Ads 468x60px

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

NÊN THÁNH TRONG CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY (ĐTC Phanxicô, giảng lễ phong thánh 15/05/2022)


“Sự thánh thiện không chỉ bao gồm một vài cử chỉ anh hùng, nhưng là nhiều hành động yêu thương nhỏ nhặt hàng ngày. “Anh chị em có được kêu gọi sống đời thánh hiến không? Rất nhiều người trong số anh chị em có mặt ở đây hôm nay! Hãy nên thánh bằng cách thực hiện cam kết của anh chị em với niềm vui. Anh chị em đã có gia đình chưa? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và

chăm sóc chồng hoặc vợ của mình, như Chúa Giêsu Kitô đối với Hội Thánh.
Anh chị em có làm việc để kiếm sống không? Hãy nên thánh bằng cách lao động liêm chính và khéo léo để phục vụ anh chị em của mình, hãy đấu tranh vì công lý cho đồng đội của mình, để họ không còn phải sống trong tình trạng không có việc làm, để họ luôn nhận được một mức lương công bằng. Anh chị em là cha mẹ hay ông bà? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy những người nhỏ bé cách theo Chúa Giêsu. Hãy nói cho tôi biết, anh chị em có phải là người có chức có quyền không? Hôm nay có rất nhiều người có thẩm quyền ở đây! Hãy nên thánh bằng cách làm việc vì lợi ích chung và từ bỏ tư lợi (Gaudete et Exsultate, 14). Đây là con đường nên thánh, và nó thật đơn giản! Hãy thấy Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện nơi người khác.
Để phục vụ Tin Mừng và anh chị em của chúng ta, hãy cống hiến cuộc sống của chúng ta mà không mong đợi được hồi đáp bất cứ điều gì, bất kỳ vinh quang thế gian nào: đây là một bí mật và đó là ơn gọi của chúng ta. Đó là cách những người bạn đồng hành của chúng ta được tuyên thánh ngày nay đã sống, theo sự thánh thiện của họ. Bằng cách nhiệt thành đón nhận ơn gọi của họ - với tư cách là linh mục, với tư cách là nữ tu thánh hiến, với tư cách là giáo dân - họ đã cống hiến cuộc đời mình cho Tin Mừng. Họ đã khám phá ra một niềm vui không gì sánh được và họ đã trở thành những phản chiếu sáng chói cho Chúa của lịch sử. Vì đó là điều mà một vị thánh là: một sự phản chiếu chói sáng của Chúa của lịch sử. Mong chúng ta cố gắng để làm được như vậy.
Con đường nên thánh không bị ngăn cản; con đường ấy là phổ quát và nó bắt đầu với Phép Rửa. Chúng ta hãy cố gắng dõi theo con đường đó, vì mỗi người chúng ta đều được kêu gọi nên thánh, một hình thức thánh thiện của riêng chúng ta. Sự thánh thiện luôn là “nguyên bản”, như Chân phước Carlo Cutis từng nói: nó không phải là bản sao, mà là “bản gốc”, của tôi, của bạn, tất cả của chúng ta. Nó là duy nhất của riêng chúng tôi. Quả thật, Chúa có kế hoạch yêu thương mọi người. Ngài có ước mơ cho cuộc đời anh chị em, cho cuộc đời tôi, cho cuộc đời của mỗi chúng ta. Tôi có thể nói gì nữa? Hãy theo đuổi ước mơ đó với niềm vui.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ phong thánh 15/05/2022)
Đọc tiếp »

Ga 15:

9 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
Jesus said to his disciples: "As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love.
If you keep my commandments, you will remain in my love, just as I have kept my Father's commandments and remain in his love.
I have told you this so that my joy may be in you and your joy may be complete."
Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ THÁNG THÁNH TÂM 2022






Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần VI- Mùa PS



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

TÌNH YÊU TỰ HỎI: TÔI LÀM ĐƯỢC GÌ CHO NGƯỜI KHÁC ? (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 15/05/2022)


