Ads 468x60px

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

TẬP PHÂN ĐINH ĐỂ SỐNG YÊU THƯƠNG (ĐTC Phanxicô, 31/08/2022)


“…Sự phân định, như tôi đã nói, đòi hỏi một sự lao nhọc. Theo Kinh Thánh, chúng ta không tìm thấy một cuộc sống đã được gói sẵn về những gì chúng ta phải sống. Không! Chúng ta phải quyết định nó một cách liên tục, tùy tình hình thực tế. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đánh giá và lựa chọn: Người đã tạo nên chúng ta với sự tự do và muốn chúng ta sử dụng sự tự do của mình. Do đó, đòi hỏi phải có sự phân định.
Chúng ta thường có kinh nghiệm này: chọn điều gì đó có vẻ tốt, nhưng thực tế lại không. Hoặc biết điều gì đó là thực sự tốt cho mình nhưng lại không chọn nó. Con người, khác với động vật, có thể sai, có thể không muốn chọn đúng. Và Kinh Thánh cho thấy điều đó ngay từ những trang đầu tiên. Thiên Chúa ban cho con người một chỉ dẫn cụ thể: nếu ngươi muốn sống, nếu ngươi muốn nếm hưởng cuộc sống thì hãy nhớ rằng ngươi là một thụ tạo, rằng ngươi không phải là thước đo của thiện và ác, và rằng những lựa chọn ngươi đều mang lại những hệ quả cho ngươi, cho người khác và cho thế giới (xem St 2,16-17); ngươi có thể làm cho trái đất trở thành một khu vườn tráng lệ hoặc ngươi có thể biến nó thành một sa mạc chết chóc. Giáo huấn nền tảng ở đây là: không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện đó là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Thiên Chúa và con người. Cuộc đối thoại là: Thiên Chúa trao sứ mạng, thế này, thế này…; và con người ở mỗi bước đi phải phân định để đưa ra quyết định. Sự phân định là phản ánh của tâm trí, con tim mà chúng ta phải làm trước khi đưa ra quyết định.
Sự phân định tuy khó nhọc nhưng không thể miễn trừ trong cuộc sống. Nó đòi hỏi tôi phải biết mình, biết điều gì là tốt cho tôi tại đây và lúc này. Trên tất cả, nó đòi hỏi một tương quan con thảo với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha, Người không để chúng ta một mình, Người luôn sẵn lòng khuyên bảo chúng ta, khuyến khích chúng ta và chào đón chúng ta. Nhưng Người không bao giờ áp đặt ý muốn của Người trên chúng ta. Vì sao? Bởi vì Người muốn được yêu chứ không vì sợ hãi. Và nữa, Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành người con chứ không phải nô lệ: những người con tự do. Và người ta chỉ có thể sống tình yêu trong tự do. Để học cách sống, người ta phải học cách yêu thương, và vì điều này, cần phải phân định: tôi có thể làm gì lúc này, khi đối diện với bao nhiêu điều khác? Đâu là dấu hiệu của một tình yêu lớn hơn, một sự trưởng thành hơn trong tình yêu. Chúng ta xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta! Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày, đặc biệt là khi chúng ta phải chọn lựa. Xin cảm ơn.” (ĐTC Phanxicô, 31/08/2022)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XXIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

BIẾT PHÂN ĐỊNH… (ĐTC Phanxicô, 31/08/2022)


“…Tin Mừng gợi ý một khía cạnh quan trọng khác của sự phân định: nó liên quan đến các cảm xúc. Ai đã tìm được kho báu mà lại không cảm thấy khó khăn khi bán đi mọi thứ, và cả niềm vui lớn của họ (x. Mt 13,44). Thuật ngữ được sử dụng bởi thánh sử Mátthêu chỉ một niềm vui hết sức đặc biệt, mà không một thực tại con người nào có thể ban tặng được; và nó còn lặp lại trong rất ít

