Ads 468x60px

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

CHẾT-SỐNG ĐỜI ĐỜI (Thánh Ambrôsiô)


“Trước kia, cái chết đã không thuộc về bản tính loài người, nhưng nay đã nhập vào bản tính ấy ; quả vậy, Thiên Chúa đã không lập ra sự chết từ ban đầu, nhưng đã dùng nó làm phương thuốc trị liệu. Một khi, vì tội bất tuân, con người bị kết án phải vất vả triền miên, phải than van khóc lóc, thì kiếp người trở thành khốn khổ. Cần phải chấm dứt các nỗi bất hạnh, để sự chết trả lại những gì sự sống đã đánh mất. Nếu không có ơn Chúa trợ giúp, thì bất tử sẽ là gánh
nặng hơn là lợi ích.
Linh hồn phải ra khỏi cuộc đời rối ren, khỏi xác đất vật hèn lăn lộn trong vũng bùn nhơ, mà hướng về hội vui thiên quốc, nơi chỉ thần thánh mới tới được. Ở đó, linh hồn phải dâng lời ngợi khen Thiên Chúa, lời ngợi khen mà qua bài đọc sách Ngôn Sứ, chúng ta biết có những nhạc công vừa gảy đàn vừa ca hát rằng : Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, sự nghiệp Ngài thật lớn lao kỳ diệu ! Lạy Đức Vua trị vì muôn nước, đường lối Ngài quả chân thật công minh ! Lạy Chúa, nào có ai không kính sợ Chúa ? Ai mà chẳng tôn vinh danh Ngài ? Vì chỉ có Ngài chí thánh chí tôn. Người muôn nước sẽ về phủ phục trước Tôn Nhan. Lạy Chúa Giê-su, linh hồn cũng được tham dự hôn lễ của Ngài với hiền thê ; hiền thê không còn lệ thuộc vào trần gian, nhưng kết hợp với thần khí, được rước từ đất lên trời giữa muôn ngàn tiếng reo vui : Mọi phàm nhân sẽ đến với Ngài.
Điều vua thánh Đa-vít ước ao hơn cả là được ngắm nhìn và chiêm ngưỡng những điều nói trên. Cuối cùng, vua nói : Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi mọi ngày trong suốt cuộc đời, để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang.” (Thánh Ambrôsiô)
Đọc tiếp »

ÂN XÁ- GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO -1992

số 1467 : Ân xá là gì?
“Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Ki-tô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh quy định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh”.
“Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá, còn gọi là toàn xá (Phao-lô VI, Tông hiến “Giáo lý về lòng khoan dung”, 1-3).”Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời”.
1472 : Để hiểu giáo lý và cách thực hành của Hội Thánh, chúng ta phải biết tội có hai hậu quả. Tội nặng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này gọi là “hình phạt đời đời”.
Ngoài ra, tất cả các tội dù là tội nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy hoặc ngay đời này hoặc sau khi chết trong luyện ngục. Sự thanh luyện đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi “hình phạt tạm”. Những hình phạt này không thể được coi như hình thức báo thù Thiên Chúa giáng xuống trên chúng ta, mà phải coi là xuất phát từ bản chất của tội. Nếu tội nhân hoán cải do đức mến thiết tha thúc đẩy, họ có thể được thanh luyện hoàn toàn đến độ không cần một hình phạt nào nữa.
1473 : Được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các hình phạt đời đời do tội. Nhưng những hình phạt tạm vẫn còn. Người Ki-tô hữu phải cố gắng đón nhận các hình phạt tạm này như một ân sủng, bằng cách nhẫn nại chịu đựng những đau khổ và thử thách đủ loại, ngay cả cái chết. Họ phải cởi bỏ hoàn toàn “con người cũ” và mặc lấy “con người mới” (x. Ep 4,24), nhờ làm những việc từ bi và bác ái cũng như nhờ cầu nguyện và sám hối.
1478 : Chính Hội Thánh ban phát ân xá. Nhờ quyền cầm buộc và tháo cởi do Đức Ki-tô ban, Hội Thánh chuyển cầu cho người Ki-tô hữu và mở cho họ kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh để Chúa Cha nhân từ tha cho họ những hình phạt tạm phải chịu vì tội. Như thế, Hội Thánh chẳng những muốn nâng đỡ người tín hữu, mà còn khuyến khích họ làm những việc đạo đức, thống hối và bác ái” (x. Phao-lô VI, sđd 8; CĐ Tren-tô: DS 1835).
1479 : Vì những tín hữu đã qua đời đang chịu thanh luyện cũng là thành phần của cộng đoàn Dân Thánh, một trong những cách chúng ta có thể giúp họ là nhờ các ân xá để họ được tha các hình phạt tạm thời trong luyện ngục.
Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:
1. Làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá, như tháng 11 thì viếng nhà thờ, viếng đất thánh (nghĩa trang); chầu Thánh Thể nữa giờ, đọc Kinh Thánh nữa giờ...
2. Ba việc không thể thiếu cho mọi dịp lãnh ân xá :
-Xưng tội : có thể trước hoặc sau ngày lãnh ân xá, và để được ơn toàn xá phải sạch cả tội nhẹ
-Rước lễ : chính ngày lãnh ân xá
-Cầu nguyện theo ý Ðức Giáo Hoàng : có thể đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng hay hướng lời cầu nguyện theo ý ĐGH.
Mỗi ngày hưởng ân xá chỉ một lần.
Đọc tiếp »

“Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an”. (Mt 5, 5) (ĐTC Phanxicô, 01/11/2020)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong ngày lễ trọng kính Các Thánh này, Giáo hội mời gọi chúng ta suy tư về niềm hy vọng lớn lao dựa trên sự phục sinh của Chúa Kitô: Chúa Kitô đã sống lại và chúng ta cũng sẽ sống lại với Người. Các Thánh và các Chân phước là những nhân chứng có thế giá nhất cho niềm hy vọng Kitô giáo, vì các ngài đã sống trọn vẹn chứng tá ấy trong cuộc đời của mình, giữa những hân hoan và đau khổ, các ngài thực hiện các Mối Phúc mà Chúa Giêsu đã rao giảng và ngày nay đang vang dội trong Phụng vụ (x. Mt 5, 1- 12a). Thực ra, Tám Mối Phúc Thật được đề cập đến trong bài Tin Mừng là con đường nên thánh. Giờ đây tôi muốn đề cập đến hai Mối Phúc, thứ ba và thứ hai.
Mối Phúc thứ ba là thế này: “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an”. Những lời này có vẻ mâu thuẫn, bởi vì khóc không phải là dấu chỉ của niềm vui và hạnh phúc. Những lý do khiến người ta bật khóc và đau khổ là cái chết, bệnh tật, nghịch cảnh đạo đức, tội lỗi và sai lầm: đó là những điều thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, ghi dấu bởi sự mong manh, yếu đuối và những khó khăn. Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta thường được ghi dấu bởi những tổn thương và thử thách gây ra bởi những thái độ vô ơn và hiểu lầm. Chúa Giêsu tuyên bố chúc phúc cho những ai khóc vì những thực tại này và, bất chấp mọi sự, anh chị em hãy tin cậy vào Chúa và đặt mình dưới bóng của Ngài. Các thánh không phải là những người thờ ơ, cũng chẳng phải là những người lòng dạ đã chai sạn vì đau đớn, nhưng các vị là những người biết kiên nhẫn hy vọng vào ơn an ủi của Chúa. Và các ngài đã trải nghiệm được niềm ủi an ấy ngay trong cuộc sống này.” (ĐTC Phanxicô, 01/11/2020)
Đọc tiếp »

ĐẤT THÁNH CÙ MI 01/11/2022

-Thứ Tư ngày 02: CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI [Cù Mi 3 LỄ]
04g40 tại Nhà Thờ ; 10g00 tại Nhà Thờ ; 17g15 tại Đất Thánh
-Từ ngày 02 đến ngày 08, lễ chiều tại Đất Thánh lúc 17g15 (nếu trời mưa và chiều thứ bảy thì lễ ở nhà thờ, chiều Chúa Nhật nghỉ)
-Trưa ngày 01 đến nữa đêm ngày 02, viếng nhà thờ ; và từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 11, viếng Đất Thánh thì được ơn Đại Xá với điều kiện xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng.




