Ads 468x60px

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

Thứ ba, Tuần XII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

CÙNG CÁC TU SĨ HIỆP HÀNH


“Sáng nay 19.6, Chúa nhật, ngày cuối trong tuần lễ hiệp hành cấp giáo phận, hơn 400 Tu sĩ nam nữ từ 4 Dòng Nữ, 2 Dòng nam thuộc Giáo phận và các Nữ tu thuộc 12 Dòng Nữ có nhà chính ngoài Giáo phận đã tề tựu về Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao tham dự ngày hiệp hành dành riêng cho liên tu sĩ.
Đây là ngày đặc biệt, ngày hội liên tu sĩ về bên Mẹ Tapao, ai cũng vui mừng tay bắt mặt mừng râm

ran trò chuyện và chụp hình lưu niệm trong ánh nắng mai đang lên.
Đến 8g20, khí trời dịu mát, nắng nhẹ, Đức cha và quý cha và mọi người ghi lại những tấm hình lưu niệm tại cổng quảng trường Trung tâm Thánh Mẫu.
Sau đó Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng và cộng đoàn bắt đầu chương trình công nghị…
Rồi đại diện các Hội dòng đọc tham luận…
Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy chia sẻ: Tu sĩ phải “Lắng nghe Kinh Thánh”. Tài liệu của Thượng hội đồng nhắc điều này ở mục III, với 8 số, từ 16-23. Hai môn đệ Emmau nhờ Vị khách đồng hành giải thích Kinh Thánh bừng sáng lên, biết mình sai đường và quay trở lại hiệp hành với cộng đoàn Giêrusalem. Cha cũng cho biết cảm nhận cá nhân qua việc lắng nghe Lời Chúa trong suốt tiến trình hiệp hành 11 lần qua.
Tiếp theo Đức cha ban huấn từ sau khi lắng nghe và phân định. Ngài nói đến tiến trình hiệp hành với 5 bước Hiệp Hành: học hỏi lắng nghe, giải thích, hoán cải, làm chứng, và hiệp thông với Phêrô.
Ngài cũng chia sẻ câu chuyện tâm đắc về hiệp hành và mong muốn các Tu sĩ nam nữ thực thi sứ vụ tông đồ trong ơn gọi yêu thương. Ngài cũng chia sẻ câu chuyện tâm đắc về hiệp hành thư Thư Mục Vụ ngày 3.12.2021 về người khuyết tật và và mong muốn Tu sĩ cũng thực thi những câu chuyện hiệp hành như thế. Tu sĩ chính là bàn tay nối dài của Chúa Giêsu đến với người nghèo, người khuyết tật. Giới thiệu bộ giáo lý mới của giáo phận. Những thông tin về chương trình hiệp hành của Giáo phận tại Trung tâm Thánh Mẫu Tapao vào ngày 11-12 tháng 8 sắp tới, đây cũng là ngày kỷ niệm thụ phong Giám Mục của 2 Đức cố Giám Mục Nicôla và Phaolô và hướng tới Năm Thánh mừng Kim khánh Giáo phận.
Đại diện liên tu sĩ Phan thiết cám ơn Đức cha và mọi người.
Lúc 11g30, buổi Hiệp Hành kết thúc với tâm tình bài ca dâng Mẹ.
Đức cha Giuse ban phép lành.
Niềm vui Tin Mừng lan toả với các Tu sĩ trên hành trình trở về gia đình và giáo xứ.”(Web gpPT)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