những đoạn Tin Mừng khác, mà tất cả đều nói về cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Đó là niềm
vui của các Đạo sĩ, sau hành trình dài và khó nhọc, đã lại nhìn thấy ngôi sao (x. Mt 2,10); đó là niềm vui của những phụ nữ trở về từ ngôi mộ trống sau khi nghe thiên thần báo tin Chúa sống lại (x. Mt 28,2). Đó là niềm vui của những người đã tìm được Chúa. Đưa ra một quyết định tốt, một quyết định đúng, luôn mang lại niềm vui chung cuộc; có thể người ta phải khó khăn trên đường đi với sự không chắc chắn, phải nghĩ, phải tìm, nhưng cuối cùng quyết định đúng sẽ mang lại niềm vui.
Trong cuộc phán xét cuối cùng, Thiên Chúa sẽ làm một cuộc phân định trước chúng ta. Hình ảnh của người nông dân, người đánh cá và người buôn ngọc là những ví dụ về những gì xảy ra trong Vương quốc Thiên Chúa, một Vương quốc thể hiện qua những hành động thường hằng của cuộc sống, đòi hỏi phải có lập trường. Đây là lý do tại sao biết cách phân định lại quan trọng đến thế: những lựa chọn tuyệt vời có thể nảy sinh từ những hoàn cảnh thoạt nhìn chỉ là thứ yếu, nhưng lại có ý nghĩa quyết định.
Ví dụ, chúng ta hãy nghĩ đến cuộc gặp gỡ đầu tiên của Anrê và Gioan với Chúa Giêsu, một cuộc gặp gỡ nảy sinh từ một câu hỏi đơn giản: “Thưa Rabbi, Ngài ở đâu?” – Chúa Giêsu nói: “Hãy đến mà xem” (x. Ga 1,38-39). Một cuộc trao đổi rất ngắn, nhưng đó là sự khởi đầu của một sự thay đổi từng bước sẽ ghi dấu ấn của cả cuộc đời. Thật lâu sau, Thánh sử vẫn sẽ tiếp tục ghi nhớ cuộc gặp gỡ đó đã thay đổi ông mãi mãi, nhớ cả về giờ: “Lúc đó khoảng bốn giờ chiều” (câu 39). Đó là điểm mà thời gian và vĩnh cửu gặp nhau trong cuộc đời ông. Và trong một quyết định tốt và đúng đắn, ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của chúng ta sẽ gặp nhau, bước đường hiện tại và vĩnh cửu sẽ gặp nhau. Đưa ra quyết định đúng đắn, sau một hành trình phân định, là làm cho thời gian và vĩnh cửu gặp nhau.
Bởi thế, kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm, ý chí là một số yếu tố không thể thiếu của sự phân định. Trong hành trình các bài giáo lý này, chúng ta sẽ thấy những điều khác, cũng quan trọng không kém…” (ĐTC Phanxicô, 31/08/2022)
Đọc tiếp »

PHÚC THAY AI SẦU KHỔ (Trích bài giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng)


Trích bài giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng, về các mối phúc :
“Sau khi giảng về mối phúc khó nghèo, Chúa nói thêm : Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Anh chị em thân mến, Chúa hứa ban niềm an ủi đời đời cho người sầu khổ ; sầu khổ ở đây không đồng nghĩa với cực khổ ở trần gian này. Những lời than vãn vọng lên từ tiếng khóc của toàn thể nhân loại cũng chẳng làm cho ai được hạnh phúc.
Người thánh thiện rên rỉ vì lý do khác, người lành thánh khóc than cũng vì nguyên nhân khác. Người đạo đức buồn sầu khóc lóc hoặc tội người khác, hoặc tội mình. Người ấy không sầu khổ vì Chúa xét xử công minh, nhưng buồn vì loài người phạm tội. Ở đây người làm điều dữ thì đáng cho người ta than khóc, hơn là người phải chịu sự dữ. Bởi vì sự gian ác của kẻ bất lương khiến nó bị phạt ; còn sự chịu đựng của người công chính đưa họ tới vinh quang.”

Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXIII - TN C



Đọc tiếp »

GẶP NHAU… KÍCH HOẠT TÌNH LIÊN ĐỚI… (ĐTC Phanxicô, 02/09/2020)


“Sau nhiều tháng, chúng ta lại gặp lại nhau mặt đối mặt chứ không phải đối với màn hình. Mặt đối mặt. Điều này thật tốt! Đại dịch hiện thời làm nổi bật sự liên lập của chúng ta: tất cả chúng ta đều được liên kết với nhau, dù tốt hay xấu. Vì vậy, để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn trước đây, chúng ta phải làm như vậy cùng với nhau; cùng với nhau, không một mình. Cùng với

nhau. Một mình, không, bởi vì nó không thể thực hiện được. Hoặc nó được thực hiện cùng với nhau, hoặc nó không được thực hiện. Chúng ta phải làm điều đó cùng với nhau, tất cả chúng ta, trong tình liên đới. Hôm nay tôi xin gạch dưới hạn từ này: liên đới.
Là một gia đình nhân loại, chúng ta có nguồn gốc chung của chúng ta nơi Thiên Chúa; chúng ta cư ngụ trong ngôi nhà chung, vườn-hành-tinh, trái đất nơi Chúa đặt chúng ta vào; và chúng ta có một điểm đến chung trong Chúa Kitô. Nhưng khi chúng ta quên tất cả những điều này, sự phụ thuộc qua lại của chúng ta trở thành sự phụ thuộc của một số người vào những người khác, chúng ta mất đi sự hài hòa của liên lập và liên đới và chúng ta trở nên phụ thuộc - sự phụ thuộc của một số người vào một số ít, vào những người khác - làm gia tăng sự bất bình đẳng và bị gạt ra ngoài lề xã hội; nó làm suy yếu cấu trúc xã hội và làm môi trường xấu đi. Nó luôn luôn là như thế...
Giữa những cuộc khủng hoảng và sóng bão, Chúa kêu gọi chúng ta và mời gọi chúng ta đánh thức và kích hoạt tình liên đới có khả năng mang lại sự vững chắc, nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút trong đó mọi sự dường như đang bị phá hủy. Cầu xin tính sáng tạo của Chúa Thánh Thần khuyến khích chúng ta tạo ra những hình thức mới của lòng hiếu khách quen thuộc, của tình huynh đệ sinh hoa trái và của tình liên đới phổ quát.” (ĐTC Phanxicô, 02/09/2020)
Đọc tiếp »

