Ads 468x60px

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

CHÚA GẦN GŨI CHÚNG TA (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)


“Các bài đọc hôm nay gợi lên hai cụm từ then chốt cho Mùa Vọng: đó là sự gần gũi và
sự tỉnh thức.
Sự gần gũi với Thiên Chúa và sự tỉnh thức của chúng ta: trong khi tiên tri Isaia nói rằng Thiên Chúa gần gũi chúng ta, thì Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng khuyên chúng ta phải tỉnh thức trong khi chờ đợi Người.
Sự gần gũi. Tiên tri Isaia bắt đầu bằng cách kêu lên cùng Thiên Chúa: “Lạy Chúa, Chúa là Cha chúng con” (Is 63, 16). Và vị Tiên tri tiếp rằng: “từ xưa đến nay chưa từng có ai nghe thấy; không mắt nào nhìn thấy một chúa nào khác ngoài Chúa đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa” (Is 64, 3). Những lời trong sách Đệ Nhị Luật cũng nhắc chúng ta nhớ rằng “có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?” (Đnl 4,7). Mùa vọng là thời gian để nhớ đến sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng đã ngự xuống với chúng ta. Nhưng Tiên tri Isaia còn đi xa hơn nữa và kêu cầu Thiên Chúa ngự đến một lần nữa: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống!” (Is 63, 19). Chúng ta cũng đã kêu cầu điều đó trong Thánh Vịnh: “Lạy Chúa Tể càn khôn, xin trở lại, tự cõi trời, xin ngó xuống mà xem, xin Ngài thăm nom vườn nho cũ” (x. Tv 79,15.3). “Lạy Chúa, xin hãy đến và cứu con” thường là phần mở đầu của lời cầu nguyện của chúng ta: bước đầu tiên của đức tin là nói với Chúa rằng chúng ta cần Ngài, cần sự gần gũi của Ngài.
Đây cũng là thông điệp đầu tiên của Mùa Vọng và của năm phụng vụ, đó là chúng ta hãy nhận ra Thiên Chúa là Đấng đang gần gũi; và thân thưa với Người rằng: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” Người muốn đến gần ta, nhưng Người chỉ đề xuất, mà không áp đặt; hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta đừng mệt mỏi thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” Đó là lời cầu nguyện của Mùa Vọng: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta và sẽ trở lại vào thời viên mãn. Nhưng, chúng ta tự hỏi mình, hai lần ngự đến này để làm gì nếu nó không đi vào cuộc sống của chúng ta ngày nay? Vì thế, chúng ta hãy mời Người. Chúng ta hãy tự biến mình thành lời kêu gọi truyền thống của Mùa Vọng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” (Kh 22, 20). Với lời kêu gọi này, Sách Khải huyền kết thúc: “Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.” Chúng ta có thể lặp lại lời cầu nguyện đó vào đầu mỗi ngày và lặp lại thường xuyên, trước khi nhóm họp, học tập và làm việc, trước khi đưa ra các quyết định, trong mọi thời điểm quan trọng hoặc khó khăn hơn trong cuộc đời: Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến! Đó là một lời cầu nguyện nhỏ, nhưng là một lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim. Chúng ta hãy lặp lại điều đó trong Mùa Vọng này. Chúng ta hãy lặp lại điều đó: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” (ĐTC Phanxicô, 29/11/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

PHỤNG VỤ: NƠI GẶP GỠ CHÚA GIÊSU (Trích tông thư DESIDERIO DESIDERAVI của ĐTC Phanxicô, 29/06/2022)


“Phụng vụ: nơi gặp gỡ Đức Kitô"
10. Đây là nơi chứa đựng tất cả vẻ đẹp đầy năng lực của phụng vụ. Nếu sự Phục sinh đối với chúng ta chỉ là một khái niệm, một ý tưởng, một suy nghĩ; nếu Đấng Phục sinh đối với chúng ta chỉ là một sự tưởng nhớ qua ký ức của những người khác, ngay cả khi họ là người có thẩm quyền, chẳng hạn như các Tông đồ; nếu chúng ta không thể thực sự gặp gỡ Chúa, thì chẳng khác gì tuyên bố rằng việc Ngôi Lời làm người chẳng đem lại điều gì mới mẻ. Trái lại, Nhập thể, không chỉ là sự kiện mới mẻ duy nhất trong lịch sử, nhưng còn là cách thức được Thiên Chúa Ba Ngôi chọn để mở ra con đường hiệp thông. Đức tin Kitô giáo là cuộc gặp gỡ Đức Kitô hằng sống, nếu không, đó không phải là đức tin.
11. Phụng vụ bảo đảm cho chúng ta có được cuộc gặp gỡ đó. Một ký ức trống rỗng về Bữa Tiệc Ly sẽ chẳng ích gì cho chúng ta. Chúng ta cần hiện diện trong bữa ăn này, để có thể nghe Lời Chúa, để ăn Mình và uống Máu Người. Chúng ta cần Người. Trong bí tích Thánh Thể và trong tất cả các bí tích, chúng ta chắc chắn có thể gặp gỡ Chúa Giêsu và cảm nhận được quyền năng của mầu nhiệm Vượt Qua. Quyền năng cứu độ của hy tế, của từng lời nói, từng cử chỉ, từng dáng vẻ, từng tâm tình của Chúa Giêsu, đến với chúng ta qua việc cử hành các bí tích. Tôi là Nicôđêmô, là người phụ nữ Samaria bên bờ giếng, người bị quỷ ám ở Capharnaum, người bại liệt trong nhà Phêrô, người phụ nữ tội lỗi được tha thứ, người đàn bà mắc bệnh băng huyết, con gái của Giairô và người mù thành Giêricô, Zakêô và Lazarô, là tên trộm lành và là Phêrô đã được tha thứ. Chúa Giêsu, Đấng chịu sát tế trên thập tự giá, Người không chết nữa, và với các vết thương của cuộc khổ nạn, Người vẫn sống vẫn tiếp tục tha thứ cho chúng ta, chữa lành chúng ta, và cứu rỗi chúng ta bằng quyền năng của các bí tích. Đây là thể thức Người yêu thương chúng ta cách thiết thực, theo phương thức mầu nhiệm nhập thể. Đây là cách Người làm dịu cơn khát của chính Người đối với chúng ta như Người đã kêu lên trên thập giá (x. Ga 19,28)…”
Đọc tiếp »