TỰ HÀO VÌ ĐAU KHỔ


Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, 2 Cr 11 :
18 Thưa anh em, vì có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào.21b Bất cứ điều gì người ta dám làm, thì tôi cũng dám làm -tôi nói như người điên-. 22 Họ là người Híp-ri ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là người Ít-ra-en ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư ? Tôi cũng vậy ! 23 Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư ?
Tôi nói như người điên : tôi còn hơn họ nữa ! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. 24 Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một ; 25 ba lần bị đánh đòn ; một lần bị ném đá ; ba lần bị đắm tàu ; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi ! 26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27 Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 28 Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! 29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên ?30 Nếu phải tự hào, thì tôi sẽ tự hào về những yếu đuối của tôi.
Brothers and sisters: since many boast according to the flesh, I too will boast. To my shame I say that we were too weak! But what anyone dares to boast of (I am speaking in foolishness) I also dare. Are they Hebrews? So am I. Are they Israelites? So am I. Are they descendants of Abraham? So am I. Are they ministers of Christ? (I am talking like an insane person.)
I am still more, with far greater labors, far more imprisonments, far worse beatings, and numerous brushes with death. Five times at the hands of the Jews I received forty lashes minus one. Three times I was beaten with rods, once I was stoned, three times I was shipwrecked, I passed a night and a day on the deep; on frequent journeys, in dangers from rivers, dangers from robbers, dangers from my own race, dangers from Gentiles, dangers in the city, dangers in the wilderness, dangers at sea, dangers among false brothers; in toil and hardship, through many sleepless nights, through hunger and thirst, through frequent fastings, through cold and exposure. And apart from these things, there is the daily pressure upon me of my anxiety for all the churches. Who is weak, and I am not weak? Who is led to sin, and I am not indignant? If I must boast, I will boast of the things that show my weakness.
Đọc tiếp »

TỰ HÀO VÌ YẾU ĐUỐI


Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, 2 Cr 2 :
1 Thưa anh em, phải tự hào ư ? Nào có ích gì ! Dù thế, tôi cũng xin nói về những thị kiến và mặc khải Chúa đã ban cho tôi. 2 Tôi biết có một người môn đệ Đức Ki-tô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. 3 Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ có Thiên Chúa biết-, 4 và người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại.
5 Về một người như thế, tôi sẽ tự hào ; còn về bản thân tôi, tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi. 6 Quả vậy, nếu muốn tự hào, thì tôi cũng không phải là người điên, vì tôi nói sự thật. Nhưng tôi không làm thế, kẻo người ta đánh giá tôi quá cao, so với điều họ thấy nơi tôi hoặc nghe tôi nói.7 Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. 8 Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. 9 Nhưng Người quả quyết với tôi : “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. 10 Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.
Brothers and sisters: I must boast; not that it is profitable, but I will go on to visions and revelations of the Lord. I know someone in Christ who, fourteen years ago (whether in the body or out of the body I do not know, God knows), was caught up to the third heaven. And I know that this person (whether in the body or out of the body I do not know, God knows) was caught up into Paradise and heard ineffable things, which no one may utter.
About this person I will boast, but about myself I will not boast, except about my weaknesses. Although if I should wish to boast, I would not be foolish, for I would be telling the truth. But I refrain, so that no one may think more of me than what he sees in me or hears from me because of the abundance of the revelations. Therefore, that I might not become too elated, a thorn in the flesh was given to me, an angel of Satan, to beat me, to keep me from being too elated. Three times I begged the Lord about this, that it might leave me, but he said to me, "My grace is sufficient for you, for power is made perfect in weakness." I will rather boast most gladly of my weaknesses, in order that the power of Christ may dwell with me. Therefore, I am content with weaknesses, insults, hardships, persecutions, and constraints, for the sake of Christ; for when I am weak, then I am strong.
Đọc tiếp »

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

NGƯỜI GIÀ ĐƯỢC PHỤC SỨC LẠI PHỤC VỤ (ĐTC Phanxicô, 15/06/2022)


