Ads 468x60px

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

TRÁNH LỜI RAO GIẢNG GÂY CHIA RẼ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Người Galát thấy mình đang ở trong một tình huống khủng hoảng. Họ đã phải làm gì? Lắng nghe và làm theo những gì Thánh Phaolô đã rao giảng cho họ, hay lắng nghe những người mới rao giảng đã buộc tội ngài?
Ta dễ dàng hình dung được trạng thái bất an đang tràn ngập trong lòng họ. Đối với họ, được biết Chúa Giêsu và tin vào công cuộc cứu rỗi được thực hiện bởi cái chết và sự phục sinh của Người, thực sự là khởi đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống tự do. Họ đã dấn thân vào một con đường cho phép họ được tự do, bất chấp sự kiện là lịch sử của họ đan xen với nhiều hình thức nô lệ bạo lực, đặc biệt là đã từng khiến họ phải phục tùng hoàng đế Rôma. Do đó, đối diện với những lời chỉ trích từ những người rao giảng mới, họ cảm thấy lạc lõng và không biết phải cư xử ra sao: “Nhưng ai đúng? Ông Phaolô này, hay những người này bây giờ đến dạy những điều khác? Tôi nên lắng nghe ai đây?” Nói tóm lại, có rất nhiều điều đang bị đe dọa!
Tình trạng trên không xa lạ gì với kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu ngày nay. Thật vậy, ngày nay cũng không thiếu những người rao giảng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể làm xáo trộn các cộng đồng. Họ tự trình bày họ chủ yếu không như những người đến để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người nơi Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh, nhưng để khẳng định, với tư cách là “những người duy trì chân lý” đích thực, họ tự gọi họ như thế, và cho đó là cách tốt nhất để trở thành Kitô hữu. Họ còn khẳng định mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là đạo được họ theo, thường được đồng nhất với một số hình thức nào đó của quá khứ, và giải pháp cho những khủng hoảng ngày nay là quay trở lại để không đánh mất tính chân chính của đức tin.
Ngày nay, cũng như lúc ấy, luôn có cơn cám dỗ muốn khép mình vào một số điều chắc chắn có được từ truyền thống quá khứ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người này? Thí dụ, một trong những dấu vết của lối tiến hành này là tính thiếu linh hoạt. Đối diện với việc rao giảng Tin Mừng giúp chúng ta được tự do, giúp chúng ta vui vẻ, những người này cứng ngắc. Luôn cứng ngắc: bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia… Tính không linh hoạt là đặc trưng của những người này.
Làm theo lời dạy của Thánh tông đồ Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galát sẽ giúp chúng ta hiểu được con đường phải đi. Con đường được Thánh Tông đồ chỉ ra là con đường giải phóng và luôn luôn mới của Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường công bố, đạt được nhờ sự khiêm nhường và tình huynh đệ; còn những người rao giảng chia rẽ không biết khiêm nhường là gì, tình huynh đệ là gì, không biết tin cậy nhu mì và vâng lời là gì. Rao giảng như thánh Phaolô là những người biết nhu mì hay vâng lời. Và cách thức nhu mì và vâng lời này dẫn ta tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội mọi thời đại. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội đem chúng ta lên phía trước và sẽ cứu chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI QUỐC TẾ GIA ĐÌNH X (2)


Chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện với lời kinh vang lên trong ngày 23/06/2022, tại hội trường Phaolô VI, Roma, lúc 19g00 để cùng với các gia đình, cầu nguyện cho các gia đình:
“Lạy Cha Chí Thánh, chúng con hiện diện nơi đây trước tôn nhan Cha để ca tụng và cảm tạ Cha về hồng ân cao trọng của gia đình. Chúng con cầu nguyện cho các gia đình đã được thánh hiến trong Bí tích Hôn Nhân...
Chúng con cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn, đau khổ, bệnh tật mà chỉ mình Cha biết...
Chúng con cầu nguyện cho các trẻ em và những người trẻ để họ có thể gặp Cha và đáp lại với niềm hân hoan về ơn gọi mà Cha đã muốn nơi họ.
Chúng con cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà để các ngài nhận biết sự hiện hữu của các ngài là dấu chỉ về tình phụ tử và mẫu tử của Thiên Chúa...
Lạy Chúa, xin hãy làm cho mỗi gia đình có thể sống ơn gọi nên thánh trong Giáo Hội... Xin Chúa chúc lành cho cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đinh. Amen”.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