“Tình yêu mà chúng ta nhận được từ Chúa là sức mạnh biến đổi cuộc sống của chúng ta. Tình yêu ấy mở rộng trái tim của chúng ta và cho phép chúng ta yêu thương. Vì lý do này, Chúa Giêsu nói, đây là yếu tố thứ hai, “Như Thầy đã yêu anh em, anh em cũng phải yêu thương nhau”. Từ “như” đó không chỉ là một lời mời gọi noi gương tình yêu của Chúa Giêsu; nó còn cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể yêu, chỉ vì Người đã yêu chúng ta, bởi vì Người đổ vào trái tim chúng ta Thần khí của chính Người, Thần khí của sự thánh thiện, tình yêu chữa lành và biến đổi. Nhờ đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định và thực hiện những công việc yêu thương trong mọi tình huống và đối với mọi anh chị em mà chúng ta gặp gỡ, bởi vì bản thân chúng ta được yêu thương và chúng ta có khả năng để yêu thương.
Như bản thân tôi được yêu, vì vậy tôi có thể yêu người khác. Tình yêu mà tôi ban tặng được kết hợp với tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tôi. “Như” Ngài yêu tôi, vì thế tôi có thể yêu người khác. Cuộc sống của người Kitô hữu chỉ đơn giản vậy thôi. Đừng làm cho nó phức tạp hơn với rất nhiều thứ. Nó chỉ đơn giản vậy thôi.
Trong thực tế, sống tình yêu này có ý nghĩa là gì? Trước khi ban cho chúng ta điều răn này, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ; rồi, sau khi trao cho chúng ta điều răn ấy, người đã trao ban chính mình trên gỗ thánh giá. Yêu có nghĩa là: phục vụ và hiến dâng mạng sống. Phục vụ nghĩa là không đặt lợi ích của mình lên hàng đầu: là loại bỏ khỏi hệ thống của chúng ta chất độc của lòng tham và tính cạnh tranh; là chống lại căn bệnh ung thư của sự thờ ơ và con sâu của sự tự quy chiếu; là chia sẻ những đặc sủng và ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.
Cụ thể, chúng ta nên tự hỏi bản thân, “Tôi làm được gì cho người khác?” Đó là ý nghĩa của tình yêu, là sự bao bọc cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong tinh thần phục vụ, với tình yêu thương khiêm tốn và không tìm kiếm bất kỳ sự đền bồi nào.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 15/05/2022)
Đọc tiếp »

LƯỜI BIẾNG và MỆT MỎI KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Rồi, một điều khác nữa là sự lười biếng uể oải, một khuyết điểm khác, một thói hư khác, vốn là một cám dỗ thực sự chống lại việc cầu nguyện, và nói chung là chống lại đời sống Kitô hữu. Lưòi biếng uể oải là “một hình thức suy nhược do thiếu khổ chế, chểnh mảng canh thức, lơ là đời sống nội tâm” (2733). Đó là một trong “bảy mối tội đầu” và được thúc đẩy bởi sự tự phụ, nó có thể dẫn đến