“Cuộc sống luôn đáng quý. Khi thấy bà già đau yếu, Chúa Giêsu cầm tay bà và chữa lành cho bà. Cũng một cử chỉ Người đã sử dụng để hồi sinh thiếu nữ đã chết kia: Người nắm lấy tay cô và chữa lành cho cô, đặt cô trở lại trên đôi chân của cô. Với cử chỉ yêu thương dịu dàng này, Chúa Giêsu đã ban bài học đầu tiên cho các môn đệ: đó là, ơn cứu độ được loan báo, hay tốt hơn, được thông truyền qua việc quan tâm đến người bệnh đó; và đức tin của người phụ nữ tỏa sáng trong lòng biết ơn đối với sự âu yếm của Thiên Chúa, Đấng đã cúi xuống bà.
Tôi trở lại với chủ đề tôi đã nhắc đi nhắc lại trong các bài giáo lý này: nền văn hóa vứt bỏ dường như đang loại bỏ người già. Đúng, nó không giết họ, nhưng về mặt xã hội, nó loại bỏ họ, như thể họ là một gánh nặng phải mang: tốt hơn là nên che giấu họ. Đây là sự phản bội lại chính nhân tính của chúng ta, đây là điều tồi tệ nhất, đây là sự lựa chọn sự sống tùy theo tiện ích, theo tuổi trẻ chứ không phải với cuộc sống vốn là, với sự khôn ngoan của người già, với giới hạn của người cao niên. Người già có nhiều thứ để cho chúng ta: có sự khôn ngoan của cuộc sống. Có nhiều điều để dạy chúng ta: đây là lý do tại sao chúng ta phải dạy trẻ em rằng ông bà của chúng phải được chăm sóc và thăm nom. Cuộc đối thoại giữa người trẻ và ông bà, con cái và ông bà, là nền tảng cho xã hội, nó là nền tảng cho Giáo hội, nó là nền tảng cho sự lành mạnh của sự sống. Nơi nào không có sự đối thoại giữa người trẻ và người già, sẽ thiếu một điều gì đó và một thế hệ lớn lên mà không có quá khứ, nghĩa là không có cội nguồn.
Nếu bài học đầu tiên là do Chúa Giêsu ban cho, thì bài học thứ hai được ban cho chúng ta bởi một người phụ nữ lớn tuổi, người đã đứng dậy và “phục vụ họ”. Ngay cả khi về già, người ta vẫn có thể, hay đúng hơn phải phục vụ cộng đồng. Điều tốt lành cho người lớn tuổi là trau dồi trách nhiệm phục vụ, thắng vượt cơn cám dỗ muốn làm người bàng quan. Chúa không bác bỏ họ; trái lại, Người phục hồi cho họ sức mạnh để phục vụ.
Và tôi muốn lưu ý điều này: không có sự nhấn mạnh đặc biệt nào về phía các tác giả Tin Mừng: họ chỉ bình thường đi theo con đường đào tạo mà họ sẽ trải nghiệm trong trường học của Chúa Giêsu, điều mà các môn đệ sẽ học được một cách trọn vẹn. Những người cao niên nào vẫn giữ được thiên hướng hàn gắn, an ủi, cầu thay cho anh chị em mình, bất kể họ là môn đệ, các viên bách quản, những người bị quấy rầy bởi ma quỷ, những người bị hắt hủi, đều là chứng từ cao nhất cho sự trong sạch của lòng biết ơn đi kèm với đức tin này. Nếu những người cao niên, thay vì bị bác bỏ và gạt ra khỏi khung cảnh của những biến cố đánh dấu đời sống cộng đồng, được đặt vào trung tâm chú ý của tập thể, họ sẽ được khuyến khích thực thi thừa tác vụ biết ơn đầy giá trị đối với Thiên Chúa, Đấng không quên ai. Lòng biết ơn của những người cao niên đối với các ơn phúc nhận được từ Thiên Chúa trong suốt cuộc đời của họ, như mẹ vợ của Thánh Phêrô dạy chúng ta, khôi phục cho cộng đồng niềm vui sống chung, và mang đến cho đức tin của các môn đệ đặc điểm thiết yếu của đích điểm nó nhắm tới.” (ĐTC Phanxicô, 15/06/2022)
Đọc tiếp »