Đọc tiếp »

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

THÁNH: SỐNG LÀ CON CHÚA Ở TRẦN GIAN-CHẾT NÊN GIỐNG CHÚA VINH QUANG THIÊN ĐÀNG

Ngày 01 tháng 11:
CÁC THÁNH NAM NỮ, lễ trọng
Bđ2, 1Ga 3 :
1Anh em thân mến,
anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào :
Người yêu đến nỗi
cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
- mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.
Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta,
là vì thế gian đã không biết Người.
2Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa ;
nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.
Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện,
chúng ta sẽ nên giống như Người,
vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.
3Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Ki-tô
thì làm cho mình nên thanh sạch
như Người là Đấng thanh sạch.
Suy niệm :
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa “yêu chúng con dường nào :
Người yêu đến nỗi cho chúng con được gọi là con Thiên Chúa mà thực sự chúng con là con Thiên Chúa.”
“Thánh” là người đã sống đúng “hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa” khi ở trần gian, và khi lìa đời “nên giống như Đức Kitô
vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.” Xin các thánh giúp chúng con làm con Chúa bây giờ và mãi mãi. Amen.
Beloved: See what love the Father has bestowed on us that we may be called the children of God. Yet so we are. The reason the world does not know us is that it did not know him.
Beloved, we are God's children now; what we shall be has not yet been revealed. We do know that when it is revealed we shall be like him, for we shall see him as he is.
Everyone who has this hope based on him makes himself pure, as he is pure.
Đọc tiếp »

Ngày 01 tháng 11: CÁC THÁNH NAM NỮ, lễ trọng

Bđ2, 1Ga 3 :

1Anh em thân mến,
anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào :
Người yêu đến nỗi
cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
- mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.
Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta,
là vì thế gian đã không biết Người.
2Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa ;
nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.
Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện,
chúng ta sẽ nên giống như Người,
vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.
3Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Ki-tô
thì làm cho mình nên thanh sạch
như Người là Đấng thanh sạch.
Suy niệm :
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa “yêu chúng con dường nào :
Người yêu đến nỗi cho chúng con được gọi là con Thiên Chúa mà thực sự chúng con là con Thiên Chúa.”
“Thánh” là người đã sống đúng “hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa” khi ở trần gian, và khi lìa đời “nên giống như Đức Kitô
vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.” Xin các thánh giúp chúng con làm con Chúa bây giờ và mãi mãi. Amen.
Beloved: See what love the Father has bestowed on us that we may be called the children of God. Yet so we are. The reason the world does not know us is that it did not know him.
Beloved, we are God's children now; what we shall be has not yet been revealed. We do know that when it is revealed we shall be like him, for we shall see him as he is.
Everyone who has this hope based on him makes himself pure, as he is pure.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

ĐAU BUỒN, THỬ THÁCH: VẪN TIẾN LÊN (ĐTC Phanxicô, 26/10/2022)


“Điều đáng lưu ý là trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đẩy lùi các cám dỗ với thái độ cương quyết (x. Mt 3,14-15; 4: 1-11; 16,21-23). Các thử thách tấn công Người từ mọi phía, nhưng luôn luôn tìm thấy nơi Người sự kiên định, quyết tâm làm theo ý muốn của Chúa Cha, chúng đã thất bại và không còn cản trở con đường của Người nữa. Trong đời sống thiêng liêng, thử thách là một thời

điểm quan trọng, như Kinh Thánh nhắc nhở một cách minh nhiên khi nói:
“Khi bạn đến để phục vụ Chúa, hãy chuẩn bị cho mình để đón thử thách” (Hc 2,1).
Nếu anh chị em muốn đi con đường tốt đẹp, hãy chuẩn bị cho mình: sẽ có trở ngại, sẽ có cám dỗ, sẽ có lúc buồn bã. Giống như khi một giáo sư kiểm tra một sinh viên: nếu ông ta thấy rằng sinh viên đó biết những điều cốt yếu của môn học, ông ta không nhấn mạnh: sinh viên đã vượt qua việc kiểm tra. Nhưng anh ta phải vượt qua việc kiểm tra.
Nếu chúng ta biết cách vượt qua nỗi cô đơn và phiền muộn bằng sự cởi mở và ý thức, chúng ta có thể thoát ra trong khi được củng cố về mặt nhân bản và thiêng liêng. Không thử thách nào nằm ngoài tầm với của chúng ta; không thử thách nào lớn hơn những gì chúng ta có thể làm. Nhưng đừng trốn chạy thử thách: hãy xem xem thử nghiệm này có nghĩa gì, tôi buồn, điều này có nghĩa là gì: tại sao tôi buồn? Lúc này tôi đang ở trong trạng thái phiền muộn, điều này có nghĩa gì? Tôi đang ở trong tình trạng phiền muộn và không thể tiếp tục, điều này có nghĩa gì?
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng không ai bị cám dỗ ngoài khả năng của mình, vì Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta và với Người ở bên cạnh, chúng ta có thể chiến thắng mọi cám dỗ (x. 1Cr 10,13). Và nếu chúng ta không vượt qua được ngày hôm nay, chúng ta đứng dậy vào lúc khác, chúng ta bước đi và chúng ta sẽ vượt qua nó vào ngày mai. Nhưng chúng ta không được chết dí, có thể nói như vậy, chúng ta không được tiếp tục bị đánh bại bởi một khoảnh khắc buồn bã, phiền muộn: hãy tiến về phía trước. Xin Chúa chúc phúc cho con đường này của đời sống thiêng liêng, vốn luôn là một cuộc hành trình, hãy can đảm lên!” (ĐTC Phanxicô, 26/10/2022)
Đọc tiếp »