TỈNH THỨC : SIÊNG NĂNG và CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 28/11/2021)


“Chúa Giêsu nói rằng chúng ta cần phải cảnh giác để không kéo lê ngày tháng trong những thói quen, đừng để lòng ra nặng nề bởi những rắc rối của cuộc sống (Lc 21, 34); đừng để những muộn phiền của cuộc sống đè nặng chúng ta. Vì vậy, hôm nay là một dịp tốt để tự hỏi: điều gì đè nặng lên trái tim tôi? Điều gì gây gánh nặng cho tinh thần của tôi? Điều gì khiến tôi phải ngồi vào ghế của sự lười biếng?
Thật đáng buồn khi thấy các Kitô Hữu “ngồi trên ghế bành”! Đâu là những thứ tầm thường làm tôi tê liệt, những tệ nạn, những thói hư tật xấu nào đè bẹp tôi xuống đất và ngăn cản tôi ngẩng đầu lên? Và đối với gánh nặng trên vai của những người anh em, tôi đang chú ý hay đang thờ ơ? Những câu hỏi này tốt cho chúng ta, bởi vì chúng giúp giữ cho trái tim chúng ta không chây lười.
Nhưng, thưa cha, hãy nói cho chúng con biết: chây lười là gì? Thưa: Nó là kẻ thù lớn của đời sống thiêng liêng, thậm chí của đời sống Kitô Hữu. Chây lười là sự lười biếng thâm căn, kết tủa thành nỗi buồn, làm mất đi niềm vui sống và khát vọng hoạt động. Đó là một trạng thái tinh thần tiêu cực, nó là một tinh thần xấu xa đóng đinh linh hồn trong sự bất động, và đánh cắp niềm vui của nó. Nó bắt đầu với nỗi buồn, và cứ thế trượt dài đến mức mất đi niềm vui. Sách Châm ngôn nói: “Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ, vì từ đó mà sự sống phát sinh” (Cn 4, 23). Hãy bảo vệ trái tim: điều này có nghĩa là phải cảnh giác, cảnh giác! Hãy tỉnh táo, hãy giữ lấy trái tim của mình.
Và hãy thêm một thành phần thiết yếu: bí quyết để luôn cảnh giác là cầu nguyện. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Hãy luôn tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc 21, 36). Lời cầu nguyện giữ cho ngọn đèn của trái tim luôn cháy sáng. Đặc biệt là khi chúng ta cảm thấy lòng nhiệt thành nguội lạnh, thì lời cầu nguyện sẽ khơi dậy nó, bởi vì nó đưa chúng ta trở lại với Chúa, trở lại với trung tâm của mọi sự. Cầu nguyện đánh thức linh hồn khỏi giấc ngủ và tập trung nó vào những gì là quan trọng, vào mục đích chúng ta tồn tại. Ngay cả trong những ngày bận rộn nhất, chúng ta cũng không sao nhãng việc cầu nguyện.
Tôi đã thấy trong chương trình “A sua immagine”, nghĩa là “Trong hình bóng Ngài”, một sự phản ánh tuyệt đẹp về lời cầu nguyện: nó sẽ giúp ích cho chúng ta. Lời cầu nguyện của trái tim có thể giúp ích cho chúng ta, ngay cả với những lời khẩn cầu ngắn lặp đi lặp lại. Trong Mùa Vọng, hãy quen với những lời khẩn cầu ngắn, chẳng hạn như: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Chỉ cần thành tâm cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Thời điểm chuẩn bị cho Giáng Sinh này thật đẹp: chúng ta hãy nghĩ về máng cỏ, hãy nghĩ về Giáng Sinh, và hãy nói từ trái tim: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Chúng ta hãy lặp lại lời cầu nguyện này suốt cả ngày, và tâm hồn sẽ luôn tỉnh táo! “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”: đó là lời cầu nguyện mà cùng nhau chúng ta hãy nói ba lần, tất cả cùng nhau. “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. (ĐTC Phanxicô, 28/11/2021)
Đọc tiếp »

Ngày 30-11: Thánh Anrê, Tông đồ



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

CHÚA ĐẾN, TỈNH THỨC ĐÓN CHÚA (ĐTC Phanxicô, huấn từ 27/11/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em, cầu chúc một Chúa Nhật hồng phúc!
Trong Tin Mừng của Phụng Vụ hôm nay, chúng ta nghe một lời hứa tuyệt vời đưa chúng ta đến Mùa Vọng: “Chúa của anh em sẽ đến” (Mt 24,42). Đây là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta, đó là điều hỗ trợ chúng ta ngay cả trong những thời khắc khó khăn và đau khổ nhất của cuộc đời

