“21. Đi từ cuộc đời thơ ấu và ẩn dật tại làng Na-da-rét đến cuộc đời công khai của Đức Giêsu, việc chiêm ngưỡng dẫn chúng ta đến những mầu nhiệm có thể được gọi một cách đặc biệt là các mầu nhiệm ánh sáng. Dĩ nhiên, toàn thể các mầu nhiệm Đức Kitô là một mầu nhiệm ánh sáng. Người là ánh sáng thế gian (Ga 8,12). Tuy nhiên, chân lý này tỏ hiện một cách đặc biệt qua những năm tháng của cuộc đời công khai, khi Người công bố Tin mừng Nước Thiên Chúa. Để đề nghị cho cộng đoàn Kitô hữu năm thời điểm quan trọng – các mầu nhiệm chói sáng – trong giai đoạn này của cuộc đời Đức Kitô, tôi nghĩ nên chọn ra những mầu nhiệm sau đây: (1) Chịu phép rửa tại sông Gióc-đan (2) Tỏ mình ra tại tiệc cưới Ca-na (3) Công bố Nước Thiên Chúa và kêu mời sám hối (4) Hiển Dung, và cuối cùng (5) Thiết lập Bí tích Thánh thể như là một biểu hiện có tính bí tích của Mầu nhiệm Vượt qua. Mỗi mầu nhiệm trên là một mạc khải về Nước Thiên Chúa đang hiện diện trong chính bản thân Đức Giêsu. Phép rửa tại sông Gióc-đan tiên vàn là một mầu nhiệm ánh sáng. Tại đây, khi Người bước xuống sông Gióc-đan, Đấng vô tội đã trở thành tội vì chúng ta (x. 2Cr 5,21), thì cửa trời rộng mở và có tiếng Chúa Cha tuyên nhận Người là Con yêu dấu (x. Mt 3,17 và song song), trong khi đó, Thánh Thần ngự xuống trên Người và trao cho Người sứ mạng mà Người phải thi hành. Một mầu nhiệm ánh sáng khác là dấu chỉ đầu tiên tại Ca-na (x. Ga 2,1- 12), khi Người biến nước thành rượu và mở rộng tâm hồn các môn đệ để đón nhận đức tin, nhờ sự can thiệp của Đức Maria, người tín hữu đầu tiên. Một mầu nhiệm ánh sáng khác là lời giảng dạy, qua đó Đức Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa đang đến, kêu mời sám hối (x. Mc 1,15) và tha thứ tội lỗi cho tất cả những ai đến với Người trong tâm tình tin tưởng khiêm hạ (x. Mc 2,3-13; Lc 7,47-48): đó là khởi đầu của tác vụ bày tỏ lòng thương xót mà Người tiếp tục thi hành cho đến ngày tận thế, nhất là qua Bí tích Hoà giải mà Người uỷ thác cho Giáo hội (x. Ga 20,22-23). Mầu nhiệm ánh sáng trổi vượt hơn cả là biến cố Hiển dung, mà truyền thống tin là đã xảy ra trên núi Ta-bo. Vinh quang Thiên Chúa chói ngời trên dung nhan Đức Kitô trong khi Chúa Cha truyền lệnh cho các tông đồ đang kinh hãi phải nghe lời Người (x. Lc 9,35 và song song) và chuẩn bị cho họ cùng với Người kinh nghiệm nỗi thống khổ trong cuộc Khổ nạn, để đến với Người trong niềm vui phục sinh và trong cuộc sống được biến hình nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Mầu nhiệm ánh sáng cuối cùng là việc thiết lập bí tích Thánh thể, qua đó Đức Kitô trao ban mình và máu Người dưới hình bánh và rượu, và khẳng định Người yêu thương nhân loại cho đến cùng (Ga 13,1), Người sẽ hi sinh hiến mình để cứu chuộc nhân loại.