BA PHÚT CHO CHÚA








Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

Thứ bảy, Tuần XXII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

BIỆN PHÂN (PHÂN ĐỊNH) (ĐTC Phanxicô, 31/08/2022)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!
Hôm nay chúng ta bắt đầu một chu kỳ giáo lý mới: chúng ta đã hoàn thành loạt bài giáo lý về tuổi già, bây giờ chúng ta bắt đầu một chu kỳ mới về chủ đề biện phân. Biện phân là một hành động quan trọng có liên quan đến mọi người, vì các chọn lựa là một phần thiết yếu của cuộc sống. Người ta chọn thức ăn, quần áo, khóa học, việc làm, mối liên hệ. Trong tất cả những điều này, một dự án cuộc sống được thể hiện, và ngay cả mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa cũng được cụ thể hóa.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến sự biện phân bằng những hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường; chẳng hạn, Người mô tả người đánh cá chọn những con cá tốt và loại bỏ những con cá xấu; hoặc thương gia biết cách xác định trong số rất nhiều viên ngọc trai, viên ngọc trai nào có giá trị lớn nhất. Hoặc người đang cày ruộng, tình cờ gặp một thứ hóa ra là của báu (x. Mt 13,44-48).
Dưới ánh sáng những thí dụ này, sự biện phân được trình bầy như một thao tác của trí hiểu, cũng là một thao tác của kỹ năng [tiếng Ý: ‘perizia’] và của cả ý chí nữa, để nắm bắt thời cơ: đây là những điều kiện để thực hiện một lựa chọn tốt. Cần có trí hiểu, kỹ năng và cả ý chí để thực hiện một lựa chọn tốt. Và cũng có một cái giá cần thiết để sự biện phân trở nên hữu hiệu. Để thực hiện nghề nghiệp của mình hết khả năng tốt nhất của mình, người đánh cá phải tính đến công việc khó khăn, những đêm dài trên biển, sau đó bỏ một số khỏi mẻ cá, chấp nhận thiệt hại vì lợi ích của những người mà mẻ cá dự định dành cho. Người buôn ngọc trai không ngần ngại chi tiêu mọi sự để mua được viên ngọc trai đó; và người tình cờ tìm được kho báu cũng vậy. [Đây là] những tình huống bất ngờ, không có kế hoạch, trong đó điều quan trọng là phải nhận ra tầm quan trọng và tính cấp bách của một quyết định phải được thực hiện.
Mọi người đều phải đưa ra các quyết định; không ai làm điều này cho chúng ta. Ở một điểm nào đó, người trưởng thành có thể thoải mái hỏi ý kiến; chúng ta có thể suy nghĩ, nhưng quyết định là của chúng ta. Chúng ta không thể nói, 'Tôi mất cái này, bởi vì chồng tôi quyết định, vợ tôi quyết định, anh tôi quyết định.' Không. Anh chị em phải quyết định, mỗi người chúng ta phải quyết định, và vì lý do này, điều quan trọng là phải biết cách biện phân, để quyết định tốt cần phải biết cách biện phân…” (ĐTC Phanxicô, 31/08/2022)
Đọc tiếp »

MỘT PHÚT CHO CHÚA




Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần XXII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG: TRÁI ĐẤT (LM Phêrô Nguyễn Hữu Duy )

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

ĐỪNG TRÁCH NGƯỜI, BIẾT TRÁCH MÌNH (ĐTC Phanxicô, 29/08/2021)


“Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế.” (Mc 7, 15) Đúng hơn, chính là “từ bên trong, từ trong lòng” (c. 21) mà những điều xấu xa được sinh ra. Những từ này mang tính cách mạng, bởi vì trong tư duy thời đó, người ta cho rằng một số loại thực phẩm hoặc các tiếp xúc bên ngoài sẽ làm cho họ không trong sạch. Chúa Giêsu đảo ngược quan điểm: những gì đến từ bên ngoài không gây hại, nhưng đúng hơn, chính là những gì phát sinh ra từ bên trong.
Anh chị em thân mến, điều này cũng liên quan đến chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng cái xấu chủ yếu đến từ bên ngoài: từ hành vi của người khác, từ những người nghĩ xấu về chúng ta, từ xã hội. Chúng ta thường đổ lỗi cho người khác, cho xã hội, cho thế giới, đã gây ra tất cả những gì xảy ra cho chúng ta! Đó luôn là lỗi của “những người khác”: đó là lỗi của con người, của những người cai trị, của bất hạnh, v.v. Có vẻ như các vấn đề luôn đến từ bên ngoài. Và chúng ta dành thời gian để đổ lỗi; nhưng dành thời gian để đổ lỗi cho người khác là lãng phí thời gian. Chúng ta càng trở nên tức giận, càng trở nên cay đắng thì càng khiến Chúa xa rời lòng mình. Giống như những người trong bài Tin Mừng, những người phàn nàn, những người bị tai tiếng, những người gây tranh cãi và không chấp nhận Chúa Giêsu. Người ta không thể thực sự ngoan đạo khi phàn nàn: phàn nàn là chất độc, nó dẫn anh chị em đến tức giận, phẫn uất và buồn bã, và trái tim anh chị em đóng chặt cánh cửa lại với Chúa.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi việc đổ lỗi cho người khác như những đứa trẻ con: “Không, đó không phải lỗi của tôi! của người này, của người kia”. Chúng ta hãy cầu xin ơn đừng lãng phí thời gian để làm ô nhiễm thế giới với những lời phàn nàn, bởi vì đó không phải là thái độ của Kitô Hữu. Thay vào đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn vào cuộc sống và thế giới bắt đầu từ trái tim của chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào bên trong, chúng ta sẽ tìm thấy gần như tất cả những gì bên ngoài mà chúng ta vẫn thường khinh miệt. Và khi chúng ta thành tâm cầu xin Chúa thanh tẩy trái tim mình, thì đó là lúc chúng ta bắt đầu làm cho thế giới trong sạch hơn. Bởi vì có một cách không thể sai lầm để đánh bại cái ác: đó là bằng cách bắt đầu chinh phục nó trong chính anh chị em.
Các Giáo Phụ đầu tiên của Giáo Hội, các tu sĩ, khi được hỏi: “Con đường nên thánh là gì?”, Bước đầu tiên, họ thường nói, là tự trách mình: hãy tự trách mình. Tự trách mình. Có bao nhiêu người trong chúng ta, trong ngày, vào một thời điểm nào đó trong ngày hoặc một thời điểm nào đó trong tuần, có thể tự trách mình ở một mức độ nào đó không? “Vâng, điều này, điều kia, điều nọ đã gây ra cho tôi, đó là sự man rợ”. Nhưng còn tôi thì sao? Tôi cũng làm điều tương tự, hoặc tôi làm thế này, thế kia…. Đó là sự khôn ngoan: anh chị em hãy học cách tự trách mình. Hãy cố gắng làm điều đó, nó sẽ làm anh chị em tốt hơn. Nó làm cho tôi tốt hơn, khi tôi làm được như vậy, nhưng khi đó nó cũng tốt cho chúng ta, cho tất cả mọi người.
Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, người đã thay đổi lịch sử nhờ sự trong sạch của tâm hồn, giúp chúng ta thanh tẩy chính mình, bằng cách vượt qua trước hết và quan trọng hơn hết là thái độ đổ lỗi cho người khác và phàn nàn về mọi thứ.” (ĐTC Phanxicô, 29/08/2021)
Đọc tiếp »

TẠ ƠN ĐÃ ĐƯỢC… (Ảnh năm 2021)



Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XXII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐỨC CHA GIUSE ĐỖ MẠNH HÙNG MỪNG 32 NĂM LINH MỤC 1990-30/08-2022



Đọc tiếp »

ĐỨC TIN PHẢI CHẠM ĐẾN TRÁI TIM (ĐTC Phanxicô, 29/08/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay cho thấy một số luật sĩ và biệt phái ngạc nhiên trước thái độ của Chúa Giêsu. Họ chướng tai gai mắt vì các môn đệ của Ngài dùng bữa mà không thực hiện các nghi lễ truyền thống trước. Họ tự nghĩ: “Làm thế là trái với các thực hành tôn giáo” (xem Mc 7, 2-5).
Chúng ta cũng có thể tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài bỏ qua những truyền thống này? Xét cho cùng chúng không phải là những điều xấu, mà là thói quen lễ nghi tốt, đơn giản là rửa ráy sạch sẽ trước khi dùng bữa. Tại sao Chúa Giêsu không chú ý đến nó? Thưa: Bởi vì điều quan trọng là Ngài phải đưa niềm tin trở lại trung tâm của nó. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy điều đó lặp đi lặp lại: Chúa luôn muốn đưa đức tin trở lại trung tâm. Và để tránh cho những luật sĩ đó, cũng như cho chúng ta, nguy cơ chỉ tuân theo các hình thức bề ngoài, Chúa Giêsu đặt cả trái tim và đức tin vào nền tảng.
Nhiều khi chúng ta cũng “đánh phấn thoa son” cho tâm hồn mình. Nghĩa là, chúng ta chỉ chú ý đến hình thức bề ngoài chứ không phải trung tâm của đức tin: đây là một nguy cơ. Đó là nguy cơ của một vẻ ngoài tôn giáo: chỉ cốt làm cho bề ngoài trông đẹp đẽ, mà không hề thanh lọc tâm hồn. Chúng ta luôn có cám dỗ là “đặt để Chúa” trong giới hạn của một số lòng sùng kính bề ngoài, nhưng Chúa Giêsu không chấp nhận thái độ thờ phượng này. Chúa Giêsu không muốn những hình thức bề ngoài, Ngài muốn một đức tin chạm đến trái tim.” (ĐTC Phanxicô, 29/08/2021)
Đọc tiếp »

HUẤN LUYỆN: ĐỂ THIÊN CHÚA HÀNH ĐỘNG (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 63)


Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 63:
Việc huấn luyện không phải là đặc quyền của một số người, nhưng thực sự là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người. về điều này, các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng yêu cầu : “Làm sao cho mọi người, nhất là những người nghèo, đều có thể được huấn luyện, để đến lượt mình, chính họ có thể trở thành nguồn mạch huấn luyện cho mọi người” ; các Nghị Phụ còn thêm : “Trong việc huấn luyện, nên sử dụng những phương tiện thích ứng giúp cho người kitô-hữu thực hiện tốt hơn ơn gọi đầy đủ làm người và làm kitô-hữu của họ”.
Để thực hiện một đường lối mục vụ thực sự hữu hiệu, cần phải cổ võ việc đào tạo các người huấn luyện, kể cả việc thiết lập các khóa học hay các trường dành riêng cho công việc đó. Việc đào tạo những người mà, đến lượt mình, sẽ đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân, là một đòi hỏi tiên quyết để bảo tồn việc huấn luyện tổng quát và sâu xa cho toàn thể Dân Chúa, cho mọi giáo dân.
Trong công trình huấn luyện, cần phải lưu ý đặc biệt tới văn hóa địa phương, như Thượng-hội-đồng đã kêu gọi rõ ràng : “Việc huấn luyện các kitô-hữu phải hết sức quan tâm đến văn hóa địa phương, vì văn hóa này góp phần vào chính việc huấn luyện ; việc huấn luyện ấy phải hướng dẫn để nhận ra những giá trị đã có trong văn hóa truyền thống, và những giá trị trong văn hóa mới. Phải chú ý đến những nền văn hóa khác nhau có thể cũng tồn tại trong một dân tộc hay trong một quốc gia. Với tư cách là Mẹ và là Thầy của các dân, Giáo Hội sẽ cố gắng gìn giữ, khi có dịp, nền văn hóa của các nhóm thiểu số đang sống giữa lòng các quốc gia lớn”.
Trong công trình huấn luyện, có một vài xác tín hết sức cần thiết và phong phú. Trước tiên, đó là xác tín rằng không thể có việc huấn luyện đích thực và hữu hiệu nếu mỗi người không tự đảm nhận và phát triển trách nhiệm đào tạo chính mình : quả thực, mọi việc huấn luyện thiết yếu là một thứ “tự-huấn-luyện”.
Tiếp đến là xác tín rằng mỗi người chúng ta vừa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc huấn luyện : chúng ta càng huấn luyện mình cho tốt hơn thì càng có khả năng huấn luyện người khác.
Điểm đặc biệt quan trọng là ý thức rằng công trình huấn luyện cho dù chắc chắn không thể nại tới các phương tiện và phương pháp của khoa học nhân văn một cách thông minh, nhưng nó chỉ hữu hiệu trong mức độ sẵn sàng để Thiên Chúa hành động : chỉ có cành nào không sợ để cho thợ vườn nho cắt tỉa mới mang lại hoa trái nhiều hơn cho chính mình và cho người khác."
Đọc tiếp »

GIẢ HÌNH (ĐTC Phanxicô, 25/08/2021)


“Nếu hôm nay anh chị em có chút thời gian, anh chị em hãy mở chương 23 Tin Mừng Mátthêu và xem xem bao nhiêu lần Chúa Giê-su nói: “Kẻ giả hình, kẻ giả hình, kẻ giả hình”, đây là cách tính giả hình tự biểu lộ nó.
Những kẻ giả hình là những người giả vờ, xu nịnh và lừa dối vì họ sống với một chiếc mặt nạ che mặt và không có đủ can đảm để đối mặt với sự thật. Vì lý do này, họ không có khả năng yêu thương thực sự: kẻ giả hình không biết cách yêu thương. Họ tự giới hạn mình vào việc sống theo chủ nghĩa vị kỷ và không có đủ sức mạnh để biểu lộ trái tim họ cách minh bạch. Có rất nhiều tình huống trong đó, tính giả hình đang hoạt động. Nó thường giấu mặt ở nơi làm việc, nơi người ta tỏ ra bầu bạn với đồng nghiệp, trong khi đâm sau lưng họ do óc tranh giành. Trong chính trị, điều thông thường là thấy những kẻ giả hình sống theo một cách ở nơi công cộng và sống theo một cách khác hẳn ở nơi riêng tư. Giả hình trong Giáo hội là điều đặc biệt đáng ghê tởm; và thật không may, giả hình hiện hữu trong Giáo hội và có nhiều Kitô hữu và thừa tác viên giả hình.
Chúng ta đừng bao giờ quên lời của Chúa: “Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5, 37). Thưa anh chị em, hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về thói giả hình mà Thánh Phaolô lên án, và Chúa Giêsu lên án: giả hình. Và chúng ta đừng sợ sống chân thật, nói sự thật, nghe sự thật, làm cho mình tuân theo lẽ thật, để chúng ta có thể yêu thương. Kẻ giả hình không biết yêu thương. Hành động khác với sự thật có nghĩa là gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất của Giáo hội, sự hiệp nhất mà chính Chúa đã cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 25/08/2021)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XXII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

HUẤN LUYỆN GIÁO DÂN TOÀN VẸN (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 60)