chúng ta: Thiên Chúa đang đến, Thiên Chúa đang ở gần và đang đến. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này! Chúa luôn đến, Chúa viếng thăm chúng ta, Chúa trở nên gần gũi và sẽ trở lại vào ngày tận thế để đón nhận chúng ta trong vòng tay của Người. Trước lời này, chúng ta tự hỏi: Chúa sẽ đến như thế nào? Và làm thế nào chúng ta sẽ nhận ra Ngài và chào đón Ngài? Chúng ta hãy nói ngắn gọn về hai câu hỏi này.
Câu hỏi thứ nhất: Chúa sẽ đến như thế nào? Chúng ta thường nghe nói rằng Chúa hiện diện trên con đường của chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta và nói với chúng ta. Nhưng có lẽ, do chúng ta bị phân tâm bởi nhiều thứ, sự thật này vẫn chỉ là lý thuyết đối với chúng ta; vâng, chúng ta biết Chúa đang đến nhưng chúng ta không sống theo sự thật này, hoặc chúng ta tưởng tượng Chúa sẽ đến một cách ngoạn mục, có thể qua một dấu lạ nào đó. Và thay vào đó, Chúa Giêsu nói rằng ngài sẽ đến như trong “thời Nô-ê” (xem câu 37). Và họ đã làm gì trong thời Nô-ê? Đơn giản, là những việc bình thường, hàng ngày của cuộc sống, bao giờ cũng thế: “ăn uống, cưới gả” (c. 38). Chúng ta hãy ghi nhớ điều này: Thiên Chúa ẩn mình trong cuộc đời chúng ta, Ngài luôn ở đó – Ngài ẩn mình trong những tình huống lặng lẽ và tầm thường nhất trong cuộc đời chúng ta. Ngài không đến trong những sự kiện phi thường, nhưng trong những điều hàng ngày; Ngài thể hiện mình trong những điều hàng ngày. Ngài ở đó, trong công việc hàng ngày của chúng ta, trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, khi đối mặt với một ai đó đang cần giúp đỡ, ngay cả khi chúng ta đối mặt với những ngày dường như xám xịt và đơn điệu, chính ở đó chúng ta tìm thấy Chúa, Đấng mời gọi chúng ta, nói với chúng ta, và truyền cảm hứng cho hành động của chúng ta.
Tuy nhiên, có một câu hỏi thứ hai: làm thế nào chúng ta có thể nhận ra và chào đón Chúa? Chúng ta phải tỉnh thức, và cảnh giác. Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta: có nguy cơ là không nhận ra việc Người đến và không chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Người. Trong những dịp khác, tôi đã nhắc lại điều Thánh Augustinô đã nói: “Tôi sợ Chúa đi ngang qua” (Sermons, 88, 14.13), nghĩa là tôi sợ Ngài đi ngang qua và tôi không nhận ra Ngài! Thật vậy, Chúa Giêsu nói rằng những người đó vào thời Nô-ê đã ăn và uống “và họ không biết cho đến khi nước lụt đến và cuốn trôi tất cả họ” (c. 39). Hãy chú ý đến điều này: họ đã không nhận ra bất cứ điều gì! Họ mải mê với những việc riêng của mình và không biết rằng trận lụt sắp ập đến. Thật vậy, Chúa Giêsu nói rằng khi ngài đến, “sẽ có hai người ở ngoài đồng; một người được đem đi và một người bị bỏ lại” (c. 40). Theo nghĩa nào? Sự khác biệt là gì? Đơn giản là một người tỉnh thức, chờ đợi, có khả năng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày, trong khi người kia lơ đãng, “phân tâm”, không nhận thấy gì.
Anh chị em thân mến, trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy rũ bỏ cơn buồn ngủ và thức dậy khỏi giấc ngủ mê! Chúng ta hãy thử tự hỏi: tôi có ý thức được mình đang sống không, tôi có tỉnh táo không, tôi có tỉnh thức không? Tôi có cố gắng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong các tình huống hàng ngày không, hay tôi bị phân tâm và hơi choáng ngợp bởi các sự việc? Nếu chúng ta không biết về việc Ngài đến hôm nay, thì chúng ta cũng sẽ không chuẩn bị khi Ngài đến vào ngày tận thế. Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy luôn cảnh giác! Chờ đợi Chúa đến, chờ đợi Chúa đến gần chúng ta, vì Ngài ở đó, hãy tỉnh táo chờ đợi. Và xin Rất Thánh Trinh Nữ, Người Phụ nữ của sự chờ đợi, người đã biết cảm nhận cuộc đi qua của Chúa trong cuộc sống khiêm nhường và ẩn dật ở Nazareth và đã đón nhận Ngài trong cung lòng mình, xin Mẹ giúp chúng ta trong hành trình chăm chú chờ đợi Chúa đang ở giữa chúng ta, và đang đi ngang qua.”
Đọc tiếp »

TỈNH THỨC : SIÊNG NĂNG và CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 28/11/2021)