BẤT TRUNG, BẤT NGHĨA gặp BẤT NHÂN


Tuần này ở Tàpao hiệp hành, mỗi sáng đồng tế với ĐGM giáo phận và nhóm hiệp hành, bài đọc 1 hôm nay, thứ 7 tuần 11 TN đáng suy gẫm:
Vua và dân bất trung với Chúa, bất nghĩa với ngôn sứ, đã chết đau thương trong tay kẻ thù bất nhân, dù họ ít hơn mình !
Bài trích sách Sử biên niên quyển thứ hai:
17 Sau khi ông Giơ-hô-gia-đa qua đời, các thủ lãnh Giu-đa đến bái yết nhà vua và lúc ấy nhà vua nghe theo họ. 18 Họ đã bỏ Đền Thờ của Đức Chúa là Thiên Chúa tổ tiên họ, mà phụng sự các cột thờ và các ngẫu tượng. Vì tội ấy Đức Chúa đã giáng cơn thịnh nộ xuống Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. 19 Người đã sai các ngôn sứ đến với họ, để đưa họ quay về với Đức Chúa. Các vị ấy đã khuyến cáo, nhưng họ không thèm để tai.
20 Ông Da-ca-ri-a, con tư tế Giơ-hô-gia-đa, được đầy thần khí Thiên Chúa, đứng trên cao, đối diện với dân và nói : “Thiên Chúa phán thế này : ‘Tại sao các ngươi vi phạm lệnh truyền của Đức Chúa, mà chuốc lấy thất bại ? Vì các ngươi đã lìa bỏ Đức Chúa, nên Đức Chúa cũng lìa bỏ các ngươi’.” 21 Họ liền toa rập chống lại ông và, theo lệnh vua, họ ném đá giết ông trong sân Đền Thờ Đức Chúa. 22 Vua Giô-át không nhớ đến tình nghĩa mà ông Giơ-hô-gia-đa, thân phụ ông Da-ca-ri-a, đã dành cho mình, nên mới sát hại ông này. Lúc gần chết, ông Da-ca-ri-a kêu lên : “Xin Đức Chúa nhìn xem và báo oán cho con.”
23 Đầu năm sau, quân đội A-ram tiến đánh vua Giô-át. Chúng xâm nhập Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, tàn sát tất cả các thủ lãnh trong dân và gửi tất cả chiến lợi phẩm về cho vua Đa-mát. 24 Thực ra, lực lượng A-ram chỉ đến với một số ít người, nhưng Đức Chúa đã trao một lực lượng rất đông đảo vào tay chúng, chỉ vì dân Ít-ra-en đã lìa bỏ Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên mình.
Quân A-ram đã trị tội vua Giô-át. 25 Khi chúng rút lui, bỏ vua lại trong cơn đau trầm trọng, các thuộc hạ của vua đã toa rập với nhau chống lại vua, trả thù cho máu người con của tư tế Giô-hô-gia-đa. Họ giết vua ngay trên giường. Vua đã chết và được mai táng trong Thành Đa-vít, nhưng không được chôn nơi phần mộ hoàng gia.
Đọc tiếp »

CÙ MI HIỆP HÀNH CẤP GIÁO PHẬN









Đọc tiếp »