cái chết của linh hồn.
Vậy chúng ta có thể làm gì trong cái chuỗi thay nhau mà đến của hứng thú và chán nản này? Người ta phải học cách luôn tiến về phía trước. Sự tiến bộ thực sự trong đời sống thiêng liêng không hệ ở việc nhân thừa các lúc ngất trí nhưng có thể kiên trì trong những lúc khó khăn: anh chị em hãy bước đi, bước đi, và tiếp tục bước đi… và nếu anh chị em mệt thì dừng lại một chút rồi bắt đầu bước đi lại. Nhưng với sự kiên trì.
Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn của Thánh Phanxicô về niềm vui hoàn hảo: khả năng của một tu sĩ không được đo lường bằng những may mắn bất tận từ Thiên đàng trút xuống, mà bằng những bước đi đều đặn, ngay cả khi người ta không được nhìn nhận, ngay cả khi người ta bị ngược đãi, thậm chí, khi mọi sự đã mất đi hương vị ban đầu. Mọi vị thánh đều đã trải qua “thung lũng tối tăm” này, và chúng ta đừng coi là tai tiếng nếu đọc nhật ký của họ, chúng ta thấy các tường thuật về những buổi tối cầu nguyện không hồn, thiếu nhiệt tình. Chúng ta phải học để biết nói: “Lạy Thiên Chúa của con, dù xem ra như Chúa đang làm mọi điều để khiến con không còn tin Chúa nữa, con vẫn tiếp tục cầu nguyện với Chúa”.
Các tín hữu không bao giờ ngừng cầu nguyện! Đôi khi có thể giống với kiểu cầu nguyện của Gióp, người không chấp nhận việc Thiên Chúa đối xử bất công với mình, đã phản đối và đòi phán sét Người. Nhưng, rất thường xuyên, ngay việc phản đối trước mặt Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện hoặc như bà già nhỏ bé kia từng nói, “giận Thiên Chúa cũng là một cách cầu nguyện”, vì nhiều lần đứa con giận người cha: đó là một cách liên hệ với người cha; vì nó nhận ông là “cha”, nên nó mới tức giận…
Và cả chúng ta nữa, những người kém thánh thiện và kiên nhẫn hơn Gióp, cũng biết rằng cuối cùng, cuối thời kỳ phiền muộn này, trong đó chúng ta đã cất những tiếng khóc thầm lên Trời và nhiều lần hỏi "tại sao?" Thiên Chúa sẽ trả lời chúng ta. Đừng quên kiểu cầu nguyện bằng cách hỏi “tại sao?”. Đó là kiểu cầu nguyện của những đứa trẻ khi chúng bắt đầu không hiểu sự việc, điều mà các nhà tâm lý học gọi là “giai đoạn tại sao”, vì đứa trẻ cứ hỏi bố, “Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? Bố ơi, tại sao? ”
Nhưng hãy cẩn thận: nó không chịu nghe câu trả lời của cha nó. Người cha bắt đầu trả lời, nhưng nó cắt ngang bằng câu “Tại sao?”. Nó chỉ muốn cha nó chú ý đến nó; và khi chúng ta giận Thiên Chúa một chút và bắt đầu hỏi tại sao, chúng ta đang lôi kéo trái tim của Cha chúng ta hướng tới các khốn cùng của chúng ta, hướng tới những khó khăn của chúng ta, hướng tới cuộc sống của chúng ta. Nhưng đúng, anh chị em hãy can đảm nói với Thiên Chúa: “Nhưng tại sao?”. Vì đôi khi, tức giận đôi chút tốt cho bạn, vì nó đánh thức lại mối liên hệ cha với con trai, cha với con gái mà chúng ta phải có với Thiên Chúa. Và Người sẽ chấp nhận ngay cả những phát biểu cọc cằn và cay đắng nhất của chúng ta bằng tình yêu của một người cha, và sẽ coi chúng như một hành vi đức tin, như một lời cầu nguyện.” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT VI-PS C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

LÊN NÚI VỚI MẸ 2022 (Lm Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


Hôm nay thứ bảy ngày kính Đức Mẹ trong tháng 5, tháng Hoa dâng Mẹ, con lên núi với Mẹ sau 5 năm xa cách vì mổ chân và dịch bệnh.
Nhờ hiệp hành mà con có dịp kính viếng Mẹ, âm thầm và bất ngờ, tính chỉ vừa leo lên vừa lần chuỗi, đau thì xuống… thế mà leo tới nơi và có giờ trống để dâng lễ.
Đây cũng là dịp thử chân, thử sức… sau 5 ngày chạy vòng quanh giáo phận, chân đã cứng đủ lên núi lúc 08g45 dâng lễ, leo xuống lái xe về Cù Mi 11g15. Trước khi mổ, mỗi lần ráng leo lên, về khớp gối đau một tháng, không biết mai ra sao ?
Con lên Mẹ dâng lên sứ vụ mới, sẽ có lúc “việc đó xảy ra thế nào được”… để cùng Mẹ đáp lời “xin vâng” nhờ tin “không việc gì mà Chúa không làm được” cho MỘT GIÁO PHẬN HIỆP HÀNH.
Đọc tiếp »

KINH CẦU CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC 2023



Đọc tiếp »