“Chúa Giêsu nói rằng chúng ta cần phải cảnh giác để không kéo lê ngày tháng trong những thói quen, đừng để lòng ra nặng nề bởi những rắc rối của cuộc sống (Lc 21, 34); đừng để những muộn phiền của cuộc sống đè nặng chúng ta. Vì vậy, hôm nay là một dịp tốt để tự hỏi: điều gì đè nặng lên trái tim tôi? Điều gì gây gánh nặng cho tinh thần của tôi? Điều gì khiến tôi phải ngồi vào ghế của sự lười biếng?
Thật đáng buồn khi thấy các Kitô Hữu “ngồi trên ghế bành”! Đâu là những thứ tầm thường làm tôi tê liệt, những tệ nạn, những thói hư tật xấu nào đè bẹp tôi xuống đất và ngăn cản tôi ngẩng đầu lên? Và đối với gánh nặng trên vai của những người anh em, tôi đang chú ý hay đang thờ ơ? Những câu hỏi này tốt cho chúng ta, bởi vì chúng giúp giữ cho trái tim chúng ta không chây lười.
Nhưng, thưa cha, hãy nói cho chúng con biết: chây lười là gì? Thưa: Nó là kẻ thù lớn của đời sống thiêng liêng, thậm chí của đời sống Kitô Hữu. Chây lười là sự lười biếng thâm căn, kết tủa thành nỗi buồn, làm mất đi niềm vui sống và khát vọng hoạt động. Đó là một trạng thái tinh thần tiêu cực, nó là một tinh thần xấu xa đóng đinh linh hồn trong sự bất động, và đánh cắp niềm vui của nó. Nó bắt đầu với nỗi buồn, và cứ thế trượt dài đến mức mất đi niềm vui. Sách Châm ngôn nói: “Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ, vì từ đó mà sự sống phát sinh” (Cn 4, 23). Hãy bảo vệ trái tim: điều này có nghĩa là phải cảnh giác, cảnh giác! Hãy tỉnh táo, hãy giữ lấy trái tim của mình.
Và hãy thêm một thành phần thiết yếu: bí quyết để luôn cảnh giác là cầu nguyện. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Hãy luôn tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc 21, 36). Lời cầu nguyện giữ cho ngọn đèn của trái tim luôn cháy sáng. Đặc biệt là khi chúng ta cảm thấy lòng nhiệt thành nguội lạnh, thì lời cầu nguyện sẽ khơi dậy nó, bởi vì nó đưa chúng ta trở lại với Chúa, trở lại với trung tâm của mọi sự. Cầu nguyện đánh thức linh hồn khỏi giấc ngủ và tập trung nó vào những gì là quan trọng, vào mục đích chúng ta tồn tại. Ngay cả trong những ngày bận rộn nhất, chúng ta cũng không sao nhãng việc cầu nguyện.
Tôi đã thấy trong chương trình “A sua immagine”, nghĩa là “Trong hình bóng Ngài”, một sự phản ánh tuyệt đẹp về lời cầu nguyện: nó sẽ giúp ích cho chúng ta. Lời cầu nguyện của trái tim có thể giúp ích cho chúng ta, ngay cả với những lời khẩn cầu ngắn lặp đi lặp lại. Trong Mùa Vọng, hãy quen với những lời khẩn cầu ngắn, chẳng hạn như: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Chỉ cần thành tâm cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Thời điểm chuẩn bị cho Giáng Sinh này thật đẹp: chúng ta hãy nghĩ về máng cỏ, hãy nghĩ về Giáng Sinh, và hãy nói từ trái tim: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Chúng ta hãy lặp lại lời cầu nguyện này suốt cả ngày, và tâm hồn sẽ luôn tỉnh táo! “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”: đó là lời cầu nguyện mà cùng nhau chúng ta hãy nói ba lần, tất cả cùng nhau. “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. (ĐTC Phanxicô, 28/11/2021)
Đọc tiếp »

TOÀN THÂN CON RÃ RỜI...cầu cho F0 đang trở nặng... (29/11/2021)


TOÀN THÂN CON RÃ RỜI...
cầu cho F0 đang trở nặng...
Tv 6 :
Lạy Chúa, xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ,
đừng sửa trị con lúc nổi lôi đình.
3Lạy Chúa, xin đoái thương, này con đang kiệt sức,
chữa lành cho, vì gân cốt rã rời.
4Toàn thân con rã rời quá đỗi,
mà lạy Chúa, Chúa còn trì hoãn đến bao giờ ?
5Lạy Chúa, xin trở lại mà giải thoát con,
cứu độ con, bởi vì Ngài nhân hậu :
6chốn tử vong, ai nào nhớ Chúa,
nơi âm phủ, ai ngợi khen Ngài ?
7Rên siết đã nhiều nên con mệt mỏi,
trên giường ngủ những thổn thức năm canh,
từng giọt vắn dài, lệ tuôn đẫm gối,
8mắt hoen mờ vì quá khổ đau,
thêm suy nhược bởi quân thù vây hãm.
9Đi cho khuất hỡi bọn làm điều ác,
vì Chúa đã nghe tiếng nức nở ta rồi,
10Chúa đã nghe tiếng ta cầu khẩn,
Chúa đón nhận lời ta nguyện xin...
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Thứ hai, Tuần I- Mùa Vọng



Đọc tiếp »

MÙA VỌNG

Khởi đầu năm phụng vụ mới
Khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục cấp giáo phận
Vui mừng hy vọng chờ mong Chúa đến
Mong sao Chúa đến dịch tan…
Nếu dịch chưa tan, Chúa ở cùng con sống chung với dịch…




















Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

MÙA VỌNG 2022



Đọc tiếp »

GIÁO HỘI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 25/11/2020)


“Anh chị em thân mến
Chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Những bước đi đầu tiên của Giáo hội trong thế giới được xen kẽ với lời cầu nguyện. Các trước tác tông đồ và tường thuật tuyệt vời của Tông đồ Công vụ đầu tiên không cho chúng ta hình ảnh một Giáo hội hoạt động, một Giáo hội đang di chuyển, nhưng là một Giáo Hội, nhờ tụ họp trong cầu nguyện, đã tìm thấy nền tảng và động lực cho hoạt động truyền giáo. Hình ảnh của Cộng đồng Giêrusalem thuở ban đầu là điểm qui chiếu của mọi kinh nghiệm khác của Kitô hữu. Thánh Luca viết trong Sách Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (2, 42). Quả là một cộng đồng kiên trì trong cầu nguyện.
Ở đây, chúng ta tìm thấy bốn đặc điểm chủ yếu của đời sống giáo hội: trước hết là lắng nghe sự dạy dỗ của các tông đồ; thứ hai, bảo vệ sự hiệp thông lẫn nhau; thứ ba, bẻ bánh; và thứ tư, cầu nguyện. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện hữu của Giáo hội có ý nghĩa nếu biết kết hợp vững chắc với Chúa Kitô, nghĩa là kết hợp trong cộng đồng, trong Lời của Người, trong Bí tích Thánh Thể và trong việc cầu nguyện - cách chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô. Việc rao giảng và dạy giáo lý làm chứng cho những lời nói và hành động của Thầy Chí Thánh; nỗ lực không ngừng tìm kiếm sự hiệp thông huynh đệ che chở chúng ta khỏi tính ích kỷ và chủ nghĩa cá biệt; việc bẻ bánh làm nên trọn bí tích Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta. Ngài sẽ không bao giờ vắng mặt - đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, Người ở đó. Người sống và sánh bước với chúng ta. Và cuối cùng, cầu nguyện, vốn là nơi đối thoại với Chúa Cha, qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần...” (ĐTC Phanxicô, 25/11/2020)
Đọc tiếp »

