Ads 468x60px

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG (trái đất) (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)


“...Điều quan trọng là phải tái khám phá chiều kích chiêm niệm, tức là nhìn vào trái đất, nhìn công trình sáng tạo (sáng thế) như một hồng phúc, không phải như một điều để khai thác kiếm lợi: không. Khi chúng ta chiêm niệm, chúng ta khám phá ra nơi những người khác và nơi thiên nhiên một điều gì đó lớn hơn tính hữu dụng của họ. Đây là trọng tâm của vấn đề: việc chiêm niệm vượt ra ngoài tính hữu dụng của một điều gì đó. Chiêm niệm cái đẹp không có nghĩa là bóc lột nó, không: chiêm niệm. Nó có tính tự do. Chúng ta khám phá ra giá trị nội tại của những sự vật được Thiên Chúa ban cho chúng. Như nhiều bậc thầy linh đạo đã dạy chúng ta, trời, đất, biển và mọi tạo vật đều có khả năng mang tính biểu tượng này, hoặc khả năng huyền bí này để đưa chúng ta trở lại với Đấng Tạo Dựng và hiệp thông với sáng thế. Chẳng hạn, Thánh Inhaxiô thành Loyola, ở cuối cuốn Linh Thao của ngài, mời gọi chúng ta thực hiện “Chiêm niệm để tiến tới yêu thương”, nghĩa là xem xét việc Thiên Chúa nhìn các tạo vật của Người và vui mừng vì chúng như thế nào; để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong các tạo vật của Người, với sự tự do và ân sủng, để yêu thương và chăm sóc chúng.
Sự chiêm niệm, trong khi dẫn chúng ta đến một thái độ quan tâm, không phải là vấn đề nhìn vào thiên nhiên từ bên ngoài, như thể chúng ta không đắm mình trong đó. Nhưng chúng ta ở bên trong thiên nhiên, chúng ta là một phần của thiên nhiên. Đúng hơn, việc này được thực hiện từ bên trong, nhìn nhận chúng ta là một phần của sáng thế, khiến chúng ta trở thành những người chủ đạo chứ không chỉ là những khán giả đơn thuần của một thực tại vô định hình chỉ để được khai thác. Những người chiêm niệm theo cách này cảm nghiệm không những sự ngạc nhiên đối với những gì họ nhìn thấy mà còn bởi vì họ cảm thấy họ là một phần làm nên vẻ đẹp này; và họ cũng cảm thấy được kêu gọi để trông nom nó và bảo vệ nó. Và có một điều chúng ta không được quên: Những ai không thể chiêm niệm thiên nhiên và sáng thế, thì cũng không thể chiêm niệm con người trong sự phong phú đích thực của họ. Và những người sống để khai thác thiên nhiên rốt cục sẽ bóc lột con người và đối xử với họ như nô lệ. Đó là một quy luật phổ quát. Nếu không thể chiêm niệm thiên nhiên, anh chị em sẽ rất khó chiêm niệm con người, vẻ đẹp của con người, anh của anh chị em, chị của anh chị em. Tất cả chúng ta...” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)
Đọc tiếp »

LAVANG-MẸ BÌNH AN. Tạm biệt Mằng Lăng, Lavang, cho con đi về bình an…








Đọc tiếp »

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

BÉ NHỎ VÀ VĨ ĐẠI: cao 1m80 nặng hơn 100kg vẫn bé nhỏ giữa thánh đường Lavang vĩ đại. Hiệp ý cầu nguyện cho nhà Chúa sớm hoàn thành.







Đọc tiếp »