KHÔ KHAN KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Những lúc khô khan cũng cần được bàn luận. Sách Giáo lý mô tả nó như sau: “Trái tim xa cách Thiên Chúa, không còn hứng thú với những ý nghĩ, hoài niệm và tâm tình, kể cả các tâm tình thiêng liêng. Đây là lúc chúng ta chỉ còn lấy đức tin mà gắn bó với Chúa Giêsu trong cơn hấp hối và trong mồ của Người” (số 2731).
Sự khô khan khiến chúng ta nghĩ đến Thứ Sáu Tuần Thánh, vào ban đêm, và Thứ Bảy Tuần Thánh, cả ngày: Chúa Giêsu không ở đó, Người ở trong mồ; Chúa Giêsu đã chết, chúng ta ở một mình. Và đó là ý nghĩ làm nảy sinh sự khô khan. Thường thì chúng ta không biết đâu là lý do của sự khô khan: điều đó có thể phụ thuộc vào chính chúng ta, nhưng cũng phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng cho phép một số tình huống trong đời sống bên ngoài hoặc bên trong. Hoặc, đôi khi, có thể là một cơn đau đầu hoặc một vấn đề của gan khiến chúng ta không thể bước vào việc cầu nguyện.
Thường thì chúng ta không thực sự biết lý do. Các bậc thầy linh đạo mô tả kinh nghiệm đức tin như một sự luân phiên liên tục giữa những lúc được an ủi và những lúc phiền muộn; có những lúc mọi sự đều dễ dàng, trong khi những lúc khác lại được đánh dấu bằng sự nặng nề. Rất thường, khi gặp một người bạn, chúng ta nói, "Bạn có khỏe không?" - "Hôm nay tôi xuống tinh thần". Chúng ta rất thường "xuống tinh thần", hay nói đúng hơn chúng ta không có cảm xúc chi, không có sự an ủi, chúng ta không thể làm gì. Đó là những ngày xám xịt... và còn rất nhiều những ngày như thế trong cuộc sống! Nhưng điều nguy hiểm là có một trái tim xám xịt: khi “cảm giác xuống tinh thần” này chạm đến trái tim và làm nó sinh bệnh… và có những người sống với một trái tim xám xịt.
Điều này thật khủng khiếp: người ta không thể cầu nguyện, người ta không thể cảm thấy được an ủi với một trái tim xám xịt! Hoặc, người ta không thể thoát ra khỏi sự khô khan thiêng liêng với một trái tim xám xịt. Trái tim phải cởi mở và sáng sủa, để ánh sáng của Chúa có thể chiếu vào. Và nếu ánh sáng Chúa không chiếu vào, hãy đợi nó, một cách hy vọng. Nhưng đừng đóng sập nó lại bằng màu xám xịt.” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

MỘT HỘI THÁNH HIỆP HÀNH


Tạ ơn Chúa kết thúc 5 ngày hiệp hành với 5 giáo hạt bình an tốt đẹp.
Mỗi nơi mỗi vẻ, giáo dân gặp mục tử, lên tiếng nói với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân; đại diện vùng: núi, biển, phố, thanh long; đại diện giới: cao niên, gia trưởng, bà mẹ, giới trẻ, thiếu nhi; đại diện các giáo xứ; đại diện đoàn thể: HĐMV, Legio, Tông đồ giáo dân… có cả tiếng nói của người Nùng, Châuro. Rồi Dân Chúa nghe các mục tử hướng dẫn, phân định…

Lạy Chúa, xin chúc lành cho tiến trình hiệp hành nơi giáo phận chúng con,
để từng người, từng gia đình, mỗi cộng đoàn, mọi giáo xứ và cả giáo phận,
biết GẶP GỠ-LẮNG NGHE-PHÂN ĐỊNH mà nhận ra ý Chúa,
điều chỉnh những lệch lạc hầu luôn ĐI ĐÚNG CON ĐƯỜNG GIÊSU,
cùng nhau HIỆP THÔNG-THAM GIA-SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG
vì MỘT HỘI THÁNH HIỆP HÀNH. Amen.






Đọc tiếp »

CHIA TRÍ KHI CẦU NGUYỆN (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)