Thư Mục Vụ Mùa Vọng - Giáng Sinh 2022






Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT I- Mùa Vọng - Năm A



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Thư Mục Vụ Mùa Vọng- Giáng Sinh 2022

Đọc tiếp »

ĐTC NÓI VỚI BẠN TRẺ... (ĐTC Phanxicô, 22/11/2020)


“Các bạn trẻ và anh chị em thân mến, chúng ta đừng từ bỏ những giấc mơ lớn. Chúng ta đừng hài lòng với những gì ta có được. Chúa không muốn chúng ta thu hẹp những chân trời, không muốn chúng ta đứng ngoài lề cuộc sống, nhưng Ngài muốn chúng ta chạy tới những mục tiêu cao cả, với niềm vui tươi và táo bạo. Chúng ta không được dựng nên để mơ ước những kỳ nghỉ hoặc cuối tuần, nhưng để thực hiện những ước mơ của Chúa trong thế giới này. Những công việc từ bi thương xót là những công trình đẹp nhất trong đời vì những việc làm này tôn vinh Thiên Chúa hơn mọi điều khác...
Chúng ta bắt đầu thực hiện những giấc mơ lớn từ những quyết định, những chọn lựa lớn. Tin mừng hôm nay cũng nói về điều ấy. Trong buổi phán xét chung, Chúa cũng dựa trên những chọn lựa của chúng ta. Dường như Ngài không phán xét: Chúa tách biệt chiên ra khỏi dê, nhưng tốt hay xấu tùy thuộc chúng ta. Chúa chỉ rút ra các hậu quả những chọn lựa của chúng ta, Ngài đưa ra ánh sáng và tôn trọng những chọn lựa ấy. Vì thế, cuộc sống là thời kỳ thực hiện những chọn lựa mạnh mẽ, quan trọng, đời đời... Thực vậy, chúng ta trở nên điều mà chúng ta chọn, tốt hay xấu. Chúa Giêsu biết rằng nếu chúng ta sống khép kín và dửng dưng, thì chúng ta sẽ bị tê liệt; nhưng nếu chúng ta xả thân cho tha nhân, thì chúng ta trở nên tự do. Chúa Tể sự sống muốn chúng ta được tràn đầy sự sống và Ngài ban cho chúng ta bí quyết cuộc sống: chúng ta chỉ sở hữu được sự sống nếu chúng ta trao ban sự sống.
Mỗi ngày có bao nhiêu chọn lựa xuất hiện trước tâm hồn chúng ta. Tôi muốn cho các bạn một lời khuyên cuối cùng để tập luyện chọn lựa tốt đẹp. Nếu chúng ta nhìn vào nội tâm, chúng ta thấy trong tâm hồn thường nổi lên hai câu hỏi khác nhau. Một là: điều gì hợp với tôi để làm? Đó là một câu hỏi thường đánh lừa, vì nó ngụ ý rằng điều quan trọng là nghĩ đến chính bản thân, và coi tất cả những ước muốn và thúc đẩy khác chỉ là phụ thuộc. Nhưng câu hỏi mà Chúa Thánh Linh gợi cho tâm hồn thì khác: không phải là câu “điều gì hợp với tôi”, nhưng là điều gì làm ích cho tôi? Từ sự tìm kiếm nội tâm ấy có thể nảy sinh ra bao nhiêu chọn lựa tầm thường hoặc những chọn lựa sự sống. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu và xin Chúa ban cho can đảm chọn điều mang lại lợi ích cho chúng ta, để tiến bước theo Chúa, trong con đường yêu thương và tìm được niềm vui.
Cuối thánh lễ này, tôi thân ái chào thăm tất cả các bạn hiện diện nơi đây và bao nhiêu người khác đang tham dự qua các phương tiện truyền thông. Tôi đặc biệt chào thăm các bạn trẻ Panama và Bồ Đào Nha, với hai phái đoàn đại diện tại đây. Lát nữa đây, họ sẽ thực hiện cử chỉ ý nghĩa: chuyển giao Thánh giá và ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma, hai biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới trẻ. Đây là một chuyển tiếp quan trọng trong cuộc lữ hành dẫn chúng ta đến Lisbon vào năm 2023.
Và trong khi chúng ta chuẩn bị cuộc gặp gỡ liên lục địa của Ngày Quốc tế Giới trẻ, tôi cũng muốn tái cổ võ việc cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ ở các địa phương. 35 năm đã trôi qua từ khi thành lập Ngày Quốc tế Giới trẻ, sau khi lắng nghe ý kiến khác nhau và của Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự sống, là cơ quan thẩm quyền về mục vụ giới trẻ, tôi đã quyết định từ năm tới, di chuyển việc cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ cấp giáo phận từ Chúa nhật Lễ Lá sang Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua, nơi trung tâm vẫn là Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc con người, như thánh Gioan Phaolô II, vị khởi xướng và bảo trợ Ngày Quốc tế Giới trẻ vẫn luôn nhấn mạnh.” (ĐTC Phanxicô, 22/11/2020)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

