị chúng phá đổ,
tất cả các thành khác của Giu-đa cũng vậy.
16Ta sẽ tuyên án phạt cư dân xứ này,
lên án mọi hành vi gian ác của chúng,
vì chúng đã bỏ Ta, đã đốt hương kính các thần khác
và đã sụp lạy những sản phẩm tay chúng làm ra.
17Còn ngươi, ngươi hãy thắt lưng.
Hãy trỗi dậy ! Hãy nói với chúng
tất cả những gì Ta sẽ truyền cho ngươi.
Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ ;
nếu không, trước mặt chúng,
chính Ta sẽ làm cho ngươi run sợ luôn.
18Này, hôm nay, chính Ta làm cho ngươi
nên thành trì kiên cố,
nên cột sắt tường đồng chống lại cả xứ :
từ các vua Giu-đa đến các thủ lãnh,
các tư tế và toàn dân trong xứ.
19Chúng sẽ giao chiến với ngươi,
nhưng sẽ không làm gì được,
vì -sấm ngôn của ĐỨC CHÚA-
có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.”
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XXI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Thứ hai, Tuần XXI- Mùa TN



Đọc tiếp »

21/8/2022: CÙ MI HIỆP HÀNH GIÁO LÝ







Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

LẠY CHÚA, NÀY CON KÊU CỨU (Tv 140)



“Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa,
xin Ngài mau đến phù trợ con.
Xin lắng nghe lời con
khi con kêu lên Ngài…
Xin đừng để lòng con nghiêng về sự dữ,
đừng để con làm điều ác với bọn gian tà.
Yến tiệc của chúng, con chẳng thèm ăn…
khi chúng làm điều ác, con vẫn luôn cầu nguyện.
Thủ lãnh chúng giờ đây
bị xô vào tảng đá,
họ đã từng hả dạ
nghe tiếng con than rằng :
“Xương chúng tôi nằm vung vãi trước miệng âm ty,
như thửa đất ngổn ngang vì kẻ đào người bới.”
Lạy Chúa là Chúa Tể,
con ngước mắt nhìn Ngài,
bên Ngài con ẩn náu,
đừng để con thiệt mạng.
Xin giữ con khỏi sa lưới chúng giăng,
khỏi rơi vào cạm bẫy quân làm điều ác.”
Tv 141 :
2Tôi lớn tiếng kêu gào lên Chúa,
tôi lớn tiếng cầu khẩn Chúa thương,
3lời than vãn, xin giãi bày lên Chúa,
nỗi ngặt nghèo, kể lể trước Thiên Nhan.
4Lạy Chúa, khi hồn con tiêu hao mòn mỏi,
thì chính Chúa đã am tường mọi nẻo con đi.
Trên quãng đường con đang tiến bước,
người ta đã gài bẫy rình chờ.
5Xin đưa mắt nhìn sang bên hữu :
chẳng một ai thèm nhận biết con ;
không chỗ nào cho con lánh nạn,
có ai buồn nghĩ tới mạng con đâu !
6Lạy Chúa, con kêu gào lên Chúa,
con thưa rằng : chính Ngài là nơi con trú ẩn,
là phần của riêng con
trong cõi đất dành cho kẻ sống.
7Xin Ngài để ý nghe tiếng con kêu,
vì con thật cùng khốn.
Xin cứu con khỏi những người bách hại,
bởi chúng mạnh hơn con.
8Xin đưa con ra khỏi chốn ngục tù,
để con cảm tạ danh thánh Chúa.
(Lời cầu 3000 năm trước, nay thống thiết xin cho Saigon…)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

CHÚA NHẬT XXI - MÙA TN C



Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XX- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

TÔI CÓ LÀM GÌ TRONG VƯỜN NHO HỘI THÁNH CHÚA?