“... Vấn đề đầu tiên xuất hiện đối với những người cầu nguyện là sự chia trí (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2729). Anh chị em bắt đầu cầu nguyện nhưng rồi tâm trí anh chị em ra thơ thẩn, nó thơ thẩn khắp nơi; lòng anh chị em ở đây, trí anh chị em ở chỗ khác... chia trí khỏi việc cầu nguyện.
Cầu nguyện thường cùng tồn tại với chia trí. Thật vậy, tâm trí con người khó có thể tập trung lâu vào một ý nghĩ. Tất cả chúng ta hằng trải qua cơn lốc hình ảnh và ảo ảnh trong một chuyển động miên viễn, đi kèm với chúng ta ngay cả trong khi ngủ. Và tất cả chúng ta đều biết làm theo khuynh hướng rối loạn này là điều không tốt chút nào.
Cuộc chiến để đạt được và duy trì được sự tập trung không chỉ liên quan đến việc cầu nguyện mà thôi. Nếu một ai đó không đạt được một mức độ tập trung đầy đủ, thì không thể học tập thuận lợi, cũng như không thể làm việc tốt được. Các vận động viên nhận thức được rằng các cuộc thi đấu sẽ không thắng chỉ nhờ rèn luyện thể chất mà còn nhờ vào kỷ luật tinh thần: trên hết là khả năng tập trung và luôn tập chú.
Chia trí không có tội, nhưng ta phải chiến đấu với nó. Trong di sản đức tin của chúng ta, có một nhân đức thường bị lãng quên, nhưng hiện diện rất nhiều trong Tin Mừng. Nó được gọi là "tỉnh thức". Và Chúa Giêsu dạy, “Hãy tỉnh thức. Hãy cầu nguyện ”. Sách Giáo lý đề cập đến điều đó một cách minh nhiên trong lời dạy của nó về việc cầu nguyện (xem số 2730). Chúa Giêsu thường kêu gọi các môn đệ lưu ý tới bổn phận phải có một cuộc sống tỉnh táo, được hướng dẫn bởi ý nghĩ này là sớm muộn gì Người cũng sẽ trở lại, giống như chàng rể từ đám cưới hoặc một người chủ từ một cuộc hành trình trở về.
Nhưng vì chúng ta không biết ngày và giờ Người trở lại, nên mọi phút giây đời chúng ta đều quý giá và không nên lãng phí vào những những cơn chia trí. Vào một khoảnh khắc chúng ta không biết, tiếng nói của Chúa chúng ta sẽ vang lên: vào ngày đó, phúc thay những tôi tớ Người thấy siêng năng, luôn tập chú vào điều thực sự quan trọng. Họ không đi thơ thẩn đuổi theo mọi lôi cuốn đến trước tâm trí họ, mà cố gắng đi theo con đường đúng, làm điều tốt và thực thi nhiệm vụ của mình.
Chia trí là thế này: trí tưởng tượng đi thơ thẩn, đi lang thang và tiếp tục đi thơ thẩn… Thánh Têrêsa quen gọi trí tưởng tượng đi thơ thẩn trong lúc cầu nguyện này là “bà điên trong nhà”; nó giống như một bà điên dẫn anh chị em đi đây đi đó… Chúng ta phải ngăn chặn nó và chận nó lại, phải tập trung chăm chú...” (ĐTC Phanxicô, 19/05/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần V- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

HIỆP HÀNH


Hiệp thông đồng hành với giáo phận trong chương trình hiệp hành tại 5 giáo hạt từ 16-20/05/2022 theo tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 16, chúng ta cùng cầu nguyện:
Lạy Chúa Thánh Thần là Ánh sáng Chân lý vẹn toàn,
Chúa ban những ân huệ thích hợp cho từng thời đại,
và dùng nhiều cách thế kỳ diệu để hướng dẫn Hội Thánh,
này chúng con đang chung lời cầu nguyện cho các Giám mục
và những người tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới.
Xin Chúa làm nên cuộc Hiện Xuống mới trong đời sống Hội Thánh,
xin tuôn tràn trên các Mục tử ơn khôn ngoan và thông hiểu,
gìn giữ các ngài luôn hiệp thông với nhau trong Chúa,
để các ngài cùng nhau tìm hiểu những điều đẹp ý Chúa,
và hướng dẫn đoàn Dân Chúa thực thi những điều Chúa truyền dạy.
Các giáo phận Việt Nam chúng con
luôn muốn cùng chung nhịp bước với Hội Thánh hoàn vũ,
xin cho chúng con
biết đồng cảm với nỗi thao thức của các Mục tử trên toàn thế giới,
ngày càng ý thức hơn về tình hiệp thông,
thái độ tham gia và lòng nhiệt thành trong sứ vụ của Hội Thánh.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria,
Nữ Vương các Tông đồ và là Mẹ của Hội Thánh,
chúng con dâng lời khẩn cầu lên Chúa,
là Đấng hoạt động mọi nơi mọi thời,
trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con,
luôn mãi đến muôn đời. Amen
Huế, ngày 8 tháng 11 năm 2021.
IMPRIMATUR
(đã ấn ký)
+GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
TỔNG GIÁM MỤC TGP HUẾ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

THÁNH THIỆN TRONG ĐỜI THƯỜNG (ĐTC Phanxicô, giảng lễ phong thánh 15/05/2022)