Thứ năm, 25 tn, bài đọc 1

Giảng viên 1 :
Ông Cô-he-lét nói : “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. 3 Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời ? 4 Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất mãi mãi trường tồn. 5 Mặt trời mọc rồi lặn ; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. 6 Gió thổi xuống phía nam, rồi xoay về phía bắc : gió xoay lui xoay tới rồi gió đi ; gió trở qua trở lại lòng vòng. 7 Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chảy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục. 8 Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới.
9Điều đã có, rồi ra sẽ có, chuyện đã làm, rồi lại sẽ làm ra :
dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ ?
10 “Nếu có điều gì đáng cho người ta nói : ‘Coi đây, cái mới đây này !’, thì điều ấy đã có trước chúng ta từ bao thế hệ rồi. 11 Chẳng ai còn nhớ đến người xưa, và đối với những người đến sau thì cũng thế ; các thế hệ mai sau sẽ chẳng còn nhớ đến họ.”
Suy niệm :
-Mọi sự ta có chỉ là “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”...
-Những gì ta biết, ta nghĩ, ta nói, ta viết... “đã có, rồi ra sẽ có, đã làm, rồi lại sẽ làm ra : dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ ?”...
Lạy Chúa, xin giúp con sống siêu thoát... !
Vanity of vanities, says Qoheleth, vanity of vanities! All things are vanity! What profit has man from all the labor which he toils at under the sun? One generation passes and another comes, but the world forever stays. The sun rises and the sun goes down; then it presses on to the place where it rises. Blowing now toward the south, then toward the north, the wind turns again and again, resuming its rounds. All rivers go to the sea, yet never does the sea become full. To the place where they go, the rivers keep on going. All speech is labored; there is nothing man can say. The eye is not satisfied with seeing nor is the ear filled with hearing. What has been, that will be; what has been done, that will be done. Nothing is new under the sun. Even the thing of which we say, "See, this is new!" has already existed in the ages that preceded us. There is no remembrance of the men of old; nor of those to come will there be any remembrance among those who come after them.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG-TRÁI ĐẤT (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)


“Nếu không có sự chiêm niệm, chúng ta sẽ dễ trở thành con mồi cho một chủ nghĩa qui nhân bất cân bằng và cao ngạo, cái “tôi” ở trung tâm của mọi sự, mang lại tầm quan trọng thái quá cho vai trò con người của chúng ta, định vị chúng ta như những kẻ thống trị tuyệt đối mọi tạo vật khác. Việc giải thích sai lệch các văn bản Kinh thánh về sáng thế đã góp phần vào việc giải thích sai lạc này, dẫn đến việc khai thác trái đất đến mức bóp nghẹt nó. Khai thác công trình sáng tạo : đó là tội lỗi. Chúng ta tin rằng chúng ta là trung tâm, đòi chiếm vị trí của Thiên Chúa và vì vậy chúng ta phá hủy thế hài hòa của mọi tạo vật, sự hài hòa trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta trở thành những kẻ săn mồi, quên đi ơn gọi của mình là người trông coi sự sống. Tất nhiên, chúng ta có thể và phải cày bừa trái đất để sống còn và phát triển. Nhưng cày bừa không đồng nghĩa với bóc lột, nó luôn đi kèm với sự chăm sóc: cày bừa và bảo vệ, làm việc và chăm sóc… Đó là sứ mệnh của chúng ta (x. St 2,15). Chúng ta không thể kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển trên bình diện vật chất mà không chăm sóc ngôi nhà chung đang chào đón chúng ta. Những anh chị em nghèo nhất của chúng ta và mẹ đất của chúng ta đang than khóc về những thiệt hại và bất công mà chúng ta đã gây ra, và yêu cầu chúng ta đi theo một con đường khác. Nó đòi hỏi chúng ta một sự hoán cải, một sự thay đổi đường đi; cả việc chăm sóc trái đất, chăm sóc toàn thể công trình Chúa tạo dựng...” (ĐTC Phanxicô, 16/09/2020)
Đọc tiếp »

21-09: LỄ THÁNH MATTHÊU, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG



Đọc tiếp »

HÃY VUI MỪNG TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ (Đức Hồng y Robert Sarah, 11/09/2020)


“-Chúng tôi không thể sống nếu không có cộng đoàn Kitô hữu, gia đình của Chúa; chúng tôi cần gặp gỡ những người anh chị em cùng chia sẻ hồng ân làm con Thiên Chúa, làm em của Đức Kitô, cùng được mời gọi nên thánh và đón nhận ơn cứu độ, dù rất khác biệt nhau về tuổi tác, về hoàn cảnh cá nhân, về các đặc sủng và ơn gọi riêng của mỗi người;
-Chúng tôi không thể sống nếu không có Nhà Chúa, cũng là nhà của chúng tôi, nếu không có nơi thánh để chúng tôi được sinh ra trong đức tin, nơi chúng tôi nhận ra sự hiện diện của Chúa quan phòng và vòng tay xót thương nâng dậy những ai đang quỵ ngã, nơi chúng tôi hiến thánh ơn gọi hôn nhân hoặc tu trì, nơi chúng tôi cầu nguyện và tạ ơn, vui mừng và than khóc, nơi chúng tôi phó dâng cho Chúa Cha những người thân yêu của chúng tôi đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế;
-Chúng tôi không thể sống nếu không có Chúa nhật, ngày của Chúa, ngày mang lại ánh sáng và ý nghĩa cho những chuỗi ngày lao động cũng như cho các bổn phận trong gia đình và xã hội.” (Đức Hồng y Robert Sarah, 11/09/2020)
Đọc tiếp »