Thứ tư, 20 tn
Mt 20 :
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này : “Nước Trời giống như chuyện chủ nhà kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. 2 Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. 3 Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. 4 Ông cũng bảo họ : ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.’ 5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. 6 Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ : ‘Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết ?’ 7 Họ đáp : ‘Vì không ai mướn chúng tôi.’ Ông bảo họ : ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !’ 8 Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý : ‘Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.’ 9 Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền...
Suy niệm :
Vườn nho là Giáo Hội mà Chúa là chủ kiên nhẫn mời gọi chúng con vào làm vườn từ sáng sớm hay mãi xế chiều. Không ai vì lười biếng ở không, và không ai khước từ vì quá muộn. Dường như ông chủ thuê người không vì ích lợi cho ông, mà để giúp đỡ người làm, nên dù làm có một giờ cũng được trả công cả ngày...
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã mời gọi chúng con làm vườn nho Chúa nơi giáo xứ chúng con. Xin đừng ai trong chúng con ở không, không làm gì, hay nghĩ rằng đã muộn... nhưng bất cứ giờ nào lúc nào, được Chúa kêu mời, chúng con luôn nhiệt tâm làm việc trong vườn nho Hội Thánh. Amen.
Đọc tiếp »

HIỆP NHẤT, HIỆP THÔNG (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 31)


Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 31:
"Mọi người chúng ta, Chủ Chăn cũng như tín hữu, phải cổ võ và không ngừng giữ gìn những mối dây và những tương quan huynh đệ của sự kính trọng, thân ái, cộng tác giữa các hình thức hiệp hội giáo dân khác nhau. Chỉ như thế, nguồn ân huệ và đoàn sủng dồi dào mà Thiên Chúa ban cho ta mới có thể góp phần phong phú và có trật tự vào việc xây dựng ngôi nhà tập thể : “Để chung xây ngôi nhà tập thể, còn phải từ bỏ đầu óc kình

chống và tranh chấp nhau, đúng hơn, cần đua tranh trong sự kính trọng lẫn nhau (x. Rm 12,10), trong sự quan tâm bày tỏ tình cảm cũng như thiện chí cộng tác, với sự kiên nhẫn, sáng suốt, sẵn sàng hy sinh có thể hàm chứa trong tất cả những việc đó”.
Một lần nữa, chúng ta hãy trở lại với lời của Đức Giêsu : “Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,5), để tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân lớn lao là sự hiệp thông giáo hội, phản ánh trong thời gian sự hiệp thông vĩnh cửu và khôn tả của Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi. Ý thức về hồng ân đó phải đi đôi với ý thức cao về trách nhiệm : thật vậy, đó là một ân huệ như nén bạc trong Phúc Âm, phải được biến đổi thành một đời sống hiệp thông triển nở.
Trách nhiệm với hồng ân hiệp thông trước hết có nghĩa là phải chiến thắng mọi cơn cám dỗ chia rẽ và chống đối đang đe dọa cuộc sống và sự dấn thân làm tông đồ của các kitô-hữu. Thánh Tông Đồ Phaolô đã phải thốt lên : "Tôi nghe trong anh em có những luận điệu như : ‘Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô’. Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ?" (1 Cr 1,12-13). Tiếng kêu đau đón và thất vọng đó vẫn còn đang vang lên như một lời trách móc trước những hiện tượng “chia năm sẻ bảy Thân Thể Đức Kitô”. Ngược lại, chớ gì những lời sau đây của Thánh Tông Đồ vọng lại một lời mời gọi thuyết phục chúng ta : "Thưa anh em, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận, một lòng một ý với nhau" (1 Cr 1,10).
Được vậy, đời sống hiệp thông trong Giáo Hội trở thành một dấu chỉ cho thế giới và một sức mạnh lôi cuốn đưa người ta đến chỗ tin vào Đức Kitô : "Lạy Cha, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, xin cho họ cũng được ở trong chúng ta, để thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con" (Ga 17,21). Bằng cách đó, sự hiệp thông hướng đến truyền giáo, chính nó trở thành truyền giáo."
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

HIỆP HÀNH: ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần XX- Mùa TN



Đọc tiếp »

TÔI CÓ LỬA CỦA ĐỨC KITÔ KHÔNG ? (ĐTC Phanxicô, 14/08/2022)