LÒNG NGAY THẤY CHÚA (Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Nít-xê)


“Trong đời sống con người, thân xác được khoẻ mạnh là một điều tốt ; nhưng thật là hạnh phúc nếu vừa biết sức khoẻ là gì lại vừa thật sự được khoẻ mạnh. Thật thế, ai luôn ca tụng sức khoẻ, mà cứ ăn những thứ làm cho máu ra xấu và sinh bệnh, thì thử hỏi những lời ca tụng sức khoẻ kia có ích gì cho họ đang khi họ bị bệnh tật giày vò ? Ta cũng phải hiểu như thế về lời giảng dạy đã được trình bày, nghĩa là Chúa không bảo người biết được điều gì đó về Thiên Chúa là người có phúc, nhưng là người có Thiên Chúa ngự trong mình. Chúa nói : Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Vì vậy tôi không nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ để cho người có con mắt linh hồn đã được thanh luyện nhìn thấy Người gần như trực diện ; nhưng có thể lời nói cao cả kia muốn gợi cho ta nhớ một lời khác rõ ràng hơn. Lời đó là : Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông. Sở dĩ như thế là để dạy ta biết rằng : Ai thanh luyện lòng mình cho khỏi vương vấn thụ tạo và những tình cảm xấu xa, người ấy sẽ được nhìn ngắm hình ảnh bản tính Thiên Chúa trong vẻ xinh đẹp của lòng mình…
Vậy nếu bạn lại tẩy xoá các vết nhơ dính đầy lòng bạn bằng một đời sống chuyên cần và chăm chỉ, thì vẻ đẹp của Thiên Chúa sẽ sáng ngời nơi bạn. Cũng như thông thường một thanh sắt trước kia đen sì, sau khi được mài cho sạch mọi gỉ sét, sẽ sáng loáng dưới ánh mặt trời, thì cũng vậy, con người nội tâm mà Chúa gọi là lòng, một khi được tẩy sạch các vết nhơ làm cho linh hồn ra hư hỏng vì cách ăn nết ở xấu xa, con người ấy sẽ phục hồi được hình ảnh nguyên thuỷ và trở nên tốt lành…
Thiên Chúa là Đấng trong sạch, không hề vấn vương nết xấu hay dục vọng nào và hoàn toàn xa lạ với sự dữ. Vậy nếu bạn được như thế, thì hẳn bạn đã có Thiên Chúa ở trong bạn rồi. Vậy khi tâm hồn bạn trong trắng không nhiễm phải thói hư tật xấu, thanh thoát chẳng vấn vương tục luỵ và hoàn toàn không dính bén mùi đời, thì bạn thật là diễm phúc vì bạn có cái nhìn sâu sắc và tinh tường.
Quả thế, điều người ta không thấy vì không được thanh tẩy, thì bạn thấy vì bạn đã được thanh tẩy. Một khi con mắt linh hồn bạn không còn bị vật chất làm cho ra tối tăm mù mịt, bạn sẽ được hưởng kiến Thánh Nhan tỏ tường trong cõi lòng thanh thản và trong sạch của bạn. Nhưng, điều ấy nghĩa là gì ? Thưa, đó là sự thánh thiện, trong sạch, đơn sơ : tất cả những điều như thế là ánh quang huy hoàng của bản tính Thiên Chúa làm cho chúng ta nhìn thấy Người.”
Đọc tiếp »