“Việc đón nhận chân lý ta được Chúa yêu thương phải đi đôi với một sự hoán cải trong quan niệm mà chúng ta thường nghĩ về sự thánh thiện. Đôi khi, do quá nhấn mạnh nỗ lực làm việc thiện, chúng ta đã tạo ra một lý tưởng thánh thiện dựa quá mức trên bản thân, những nhân đức anh hùng cá nhân, khả năng từ bỏ, sẵn sàng hy sinh bản thân để đạt được phần thưởng. Đôi khi, điều

này có thể xuất hiện như một cách nhìn nhận cuộc sống và sự thánh thiện quá “lạc loài”.
Chúng ta đã biến sự thánh thiện thành một mục tiêu không thể đạt được. Chúng ta đã tách nó ra khỏi cuộc sống hàng ngày, thay vì tìm kiếm nó và đón nhận nó trong thói quen hàng ngày của chúng ta, trong khói bụi đường phố, trong những thử thách của cuộc sống thực và, theo lời của Thánh Têrêsa thành Avila với các chị em của mình, “trong số những nồi niêu xoong chảo”.
Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu và thăng tiến trên con đường nên thánh có nghĩa là trước hết hãy để cho mình được biến đổi bởi quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ quên vai trò ưu việt của Thiên Chúa so với bản thân chúng ta, vai trò vượt trội của Thánh Linh trên sức riêng của chúng ta, và vai trò quyết định của ân sủng trên các việc lành phúc đức của chúng ta. Vì đôi khi chúng ta coi trọng bản thân, sức riêng và công lao hơn. Không, Thiên Chúa, Thánh Linh và ân sủng ưu việt hơn bản thân, sức riêng, và công lao của chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ phong thánh 15/05/2022)
Đọc tiếp »

“Phúc thay ai hiền hoà, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. (Mt 5,5)

“Phúc thay ai hiền hoà, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. (Mt 5,5)
Tv 36(37):
Bạn đừng nổi giận vì quân gian ác,
chớ phân bì với kẻ bất lương, *
2vì chúng tựa cỏ hoang mau úa
và giống như thanh thảo chóng tàn.
3Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện,
thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. *
4Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng.
5Hãy ký thác đường đời cho Chúa,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. *
6Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh,
công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ.
7Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. *
Bạn chẳng nên nổi giận
với kẻ được thành công
hay với người xảo trá.
8Dừng cơn phẫn nộ và chớ mãi nổi xung,
đừng nổi giận kẻo sinh ra tội lỗi, *
9vì bọn gian ác sẽ bị diệt trừ,
còn người trông đợi Chúa
sẽ được đất hứa làm gia nghiệp.
10Ít lâu nữa ác nhân sẽ chẳng còn,
đến chỗ xưa cũng không tìm thấy hắn. *
11Còn kẻ nghèo hèn được đất hứa làm gia nghiệp
và vui hưởng cảnh an lạc chan hoà.
12Kẻ gian ác mưu hại người công chính
và hậm hực nghiến răng, *
13nhưng Chúa cười nhạo nó,
vì thấy nó đã đến ngày tàn.
14Phường ác nhân tuốt gươm giương nỏ
nhằm hạ kẻ nghèo hèn
và giết người chính trực ; *
15nhưng gươm chúng lại đâm vào tim chúng
và nỏ gãy tan tành.
16Ít tiền ít của mà là người công chính,
hơn nhiều vàng nhiều bạc mà là kẻ ác nhân. *
17Vì cánh tay bọn ác nhân sẽ bị bẻ gãy,
còn người công chính được Chúa độ trì.
18Chúa chăm sóc cuộc đời người thiện hảo,
gia nghiệp họ tồn tại đến muôn năm. *
19Buổi gian nan họ không hề hổ thẹn,
ngày đói kém lại được no đầy.
20Còn quân gian ác sẽ phải tiêu vong ; *
những kẻ thù của Chúa
sẽ tan đi như cỏ nội hoa đồng,
tan đi thành mây khói.
21Kẻ gian ác vay mà không trả,
người công chính thông cảm và cho không. *
22Người Chúa chúc lành được đất hứa làm gia nghiệp,
kẻ Chúa nguyền rủa sẽ bị diệt trừ.
23Chúa giúp con người bước đi vững chãi,
ưa chuộng đường lối họ dõi theo. *
24Dầu họ có vấp cũng không ngã gục,
bởi vì đã có Chúa cầm tay.
25Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả,
chưa thấy người công chính bị bỏ rơi,
hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ. *
26Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay,
dòng giống mai sau hưởng phúc lành.
27Hãy làm lành lánh dữ,
bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. *
28Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực,
chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung.
Quân bất chính sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt,
dòng giống ác nhân rồi cũng phải tru di. *
29Còn người công chính được đất hứa làm gia nghiệp,
và định cư tại đó mãi muôn đời.
Đọc tiếp »