“Theo sự trỗi dậy của nhà tiên tri trong Kinh thánh, chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến Êlia và Giêrêmia, Chúa Giêsu được thổi bùng lên bởi tình yêu của Thiên Chúa và để tình yêu ấy lan rộng khắp thế giới, Ngài đã tiêu hao hết cá nhân mình, yêu thương đến cùng, nghĩa là cái chết, và cái chết trên thập giá (xem Phil 2,8) Người được đầy dẫy Chúa Thánh Linh, Đấng được so sánh với lửa, với ánh sáng và sức mạnh, Người vén màn thiên nhan nhiệm mầu của
Thiên Chúa và ban sự sung mãn cho những người bị coi là hư mất, phá bỏ rào cản của sự loại trừ, chữa lành những vết thương trên cơ thể và linh hồn, và đổi mới một tôn giáo vốn đã bị giản lược thành các thực hành bên ngoài. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu là lửa: Ngài thay đổi, thanh lọc.
Vậy, lời đó của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với chúng ta, đối với mỗi người chúng ta, đối với tôi, đối với anh chị em, lời này của Chúa Giêsu, về lửa, có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Thưa: lời ấy mời gọi chúng ta thắp lại ngọn lửa đức tin, để nó không trở thành vấn đề thứ yếu, hay một phương tiện đối với hạnh phúc của mỗi cá nhân, giúp chúng ta có thể trốn tránh những thử thách của cuộc sống hoặc dấn thân trong Giáo hội và xã hội. Thật vậy, như một nhà thần học đã nói, đức tin vào Chúa “trấn an chúng ta, nhưng không phải ở mức độ của chúng ta, hoặc để tạo ra một ảo tưởng tê liệt, hoặc một sự hài lòng tự mãn, nhưng để thôi thúc chúng ta hành động” (De Lubac, The Discovery of God ). Tóm lại, đức tin không phải là một “bài hát ru” chúng ta vào giấc ngủ. Niềm tin chân chính là ngọn lửa, ngọn lửa sống để giúp chúng ta luôn tỉnh táo và năng động ngay cả khi đêm xuống!
Và sau đó, chúng ta có thể tự hỏi: tôi có say mê Phúc Âm không? Tôi có thường xuyên đọc Phúc âm không? Tôi có mang sách Phúc Âm với tôi không? Đức tin mà tôi tuyên xưng và ca tụng có đưa tôi đến sự yên tĩnh tự mãn hay nó đốt cháy ngọn lửa làm chứng trong tôi? Chúng ta cũng có thể tự hỏi mình câu hỏi này. Giáo hội: trong các cộng đoàn của chúng ta, ngọn lửa Thánh Thần có bùng cháy với lòng say mê cầu nguyện và bác ái, và niềm vui đức tin không? Hay chúng ta kéo mình theo sự mệt mỏi và thói quen, với khuôn mặt ủ rũ, trên môi luôn than thở và những câu chuyện phiếm mỗi ngày? Thưa anh chị em, chúng ta hãy tự kiểm tra điều này, để chúng ta cũng có thể nói, giống như Chúa Giêsu: chúng ta được đốt cháy bởi ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa, và chúng ta muốn lan tỏa nó ra khắp thế giới, để mang nó đến với mọi người, để mỗi người người ta có thể khám phá ra sự dịu dàng của Chúa Cha và cảm nghiệm niềm vui của Chúa Giêsu, Đấng mở rộng trái tim, và Chúa Giêsu mở rộng trái tim! và làm cho cuộc sống tươi đẹp. Chúng ta hãy cầu xin Đức Thánh Trinh Nữ về điều này: xin Mẹ, Đấng đã đón nhận ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, cầu bầu cho chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 14/08/2022)
Đọc tiếp »

KHIÊM NHƯỜNG nên CAO CẢ (ĐTC Phanxicô, 15/08/2021)