MỤC VỤ BỊ CHỐNG PHÁ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Điều chúng ta cần lưu ý là mối quan tâm mục vụ của Thánh Phaolô, tất cả đều bừng lửa. Sau khi thành lập các Giáo hội này, ngài nhận thức được mối nguy lớn đối với sự phát triển đức tin của họ - mục tử giống như một người cha hay một người mẹ ngay lập tức nhận thức được những nguy hiểm đối với con cái họ. Chúng phát triển, và những nguy hiểm tự xuất hiện. Như ai đó đã nói, "Những con kền kền đến gây tàn phá trong cộng đồng".
Thật vậy, một số Kitô hữu xuất thân từ đạo Do Thái đã xâm nhập vào các Giáo Hội này, và bắt đầu gieo rắc những lý thuyết trái ngược với lời dạy của Thánh Tông đồ, thậm chí còn bôi nhọ ngài. Họ bắt đầu với giáo lý - "Không với điều này, có với điều kia", và sau đó họ phỉ báng Thánh Tông đồ. Đó là phương pháp thông thường: phá hoại thẩm quyền của Thánh Tông đồ. Như chúng ta có thể thấy, đôi khi tự cho mình là người sở hữu duy nhất sự thật, sự trong sáng và nhằm mục đích coi thường công việc của người khác, ngay cả với những lời vu khống là một thói quen cổ xưa. Những người chống đối Thánh Phaolô cho rằng ngay cả dân ngoại cũng phải chịu phép cắt bì và sống theo các quy định của Luật Môsê. Họ quay trở lại với những tuân ngiữ trước đây, những tuân giữ đã được Tin Mừng thay thế.
Do đó, người Galát phải từ bỏ bản sắc văn hóa của mình để qui phục các chuẩn mực, quy định và phong tục đặc trưng của người Do Thái. Không những thế, những người chống đối còn lập luận rằng Thánh Phaolô không phải là tông đồ thực sự và do đó không có thẩm quyền để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta hãy nghĩ xem cách họ hành động tại một số cộng đồng hoặc giáo phận Kitô giáo, trước tiên, họ bắt đầu bằng những câu chuyện, và sau đó họ kết thúc bằng cách làm mất uy tín của linh mục hoặc giám mục. Đó chính là con đường của kẻ ác, của những kẻ chia rẽ, không biết xây dựng. Và trong Thư gửi tín hữu Galát, chúng ta thấy rõ diễn trình này… “ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XIII-TN C



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2022

LỊCH MỤC VỤ THÁNG 7-2022

Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI X (Web HĐGMVN)


“Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ X với chủ đề “Tình yêu gia đình: Ơn gọi và Con đường nên Thánh” do Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống tổ chức đã được khai mạc hôm 22/6/2022 tại Roma. Đại hội qui tụ khoảng 2.000 đại biểu chính thức của các hội đồng giám mục, các hiệp hội gia đình Công giáo, và các phong trào từ 120 quốc gia. Các chương trình cũng được hàng triệu người tham gia trực tuyến, hoặc theo sáng kiến của các Giáo hội ​​địa phương trên khắp thế giới…

Đời sống hôn nhân và gia đình là con đường dẫn đến sự thánh thiện, nhưng lại là một lộ trình đầy dẫy khó khăn. Do đó, ĐTC huấn dụ :
- Hãy tiến lên một bước, dù là nhỏ bé.
- Hãy bắt đầu từ vị trí của bạn, và từ đó, hãy cố gắng cùng nhau dấn bước hành trình: cùng nhau như những cặp vợ chồng, cùng nhau trong gia đình của bạn, cùng với những gia đình khác, và cùng với Giáo hội.

- Đừng bao giờ quên rằng sự gần gũi là “phong cách” của Thiên Chúa, sự gần gũi và tình yêu dịu dàng.
- Với ân sủng của bí tích, Thiên Chúa biến hôn nhân thành một cuộc hành trình tuyệt vời để được đi cùng với Ngài, không bao giờ đơn độc.
- Chúng ta có thể có những ước mơ đáng yêu nhất, những lý tưởng cao cả nhất, nhưng cuối cùng, chúng ta khám phá ra những giới hạn của chính mình, mà tự mình, chúng ta không thể vượt qua được, nhưng cần mở lòng ra với Thiên Chúa, với tình yêu và ân sủng của Ngài…
- Sống trong gia đình cùng với những người khác với mình, chúng ta học cách trở thành anh chị em. Chúng ta học cách vượt qua sự chia rẽ, định kiến ​​và hẹp hòi, để cùng nhau xây dựng một điều gì đó vĩ đại, đẹp đẽ, trên cơ sở về những điểm chung của chúng ta.
- Mỗi gia đình đều có một sứ mệnh phải thực hiện trong thế giới, một chứng tá để đưa ra… Chúng ta hãy tự vấn: Lời mà Thiên Chúa muốn nói qua cuộc sống của chúng ta với những người chúng ta gặp gỡ là gì? Hôm nay Thiên Chúa đang yêu cầu gia đình chúng ta thực hiện những “bước tiến” nào?” (Web HĐGMVN)
Đọc tiếp »