AN ỦI THIÊNG LIÊNG (ĐTC Phanxicô, giáo lý 23/11/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về việc phân định thần khí: làm thế nào để biện phân hay phân định những gì đang xảy ra trong trái tim của chúng ta, trong linh hồn của chúng ta. Sau khi đã xem xét một số khía cạnh của sự buồn phiền, cái bóng tối ấy của linh hồn, hôm nay chúng ta hãy nói về

niềm an ủi, vốn là ánh sáng của linh hồn, và là một yếu tố quan trọng khác để biện phân, và không nên coi là việc đương nhiên, bởi vì nó có thể tự dẫn đến hiểu lầm. Chúng ta phải hiểu an ủi là gì, cũng như chúng ta đã cố gắng hiểu rõ buồn phiền là gì.
An ủi thiêng liêng nghĩa là gì? Đó là việc trải nghiệm được niềm vui nội tâm, hệ ở việc người ta nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự; nó củng cố đức tin và đức cậy, cũng như khả năng làm điều tốt. Người trải nghiệm được sự an ủi không bỏ cuộc trước khó khăn, vì họ cảm nghiệm được một sự bình an mạnh hơn thử thách. Do đó, nó là một hồng ân lớn lao cho đời sống thiêng liêng và cho cuộc sống nói chung... Và trải nghiệm được niềm vui bên trong này.
An ủi là một chuyển động nội tâm chạm đến tận đáy lòng chúng ta. Nó không hào nhoáng nhưng nhẹ nhàng, tinh tế, như một giọt nước trên miếng bọt biển (x. Thánh Inhaxiô Loyola, Linh Thao, 335): con người cảm thấy được bao bọc trong sự hiện diện của Thiên Chúa, một cách luôn tôn trọng tự do của chính họ. Nó không bao giờ là một điều lạc điệu, cố gắng ép buộc ý chí của chúng ta, nó thậm chí không phải là một sự phớn phở sảng khoái thoáng qua: ngược lại, như chúng ta đã thấy, ngay cả nỗi đau - chẳng hạn vì tội lỗi của người ta - có thể trở thành một lý do để an ủi.
Chúng ta hãy nghĩ đến kinh nghiệm của Thánh Augustinô khi ngài nói với mẹ ngài là Thánh nữ Monica về vẻ đẹp của sự sống vĩnh cửu; hoặc nghĩ đến niềm vui trọn vẹn của Thánh Phanxicô, vốn liên kết với những hoàn cảnh rất khó chịu đựng; và chúng ta hãy nghĩ đến nhiều vị thánh đã có thể làm được những điều vĩ đại, không phải vì họ cho mình là tuyệt hảo và có khả năng, nhưng vì họ đã bị chinh phục bởi sự ngọt ngào êm đềm của tình yêu Thiên Chúa. Nó là sự bình an mà Thánh Inhaxiô đã ngạc nhiên ghi nhận nơi ngài khi đọc hạnh các thánh. Được an ủi là được bình an với Thiên Chúa, cảm thấy mọi sự được giải quyết trong bình an, mọi sự hài hòa trong chúng ta. Đó là sự bình an mà Thánh Edith Stein cảm thấy sau khi trở lại đạo; một năm sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, bà viết, chính Edith Stein cho biết điều này: «Khi tôi buông mình theo cảm giác này, từng chút một, một cuộc sống mới bắt đầu tràn ngập tôi và, không có bất cứ căng thẳng nào của ý chí tôi, thúc đẩy tôi hướng tới những thể hiện mới. Dòng sinh lực tuôn trào này dường như bắt nguồn từ một hoạt động và từ một sức mạnh không phải của tôi và sức mạnh đó, không gây ra bất cứ bạo lực nào đối với tôi, trở nên tích cực trong tôi» (Psychology and Spiritual Sciences [Tâm lý học và Khoa học Tâm linh], Città Nuova, 1996, 116). Nghĩa là, một nền hòa bình đích thực là một nền hòa bình làm nảy mầm những tâm tình tốt đẹp trong chúng ta.
Niềm an ủi trước nhất liên quan tới đức cậy, nó vươn tới tương lai, nó đưa chúng ta lên đường, nó cho phép chúng ta thực hiện những sáng kiến cho đến lúc đó vẫn luôn bị trì hoãn, hoặc thậm chí không tưởng tượng ra, chẳng hạn như Phép Rửa của Thánh Edith Stein...”
Đọc tiếp »

ĐỨC MARIA CẦU NGUYỆN (tt) (ĐTC Phanxicô, 18/11/2020)