Nhiều khía cạnh phối hợp với nhau của việc huấn luyện toàn vẹn người giáo dân được lồng vào trong một tổng hợp đời sống như vậy.
Chắc chắn việc huấn luyện thiêng liêng phải chiếm một vị trí ưu tiên trong đời sống của mỗi người, bởi vì mỗi người được kêu gọi để không ngừng lớn lên trong tình thân mật với Đức Giêsu-Kitô, trong sự hòa hợp với ý muốn của Chúa Cha, trong sự tận tụy cho các anh em, trong bác ái và sự công bình. Công Đồng nói : “Đời sống kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô trong Giáo Hội được nuôi dưỡng bằng sự phù giúp thiêng liêng chung cho mọi tín hữu, nhất là bằng việc tham dự tích cực và Phụng Vụ thánh. Người giáo dân phải làm thế nào để nhờ những phương tiện ấy mà chu toàn nhiệm vụ trần thế trong những hoàn cảnh thường xuyên của cuộc sống mà vẫn không tách khỏi đời sống mình sự kết hiệp với Chúa Kitô, nhưng càng kết hiệp mật thiết hơn khi thi hành công việc của mình theo ý Thiên Chúa”.
Ngày nay, việc huấn luyện đạo lý cho các tín hữu mỗi ngày một khẩn thiết hơn, không những vì sự năng động tự nhiên thúc đẩy việc đào sâu đức tin, nhưng còn vì nhu cầu “chứng thực niềm hy vọng” nơi họ trước một thế giới cũng như trước những vấn đề nghiêm trọng và phức tạp của thế giới. Do đó, một hoạt động huấn giáo có hệ thống, thích hợp với lứa tuổi và với những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, một sự thăng tiến văn hóa theo tinh thần Kitô-giáo cách cương quyết hơn, được coi là tuyệt đối cần thiết, để có thể trả lời cho những vấn đề muôn thuở cũng như những vấn đề mới đang làm cho con người và vũ trụ hiện nay giao động.
Đặc biệt, một điều không thể thiếu được, là người giáo dân, nhất là những người tham gia nhiều cách khác nhau vào lãnh vực xã hội hoặc chính trị, cần phải hiểu biết chính xác hơn về học thuyết xã hội của Giáo Hội, như các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng đã nhiều lần đòi hỏi trong các phát biểu của mình. Khi nói tới việc tham gia của giáo dân vào chính trị, Thượng-hội-đồng đã diễn tả như sau : “Để người giáo dân có thể tích cực thực hiện dự phóng cao quý này trong lãnh vực chính trị (tức là dự phóng làm cho người ta nhìn nhận và quý trọng các giá trị nhân bản và Kitô-giáo), chỉ khuyến khích mà thôi thì không đủ, cần phải trao cho họ những phương tiện cần thiết để đào tạo lương tâm xã hội của họ, đặc biệt dựa vào học thuyết xã hội của Giáo Hội, là học thuyết bao gồm những nguyên tắc suy tư, những tiêu chuẩn phán đoán và những chỉ dẫn hành động (x. TB. Giáo Lý Đức Tin, “Huấn thị về Tự Do Kitô-giáo và giải phóng”, 72). Học thuyết này phải được đua vào trong chương trình huấn giáo cơ bản và phải được giải thích trong những khóa chuyên biệt cũng như trong các trường học và đại học. Cũng nên ghi nhận rằng học thuyết xã hội của Giáo Hội có tính năng động, nghĩa là nó thích ứng với hoàn cảnh không gian và thời gian. Các vị chủ chăn có quyền và nghĩa vụ đề ra những nguyên tắc lyuân lý thuộc lãnh vực xã hội cũng như những lãnh vực khác ; mọi kitô-hữu phải sẵn sàng bảo vệ các quyền con người ; tuy nhiên, việc dấn thân tích cực trong các đảng phái chính trị được dành cho người giáo dân”.
Trong bối cảnh của việc huấn luyện giáo dân cách toàn vẹn và thống nhất, phải luư tâm tài bồi các giá trị nhân bản ; đó là điều quan trọng trong công tác truyền giáo và tông đồ. Chính trong chiều hướng này, Công Đồng đã viết : “(Giáo dân) nên quý trọng chuyên môn nghề nghiệp, ý nghĩa gia đình và công dân, cũng như những đức tính liên quan tới đời sống xã hội chẳng hạn sự lương thiện, tinh thần công bình, lòng thành thực, sự tế nhị, lòng quả cảm ; không có những đức tính đó, không thể có đời sống kitô-hữu đích thực”.
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXII - TN C



Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC






Đọc tiếp »

Thực hiện lời dạy của Đức Giám Mục giáo phận trong Thư mục vụ hôm nay, chúng ta cùng cầu nguyện cho Trái Đất- ngôi nhà chung của nhân loại :




Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

CÙ MI LỄ MÔNICA

















Đọc tiếp »

27/08-Thánh nữ Mônica, lễ nhớ, Bổn mạng giới Hiền Mẫu


Hc 26 :
Phúc thay ai cưới được vợ hiền,
tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.
2 Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng,
được an vui suốt cả cuộc đời.
3 Vợ hiền là số tốt phận may
dành cho những người kính sợ Đức Chúa:
4 Giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui,
lúc nào nét mặt cũng tươi cười...
Vợ có duyên thì chồng hạnh phúc,
vợ khôn khéo thì chồng được nở mặt nở mày.
14 Phụ nữ cẩn ngôn là quà Đức Chúa ban,
không chi sánh bằng người có giáo dục.
15 Phụ nữ nết na là ân phúc tuyệt vời;
không chi quý giá bằng người tiết hạnh.
16 Người vợ hiền trong cửa nhà ngăn nắp
đẹp như vầng hồng trên chốn cao xanh của Đức Chúa.
17 Khuôn mặt diễm kiều với thân hình cân đối
ví như ngọn đèn toả sáng trên giá đền thờ.
18 Đôi chân thon thả với gót chân vững chắc
khác chi trụ vàng trên đế bạc.