“Trong sự nhỏ bé của mình, Đức Maria đã giành được Thiên đàng trước tiên. Bí quyết thành công của Mẹ chính là Mẹ nhận ra sự thấp hèn của mình, rằng Mẹ nhận ra nhu cầu của mình. Với Chúa, chỉ những ai tự nhận mình là không có gì mới có thể nhận được tất cả. Chỉ ai làm cho mình ra trống rỗng mới có thể được lấp đầy bởi Ngài. Và Đức Maria là Đấng “đầy ân phúc” (câu 28) chính là nhờ sự khiêm nhường của Mẻ. Đối với chúng ta cũng thế, khiêm nhường luôn phải
là điểm xuất phát, đó là khởi đầu để chúng ta có niềm tin. Điều cơ bản là phải có tinh thần khiêm hạ, nghĩa là cho rằng mình cần đến Chúa. Những người tự lấp đầy mình thì không còn có chỗ cho Chúa. Và nhiều khi, chúng ta lấp đầy chúng ta với chính mình, và người quá đầy như thế thì không còn chỗ trống nào cho Chúa, trái lại những ai luôn khiêm nhường thì có chỗ để cho Chúa hoàn thành những việc lớn lao (xem c.49).
Nhà thơ, Dante, gọi Đức Mẹ Đồng Trinh là “khiêm nhường và cao cả hơn bất kỳ sinh vật nào” (Paradise, XXXIII, 2). Thật tuyệt khi nghĩ rằng sinh vật khiêm tốn nhất và cao cả nhất trong lịch sử, người đầu tiên giành được thiên đường với toàn bộ con người của mình, cả linh hồn và thể xác, đã sống phần lớn cuộc sống của mình trong các bức tường trong nhà, Mẹ đã sống cuộc sống bình thường của mình, trong sự khiêm tốn. Những ngày đầy ân phúc không phải là tất cả những ngày nổi bật. Những ngày ấy nối tiếp nhau, thường giống hệt nhau, trong im lặng: không có gì khác thường ở bên ngoài. Nhưng ánh mắt của Thiên Chúa luôn hướng về Mẹ, đẹp lòng đẹp dạ trước sự khiêm nhường của Mẹ, thái độ sẵn sàng của Mẹ, và vẻ đẹp của trái tim Mẹ không bao giờ bị vấy bẩn bởi tội lỗi.
Đó là một thông điệp hy vọng rất lớn cho chúng ta, cho anh chị em, cho mỗi người trong chúng ta, cho anh chị em là những người trải qua ngày này sang ngày khác giống hệt nhau, mệt mỏi và thường khó khăn. Hôm nay, Đức Maria nhắc nhở anh chị em rằng Thiên Chúa cũng kêu gọi anh chị em đến với phần phúc vinh quang này. Đây không phải là những lời hoa mỹ: đó là sự thật. Đó không phải là một kết thúc đẹp đẽ được trau chuốt kỹ lưỡng, một ảo tưởng ngoan đạo hay một sự an ủi sai lầm. Không, nó là sự thật, nó là thực tế thuần khiết, nó có thật, sống động và chân thật như Đức Mẹ đã hồn xác lên trời. Chúng ta hãy mừng lễ hôm nay với tình yêu thương của trẻ thơ, chúng ta hãy mừng Mẹ chúng ta vui tươi nhưng khiêm nhường, và trở nên sống động bởi hy vọng một ngày nào đó được ở với Mẹ trên Thiên đàng!
Và chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ bây giờ để xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành từ Trái đất đến Thiên đường. Cầu xin Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng bí mật của cuộc hành trình được chứa đựng trong cụm từ khiêm nhường. Chúng ta đừng quên lời này mà Đức Mẹ luôn nhắc nhở chúng ta. Sự khiêm hạ và phục vụ chính là bí quyết để đạt được mục tiêu, để đạt tới thiên đàng.” (ĐTC Phanxicô, 15/08/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

TIN MỪNG NHƯ LỬA… (ĐTC Phanxicô, 14/08/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Trong Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, có một diễn tả về Chúa Giêsu luôn đánh động chúng ta và thách thức chúng ta. Khi đang cùng đi với các môn đệ, Chúa Giêsu nói: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49). Chúa đang nói về ngọn lửa gì vậy? Và những lời này có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay, đâu là ý nghĩa ngọn lửa mà Chúa Giêsu mang đến?
Như chúng ta đã biết, Chúa Giêsu đến để mang đến cho thế giới Phúc Âm, tức là tin mừng về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Vì vậy, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Tin Mừng giống như một ngọn lửa, bởi vì nó là một sứ điệp mà khi nó bùng lên trong lịch sử, sẽ đốt cháy những cân bằng cũ trong cuộc sống, đốt cháy những cân bằng cũ trong não trạng của chúng ta, thách thức chúng ta thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân của mình, thách thức chúng ta vượt qua tính ích kỷ, thách thức chúng ta chuyển từ nô lệ của tội lỗi và sự chết sang cuộc sống mới của Đấng Phục sinh, của Chúa Giêsu Phục sinh.
Nói cách khác, Tin Mừng không để mọi thứ như chúng vốn có; Khi Tin Mừng đi qua, và được lắng nghe và tiếp nhận, mọi thứ không y như chúng vốn có. Tin Mừng kích động sự thay đổi và mời gọi sự hoán cải. Tin Mừng không tạo ra một nền hòa bình thân mật giả tạo, nhưng gây ra sự bồn chồn khiến chúng ta phải hành động, và thúc đẩy chúng ta mở lòng ra với Chúa và với anh em của chúng ta. Tin Mừng giống như lửa: trong khi sưởi ấm chúng ta bằng tình yêu của Chúa, Tin Mừng muốn đốt cháy lòng ích kỷ của chúng ta, để soi sáng những mặt tối của cuộc sống, tất cả chúng ta đều có những mặt tối như thế! Tin Mừng đến để thiêu đốt những thần tượng giả tạo đang nô dịch chúng ta…” (ĐTC Phanxicô, 14/08/2022)
Đọc tiếp »