KIÊN VỮNG, DÙ ĐANG BUỒN… (ĐTC Phanxicô, 26/10/2022)


“Mặt khác, đối với những người mong làm điều tốt, nỗi buồn là một trở ngại, là kẻ cám dỗ để mưu toan làm nản lòng chúng ta. Trong trường hợp này, người ta phải hành động theo cách hoàn toàn trái ngược với những gì đã được đề xuất, quyết tâm tiếp tục những gì người ta đã đặt kế hoạch để làm (xem Linh Thao, 318). Hãy nghĩ đến công việc, học hành, cầu nguyện, một cam kết đã

được dấn thân: nếu chúng ta bỏ rơi chúng ngay khi chúng ta cảm thấy chán nản hoặc
buồn bã, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành được bất cứ điều gì.
Đây cũng là một kinh nghiệm chung cho đời sống thiêng liêng: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta, con đường dẫn đến sự tốt lành hẹp và dốc, nó đòi hỏi phải chiến đấu, tự chinh phục. Tôi bắt đầu cầu nguyện, hoặc hiến thân cho một công việc tốt lành, và kỳ cục thay, ngay lúc đó, nhiều điều xuất hiện trong đầu đòi phải được làm gấp để tôi không còn cầu nguyện hay làm việc thiện nữa. Tất cả chúng ta đều trải qua điều này. Điều quan trọng là đối với những ai muốn phục vụ Chúa, đừng để mình bị phiền muộn dẫn ra sai lạc. Và điều này... “Nhưng không, tôi không muốn, thật là nhàm chán…”, hãy cẩn thận.
Thật không may, một số người quyết định từ bỏ đời sống cầu nguyện, hoặc sự lựa chọn họ đã chọn, hôn nhân hoặc đời sống tu trì, bị thúc đẩy bởi sự phiền muộn, mà trước tiên không dừng lại để xem xét trạng thái tâm trí này, và đặc biệt là không có sự giúp đỡ của một người hướng dẫn. Một quy tắc khôn ngoan nói rằng không nên thay đổi khi bạn đang ở trong tình trạng phiền muộn. Chính thời gian sau đó, thay vì tâm trạng lúc này, sẽ cho thấy sự tốt đẹp hay cách khác của những lựa chọn của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 26/10/2022)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN VỚI TA...(ĐTC Phanxicô, 28/10/2020)