CHÚA CHĂN NUÔI TÔI (Trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en-43, 11-16 :)


Quả thật, ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này : Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. 12 Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. 13 Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân, tập hợp chúng lại từ các nước và đưa chúng vào đất của chúng.
Ta sẽ chăn dắt chúng trên các núi Ít-ra-en, trong các thung lũng và tại mọi nơi trong xứ có thể ở được. 14Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Ít-ra-en. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Ít-ra-en. 15 Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng. 16 Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm ; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về ; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó ; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh ; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng.
Đọc tiếp »

PHỤC VỤ (ĐTC Phanxicô, 19/09/2021)


“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người” (Mc 9, 35). Nếu anh chị em muốn đứng đầu, anh chị em cần phải xếp hàng, xếp cuối cùng và phục vụ mọi người. Thông qua cụm từ gây ngỡ ngàng này, Chúa mở đầu cho một sự đảo ngược: Ngài lật ngược các tiêu chí về những gì thực sự quan trọng. Giá trị của một người không còn phụ thuộc vào vai trò của họ, công việc họ làm, số tiền họ có trong ngân hàng. Không, không, không, nó không phụ thuộc vào
những điều này. Sự vĩ đại và thành công trong mắt Thiên Chúa được đo lường một cách khác: chúng được đo lường bằng sự phục vụ. Không phải những gì ai đó đang sở hữu, nhưng dựa vào những gì người đó trao ban. Anh chị em có muốn là người lớn nhất không? Hãy phục vụ. Đây là con đường…
Càng phục vụ, chúng ta càng ý thức về sự hiện diện của Chúa. Trên hết, khi chúng ta phục vụ những người không thể hồi đáp, những người nghèo, đón nhận những khó khăn và nhu cầu của họ với lòng trắc ẩn, dịu dàng: thì đến lượt chúng ta, chúng ta khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa và đón nhận tình yêu đó…
Những người cần được phục vụ trên hết là: những người túng quẫn, những người không thể hồi đáp. Chúng ta hãy phục vụ những người cần nhận nhưng không thể hồi đáp lại. Khi chào đón những người bên lề, những người bị bỏ rơi, chúng ta chào đón Chúa Giêsu vì Ngài ở đó. Và nơi những người bé nhỏ, nơi người nghèo mà chúng ta phục vụ, ở đó chúng ta nhận được vòng tay âu yếm của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, trước thách đố của Tin Mừng, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi, người theo Chúa Giêsu, có quan tâm đến người bị bỏ rơi không? Hay tôi thích tìm kiếm sự thỏa mãn cá nhân, giống như các môn đệ ngày đó? Hay tôi chỉ hiểu cuộc sống ở khía cạnh cạnh tranh để giành giật cho bản thân với giá phải trả của người khác? Hay tôi tin rằng trở thành người đầu tiên có nghĩa là phục vụ? Và, cụ thể là: tôi có dành thời gian cho “một đứa trẻ”, cho một người không có cách nào để hồi đáp cho tôi không? Tôi có lo lắng cho một người không thể cho tôi bất cứ thứ gì để đáp lại, hay tôi chỉ cho người thân và anh chị em bạn bè của tôi? Đây là những câu hỏi mà chúng ta cần tự hỏi mình.” (ĐTC Phanxicô, 19/09/2021)
Đọc tiếp »

520 tham dự viên ĐẠI HỘI GIÁO DÂN TOÀN QUỐC LẦN 2…










Đọc tiếp »

Thánh lễ sáng tại thánh địa Đức Mẹ La vang





Đọc tiếp »

LAVANG ĐẠI HỘI GIÁO DÂN TOÀN QUỐC







Đọc tiếp »

THĂM MẰNG LĂNG Hiệp hành với giáo dân trên đường đến Lavang… 15g40, 19/09/2022 đến Lavang bình an





Đọc tiếp »

BÌNH MINH MẰNG LĂNG.