NHIÊM NHƯỜNG (ĐTC Phanxicô, 15/08/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
chúc mừng
ngày lễ!
Hôm nay, Lễ Trọng Kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, kinh Magnificat lại vang lên trong phụng vụ. Bài thánh ca ngợi khen này giống như một “bức ảnh” của Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria “vui mừng trong Chúa”, tại sao? Thưa: “vì Người đoái thương nhìn

tới phận nữ tỳ hèn mọn” (Lc 1, 47-48).
Bí quyết của Đức Maria là sự khiêm nhường. Chính sự khiêm nhường của Mẹ đã thu hút ánh nhìn của Chúa. Mắt người phàm luôn tìm kiếm sự hùng vĩ và tự cho phép mình bị lóa mắt bởi những gì hào nhoáng. Trái lại, Thiên Chúa không nhìn vẻ bề ngoài, Thiên Chúa nhìn vào tấm lòng (xem 1 Sam 16, 7) và bị mê hoặc bởi sự khiêm nhường. Lòng khiêm nhường làm đẹp lòng Chúa. Ngày hôm nay, khi nhìn Đức Maria được lên trời, chúng ta có thể nói rằng sự khiêm nhường là con đường dẫn đến Thiên đàng.
Từ “khiêm nhường”, như chúng ta biết, bắt nguồn từ thuật ngữ humus trong tiếng Latinh, có nghĩa là “đất”. Thật là nghịch lý: để vươn lên cao đến Thiên đường, điều cần thiết là phải hạ mình xuống dưới đất! Chúa Giêsu dạy điều này: “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11). Thiên Chúa không tôn vinh chúng ta vì những tài năng của chúng ta, vì sự giàu có của chúng ta hay vì chúng ta giỏi giang, nhưng vì sự khiêm nhường. Chúa yêu thích sự khiêm hạ. Thiên Chúa nâng dậy kẻ hạ mình xuống; Ngài nâng người tôi tớ lên. Thật vậy, Đức Maria không gán cho mình một “tước vị” nào khác, ngoại trừ là người tôi tớ, người phục vụ: Mẹ là “tôi tớ Chúa” (Lc 1, 38). Mẹ không nói gì khác về bản thân, Mẹ không tìm kiếm điều gì khác cho chính mình. Chỉ muốn được làm tôi tớ của Chúa.
Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy tự hỏi chính mình, mỗi người trong trái tim chúng ta: tôi đang định làm thế nào với sự khiêm nhường? Tôi muốn được người khác công nhận, khẳng định bản thân và được khen ngợi, hay tôi nghĩ về việc phục vụ? Tôi có biết cách lắng nghe, giống như Đức Maria, hay tôi chỉ muốn nói và nhận được sự chú ý? Tôi có biết cách giữ im lặng, giống như Đức Maria hay không, hay tôi luôn huyên thuyên? Tôi có biết cách lùi lại một bước, xoa dịu những cuộc cãi vã và tranh luận, hay tôi luôn muốn trở nên nổi hơn, trội hơn người khác? Mỗi người chúng ta hãy nghĩ về những câu hỏi này: tôi đang làm như thế nào với sự khiêm tốn?” (ĐTC Phanxicô, 15/08/2021)





Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XX - TN



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.