“Chúng ta hãy ghi nhớ điều này một cách rõ ràng: Chúa Giêsu là Đấng Công Chính, Người không phải là tội nhân. Nhưng Người muốn hạ mình xuống với chúng ta, những kẻ tội lỗi, và Người cầu nguyện với chúng ta, và khi chúng ta cầu nguyện, Người ở với chúng ta, trong cầu nguyện; Người ở với chúng ta vì Người ở trên trời, hằng cầu nguyện cho chúng ta. Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với dân Người, Người luôn cầu nguyện với chúng ta: luôn luôn. Chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình, chúng ta luôn cầu nguyện với Chúa Giêsu. Người không ở lại phía bên kia sông - “Ta công chính, các ngươi tội nhân” - để làm nổi bật sự khác biệt và khoảng cách của Người với những kẻ không vâng lời, nhưng đúng hơn, Người dìm chân Người vào cùng một dòng nước thanh tẩy. Người hành động như thể Người là một tội nhân. Và đây là sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng đã sai Con của Người đến và tự huỷ chính Người, và tỏ ra như một tội nhân...
Vì vậy, nếu trong một buổi cầu nguyện ban tối, chúng ta cảm thấy uể oải và trống rỗng, nếu đối với chúng ta cuộc sống đã hoàn toàn vô dụng, thì ngay lúc đó chúng ta phải cầu xin để lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cũng trở thành lời cầu nguyện của riêng chúng ta. “Hôm nay tôi không thể cầu nguyện, tôi không biết phải làm gì: Tôi không cảm thấy thích nó, tôi không xứng đáng… Trong giây phút đó, cầu mong lời cầu nguyện của bạn với Chúa Giêsu là lời cầu nguyện của tôi”. Và anh chị em hãy phó thác cho Người, để Người cầu nguyện cho chúng ta. Trong lúc này, Người đang ở trước mặt Chúa Cha, cầu nguyện cho chúng ta, Người là Đấng chuyển cầu; Người bày tỏ các thương tích cho Chúa Cha, vì chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng vào điều đó, nó quả tuyệt vời. Sau đó, chúng ta sẽ nghe, nếu chúng ta biết tín thác, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng nói từ trời, lớn hơn tiếng nói từ sâu thẳm của chúng ta, và chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói này thì thầm những lời dịu dàng: "Con là con yêu dấu của Thiên Chúa, con là một người con, con là niềm vui của Cha trên trời”. Lời của Chúa Cha vọng lại cho chính chúng ta, cho mỗi người chúng ta: ngay cả khi chúng ta bị mọi người bác bỏ, coi như những tội nhân thuộc loại tồi tệ nhất...” (ĐTC Phanxicô, 28/10/2020)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXXI - TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