Thứ bảy, Tuần XI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

CHÚA GIÊSU CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ (ĐTC Phanxicô, 15/06/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta đã lắng nghe bài tường thuật đơn giản và cảm động về việc chữa lành mẹ vợ của Ông Simon, người chưa được gọi là Phêrô, trong bản Tin Mừng Marcô. (Mc 1, 29-31) Tình tiết ngắn gọn này, với những biến thể nhỏ nhưng đầy sức gợi cảm, cũng được thuật lại trong hai sách Tin Mừng Nhất lãm khác. Thánh Máccô viết: “Mẹ vợ ông Simon bị ốm vì sốt”. Chúng ta không biết đó có phải là một bệnh nhẹ hay không, nhưng về già, ngay cả một cơn sốt đơn giản cũng có thể nguy hiểm. Khi anh chị em già, anh chị em không còn kiểm soát được cơ thể của mình nữa. Người ta phải học cách lựa chọn những gì nên làm và những gì không nên làm. Sinh lực của cơ thể suy giảm và bỏ rơi ta, dù lòng ta không ngừng khao khát. Lúc đó, người ta phải học cách thanh lọc ham muốn: kiên nhẫn, lựa chọn những gì có thể yêu cầu được của cơ thể và của cuộc sống. Khi chúng ta già, chúng ta không thể làm những điều giống như khi chúng ta còn trẻ: cơ thể có một nhịp độ khác, và chúng ta phải lắng nghe cơ thể và chấp nhận giới hạn của nó. Tất cả chúng ta đều có những giới hạn này. Giờ đây, cả tôi nữa cũng phải dùng đến gậy chống.
Bệnh tật đè nặng lên người cao niên một cách mới lạ và khác biệt so với khi còn trẻ hay người lớn. Nó giống như một đòn giáng mạnh vào thời điểm vốn đã khó khăn. Nơi người già, bệnh tật dường như đẩy nhanh cái chết và, dù gì, cũng làm giảm thời gian sống của chúng ta, điều mà chúng ta vốn coi là ngắn ngủi. Mối nghi ngờ lẩn khuất nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ không hồi phục, “lần này sẽ là lần cuối cùng tôi bị ốm…”, và vân vân: những ý tưởng này xuất hiện. Người ta không thể hy vọng mơ về một tương lai mà bây giờ dường như không còn hiện hữu nữa. Một nhà văn nổi tiếng người Ý, Italo Calvino, đã ghi nhận sự cay đắng của những người già, những người phải chịu đựng việc mất mát những điều của quá khứ, nhiều hơn là tận hưởng sự xuất hiện của cái mới. Nhưng khung cảnh Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe giúp chúng ta hy vọng và cung cấp cho chúng ta một bài học đầu tiên: Chúa Giêsu không một mình đến thăm bà già ốm yếu đó: Người đến đó cùng với các môn đệ. Và điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ một chút.
Chính cộng đồng Kitô hữu phải chăm sóc người già: họ hàng và bạn bè đã đành, nhưng cả cộng đồng nữa. Việc thăm hỏi người cao niên phải được thực hiện bởi nhiều người, với nhau và thường xuyên. Chúng ta đừng bao giờ quên ba dòng Tin Mừng này, đặc biệt là hiện nay số lượng người già đã tăng lên đáng kể, cả vấn đề người trẻ nữa, vì chúng ta đang ở trong mùa đông nhân khẩu này, chúng ta có ít con cái hơn, và chúng ta có nhiều người già và ít người trẻ hơn. Chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm thăm viếng những người già, những người thường ở một mình, và dâng họ lên Chúa bằng những lời cầu nguyện của chúng ta. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta cách yêu thương họ. “Một xã hội thực sự chào đón sự sống khi họ nhận ra rằng nó cũng đáng quý lúc tuổi già, lúc tàn tật, bệnh tật nghiêm trọng và ngay cả lúc đang tàn lụi” (Thông điệp gửi cho Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống, ngày 19 tháng 2 năm 2014)…” (ĐTC Phanxicô, 15/06/2022)
Đọc tiếp »

CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN CHO TÔI (ĐTC Phanxicô, 16/06/2021)


“…Chúa Giêsu đã cầu nguyện, và Người đã cầu nguyện rất nhiều. Trong diễn trình thi hành sứ mệnh của Người, Chúa Giêsu đã đắm mình trong đó, bởi vì cuộc đối thoại với Chúa Cha là điểm nòng cốt rạng ngời trong trọn cuộc sống của Người… trong những ngày Lễ Vượt Qua cuối cùng của Người, chúng ta thấy Chúa Giêsu hoàn toàn đắm mình trong cầu nguyện… Người cầu nguyện rất nhiều trong vườn Giệtsimani, bị xao xuyến đến chết được. Tuy nhiên, chính trong giây phút đó, Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là “Abba”, là Cha (x. Mc 14, 36). Chữ này, trong tiếng Aram, là tiếng nói của Chúa Giêsu, nói lên sự thân mật, nói lên sự tín thác. Chính trong lúc Người cảm thấy bóng tối bao quanh Người, Chúa Giêsu phá vỡ nó bằng chữ ngắn ngủi đó: Abba, lạy Cha…
Giữa bi kịch, trong nỗi đau đớn tột cùng cả linh hồn lẫn thể xác, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng những lời thánh vịnh; với những người nghèo khổ trên thế giới, đặc biệt những người bị mọi người lãng quên, Người đọc những lời bi thiết của Thánh vịnh 22: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, tại sao Chúa bỏ rơi con?” (câu 2). Người cảm nhận việc bị bỏ rơi, và Người đã cầu nguyện…
Chúa Giêsu cầu nguyện cho mọi người: Người cầu nguyện cho cả tôi, cho từng người trong anh chị em. Mỗi người trong anh chị em có thể nói: "Chúa Giêsu, trên thập giá, đã cầu nguyện cho tôi". Người đã cầu nguyện. Chúa Giêsu có thể nói với mỗi người chúng ta: “Thầy đã cầu nguyện cho anh chị em trong Bữa Tiệc Ly, và trên Thập Giá”. Ngay trong những lúc đau đớn nhất của các nỗi khổ của chúng ta, chúng ta cũng không bao giờ cô đơn cả. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở với chúng ta. “Và bây giờ, thưa cha, ở đây, chúng con, những người đang lắng nghe điều này, Chúa Giêsu có cầu nguyện cho chúng con không?” Có, Người tiếp tục cầu nguyện để lời của Người có thể giúp chúng ta tiếp tục tiến lên. Nhưng anh chị em hãy cầu nguyện, và nhớ rằng Người cầu nguyện cho chúng ta…
Đây là bài giáo lý cuối cùng của chu kỳ về cầu nguyện này: anh chị em hãy nhớ ân sủng mà chúng ta không những cầu xin, nhưng, có thể nói, chúng ta được “cầu nguyện cho”, chúng ta đã được đón nhận vào cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha, trong hiệp thông với Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi: mỗi người chúng ta hãy ghi nhớ điều này làm lòng. Chúng ta đừng nên quên.
Ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất. Chúng ta đã được nghinh đón vào cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Chúng ta đã được Chúa Giêsu Kitô mong muốn, và ngay trong giờ thống khổ, giờ chết và giờ phục sinh của Người, mọi sự đã được hiến tặng cho chúng ta. Và như thế, với lời cầu nguyện và với cuộc sống, chỉ còn phải can đảm và hy vọng, và với sự can đảm và hy vọng này, cảm nhận được lời cầu nguyện của Chúa Giêsu một cách mạnh mẽ và tiếp tục bước đi: để cuộc sống của chúng ta có thể là một cuộc sống tán tụng vinh quang Thiên Chúa vì biết rằng Người cầu nguyện cho tôi với Chúa Cha, rằng Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi.” (ĐTC Phanxicô, 16/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ sáu, Tuần XI- Mùa TN