RAO GIẢNG CHÚA KITÔ NHƯ THÁNH PHAO LÔ (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Sau cuộc hành trình dài dành cho việc cầu nguyện, hôm nay chúng ta bắt đầu một chu kỳ giáo lý mới. Tôi hy vọng rằng với hành trình cầu nguyện này, chúng ta đã thành công trong việc cầu nguyện tốt hơn một chút, cầu nguyện nhiều hơn một chút. Hôm nay, tôi muốn suy gẫm về một số chủ đề do Thánh tông đồ Phaolô đề ra trong Thư gửi tín hữu Galát. Đó là một Thư rất quan trọng, thậm chí tôi dám nói, mang tính quyết định, không chỉ để hiểu rõ hơn về vị Tông đồ, mà trên hết là để xem xét một số chủ đề được ngài đề cập một cách sâu sắc, cho thấy vẻ đẹp của Tin Mừng…
Đặc điểm đầu tiên xuất hiện từ Thư này là công việc truyền giảng tin mừng vĩ đại được Thánh Tông đồ thực hiện; ngài đã đến thăm các cộng đồng ở Galát ít nhất hai lần trong các cuộc hành trình truyền giáo của ngài. Thánh Phaolô ngỏ lời với các Kitô hữu của lãnh thổ đó. Chúng ta không biết chính xác ngài đề cập đến khu vực địa lý nào, cũng như không thể nói chắc chắn về ngày ngài viết Thư này. Chúng ta biết rằng người Galát là một dân tộc Celt cổ đại, sau nhiều thăng trầm, họ đã định cư ở khu vực rộng lớn Anatolia, nơi có thủ đô là thành phố Ancyra, ngày nay là Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh Phaolô chỉ kể lại rằng, vì bệnh tật, ngài buộc phải ở lại vùng đó (x. Gl 4:13). Thánh Luca, trong Tông đồ Công vụ, thay vào đó, tìm thấy một động lực thiêng liêng hơn. Ngài nói rằng “Các ông đi qua miền Phyghia và Galát, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở Axia” (16: 6).
Hai sự kiện không mâu thuẫn với nhau: đúng hơn, chúng cho thấy con đường rao giảng Tin Mừng không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào ý muốn và kế hoạch của chúng ta, nhưng đòi hỏi sự sẵn lòng để cho mình được định hình và đi theo những con đường khác không lường trước được. Trong số anh chị em, có gia đình đã chào hỏi tôi: họ nói rằng họ phải học tiếng Latvia, và tôi không biết ngôn ngữ ấy là gì, vì họ sẽ đi truyền giáo ở vùng đất đó.
Ngày nay, Chúa Thánh Thần tiếp tục đưa nhiều nhà truyền giáo rời quê hương và đến một đất nước khác để thực hiện sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, điều chúng ta thấy là trong công việc truyền giảng Tin Mừng không mệt mỏi của mình, Thánh Tông đồ đã thành công trong việc thành lập một số cộng đồng nhỏ rải rác khắp vùng Galát. Thánh Phaolô, khi đến một thành phố, một vùng nào đó, đã không xây dựng một nhà thờ lớn ngay lập tức, không. Ngài tạo ra các cộng đồng nhỏ vốn là chất men của nền văn hóa Kitô giáo ngày nay của chúng ta. Ngài bắt đầu bằng cách tạo ra các cộng đồng nhỏ. Và những cộng đồng nhỏ này lớn lên, chúng lớn mạnh và tiến triển.
Ngày nay, phương pháp mục vụ này cũng được sử dụng trong mọi vùng truyền giáo. Tôi nhận được một lá thư vào tuần trước, từ một nhà truyền giáo ở Papua New Guinea; ngài nói với tôi rằng ngài đang rao giảng Tin Mừng trong rừng, cho những người thậm chí không biết Chúa Giêsu Kitô là ai. Quả là đẹp đẽ! Người ta bắt đầu bằng cách hình thành các cộng đồng nhỏ. Ngay cả ngày nay, phương pháp rao truyền tin mừng này vẫn là phương pháp rao truyền tin mừng đầu tiên…” (ĐTC Phanxicô, 23/06/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẢY GIẢ