PHÂN ĐỊNH: ĐỌC THẤY Ý NGHĨA CỦA ĐAU BUỒN (ĐTC PHANXICO)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Như chúng ta đã thấy trong các bài giáo lý trước, phân định hay biện phân chủ yếu không phải là một thủ tục hợp luận lý; nó tập chú vào các hành động, và các hành động cũng có một hàm ý xúc cảm, điều này phải được nhìn nhận, bởi vì Thiên Chúa nói với trái tim. Như vậy, chúng ta đi vào phương thức xúc cảm đầu tiên, đối tượng của sự biện phân, tức là sự phiền muộn. Nó có nghĩa gì?
Sự phiền muộn (desolation) được định nghĩa như sau: "Sự tối tăm của linh hồn, sự xáo trộn bên trong, sự thôi thúc hướng tới những điều thấp kém và trần thế, sự bồn chồn do nhiều kích động và cám dỗ khác nhau: do đó linh hồn nghiêng về sự ngờ vực, không có hy vọng và không có tình yêu, và linh hồn thấy mình lười biếng, lãnh đạm, buồn bã, như thể bị tách rời khỏi Đấng Tạo Dựng và Chúa của nó” (Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, 317). Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về nó. Tôi tin rằng bằng cách này hay cách khác, chúng ta đã trải qua điều này, sự phiền muộn. Vấn đề là làm thế nào để đọc được nó, vì nó cũng có một điều gì đó quan trọng để nói với chúng ta, và nếu chúng ta vội vàng loại bỏ nó, chúng ta có nguy cơ đánh mất nó.
Không ai muốn trở nên phiền muộn, buồn bã: điều này đúng. Tất cả chúng ta đều mong muốn một cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc và viên mãn. Tuy nhiên, ngoài việc không thể, bởi vì nó không thể nên cũng sẽ không tốt cho chúng ta. Thật vậy, sự thay đổi từ một cuộc sống có xu hướng chiều theo thói xấu có thể bắt đầu từ một tình huống buồn bã, hối hận về những điều người ta đã làm. Từ nguyên của chữ này, "hối hận", rất đẹp: sự hối hận của lương tâm, tất cả chúng ta đều biết điều này. Hối hận: theo nghĩa đen, chính là lương tâm cắn rứt [trong tiếng Ý là mordere], không cho phép hòa bình.
Alessandro Manzoni, trong cuốn The Betrothed, đã mô tả tuyệt vời cho chúng ta về sự hối hận như một cơ hội để thay đổi cuộc đời của một con người. Đó là cuộc đối thoại nổi tiếng giữa Đức Hồng Y Federico Borromeo và Người Vô Danh, người, sau một đêm khủng khiếp, đã cho thấy mình bị đánh bại bởi vị Hồng Y, người đã nói với anh ta bằng những lời đáng ngạc nhiên: “Bạn có một số tin tốt cho tôi; tại sao bạn lại ngần ngại nói nó ra? " Người kia nói, "Tin tốt?. Tôi đang có địa ngục trong linh hồn [...]. Hãy nói cho tôi biết, hãy nói cho tôi biết, nếu ngài biết, ngài có thể mong đợi tin vui nào từ một người như tôi”. “‘Thiên Chúa đã chạm vào trái tim bạn, và đang kéo bạn đến với chính Người’, vị Hồng Y đã trả lời một cách bình thản” (Ch. 23). Thiên Chúa chạm vào trái tim, và một điều gì đó đến với anh chị em trong nội tâm, nỗi buồn, sự hối hận về điều gì đó, và đó là lời mời gọi anh chị em khởi hành trên một nẻo đường mới. Người của Thiên Chúa biết cách nhận ra một cách sâu xa những gì đang chuyển động trong trái tim.
Điều quan trọng là học cách đọc được nỗi buồn. Tất cả chúng ta đều biết nỗi buồn là gì: tất cả chúng ta. Nhưng chúng ta có biết làm thế nào để diễn giải nó? Chúng ta có biết nó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi không, nỗi buồn hôm nay đó? Trong thời đại của chúng ta, nó, nỗi buồn, thường bị coi là tiêu cực, như một căn bệnh cần tránh bằng mọi giá, nhưng thay vào đó nó có thể là một hồi chuông báo động không thể thiếu cho cuộc sống, mời gọi chúng ta khám phá những cảnh quan phong phú và màu mỡ hơn mà tính nhất thời và chủ trương thoát ly đời không cho phép.
Thánh Tôma định nghĩa nỗi buồn như một nỗi đau của linh hồn: giống như dây thần kinh đối với cơ thể, nó chuyển hướng sự chú ý của chúng ta đến một mối nguy hiểm có thể xảy ra, hoặc một lợi ích bị coi thường (xem Summa Theologica I-II, q. 36, a.1). Vì vậy, nó không thể thiếu đối với sức khỏe của chúng ta; nó bảo vệ chúng ta khỏi làm hại bản thân và những người khác. Sẽ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nhiều nếu không cảm thấy điều này, và cứ tiếp tục. Đôi khi nỗi buồn hoạt động như một đèn giao thông: “Dừng lại, dừng lại! Nó màu đỏ, kìa. Dừng lại".
Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH (tt) CẦU NGUYỆN CHO CHA HỮU AN MAU KHOẺ


Đạị Hội Gia Đình (ĐHGĐ) toàn quốc tại Toà Giám Mục Đalat từ 25-27/10/2022 đã bế mạc với lệnh phát động lên đường thi hành sứ vụ thánh hoá các gia đình của Đức Cha Đalat, Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch Uỷ ban mục vụ Gia Đình (UBMVGĐ) trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
ĐHGĐ như một gia đình, với Đức Cha chủ nhà, Ban tổ chức ĐHGĐ đã làm rất tốt, mọi người hưởng nếm bầu khí thánh thiêng của cầu nguyện và phụng vụ, tình yêu chan hoà của gặp gỡ, chia sẻ thắm tình yêu thương…
Mọi việc của ĐHGĐ với cảm nhận “tuyệt vời” từ nhiều thành viên, vẫn không tránh khỏi những sự cố khó lường xảy ra, như qui luật cho các gia đình, cả gia đình hoàn hảo:
-cúp điện, treo thang máy(chưa có ở TGM bao giờ), nhốt 11 người trong đó có một em bé hơn nữa giờ… “giải cứu” an toàn kịp ra vui vẻ chụp hình với Đức Cha…
-người nhà đột quỵ cấp cứu: Cha Giuse Nguyễn Hữu An, gp Phan Thiết. Cả gia đình UBMVGD giúp cấp cứu kịp thời, xe cứu thương đến TGM, chở ra bệnh viện Đalat, CT não, chuyển viện 115, gặp gia đình, giáo dân xứ ngài coi sóc, phối hợp trước với bác sĩ, nhân viên y tế… để cha được chữa trị tốt nhất.
Em ruột ngài, anh Thiện nhắn tin lúc 15g43, 27/10/2022:
“Cám ơn Cha nhiều
Anh An đã qua nguy hiểm rồi.
Giờ lên phòng chăm sóc, có nhiều bác sỹ y tá tới khám thường xuyên.”
Tạ ơn Chúa, cám ơn mọi người.
Xin tiếp tục cầu nguyện cho cha Hữu An (đứng giữa hình 7 người), người linh mục nhiệt thành, sớm bình phục tiếp tục sứ vụ của Chúa.
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Ngày 28 tháng 10: THÁNH SI-MON VÀ THÁNH GIU-ĐA, TÔNG ĐỒ. lễ kính