BÌNH MINH MẰNG LĂNG.
Dầng Thánh lễ,
Viếng hang lưu giữ Thánh tích Á Thánh Anrê Phú Yên
Xin Á Thánh phù giúp đoàn chúng con trong hành trình một ngày mới và suốt thời gian đại hội.




Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XXV- Mùa TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

HÃY VUI MỪNG TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ (Đức Hồng y Robert Sarah, 11/09/2020)


“Thời gian thiếu vắng Thánh lễ cũng cho chúng ta hiểu được tâm tư của anh chị em chúng ta, những vị tử đạo tại Abitina (đầu thế kỷ thứ IV), dù biết chắc chắn phải mang án chết, đã bình thản khẳng định trước các quan toà: “Sine Dominico non possumus”. Động từ non possumus (chúng tôi không thể) và danh từ Dominicum (điều thuộc về Chúa) không thể phiên dịch chỉ bằng một từ đơn giản nào được. Hôm nay, chúng ta chỉ có thể diễn đạt những sắc thái
tinh tế và ý nghĩa phong phú của câu nói này qua những suy tư thật ngắn gọn như sau:
– Chúng tôi không thể sống, không thể là Kitô hữu, không thể đạt đến mức độ viên mãn của nhân cách và khát vọng sâu xa hướng đến thiện hảo và hạnh phúc, nếu không có Lời Chúa, được định hình trong các cử hành phụng vụ và trở thành lời sống động, do chính Chúa nói với những ai biết mở rộng trái tim để lắng nghe Người;
– Chúng tôi không thể sống như những Kitô hữu, nếu không thông dự vào Hy tế Thánh Giá của Chúa Giêsu, Đấng đã hiến thân chịu chết để cứu độ nhân loại đang chết vì tội lỗi; Đấng Cứu Thế đã đón nhận và đưa nhân loại về với Chúa Cha; trong vòng tay của Đấng đã chịu đóng đinh trên thập giá, toàn thể nhân loại đau khổ tìm được ánh sáng và sức mạnh đỡ nâng.” (Đức Hồng y Robert Sarah, 11/09/2020)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXV -TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ LOẠI BỎ NỌC ĐỘC RẮN XƯA (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/09/2022)


“…Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin Mừng: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15). Đây là sự thay đổi mang tính quyết định: con rắn cứu sống đã đến giữa chúng ta. Chúa Giêsu, đã được giương cao trên cây Thánh giá, không cho phép những con rắn độc tấn công

để giết chết chúng ta. Đứng trước sự khốn cùng của chúng ta, Thiên
Chúa ban cho chúng ta một chân trời mới: nếu chúng ta luôn nhìn vào Chúa Giêsu, thì nọc độc của sự dữ không còn có thể chiến thắng chúng ta nữa, vì trên Thánh giá Người đã mang lấy trên mình nọc độc của tội lỗi và sự chết, và đè bẹp sức mạnh hủy diệt của chúng.
Đó là cách Chúa Cha đáp lại sự dữ lây lan trên thế giới: Người đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Đấng đến gần chúng ta theo cách mà chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng được. “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2Cr 5,21). Đó là sự vĩ đại vô biên của lòng thương xót của Thiên Chúa: Chúa Giêsu “mang lấy tội lỗi” vì chúng ta. Chúng ta có thể nói, trên Thánh giá, Chúa Giêsu “đã trở thành một con rắn”, để khi chiêm ngắm Người, chúng ta có thể chống lại những vết cắn độc của những con rắn độc ác tấn công chúng ta.
Thưa anh chị em, đây là con đường, con đường dẫn đến ơn cứu độ của chúng ta, sự tái sinh và sự phục sinh của chúng ta: chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Từ đỉnh cao của Thánh giá, chúng ta có thể nhìn cuộc sống của chúng ta và lịch sử của các dân tộc của chúng ta theo một cách nhìn mới. Vì từ Thánh giá của Chúa Kitô, chúng ta học được tình yêu thương, chứ không phải sự thù hận; lòng trắc ẩn, chứ không phải sự thờ ơ; lòng tha thứ chứ không phải sự báo thù. Vòng tay dang rộng của Chúa Giêsu là vòng tay của tình yêu dịu dàng mà Thiên Chúa muốn ôm choàng chúng ta. Chúng cho chúng ta thấy tình yêu huynh đệ mà chúng ta được kêu gọi để dành cho nhau và cho mọi người. Chúng chỉ cho chúng ta con đường, con đường của Kitô giáo. Đó không phải là con đường của áp đặt và cưỡng bức, của quyền lực và địa vị; nó không bao giờ đưa Thánh giá của Chúa Kitô lên để chống lại anh chị em của chúng ta, những người mà Chúa đã dâng hiến mạng sống cho họ! Con đường của Chúa Giêsu, con đường cứu độ thì khác: đó là con đường của một tình yêu nhưng không, khiêm nhường và phổ quát, không có "nếu" và cũng không có "nhưng".
Đúng, bởi vì trên cây gỗ của Thánh giá, Đức Kitô đã loại bỏ nọc độc khỏi con rắn sự dữ. Là một Kitô hữu có nghĩa là sống không có nọc độc: không cắn xé lẫn nhau, không phàn nàn, đổ lỗi và nhiều chuyện, không gieo rắc điều ác, không làm ô nhiễm trái đất bằng tội lỗi và sự không tin tưởng, những điều nảy sinh từ ma quỷ. Thưa anh chị em, chúng ta đã được tái sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thánh giá. Xin cho chúng ta được giải thoát khỏi nọc độc của sự chết (xem Kn 1,14), và hãy cầu nguyện để nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta có thể trở nên những Kitô hữu trọn vẹn hơn bao giờ hết: những chứng nhân vui tươi của sự sống mới, của tình yêu và hòa bình.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/09/2022)
Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XXIV- Mùa TN