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

NƠI SINH THÁNH GIOAN TẨY GIẢ


Sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả 24/06 năm nay trùng với lễ trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên ta mừng trước một ngày hôm nay. Nhớ lại đã hành hương kính viếng nơi này năm 2014, nằm cầu nguyện nơi ngài ra đời đem niềm vui cho gia đình và bà con, và mọi người nhận tự hỏi “trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.” (Lc 1, 66)
Lạy Chúa, không chỉ Gioan, mà chúng con và mọi trẻ thơ đều “có bàn tay Chúa phù hộ”, có chương trình đặc biệt Chúa dành cho từng người chúng con. Xin cho mọi người biết trân quí trẻ thơ và cộng tác với Chúa trong kế hoạch Chúa dành cho các em, như Chúa đã dành cho chúng con. Amen.









Đọc tiếp »

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

TÌNH BẠN TUYỆT VỜI


“Ông Gio-na-than còn bắt ông Đa-vít thề, vì tình yêu của ông đối với ông Đa-vít : thật vậy, ông yêu ông Đa-vít như yêu chính mình.” (2Sm 20,17)
Trích khảo luận của chân phước En-rê-đô, viện phụ, về tình bằng hữu thiêng liêng :
“Trong các thanh niên, Gio-na-than trổi vượt hơn cả. Chàng không ham vương tước, cũng chẳng mong quyền hành, nhưng đã kết ước cùng Đa-vít, và vì tình bạn, đã coi kẻ bề tôi ngang hàng với chủ. Một kẻ bề tôi đang phải trốn tránh vua cha, đang ẩn náu trong hoang địa, một kẻ đã bị án tử, chỉ còn chờ chết, mà chàng lại quý hơn chính mình. Chàng hạ mình xuống, nâng bạn mình lên. Chàng nói : Chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh.
Ôi, tấm gương sáng ngời về tình bằng hữu chân thật ! Chuyện lạ biết bao ! Vua cha thì nổi cơn thịnh nộ với một kẻ bề tôi, khích động cả nước chống lại hắn như chống lại kẻ muốn tranh ngai vàng ; rồi ông buộc cho các tư tế tội phản loạn và tàn sát họ chỉ vì một mối nghi ngờ ; ông lục soát rừng rậm, tảo thanh thung lũng, đem quân vây hãm núi đồi ; người người quyết chí trả thù cho vua được hả giận. Chỉ có Gio-na-than, người duy nhất có lý để ghen, thì lại nghĩ là mình phải làm ngược ý vua cha, tìm cách giúp bạn trốn đi, góp ý kiến với bạn trong hoàn cảnh éo le như thế. Coi tình bằng hữu trọng hơn cả ngai vàng, chàng nói : Chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh. Rồi bạn để ý xem vua cha khích cho chàng thanh niên ghen ghét bạn mình làm sao : ông nguyền rủa, nạt nộ, doạ tước quyền nối ngôi, nhắc cho biết là sẽ mất hết vinh dự.
Thật vậy, dầu vua cha đã tuyên án tử cho Đa-vít, Gio-na-than vẫn không bỏ bạn. Chàng nói : Tại sao Đa-vít lại phải chết ? Anh ấy có tội tình chi ? Anh ấy đã làm gì ? Chính anh ấy đã liều mạng đánh bọn Phi-li-tinh, và phụ vương đã mừng rỡ. Vậy thì tại sao Đa-vít lại phải chết ? Nghe Gio-na-than nói thế, vua giận điên lên, lấy sức phóng lao định ghim cho Gio-na-than dính vào tường, rồi nguyền rủa doạ nạt thêm : Thằng con của người đàn bà hư thân mất nết kia, tao biết là mày thương nó để mày mang nhục và người đàn bà nhơ nhuốc đẻ ra mày cũng phải mang nhục. Và những gì độc địa nhất có thể trút lên người thanh niên, ông mửa hết ra. Ông còn thêm những lời kích thích tham vọng, khơi dậy lòng ghen ghét, thổi bùng lửa ghen tuông và gia tăng nỗi cay đắng : Bao lâu thằng con trai lão Gie-sê còn sống, thì vương quyền của mày sẽ không vững đâu !
Nghe những lời trên, ai lại không động lòng, ai chẳng phát ghen lên ? Tình nghĩa nào, tình bạn nào lại không tàn phai, không tan vỡ ? Thế mà chàng thanh niên dạt dào tình thương mến kia vẫn giữ trọn lời thề kết nghĩa, vẫn mạnh mẽ trước những tiếng doạ nạt, vẫn nhẫn nhục trước những lời nguyền rủa. Vì tình bằng hữu, chàng coi rẻ ngai vàng, chỉ nhớ đến tình thân mà không màng danh lợi. Chàng nói : Chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh.
Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn : ghen tuông không thể huỷ hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không thể phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển. Vậy bạn hãy đi và cũng hãy làm như vậy.”
Đọc tiếp »