Bđ1, Ep 2, 19-22 :
Thưa anh em, anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su. Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.
Suy niệm :
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mình “không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” mà nhiệt tâm và yêu mến xây dựng gia đình của Chúa là giáo xứ, giáo phận... Hội Thánh. Amen.
Brothers and sisters: You are no longer strangers and sojourners, but you are fellow citizens with the holy ones and members of the household of God, built upon the foundation of the apostles and prophets, with Christ Jesus himself as the capstone. Through him the whole structure is held together and grows into a temple sacred in the Lord; in him you also are being built together into a dwelling place of God in the Spirit.
Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH (3) Ngày thứ ba, ngày bế mạc nhưng không kết thúc, mà mở ra sứ vụ thánh hoá các gia đình...







Đọc tiếp »

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

PHÂN ĐỊNH: KIỂM TRA VUI BUỒN MỖI NGÀY… (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)


“Làm quen với việc đọc lại cuộc đời mình sẽ giáo dục cách nhìn, làm sắc nét nó, giúp nó ghi nhận những phép lạ nhỏ mà Thiên Chúa nhân lành làm cho chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta nhận thấy những hướng khả hữu khác giúp củng cố hương vị bên trong, sự bình yên và sự sáng tạo của chúng ta. Trước hết, nó giúp chúng ta thoát khỏi những định kiến độc hại. Người ta đã nói một cách khôn ngoan rằng người không biết quá
khứ của mình bị kết án phải lặp lại nó. Thật kỳ lạ: nếu chúng ta không biết con đường mình đã đi, tức quá khứ, chúng ta luôn lặp lại nó, chúng ta đi vòng vòng. Người đi vòng vòng không bao giờ tiến về phía trước; nó không phải là tiến bộ, nó giống như con chó tự đuổi theo đuôi của mình; họ luôn đi theo cách này, lặp đi lặp lại mọi điều.
Chúng ta có thể tự hỏi: đã có bao giờ tôi kể lại cuộc đời mình cho ai chưa? Đây là một trải nghiệm tuyệt vời của các cặp đính hôn, khi họ trở nên nghiêm túc, kể câu chuyện cuộc đời của họ… Đây là một trong những hình thức giao tiếp đẹp đẽ và thân mật nhất, kể lại cuộc đời của mình. Nó cho phép chúng ta khám phá những điều chưa biết cho đến nay, dù nhỏ bé và đơn giản, nhưng như Tin Mừng nói, chính từ những điều nhỏ bé mà những điều lớn lao mới phát sinh (xem Lc 16,10).
Cuộc đời của các thánh cũng tạo nên một trợ cụ quý giá trong việc nhận biết phong cách của Thiên Chúa trong đời sống của ta: cho phép ta làm quen với cách hành động của Người. Hành vi của một số vị thánh thách thức chúng ta, cho chúng ta thấy những ý nghĩa và cơ hội mới. Thí dụ, đây là điều đã xảy ra với Thánh Inhaxiô thành Loyola. Khi mô tả khám phá căn bản của đời mình, ngài bổ sung một minh xác quan trọng, và ngài nói: “Từ kinh nghiệm, ngài suy ra rằng một số suy nghĩ khiến ngài buồn bã, những suy nghĩ khác khiến ngài vui vẻ; và từng chút một, ngài học biết tính đa dạng của các suy nghĩ, tính đa dạng của những tinh thần khuấy động trong ngài” (xem Tự truyện). Biết điều xảy ra trong chúng ta, biết, ý thức được.
Phân định hay biện phân là đọc một cách tường thuật những khoảnh khắc tốt đẹp và những khoảnh khắc đen tối, những niềm an ủi và nỗi buồn mà chúng ta trải qua trong đời mình. Trong biện phân, chính trái tim nói với chúng ta về Thiên Chúa, và chúng ta phải học cách hiểu ngôn ngữ của nó. Thí dụ, chúng ta hãy hỏi vào cuối ngày: điều gì đã xảy ra hôm nay trong lòng tôi? Một số người nghĩ rằng việc xét mình này là để tính toán tính cân bằng của tội lỗi, và chúng ta phạm bao nhiêu tội lỗi, nhưng đó cũng là để tự hỏi bản thân, “Điều gì đã xảy ra trong tôi, tôi đã trải nghiệm niềm vui chưa? Điều gì đã mang lại cho tôi niềm vui? Tôi có buồn không? Điều gì đã mang lại cho tôi nỗi buồn? Và bằng cách này, chúng ta học cách biện phân những gì xảy ra bên trong chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)
Đọc tiếp »