Đọc tiếp »

ĐỪNG OÁN GHÉT, HÃY THA THỨ (ĐTCPhanxicô, 13/09/2020)


“Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu xâu xé, bao nhiêu chiến tranh có thể tránh được, nếu tha thứ và lòng thương xót là lối sống của chúng ta! Cần áp dụng tình yêu thương xót trong tất cả những tương quan giữa con người với nhau: giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa lòng cộng đoàn chúng ta, cả trong xã hội và chính trị. Sáng nay, tôi đã cử hành thánh lễ và dừng lại vì một câu trong bài đọc thứ I, trích từ sách Huấn ca, làm tôi chú ý đặc biệt: “Hãy nhớ đến lúc kết thúc và ngừng oán ghét”. Thật là một câu hay! Nhưng hãy nghĩ đến lúc kết thúc! Hãy nghĩ đến lúc bạn ở trong một quan tài và bạn mang oán ghét đến đó! Không dễ tha thứ, vì trong những lúc yên hàn, ta nói: “Nhưng mà người này người kia đã làm cho tôi bao nhiêu điều xấu, nhưng cả tôi cũng làm bao nhiêu điều như vậy. Tốt hơn hãy tha thứ để được tha thứ”. Nhưng rồi oán hận trở lại, như một con ruồi mùa hè gây phiền phức, nó cứ bay đi bay lại. Tha thứ không phải chỉ là một chuyện trong lúc này, nhưng là một điều liên tục chống lại sự oán hận. Hãy nghĩ đến lúc chết và chúng ta sẽ ngưng oán ghét.
Dụ ngôn hôm nay giúp chúng ta đón nhận trọn vẹn ý nghĩa câu mà chúng ta đọc trong kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Những lời này chứa đựng chân lý quan trọng. Chúng ta không thể xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta không tha thứ cho tha nhân. Nếu chúng ta không cố gắng tha thứ và yêu thương, thì cả chúng ta cũng không được tha thứ và yêu thương.” (ĐTCPhanxicô, 13/09/2020)
Đọc tiếp »

HÃY VUI MỪNG TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ (Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích, 11/09/2020)


“Với niềm xác tín rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi nhân loại do chính Người tạo dựng, và cả những thử thách khó khăn nhất cũng có thể mang lại ơn phúc, chúng ta đã chấp nhận tạm xa bàn thờ trong thời gian như thể phải kiêng nhịn, không có Thánh lễ, một dịp tốt để giúp chúng ta tái khám phá tầm quan trọng thiết yếu, nét đẹp và giá trị cao quý vô cùng của Thánh lễ. Ngay khi có thể, chúng ta phải cử hành lại Thánh lễ với trái tim tinh tuyền, với những cảm nhận mới, trong niềm khát khao được gặp Chúa, được kết hiệp với Chúa, được đón nhận và đem Chúa đến cho anh chị em chúng ta qua nếp sống tràn đầy tin cậy mến.” (Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích, 11/09/2020)