Đọc tiếp »

HIỆP HÀNH GIA TRƯỞNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ (Web gpPT)


HIỆP HÀNH GIA TRƯỞNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ
Tạ ơn Chúa ngày hiệp hành cấp giáo phận diễn ra rất tốt đẹp:
“Hôm nay 16.6, ngày thứ ba trong tuần lễ hiệp hành giai đoạn 4, Giáo phận quy tụ 700 tham dự viên của Giới Gia Trưởng và các Đoàn Thể (HĐMV, Legio, Lòng thương xót, Dòng ba Phanxicô, Dòng

ba Đaminh, Dòng ba MTG Phan Thiết, Dòng ba MTG Nha Trang, Ca đoàn) về Trung tâm Thánh Mẫu Tapao. Đây là cơ hội giúp mọi người lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau trong tinh thần hiệp thông tham gia. Nhờ ơn phúc Đức Mẹ Tapao ban, mọi thành phần Dân Chúa sẽ đón nhận nhiều niềm vuitrong sứ vụ tông đồ.
Để hướng tới một Hội Thánh Hiệp Hành: anh em gia trưởng và các hội viên của những đoàn thể

đang từng bước và từng ngày cố gắng thực hiện công tác tông đồ với một tinh thần mới theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha : “Cùng nhau Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ vụ; Gặp gỡ - Lắng Nghe - Phân Định, cùng nhau đi trên con đường Đức Giêsu”. Để hiệp thông cần tôn trọng sự khác biệt và duy trì sự hiệp nhất, không ai bị loại trừ, bị coi thường cũng không ai thu động hay dửng dưng nhưng tất cả cùng nhau tích cực tham gia sứ vụ của mình. Hiệp nhất không phải là đồng nhất