“... Đức Maria đã đồng hành suốt cuộc đời của Chúa Giêsu bằng lời cầu nguyện, cho đến khi Người chết và phục sinh; và cuối cùng, ngài tiếp tục và đã đồng hành với những bước đi đầu tiên của Giáo Hội sơ khai (xem Cv 1:14). Đức Maria cầu nguyện với các môn đệ, những người đã chứng kiến tai tiếng thập giá. Ngài đã cầu nguyện cùng với Thánh Phêrô, người đã sa ngã vì sợ và khóc lóc hối hận. Đức Maria ở đó, với các môn đệ, giữa những người nam và người nữ mà Con của ngài đã kêu gọi thành lập nên Cộng đồng của Người. Đức Maria không hành động như một linh mục giữa họ, không! Ngài là Mẹ của Chúa Giêsu, người đã cầu nguyện với họ, trong cộng đồng, như một thành viên của cộng đồng. Ngài cầu nguyện với họ và cầu nguyện cho họ. Và, một lần nữa, lời cầu nguyện của ngài đi trước vào một tương lai sắp được ứng nghiệm: nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa, và nhờ công trình của Chúa Thánh thần, ngài trở thành Mẹ Giáo Hội. Cầu nguyện với Giáo hội sơ khai, ngài trở thành Mẹ của Giáo hội, đồng hành với các môn đệ trên những bước đầu tiên của Giáo hội bằng lời cầu nguyện, trông đợi Chúa Thánh Thần. Trong im lặng, luôn luôn âm thầm. Lời cầu nguyện của Đức Maria là lời cầu nguyện im lặng. Các sách Tin Mừng chỉ kể lại một trong những lời cầu nguyện của Đức Maria tại Cana, khi ngài cầu xin Con của ngài cho những người nghèo sắp gây ra ấn tượng kinh khủng trong bữa tiệc. Nào, chúng ta hãy tưởng tượng xem: có một tiệc cưới và tiệc cưới này sẽ kết thúc bằng sữa vì không còn rượu! Thật là một ấn tượng! Và ngài đã cầu nguyện và yêu cầu Con trai của ngài giải quyết vấn đề đó. Trong và từ bản chất, sự hiện diện của Đức Maria là lời cầu nguyện, và sự hiện diện của ngài giữa các môn đệ trong Nhà Tiệc Ly, đang trông đợi Chúa Thánh Thần, cũng là lời cầu nguyện. Như thế, Đức Maria sinh ra Giáo hội, ngài là Mẹ của Giáo hội. Sách Giáo lý giải thích: “Trong đức tin của nữ tì khiêm nhường của Người, Hồng phúc của Thiên Chúa”, tức là Chúa Thánh Thần, “đã tìm thấy sự chấp nhận mà Người hằng mong đợi từ thuở khởi nguyên thời gian” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2617).
Nơi Đức Trinh Nữ Maria, trực giác nữ tính tự nhiên được đề cao bởi sự kết hợp độc đáo nhất của ngài với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Đây là lý do tại sao, khi đọc Tin Mừng, chúng ta lưu ý điều này đôi khi dường như ngài biến mất, chỉ để xuất hiện trở lại trong những thời điểm chủ chốt: Đức Maria đã mở lòng đón nhận tiếng nói của Thiên Chúa vốn hướng dẫn tâm hồn ngài, hướng dẫn ngài từng bước khi sự hiện diện của ngài được cần đến. Sự hiện diện âm thầm của ngài như một người mẹ và một người môn đệ. Đức Maria hiện diện vì ngài là Mẹ, nhưng ngài cũng hiện diện vì ngài là môn đệ đầu tiên, môn đệ đã học được nhiều nhất đường lối của Chúa Giêsu. Đức Maria không bao giờ nói: "Hãy đến đây, tôi sẽ lo liệu mọi chuyện". Thay vào đó, ngài nói: “Hãy làm bất cứ điều gì Người sẽ nói với anh em”, luôn chỉ tay về phía Chúa Giêsu. Tác phong này là điển hình của người môn đệ, và ngài là môn đệ đầu tiên: ngài cầu nguyện như Mẹ và ngài cầu nguyện như một môn đệ.
“Đức Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Thánh sử Luca đã mô tả Mẹ của Chúa trong trình thuật tuổi thơ trong Tin Mừng của ngài như thế. Mọi sự diễn ra xung quanh ngài đều kết cục được suy đi nghĩ lại trong sâu thẳm trái tim ngài: những ngày tràn ngập niềm vui, cũng như những khoảnh khắc đen tối nhất khi ngay cả ngài cũng phải vật lộn mới hiểu được ơn cứu chuộc phải đi qua những nẻo đường nào. Mọi sự kết thúc trong trái tim ngài để có thể được sàng sẩy trong lời cầu nguyện và được biến đổi bởi đó: bất kể là những món quà của các đạo sĩ Phương đông, hay chuyến chạy trốn qua Ai Cập, cho đến ngày thứ Sáu khổ nạn khủng khiếp đó. Người Mẹ luôn lưu giữ mọi sự và mang nó vào cuộc đối thoại của ngài với Thiên Chúa. Một ai đó đã so sánh trái tim của Đức Maria với viên ngọc trai sáng láng không gì sánh kịp, được hình thành và làm mịn bằng việc kiên nhẫn chấp nhận thánh ý Thiên Chúa qua các mầu nhiệm của Chúa Giêsu được suy gẫm trong lúc cầu nguyện. Đẹp đẽ biết bao nếu chúng ta cũng giống như Mẹ của chúng ta một chút! Với tấm lòng rộng mở đón nhận Lời Thiên Chúa, với tấm lòng thầm lặng, tấm lòng vâng phục, tấm lòng biết cách tiếp nhận Lời Chúa và để nó lớn lên cùng với hạt giống điều tốt cho Giáo Hội.” (ĐTC Phanxicô, 18/11/2020)
Đọc tiếp »

LÀ CHIÊN, TA THẮNG LÀ SÓI, TA THUA (Trích bài giảng của thánh Gio-an Kim Khẩu, giám mục, về Tin Mừng theo thánh Mát-thêu )


Trích bài giảng của thánh Gio-an Kim Khẩu, giám mục, về Tin Mừng theo thánh Mát-thêu :
“Bao lâu là chiên, bấy lâu ta thắng. Cho dù vô số sói dữ vây quanh, ta vẫn thắng. Nhưng nếu là sói, ta sẽ thua : vì không còn được Đấng Chăn Chiên trợ giúp. Thật vậy, Chúa không chăn sói, chỉ chăn chiên. Người sẽ bỏ rơi và xa lánh bạn, vì bạn không để cho Người bày tỏ quyền năng.
Người muốn nói thế này : Khi sai anh em đi giữa sói rừng, Thầy truyền cho anh em hãy nên như chiên, và như bồ câu. Thầy đã có thể làm ngược lại, không sai anh em đi để gặp phải điều dữ, cũng không nộp anh em như nộp chiên cho sói, nhưng có thể làm cho anh em nên hùng mạnh hơn sư tử. Tuy nhiên, sự việc diễn ra như thế là phải, nhờ đó, anh em được vẻ vang hơn và quyền năng của Thầy cũng được tỏ rõ.
Chúa cũng nói như vậy với thánh Phao-lô : Ơn của Thầy đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Chính Thầy đã xếp đặt cho anh em như thế. Thật vậy, khi nói Thầy sai anh em đi như chiên con, Người ngụ ý rằng : Anh em đừng nhụt chí, vì Thầy biết, Thầy nắm chắc là anh em sẽ trở thành vô địch, không ai thắng nổi…”
Đọc tiếp »