Trong các mầu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ Ca-na, sự hiện diện của Đức Maria là ở hậu cảnh. Các sách Tin mừng chỉ nhắc đến sự hiện hiện tình cờ của Đức Maria lúc này lúc nọ trong cuộc đời rao giảng của Đức Giêsu (x. Mc 3,31-35; Ga 2,12), và không đưa ra chỉ dẫn nào cho thấy Mẹ hiện diện trong Bữa Tiệc Ly hay trong thời điểm thiết lập bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, vai trò Mẹ đảm nhận trong tiệc cưới Ca-na cách nào đó đã đồng hành với Đức Kitô suốt sứ vụ của Người. Mặc khải do Chúa Cha ban trực tiếp trong biến cố Phép rửa tại sông Gióc-đan và được Gio-an Tẩy giả làm vang vọng, được đặt trên môi miệng của Đức Maria tại tiệc cưới Ca-na, và nó trở thành lời khuyên từ mẫu quan trọng nhất mà Đức Maria gởi đến Giáo hội ở mọi thời đại: Hãy làm điều Người dạy bảo (Ga 2,5). Lời khuyên này là một lời giới thiệu rất thích hợp về những lời và dấu chỉ trong sứ vụ công khai của Đức Kitô và hình thành nền tảng thánh mẫu học của mỗi một mầu nhiệm ánh sáng.”
21. Moving on from the infancy and the hidden life in Nazareth to the public life of Jesus, our contemplation brings us to those mysteries which may be called in a special way “mysteries of light”. Certainly the whole mystery of Christ is a mystery of light. He is the “light of the world” (Jn 8:12). Yet this truth emerges in a special way during the years of his public life, when he proclaims the Gospel of the Kingdom. In proposing to the Christian community five significant moments – “luminous” mysteries – during this phase of Christ's life, I think that the following can be fittingly singled out: (1) his Baptism in the Jordan, (2) his self-manifestation at the wedding of Cana, (3) his proclamation of the Kingdom of God, with his call to conversion, (4) his Transfiguration, and finally, (5) his institution of the Eucharist, as the sacramental expression of the Paschal Mystery.
Each of these mysteries is a revelation of the Kingdom now present in the very person of Jesus. The Baptism in the Jordan is first of all a mystery of light. Here, as Christ descends into the waters, the innocent one who became “sin” for our sake (cf. 2Cor 5:21), the heavens open wide and the voice of the Father declares him the beloved Son (cf. Mt 3:17 and parallels), while the Spirit descends on him to invest him with the mission which he is to carry out. Another mystery of light is the first of the signs, given at Cana (cf. Jn 2:1- 12), when Christ changes water into wine and opens the hearts of the disciples to faith, thanks to the intervention of Mary, the first among believers. Another mystery of light is the preaching by which Jesus proclaims the coming of the Kingdom of God, calls to conversion (cf. Mk 1:15) and forgives the sins of all who draw near to him in humble trust (cf. Mk 2:3-13; Lk 7:47- 48): the inauguration of that ministry of mercy which he continues to exercise until the end of the world, particularly through the Sacrament of Reconciliation which he has entrusted to his Church (cf. Jn 20:22-23). The mystery of light par excellence is the Transfiguration, traditionally believed to have taken place on Mount Tabor. The glory of the Godhead shines forth from the face of Christ as the Father commands the astonished Apostles to “listen to him” (cf. Lk 9:35 and parallels) and to prepare to experience with him the agony of the Passion, so as to come with him to the joy of the Resurrection and a life transfigured by the Holy Spirit. A final mystery of light is the institution of the Eucharist, in which Christ offers his body and blood as food under the signs of bread and wine, and testifies “to the end” his love for humanity (Jn 13:1), for whose salvation he will offer himself in sacrifice.
In these mysteries, apart from the miracle at Cana, the presence of Mary remains in the background. The Gospels make only the briefest reference to her occasional presence at one moment or other during the preaching of Jesus (cf. Mk 3:31-5; Jn 2:12), and they give no indication that she was present at the Last Supper and the institution of the Eucharist. Yet the role she assumed at Cana in some way accompanies Christ throughout his ministry. The revelation made directly by the Father at the Baptism in the Jordan and echoed by John the Baptist is placed upon Mary's lips at Cana, and it becomes the great maternal counsel which Mary addresses to the Church of every age: “Do whatever he tells you” (Jn 2:5). This counsel is a fitting introduction to the words and signs of Christ's public ministry and it forms the Marian foundation of all the “mysteries of light”.