Đọc tiếp »

COI CHỪNG KINH TẾ BỆNH HOẠN…(ĐTC Phanxicô, 26/08/2020)


“Đại dịch đã phơi bày và làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, trên hết là vấn đề bất bình đẳng... Những triệu chứng của sự bất bình đẳng trên cho thấy một căn bệnh xã hội; nó là một loại virus phát xuất từ một nền kinh tế bệnh hoạn. Và chúng ta phải nói một cách đơn giản: nó là một nền kinh tế đang mắc bệnh. Nó đã mắc bệnh. Nó đang mắc bệnh. Đó là hậu quả của một việc tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng - căn bệnh đó như thế đó: nó là hậu quả của tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng - coi thường các giá trị căn bản của con người. Trong thế giới ngày nay, một số ít người giàu có sở hữu nhiều hơn tất cả phần còn lại của nhân loại. Tôi xin lặp lại điều này để nó giúp chúng ta suy nghĩ: một số ít người giàu có, chỉ một nhóm nhỏ thôi, đang sở hữu nhiều hơn tất cả những người còn lại của nhân loại...
Sau cuộc khủng hoảng, liệu chúng ta có tiếp tục với hệ thống kinh tế bất công xã hội và đánh giá thấp sự quan tâm dành cho môi trường, cho công trình sáng tạo, cho ngôi nhà chung của chúng ta không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này. Mong các cộng đồng Kitô hữu của thế kỷ XXI phục hồi thực tại này - quan tâm đến mọi tạo vật và công bằng xã hội: chúng đi đôi với nhau… - nhờ thế làm chứng cho sự Phục sinh của Chúa. Nếu chúng ta chăm sóc của cải mà Đấng Hóa Công đã ban tặng cho chúng ta, nếu chúng ta đặt những gì chúng ta sở hữu làm của chung để không ai bị thiếu chúng, thì chúng ta sẽ thực sự gây hứng để đức cậy tái tạo một thế giới lành mạnh và bình đẳng hơn.
Và để kết luận, chúng ta hãy nghĩ đến những đứa trẻ. Hãy đọc số liệu thống kê: biết bao trẻ em ngày nay đang chết đói vì sự phân bổ của cải không tốt, vì hệ thống kinh tế, như tôi đã nói ở trên; và biết bao trẻ em ngày nay không được quyền học hành vì cùng y một lý do. Mong rằng hình ảnh về những đứa trẻ bị đói khát và thiếu học này giúp chúng ta hiểu rằng sau cuộc khủng hoảng này, chúng ta phải thoát ra khỏi nó tốt hơn.” (ĐTC Phanxicô, 26/08/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

27/08: THÁNH MÔNICA - Bổn mạng giới Hiền mẫu


Chúc mừng giới Hiền Mẫu và các chị em Bổn mạng thánh nữ MÔNICA !
Thánh nữ sinh năm 331 tại Ta-gát, Châu Phi, trong một gia đình theo Ki-tô giáo. Lúc còn thanh xuân, thánh nữ đã kết hôn với anh Pa-tri-xi-ô và sinh được những người con, trong đó có thánh Âu-tinh. Khi Âu-tinh mất đức tin, thánh nữ đã dâng những dòng lệ tựa những lời cầu nguyện âm thầm lên Thiên Chúa. Khi thấy Âu-tinh trở lại, thánh nữ đã tràn ngập vui mừng. Người không còn gì để chờ đợi ở trần gian này nữa, Thiên Chúa đã gọi người về ở Ốt-ti-a, năm 387, khi người đang sửa soạn trở về Châu Phi, quê hương của người. Thánh nữ là tấm gương sáng chói cho những người làm mẹ : nuôi dưỡng lòng tin bằng lời cầu nguyện và chiếu toả ra bên ngoài bằng các nhân đức.
Lạy Chúa là Đấng an ủi những ai sầu khổ, Chúa đã đoái thương nhậm lời thánh Mô-ni-ca khóc than cầu khẩn, mà cho con bà là Âu-tinh được ăn năn trở lại cùng Chúa. Xin cũng nhậm lời hai thánh chuyển cầu, mà cho chúng con biết thật tình ăn năn hối lỗi, để được Chúa khoan hồng thứ tha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần XXI- Mùa TN



Đọc tiếp »

HUẤN LUYỆN GIÁO DÂN (Trích tông huấn "Người Kitô hữu giáo dân" của ĐTC Gioan Phaolô II, 1988, số 59:)