Thứ năm, Tuần V- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

TA ĐƯỢC CHÚA YÊU (ĐTC Phanxicô, giảng lễ phong thánh ngày 15/05/2022)


“Như Thầy đã yêu các con”. Chúa Giêsu đã yêu chúng ta như thế nào? Thưa: Yêu cho đến cùng, trao ban món quà là toàn bộ chính Ngài. Thật xúc động khi nghĩ rằng Ngài đã nói những lời này vào đêm tối tăm đó, khi bầu không khí trong phòng Tiệc ly là một niềm xúc động và lo lắng sâu sắc. Niềm xúc động sâu sắc, vì Thầy sắp vĩnh biệt các môn đệ của mình; lo lắng vì Ngài đã nói rằng một trong số họ sẽ phản bội Ngài. Chúng ta có thể tưởng tượng nỗi buồn tràn ngập trong lòng Chúa Giêsu, cũng như những đám mây đen đang tụ lại trong lòng các môn đệ, và sự cay đắng của họ khi thấy Giuđa, người sau khi nhận tấm bánh do Thầy nhúng cho, đã rời phòng để bước vào đêm đen phản bội. Tuy nhiên, ngay vào giờ bị phản bội, Chúa Giêsu đã tái khẳng định tình yêu của Ngài dành cho chính Giuđa. Giữa bóng tối và thử thách của cuộc đời, điều quan trọng nhất trên tất cả là: Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
Anh chị em thân mến, xin cho sứ điệp này là cốt lõi của đức tin chúng ta và trong tất cả những cách chúng ta thể hiện điều đó: “… không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta”(1 Ga 4,10). Chúng ta đừng bao giờ quên điều này. Khả năng và công lao của chúng ta không phải là điều trọng tâm, mà là tình yêu thương của Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện, nhưng không và bất kể chúng ta có xứng đáng hay không. Cuộc sống Kitô hữu của chúng ta bắt đầu không phải với tín lý và việc làm tốt, nhưng với sự kinh ngạc nảy sinh khi nhận ra rằng chúng ta được yêu thương, trước bất kỳ đáp trả nào từ phía chúng ta.
Trong khi thế giới thường xuyên cố gắng thuyết phục chúng ta rằng chúng ta chỉ được đánh giá cao vì những gì chúng ta có thể tạo ra, thì Tin Mừng nhắc nhở chúng ta về chân lý thực sự của cuộc sống: chúng ta được yêu thương. Một nhà văn tâm linh đương thời đã nói như thế này: “Rất lâu trước khi bất kỳ con người nào nhìn thấy chúng ta, chúng ta đã được nhìn bằng đôi mắt yêu thương của Thiên Chúa. Rất lâu trước khi có ai nghe thấy chúng ta khóc hay cười, chúng ta đã được lắng nghe bởi Thiên Chúa của chúng ta, Đấng là đôi tai cho chúng ta. Rất lâu trước khi có bất kỳ người nào nói chuyện với chúng ta trên thế giới này, chúng ta đã được nói chuyện bằng tiếng nói của tình yêu vĩnh cửu” (H. Nouwen, Cuộc sống của Người Được Yêu ). Chúa yêu chúng ta trước; Ngài đợi chờ chúng ta; Ngài vẫn yêu mến chúng ta. Đây là căn tính của chúng ta: chúng ta là những người thân yêu của Thiên Chúa. Đây là sức mạnh của chúng ta: chúng ta được Chúa yêu thương…” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ phong thánh ngày 15/05/2022)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần V- Mùa PS



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

KINH MÂN CÔI (3) (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


…Có thể nói, cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi không có gì bất lợi và bất tiện. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã dạy : “Đó là kinh dành cho mọi hạng người không phân biệt , dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục, dù là những con người đạo đức thánh thiện hay những con người yếu đuối tội lỗi, dù là những bậc trí thức uyên thâm hay những con người bình dân ít học.