nhưng là hài hòa trong đa dạng và khác biệt. Để có một lối sống hiệp hành như thế, chúng con cần thường xuyên gặp gỡ trực tiếp, chia sẻ những thách đố khó khăn với nhau, lắng nghe nhau bằng con tim với thái độ bình tĩnh, kiên nhẫn và đưa ra những quyết định dưới ánh sáng Phúc Âm.
Lúc 8g20, khí trời dịu mát, nắng nhẹ, Đức cha và quý cha và mọi người ghi lại những tấm hình lưu niệm tại cổng Trung tâm Thánh Mẫu.
Sau đó Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng và cộng đoàn bắt đầu chương trình công nghị.
Khởi đầu là giây phút thánh hoá xin ơn Chúa Thánh Thần. Mọi người cùng đọc Kinh cầu cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2023, Thầy Phó Tế đọc Lc 25,15-35, cộng đoàn thinh lặng cầu nguyện xin Chúa soi sáng hướng dẫn… rồi 8 đại diện đọc bài tham luận.
Sau những bài tham luận, Cha Phêrô Nguyễn hữu Duy đặc trách tông đồ giáo dân nêu những ý hướng chủ đạo về hiệp hành và sứ vụ tông đồ người giáo dân.
Nhiều ý kiến cá nhân đóng góp của các thành viên làm bầu khí thêm vui tươi phấn khởi.
Lúc 11g, Đức cha Giuse ban huấn từ sau khi đã lắng nghe những thao thức của của mọi người.
Ngài chia sẻ những thông tin về Giáo phận về Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao.
Buổi Hiệp Hành kết thúc với tâm tình bài ca tạ ơn “Xin vâng” như Đức Maria , Đức cha Giuse ban phép lành.” (Web gpPT)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Thứ năm, Tuần XI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

BA NGÔI DẠY TA SỰ GÌ (ĐTC Phanxicô, 12/06/2022)


“…Đây là lý do tại sao việc cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi không phải là một bài tập thần học, mà là sự đổi mới trong lối sống của chúng ta. Thiên Chúa, trong đó mỗi Ngôi vị sống vì Ngôi kia trong một mối quan hệ liên tục, không phải cho chính mình, phải kích động chúng ta sống với người khác và cho người khác. Hãy cởi mở. Ngày nay, chúng ta có thể tự hỏi mình xem cuộc sống của chúng ta

có phản ánh Thiên Chúa mà chúng ta tin tưởng hay không: tôi, người tuyên xưng đức tin nơi Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, liệu thực sự tôi có tin rằng tôi cần người khác để sống, tôi cần hiến thân cho những người khác, tôi cần phải phục vụ người khác không? Tôi khẳng định điều này bằng lời nói hay tôi khẳng định nó bằng cuộc sống của mình?
Anh chị em thân mến, đức tin phải được biểu lộ bằng cách này, bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Chúa, là tác giả của cuộc sống, được loan truyền không phải qua sách vở cho bằng qua chứng nhân của cuộc sống. Đấng, như thánh sử Gioan viết, “là tình yêu” (1 Ga 4,16), tự tỏ mình ra nhờ tình yêu. Hãy nghĩ về những người tốt, rộng lượng, hiền lành mà chúng ta đã gặp; nhớ lại cách suy nghĩ và hành động của họ, chúng ta có thể có một sự suy ngẫm nhỏ về Tình yêu của Chúa. Và nó có nghĩa là gì khi yêu? Không chỉ chúc họ tốt lành và đối xử tốt với họ, mà trước hết, tận gốc rễ là phải chào đón người khác, cởi mở với người khác, nhường chỗ cho người khác, nhường chỗ cho người khác. Đây là ý nghĩa tận gốc của tình yêu.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy nghĩ đến danh thánh của các Ngôi Thiên Chúa, mà chúng ta phát âm mỗi khi làm Dấu Thánh Giá: mỗi danh thánh đều chứa đựng sự hiện diện của danh thánh khác. Chẳng hạn, Chúa Cha sẽ không như vậy nếu không có Chúa Con; cũng vậy, Con không thể được coi là một mình, nhưng luôn luôn là Con của Cha. Và đến lượt mình, Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con.
Tóm lại, Chúa Ba Ngôi dạy chúng ta rằng không bao giờ có thể có người này mà không có người kia. Chúng ta không phải là những hòn đảo, chúng ta ở trong thế giới để sống theo hình ảnh của Thiên Chúa: đó là cởi mở, cần người khác và cần người khác giúp đỡ. Và vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi cuối cùng này: trong cuộc sống hàng ngày, tôi có phải là phản ảnh của Chúa Ba Ngôi không? Dấu Thánh Giá mà tôi làm hàng ngày, Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Dấu Thánh Giá mà chúng ta làm hàng ngày, một cử chỉ vì lợi ích riêng của nó, hay nó gợi hứng cho cách nói, cách gặp gỡ, phản ứng, đánh giá, và tha thứ của tôi?
Xin Đức Mẹ, nữ tử của Chúa Cha, mẹ của Chúa Con và hiền thê của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta đón nhận và làm chứng trong cuộc sống cho mầu nhiệm Tình yêu Thiên Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 12/06/2022)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