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

CON RẮN CHẾT CHÓC (ĐTC Phanxicô giảng lễ Suy Tôn Thánh Giá, 14/09/2022)


“Thập giá là giá xử tử, nhưng hôm nay chúng ta cử hành lễ Suy tôn Thánh giá của Chúa Kitô, bởi vì trên cây gỗ đó, Chúa Giêsu đã tự mình gánh lấy tội lỗi của chúng ta và sự dữ của thế gian, và đánh bại chúng bằng tình yêu của Người. Vì thế, chúng ta tôn vinh Thánh giá. Lời Chúa mà chúng ta đã nghe nói với chúng ta về điều đó, bằng cách cho thấy sự đối nghịch, một bên là những con rắn cắn

chết và một bên là con rắn cứu sống. Chúng ta hãy suy tư về hai hình ảnh
này.
Trước hết là những con rắn cắn. Chúng tấn công người dân, những người đã vô số lần phạm tội lẩm bẩm, phàn nàn. Lầm bầm chống lại Thiên Chúa không chỉ có nghĩa là phản đối Người; cách sâu xa hơn, điều đó có nghĩa là trong lòng người dân Israel đã không còn sự tin cậy vào Thiên Chúa, vào lời hứa của Người. Thật vậy, dân Chúa đang đi trong sa mạc, hướng về miền đất hứa và họ mệt mỏi, không thể chịu nổi cuộc hành trình (x. Ds 21,4). Và rồi họ trở nên nản lòng, mất hy vọng, và đến một lúc nào đó, họ dường như quên lời hứa của Thiên Chúa. Họ thậm chí không còn đủ sức để tin rằng chính Thiên Chúa đang hướng dẫn họ đến một vùng đất trù phú và tươi tốt.
Không phải ngẫu nhiên mà khi lòng tin cậy vào Thiên Chúa vơi đi thì dân chúng lại bị rắn cắn chết. Nó nhắc chúng ta nhớ đến con rắn đầu tiên được đề cập trong Kinh Thánh, trong sách Sáng thế, kẻ cám dỗ đã đầu độc trái tim của con người để khiến họ nghi ngờ Thiên Chúa. Ma quỷ, dưới hình dạng một con rắn, đã lừa dối ông Ađam và bà Evà và khiến họ mất tin tưởng bằng cách thuyết phục họ rằng Thiên Chúa không tốt lành, nhưng ghen tị với tự do và hạnh phúc của họ. Và bây giờ, trong sa mạc, những con rắn trở lại; lần này là những con "rắn lửa" (câu 6). Nó có nghĩa là tội nguyên tổ quay trở lại: dân Israel nghi ngờ Thiên Chúa, không tin cậy Người, họ phàn nàn và nổi loạn chống lại Đấng đã ban cho họ sự sống và vì vậy họ gặp phải sự chết. Đây là kết quả của những trái tim ngờ vực!
Anh chị em thân mến, phần đầu tiên của tường thuật này yêu cầu chúng ta quan sát kỹ những khoảnh khắc trong lịch sử cá nhân và cộng đồng của chúng ta, những lúc mà sự tin tưởng vào Thiên Chúa và niềm tin giữa chúng ta bị mất đi. Đã bao lần, vì thất vọng và thiếu kiên nhẫn, chúng ta đã héo mòn trong sa mạc của chính mình, đánh mất mục tiêu của cuộc hành trình! Ngay cả trong đất nước vĩ đại này cũng có sa mạc, trong khi mang đến một phong cảnh tuyệt đẹp, nó nói với chúng ta về sự mệt mỏi, sự khô khan mà đôi khi chúng ta mang trong lòng. Đó là những giây phút mệt mỏi và thử thách, khi mà chúng ta không còn đủ sức để nhìn lên cao, hướng về Thiên Chúa; đó là những tình huống trong đời sống cá nhân, Giáo hội và xã hội, trong đó chúng ta bị con rắn của sự ngờ vực cắn, bị nhiễm độc thất vọng và tuyệt vọng, của sự bi quan và cam chịu, và bị đóng kín trong cái tôi của mình, mất đi tất cả sự nhiệt thành…” (ĐTC Phanxicô giảng lễ Suy Tôn Thánh Giá, 14/09/2022)
Đọc tiếp »