“Đối với người giáo dân, việc khám phá và thực hiện ơn gọi và sứ mạng cá nhân đòi họ phải được huấn luyện để có một cuộc sống thống nhất, là nét ghi dấu nơi chính hữu thể của họ, với tư cách là những chi thể của Giáo Hội và là công dân của xã hội nhân loại.
Trong cuộc sống của họ, không thể có hai đời sống song song : một bên là đời sống gọi là “thiêng liêng” với những giá trị và những đòi hỏi riêng ; và bên kia là đời sống “trần thế”, nghĩa là đời sống gia đình, nghề nghiệp, những tương quan xã hội sự tham gia chính trị, các hoạt động văn hóa. Cành nho nào được ghép vào cây nho là Đức Kitô sẽ trổ sinh hoa trái trong mọi lãnh vực của hoạt động và của cuộc sống. Thực vậy, mọi lãnh vực của đời sống giáo dân đều nằm trong ý định của Thiên Chúa, Đấng muốn những lãnh vực đó là “môi trường lịch sử” để đức ái của Đức Giêsu Kitô được mặc khải và thực thi, nhằm vinh quang Chúa Cha và phục vụ các anh em. Mọi hoạt động, mọi tình huống, mọi dấn thân cụ thể, chẳng hạn như khả năng chuyên môn và sự liên đới trong công việc, sự yêu thương và tận tụy trong gia đình cũng như việc giáo dục con cái, dịch vụ xã hội và chính trị, việc trình bày chân lý trong lãnh vực văn hóa, tất cả những điều đó là cơ hội được Thiên Chúa quan phòng để “không ngừng thực thi đức tin, đức cậy và đức mến”.
Công Đồng Vatican II đã kêu gọi mọi người giáo dân hướng tới sự thống nhất đời sống này khi Công Đồng mạnh mẽ tố giác tính cách trầm trọng của sự phân cách giữa đức tin và đời sống, giữa Tin Mừng và Văn Hóa : “Công Đồng khuyến khích các kitô-hữu, công dân của cả hai đô thị, hãy nỗ lực chu toàn những bổn phận trần thế của họ, và chu toàn dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm. Thực sai lầm cho những ai biết rằng chúng ta không có một quê hương trường tồn ở trần thế, nhưng phải kiếm tìm một quê hương hậu lai, mà lại tưởng rằng mình có thể xao lãng các bổn phận trần gian, như thế là không nhận thấy chính đức tin buộc phải chu toàn các bổn phận đó hoàn hảo hơn, mỗi người tùy theo ơn gọi của mình. Ngược lại, cũng sai lầm không kém đối với những ai nghĩ rằng có thể dấn thân hoàn toàn vào các sinh hoạt trần thế như thể các sinh hoạt ấy hoàn toàn xa lạ với đời sống tôn giáo, vì cho rằng đời sống tôn giáo chỉ hệ tại những hành vi phụng tự và một vài bổn phận luân lý phải chu toàn. Sự phân ly giữa đức tin mà họ tuyên xưng và cuộc sống thường nhật của nhiều người phải kể vào số những sai lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta”.
Đó là lý do vì sao tôi đã khẳng định rằng một đức tin mà không trở thành văn hóa là một đức tin “không được đón nhận trọn vẹn, không được suy nghĩ thấu đáo, và không được sống một cách trung tín”.
Đọc tiếp »

THÁNH MÔNICA-BỔN MẠNG GIỚI HIỀN MẪU


BÀI ĐỌC I: Hc 26, 1-4. 16-21 (Hl 1-4. 13-16)
Bài trích sách Huấn Ca.
Phúc cho người chồng có được một người vợ hiền, vì sẽ được sống gấp đôi. Người vợ mạnh khoẻ là niềm hân hoan của người chồng và sẽ sống trong yên hàn: Một người vợ hiền là gia sản quý giá, nàng sẽ được ghi vào số những kẻ kính sợ Thiên Chúa, sẽ mang lại cho người chồng những công đức, luôn luôn tỏ lòng tốt đối với người giàu có và kẻ khó nghèo, lúc nào nét mặt cũng hân hoan.
Người vợ đức hạnh sẽ làm cho người chồng được sung sướng và được khoái trá tận xương tuỷ. Một phụ nữ đức hạnh là của Chúa ban cho. Một phụ nữ cẩn ngôn và có giáo dục là một bảo vật vô giá. Ơn lại thêm ơn, khi có một người vợ thánh thiện và danh thơm tiếng tốt. Vì một tâm hồn trong sạch thật là vô giá. Như mặt trời mọc lên chiếu sáng sự cao cả của Thiên Chúa thế nào, thì người vợ hiền cũng sẽ là vật trang trí cho tư thất mình như vậy.
Bài Ðọc II: Dt 5, 7-9
Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.
PHÚC ÂM : Lc 7, 11-17
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến một thành gọi là Naim. Các môn đệ và đám đông dân chúng cùng đi với Người. Khi Người đến gần cửa thành, thì gặp người ta đang khiêng đi chôn người con trai duy nhất của một bà goá kia và có đám đông dân thành đi đưa xác với mẹ nó.
Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: "Đừng khóc nữa". Đoạn tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và những người khiêng đứng lại. Bấy giờ Người phán: "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy". Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Rồi Người trao lại cho mẹ nó.
Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Một tiên tri cao cả xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người". Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận.
SUY NIỆM :
Xin tạ ơn Chúa với chị em vui mừng và hạnh phúc vì chồng con và làm cho gia đình tràn ngập tiếng cười… Hãy là “báu vật vô giá” trong nhà… để gia đình bạn “ơn lại thêm ơn”… !
Với các chị em phải rơi lệ, lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khóc, đã động lòng xót thương trước tiếng khóc của những người phụ nữ… xin an ủi và lau sạch nước mắt chúng con, những ai đang khóc vì người thân bị covid, những chị em có cảnh ngộ như Mônica…
Ước gì lời cầu nguyện trong nước mắt của chúng con, có sức cứu sống và chữa lành thể xác và tinh thần cho người thân… nhờ quyền năng Chúa. Amen.
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.