Kinh Mân Côi là lời kinh dễ đọc, dễ dùng, nhưng có tác dụng rất thực tế và rất sâu. Trước hết, xét về số lượng lời kinh, đọc ít cũng được, đọc nhiều cũng được. Có người chỉ đọc mười kinh, có người đọc những 150 kinh. Đọc ở nhà cũng được, khi đi đường cũng được. Lúc nằm ngủ cũng được, khi thức dậy cũng được. Khi mệt nhọc cũng được, lúc khoẻ khoắn cũng đuợc.
Mức độ cơ bản nhất của việc đọc kinh Mân Côi là tay cầm tràng hạt mà lòng nghĩ tới Chúa, nghĩ tới Đức Mẹ. Nhờ kinh Mân Côi, chúng ta tiếp xúc với Mẹ Maria, với Chúa Giê-su. Có khi chỉ là một tiếp xúc rất sơ đẳng, sự tiếp xúc của lòng muốn. Có những con người rất yếu đuối và hay chia trí, đầu óc bị chi phối bởi trăm công nghìn việc, cầm tràng hạt với thiện chí muốn gặp Chúa. Có những con người rất cao siêu thanh thoát, tay cầm tràng hạt mà tâm hồn say sưa ngay ngất kết hiệp với Chúa. Đối với những tâm hồn đạo đức thánh thiện, các kinh kính mừng là những nốt nhạc đệm cho bài tình ca của linh hồn.
Kinh Mân Côi còn quý giá về một phương diện khác nữa, đó là bản tóm lược sách Tin Mừng. Những người Kitô hữu đích thực phải là những con người thấm nhuần Tin Mừng. Lần hạt Mân Côi là một cách rất thực tế, rất phù hợp với tâm thể lý của con người, giúp cho việc từ từ thấm nhuần các chân lý Phúc Âm, các mầu nhiệm trong Lịch Sử Cứu Độ.”
​Lần chuỗi Mân Côi là đọc lại lời kinh Chúa Giêsu dạy (Lạy Cha), lập lại lời chào của thiên thần (Kinh Mừng) liên lĩ, nên lời kinh không khuyếm khuyết này, theo Tông thư Kinh Mân Côi, “là một phương tiện hữu hiệu nhất để cổ võ các tín hữu dấn thân chiêm niệm mầu nhiệm Kitô giáo…” (số 5) ; là cách thế “đã được các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi (ĐTC Gioan Phaolô II) nhiều lần đề nghị như một lời kinh cầu cho hoà bình… là một trợ giúp hữu hiệu chống lại những tác động huỹ hoại của cơn khủng hoảng đặc trưng (của gia đình) trong thời đại chúng ta.” (số 6) ; “Kinh Mân Côi cũng là và luôn luôn là lời kinh của gia đình và cho gia đình. Lời kinh này đã một thời hết sức thân thiết với các gia đình Kitô giáo và hẳn đã làm cho các gia đình xích lại gần nhau… Gia đình mà cầu nguyện chung thì ở chung với nhau…:” (số 41) Đó là lý do “Cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi cho con cái và hơn thế nữa, với con cái, dạy dỗ chúng từ thuở ấu nhi biết dừng lại mỗi ngày để cầu nguyện…là một trợ giúp thiêng liêng mà ta không thể hạ giá.” (số 42)
Ý thức sự kỳ diệu của của Kinh Mân Côi, Bạn và tôi, chúng ta cùng làm cho lời kêu gọi của vị giáo hoàng vĩ đại “không rơi vào quên lãng!”, “Hãy cầm lấy lại Chuỗi Mân Côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá Kinh mân côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày của anh chị em.” (Tông thư Kinh Mân Côi, số 43)
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện bằng lời kinh của Chân phước Bartolo Longo vị tông đồ của Kinh Mân Côi, lời kinh mà ĐTC Gioan Phaolô coi như của ngài để kết thúc Tông Thư Kinh Mân Côi : “Ôi tràng hạt Mân Côi của Đức Ma-ri-a, sợi dây êm ái nối kết chúng tôi với Thiên Chúa, mối ràng buộc chúng tôi với các thiên thần, đồn lũy ơn cứu độ chống lại các cuộc tấn công của Hoả ngục, bờ bến an toàn tránh khỏi đắm chìm đồng loạt, chúng tôi không bao giờ từ bỏ bạn. Bạn là nguồn an ủi chúng tôi trong giờ lâm tử : nụ hôn cuối cùng của chúng tôi dành cho bạn khi từ giã cõi đời. Và lời nói cuối cùng thốt lên từ môi miệng chúng con sẽ là danh dịu êm của Mẹ, ôi Nữ Vương Mân côi ở Pompei, lạy Mẹ rất dấu yêu, Nơi trú ẩn của những người tội lỗi, ôi Đấng an ủi tuyệt hảo của kẻ ưu phiền. Nguyện Mẹ được chúc phúc ở mọi nơi, hôm nay và mãi mãi, dưới trần gian và trên các tầng trời.” Amen.
Bình An, ngày 14/10/2005
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy







Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.