TÔI CÓ THAO THỨC TÌM CHIÊN LẠC KHÔNG ? (ĐTC Phanxicô, 11/09/2022)


“…Thưa anh chị em, Thiên Chúa là như thế này: Ngài không “yên tâm” nếu chúng ta đi lạc khỏi Ngài, Ngài đau buồn, Ngài run rẩy trong bản thể sâu thẳm nhất của mình; và Ngài bắt đầu tìm kiếm chúng ta, cho đến khi Ngài đưa chúng ta trở lại trong vòng tay của Ngài. Chúa không tính toán thiệt hại và rủi ro; Ngài có trái tim của một người cha và một người mẹ, và đau khổ vì thiếu những đứa con thân yêu của mình. “Nhưng tại sao Ngài lại đau khổ
nếu đứa con trai này là một tên vô lại, nếu anh ta đã ra đi?” Ngài đau khổ, Ngài rất khổ đau. Chúa đau khổ vì khoảng cách của chúng ta với Ngài và khi chúng ta lạc lối, Ngài chờ đợi sự trở lại của chúng ta. Hãy nhớ rằng: Thiên Chúa luôn mở rộng vòng tay chờ đợi chúng ta, dù chúng ta có thể bị lạc mất trong bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Như một Thánh Vịnh đã nói, Ngài sẽ “không chợp mắt ngủ yên cho đành”, Ngài luôn dõi theo chúng ta (xem 121,4-5).
Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại chính mình và tự hỏi: chúng ta có noi gương Chúa trong điều này, tức là chúng ta có lo lắng về những gì còn thiếu không? Chúng ta có hoài niệm về những người đang mất tích, những người đã trôi dạt khỏi đời sống Kitô hữu không? Chúng ta mang trong mình sự bồn chồn nội tâm này, hay chúng ta đang thanh thản và không bị xáo trộn giữa chính mình? Nói cách khác, chúng ta có thực sự nhớ những người đang mất tích trong cộng đồng của chúng ta, hay chúng ta giả vờ và không để điều đó chạm đến trái tim của chúng ta? Tôi có thực sự nhớ những người đang thiếu trong cuộc sống của tôi không? Hay là chúng ta thoải mái với nhau, bình tĩnh và hạnh phúc trong nhóm của mình - “Tôi tham gia một nhóm tông đồ rất tốt…” - mà không có lòng trắc ẩn với những người ở xa? Đó không phải là một câu hỏi liên quan đơn thuần đến việc “cởi mở với người khác”, đó là Tin Mừng! Người chăn chiên của câu chuyện ngụ ngôn không nói, “Tôi có chín mươi chín con chiên khác, tại sao tôi phải lãng phí thời gian để đi tìm con chiên đi lạc?” Thay vào đó, anh ấy đã đi tìm.
Sau đó, chúng ta hãy suy ngẫm về các mối quan hệ của chúng ta: tôi có cầu nguyện cho những người không tin, những người đã trôi dạt, những người cay đắng không? Chúng ta có thu hút những người xa cách qua phong cách của Thiên Chúa, đó là sự gần gũi, từ bi và dịu dàng không? Chúa Cha yêu cầu chúng ta phải quan tâm đến những đứa con mà Ngài nhớ nhất. Chúng ta hãy nghĩ về một người nào đó mà chúng ta biết, người gần gũi với chúng ta và có lẽ chưa bao giờ nghe ai nói rằng: “Bạn biết đấy, bạn quan trọng đối với Thiên Chúa”. “Nhưng tôi đang ở trong một tình huống bất thường, tôi đã làm điều tồi tệ này, điều kia…”. “Bạn là người quan trọng đối với Thiên Chúa”, hãy nói với anh ấy. “Bạn không tìm kiếm Người, nhưng Người đang tìm kiếm bạn”.
Chúng ta, những người nam nữ có trái tim bồn chồn, hãy bối rối trước những câu hỏi này, và cầu nguyện với Đức Mẹ, người mẹ không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm và chăm sóc chúng ta, là những con cái của Mẹ.” (ĐTC Phanxicô, 11/09/2022)
Đọc tiếp »