TÀPAO 12-13/06/2022







Đọc tiếp »

NHẬN RA THIÊN CHÚA HOẠT ĐỘNG CÁCH ÂM THẦM (ĐTC Phanxicô, 13/06/2021)


“Hôm nay, Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa, nghĩa là sự hiện diện của Thiên Chúa ở trung tâm vạn vật và thế giới, với hạt cải, tức là với hạt giống nhỏ nhất. Tuy nhiên, được gieo vào lòng đất, nó mọc lên trở thành cây lớn nhất (x. Mc 4,31-32). Đây là điều Thiên Chúa làm.
Đôi khi, sự ồn ào của thế giới, cùng với nhiều hoạt động diễn ra trong ngày sống của chúng ta, ngăn

cản chúng ta dừng lại và nhìn xem cách Chúa đang hướng dẫn lịch sử. Tuy nhiên, Tin Mừng đảm bảo rằng Thiên Chúa đang làm việc, giống như một hạt giống nhỏ và tốt, đang âm thầm và từ từ nảy mầm. Và, dần dần, nó trở thành một cái cây xum xuê, mang lại sự sống cho mọi người và họ có thể nghỉ ngơi dưới bóng của nó. Hạt giống của những việc tốt của chúng ta cũng có vẻ giống một điều nhỏ bé; tuy nhiên, tất cả những gì tốt lành đều thuộc về Thiên Chúa và do đó, nó từ từ sinh hoa trái một cách khiêm nhường. Điều tốt đẹp - chúng ta hãy nhớ - luôn phát triển một cách khiêm tốn, âm thầm, thường là vô hình.
Anh chị em thân mến, với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn truyền cho chúng ta niềm tin tưởng. Thật vậy, trong rất nhiều tình huống của cuộc sống, chúng ta có thể nản lòng, vì chúng ta thấy điều thiện yếu hơn so với sức mạnh rõ ràng của điều ác. Và chúng ta có thể để cho mình bị tê liệt bởi sự nghi ngờ khi chúng ta thấy rằng chúng ta đang làm việc chăm chỉ nhưng không đạt được kết quả, và mọi thứ dường như không bao giờ thay đổi.
Tin Mừng yêu cầu chúng ta có một cái nhìn mới mẻ về bản thân và thực tế; nó đòi chúng ta mở đôi mắt lớn hơn, có thể nhìn xa hơn, đặc biệt là nhìn xa hơn vẻ bề ngoài, để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng như tình yêu khiêm nhường luôn hoạt động trong mảnh đất của cuộc đời chúng ta và của lịch sử. Đây là sự tin tưởng của chúng ta, đây là điều mang lại cho chúng ta sức mạnh để tiến bước mỗi ngày, cách kiên nhẫn, gieo điều tốt sẽ đơm hoa kết trái.
Thái độ này cũng quan trọng để thoát khỏi đại dịch cách tốt đẹp! Để nuôi dưỡng lòng tin tưởng rằng mình ở trong tay Chúa và đồng thời để tất cả chúng ta cam kết xây dựng lại và bắt đầu lại, với sự kiên nhẫn và kiên trì.” (ĐTC Phanxicô, 13/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ ba, Tuần XI- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

ĐỪNG THỀ…

Mt 5:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. 34 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. 35 Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. 36 Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. 37 Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không thì phải nói ‘không’ ; thêm thắt điều gì là do ác quỷ.”
Jesus said to his disciples: "You have heard that it was said to your ancestors, 'Do not take a false oath, but make good to the Lord all that you vow.' But I say to you, do not swear at all; not by heaven, for it is God's throne; nor by the earth, for it is his footstool; nor by Jerusalem, for it is the city of the great King.
Do not swear by your head, for you cannot make a single hair white or black. Let your 'Yes' mean 'Yes,' and your 'No' mean 'No.' Anything more is from the evil one."
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.