CON NGƯỜI


Con người chúng ta là thụ tạo hữu hình cao quí nhất, nhưng đại dịch cho ta thấy rõ thân phận mong manh, gặp nhiều khổ đau… và phải chết, nhiều nhà chết muốn hết, nhiều người chết rất trẻ… Sao kỳ vậy ? Chết rồi còn hy vọng gì không ?… GIÁO LÝ CÔNG GIÁO giải thích cho ta :
357
con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có phẩm giá là một nhân vị. Không phải là một sự vật mà là một con người. Con người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ chính mình và tự do tự hiến và thông hiệp với những người khác. Do ân sủng, mỗi nguời được mời để giao ước với Ðấng Sáng Tạo, dâng lên Người một lời đáp trả tin yêu mà không ai có thể thay thế được.
Được Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người trực tiếp dạy, chúng ta gọi Đấng Sáng Tạo là Chúa và là Cha, và dâng lời cảm tạ :
380
“Lạy Cha, Cha đã dựng nên con người giống hình ảnh Cha, và giao cho họ trách nhiệm trông coi vũ trụ, để khi phụng sự một mình Cha là Ðấng tạo hóa, con người làm chủ mọi loài thọ sinh" (MR, kinh Tạ ơn IV, 118) .
381
Con người được tiền định để họa lại hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người - "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" (Cl 1, 15) hầu Chúa Ki-tô trở nên trưởng tử của muôn vàn anh chị em (x. Ep 1, 3-6; Rm 8, 29).
382
Con người là "một thực thể đơn nhất gồm hồn và xác" (GS 14, 1). Giáo lý đức tin khẳng định : linh hồn thiêng liêng và bất tử, được Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo .
383
Thiên Chúa không tạo dựng con người đơn độc : từ khởi nguyên, "Người đã tạo nên họ có nam có nữ" (St 1, 27); sự liên kết giữa họ đã tạo nên xã hội đầu tiên của con người (GS 12, 4)".
384
Mặc khải cho chúng ta biết tình trạng thánh thiện và công chính nguyên thủy của người nam và người nữ trước khi phạm tội: cuộc sống hạnh phúc của con người trong vườn địa đàng bắt nguồn từ tình thân với Thiên Chúa.
413
“Thiên Chúa không tạo ra sự chết. Người chẳng vui thích gì khi các sinh linh hư mất ... Cái chết đã xâm nhập vào trần thế do lòng ghen ghét của ma quỷ (Kn l, l3; 2, 24)".
414
Xa-tan hoặc ma quỉ và các ác thần khác là những thiên thần sa đọa vì đã tự ý khước từ phục vụ Thiên Chúa và ý định của Người. Ðây là một lựa chọn dứt khoát chống lại Thiên Chuá. Chúng đã có dụng ý lôi kéo con người cùng với chúng nổi loạn chống lại Thiên Chúa.
415
“Ðược Thiên Chúa đặt trong tình trạng thánh thiện, ngay từ phút đầu của lịch sử, con người nghe theo thần dữ nên đã lạm dụng tự do của mình khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa" (GS l3, 1) .
416
Ađam, con người đầu tiên, vì phạm tội đã đánh mất sự thánh thiện và công chính nguyên thủy được Thiên Chúa ban, không những cho mình mà cho cả nhân loại.
417
Ađam và Evà đã truyền lại cho hậu duệ một nhân tính bị tội đầu tiên làm tổn thương, không còn sự thánh thiện và công chính nguyên thủy. Sự mất mát đó được gọi là "nguyên tội".
418
Hậu quả của nguyên tội là bản tính loài người bị suy yếu trong các khả năng, lâm cảnh mê muội, bị sự chết thống trị, hướng chiều về tội lỗi (hướng chiều này gọi là "vật dục") và như thế, mỗi người đều mắc nguyên tội.
419
Cùng với Công Ðồng Tren-tô chúng tôi xác quyết nguyên tội được lưu truyền lại cùng với bản tính nhân loại "không phải do bắt chước mà do sinh sản" và từ đó, nguyên tội trở nên của mỗi người" (SPF l6).
420
Ðức Ki-tô chiến thắng tội lỗi đã mang lại cho chúng ta những ân huệ cao đẹp hơn những gì tội lỗi đã làm mất đi : "Ở đâu tội lỗi ngập tràn, ở đấy ân sủng được thông ban dư đầy" (Rm 5, 2O).
421
“Người Ki-tô hữu tin rằng thế giới này đã được thiết lập và giữ gìn nhờ tình yêu của Ðấng Sáng Tạo, tác thành và bảo trì. Thế giới ấy đã rơi vào ách nô lệ tội lỗi; nhưng Ðức Ki-tô đã nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh bẻ gẫy uy quyền của ác thần và giải thoát thế giới" (GS 2, 2).
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

Ngày 24 tháng 11: THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN, TỬ ĐẠO, lễ trọng

Bđ2, Rm 8 :
Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? 32 Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? 33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn ? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? 34 Ai sẽ kết án họ ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta ?35 Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? 36 Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Lc 9 :
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? 26 Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.