Thứ sáu , Tuần XXIV- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

CHÚA KHÔNG MUỐN AI LẠC MẤT (ĐTC Phanxicô, 11/09/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta ba dụ ngôn về lòng thương xót (x. Lc 15,4-32); Những dụ ngôn này được gọi như thế vì thể hiện tấm lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu kể những dụ ngôn này nhằm đáp lại những lời càu nhàu của những người Pharisêu và các kinh sư, họ nói: “Người này tiếp đón những người tội lỗi và dùng bữa với chúng” (c.2). Họ bị tai tiếng vì Chúa Giêsu ở giữa những người tội lỗi. Nếu đối với họ điều này gây tai tiếng về mặt tôn giáo, thì Chúa Giêsu, bằng cách tiếp đón những người tội lỗi và dùng bữa với họ, đã bày tỏ cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa chính là như thế: Thiên Chúa không loại trừ ai, Người muốn mọi người tham gia trong bữa tiệc của Người, vì Người yêu mọi người như con của Người: mọi người, không ai bị loại trừ, tất cả mọi người. Sau đó, ba dụ ngôn tóm tắt trọng tâm của Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha và đến tìm kiếm chúng ta bất cứ khi nào chúng ta lạc lối.
Thật vậy, nhân vật chính của các câu chuyện ngụ ngôn, đại diện cho Thiên Chúa, là một mục tử đi tìm con chiên bị mất, một người phụ nữ tìm thấy đồng xu bị mất, và cha của đứa con hoang đàng. Chúng ta hãy xem xét một khía cạnh mà cả ba nhân vật chính này đều có điểm chung. Về cơ bản, cả ba đều có điểm chung, mà chúng ta có thể định nghĩa như thế này: bồn chồn vì thiếu thứ gì đó - cho dù là đang nhớ một con chiên, đang nhớ một đồng xu, đang nhớ một đứa con trai - cảm giác khó chịu khi thiếu một thứ gì đó, cả ba nhân vật chính của những câu chuyện ngụ ngôn này không thoải mái vì họ đang thiếu một cái gì đó. Rốt cuộc, cả ba người, nếu họ biết tính toán, có thể yên tâm: người chăn cừu đang bỏ lỡ một con cừu, nhưng anh ta vẫn còn tới chín mươi chín con khác - “lạc mất một con thì đã sao”; người phụ nữ thiếu một đồng xu, nhưng có chín đồng khác; và ngay cả người cha vẫn có một đứa con trai khác, ngoan ngoãn, cống hiến hết mình - tại sao lại nghĩ về người đã ra đi sống một cuộc đời phóng đãng? Tuy nhiên, có một sự lo lắng trong lòng họ - trong lòng người chăn chiên, người phụ nữ và người cha - về những gì còn thiếu: con chiên, đồng tiền, đứa con trai đã ra đi. Một người yêu thương quan tâm đến người mất tích, mong mỏi người vắng mặt, tìm kiếm người đã mất, chờ đợi người đã đi lạc. Vì Ngài muốn không ai bị lạc mất… (ĐTC Phanxicô, 11/09/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Thứ tư, 24 tn-Bài đọc 1


1Cr 12, 31-13,13 :
31 Thưa anh em, trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả.
13 1 Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. 2 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. 3 Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. 4 Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, 5 không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, 6 không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. 7 Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. 8 Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư ? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng ? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư ? Rồi cũng chẳng còn. 9 Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. 10 Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi. 11 Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con ; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. 12 Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. 13 Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.
Suy niệm :
“Bài ca đức ái” của thánh Phaolô quá hay và đầy đủ ý nghĩa từng chữ, từng lời, chúng ta cần đọc kỹ nhiều lần, suy niệm và cầu nguyện...
Lạy Chúa, chúng con thường tìm kiếm những điều mình cho là cao siêu, nhưng xa vời : biết nhiều thứ tiếng, biết tương lai vận mệnh thời thế, năng lực đào núi lấp sông... mà quên điều cao quí hơn tất cả, cần thiết nhất... nhưng gần gũi và “ai tìm thì sẽ gặp” là Đức ái...
Xin cho con ngày một gia tăng đức ái, tình yêu, lòng mến với những dấu chỉ thấy được : “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu... tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được...” Để chúng con giống Chúa là Tình Yêu. Amen.
Đọc tiếp »

NGÀY 14-09: LÊ SUY TÔN THÁNH GIÁ



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.