CẦU CHO NHÀ LÃNH ĐẠO BIẾT THEO MỆNH TRỜI...(Kn 6, 1-25)

Trích sách Khôn ngoan (Kn 6, 1-25)
Hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương ;
hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền
trên khắp cõi trần gian. Mở tai ra, hỡi những ai đứng đầu trong thiên hạ, đang tự hào vì có đông đảo chư dân.
3Vì chính ĐỨC CHÚA đã ban cho chư vị quyền bính
và chính Đấng Tối Cao đã ban quyền thống trị.
Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm
và dò xét những điều chư vị toan tính.
4Chư vị là bề tôi phụng sự vương quyền Người,
nếu như chư vị không xét xử công minh,
không tuân giữ lề luật, không theo ý Thiên Chúa,
5thì quả là kinh khủng hãi hùng,
Người sẽ kíp đứng lên chống chư vị,
vì một án quyết thật nghiêm minh
vẫn dành sẵn cho những kẻ có chức có quyền.
6Quả vậy, người phận nhỏ được thương tình miễn thứ,
kẻ quyền thế lại bị xét xử thẳng tay.
7Chúa Tể muôn loài không bao giờ vị nể,
kẻ quyền cao chức trọng, Người cũng chẳng kiêng dè.
Sang hay hèn đều do Người tạo tác,
đều được Người chăm sóc hệt như nhau,
8nhưng kẻ quyền cao sẽ bị tra vấn nghiêm nhặt.
9Vậy, hỡi các bậc vua chúa quan quyền,
những lời tôi nói đây, xin gửi tới chư vị
để chư vị học biết lẽ khôn ngoan,
mà khỏi phải sẩy chân trật bước.
10Ai sống thánh và tuân giữ luật thánh,
thì được kể là bậc thánh nhân...
Có nhiều người khôn ngoan, thế giới được cứu thoát ;
nhờ một vị minh quân, cả thần dân được an cư lạc nghiệp.
25Vậy chư vị hãy nghe tôi chỉ giáo,
mà hưởng phần ích lợi nơi lời lẽ của tôi.
Hear, therefore, kings, and understand; learn, you magistrates of the earth’s expanse! Give ear, you who have power over multitudes and lord it over throngs of peoples! Because authority was given you by the Lord and sovereignty by the Most High, who shall probe your works and scrutinize your counsels!b
Because, though you were ministers of his kingdom, you did not judge rightly,
and did not keep the law, nor walk according to the will of God,
Terribly and swiftly he shall come against you, because severe judgment awaits the exalted. For the lowly may be pardoned out of mercy but the mighty shall be mightily put to the test…
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần XXX- Mùa TN



Đọc tiếp »

Phái đoàn giáo phận Phan Thiết tham dự ĐẠI HỘI UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH TOÀN QUỐC Đà lạt 25-27/10/2022



Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH (2)


Ngày thứ hai khởi đầu với Thánh Lễ. Thật kỳ diệu bài đọc 1 đã có từ ngàn năm trước, nay trùng hợp cho ĐHGĐ hôm nay:
Ep 6, 1-4
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.
1 Hỡi anh em, kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. 2 Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : 3 để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.
Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy…
Phúc Âm Lc 13, 22-30 Chúa bảo đi cửa hẹp, thập giá là đường rất hẹp, tu đức “đi cửa hẹp” mà mọi thành viên gia đình sống được sẽ bảo đảm hạnh phúc gia đình…





Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.