THÁNH THỂ NUÔI TA HẰNG NGÀY (ĐTC Phanxicô, 19/06/2022)


“Đôi khi có nguy cơ giam giữ Thánh Thể trong một chiều kích mơ hồ, xa xăm, có thể sáng sủa và thơm ngát hương, nhưng lại xa xôi với cuộc sống thường ngày. Trên thực tế, Chúa coi trọng mọi nhu cầu của chúng ta, bắt đầu từ điều cơ bản nhất. Và Ngài muốn nêu gương cho các môn đệ rằng: “Các ngươi hãy cho họ ăn” (Lc 9,13), cho những người đã nghe lời Ngài trong ngày. Chúng ta có thể đánh giá việc tôn thờ Thánh Thể của mình khi chúng ta chăm sóc người lân cận như Chúa Giêsu làm.
Có tình cảnh đói ăn xung quanh chúng ta, nhưng cũng có sự đồng hành; có sự khao khát những ủi an, tình bạn, những lời khôi hài tốt đẹp; có khao khát được chú ý, có khao khát được đón nhận Tin Mừng. Chúng ta tìm thấy điều này trong Bánh Thánh Thể, đó là sự chú ý của Chúa Kitô đến nhu cầu của chúng ta và lời mời gọi làm điều tương tự đối với những người bên cạnh chúng ta. Chúng ta cần ăn và cho người khác ăn.
Tuy nhiên, ngoài việc ăn uống, chúng ta không thể quên được sự hài lòng. Đám đông hài lòng vì lượng thức ăn dồi dào và cũng vì vui mừng và ngạc nhiên khi nhận được thức ăn từ Chúa Giêsu! Chúng ta chắc chắn cần phải nuôi dưỡng bản thân mình, nhưng chúng ta cũng cần phải hài lòng, khi biết rằng sự nuôi dưỡng được ban cho chúng ta từ tình yêu. Trong Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy sự hiện diện của Người, sự sống của Người được ban cho mỗi người chúng ta. Ngài không chỉ giúp chúng ta tiến về phía trước, mà còn ban cho chúng ta chính mình Người, Chúa Giêsu tự biến mình thành người bạn đồng hành của chúng ta, Ngài tham gia vào công việc của chúng ta, Ngài thăm viếng chúng ta khi chúng ta cô đơn, trả lại cho chúng ta cảm giác nhiệt thành.
Chúa mang đến cho chúng ta ý nghĩa trong cuộc sống, giữa những điều khuất tất, những nghi ngờ của chúng ta; những ý nghĩa này mà Chúa ban cho chúng ta làm chúng ta thỏa mãn. Điều này cho chúng ta biết “nhiều hơn nữa” điều mà mọi người đang tìm kiếm, cụ thể là sự hiện diện của Chúa! Vì sự hiện diện ấm áp của Ngài, cuộc sống của chúng ta thay đổi. Nếu không có Người, mọi thứ sẽ thực sự trở nên xám xịt. Tôn thờ Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta hãy hết lòng cầu xin Người: “Lạy Chúa, xin ban cho con tấm bánh hằng ngày đó để tiến bước, lạy Chúa, xin cho con thỏa lòng với sự hiện diện của Chúa!” (ĐTC Phanxicô, 19/06/2022)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XII- Mùa TN



Đọc tiếp »

LẮNG NGHE KINH THÁNH (LM Phêrô Nguyễn Hữu Duy)


“Lắng nghe Kinh Thánh”. Tài liệu của Thượng hội đồng nhắc điều này ở mục III, với 8 số, từ 16-23. Hai môn đệ Emmau nhờ Vị khách đồng hành giải thích Kinh Thánh bừng sáng lên, biết mình sai đường và quay trở lại hiệp hành với cộng đoàn Giêrusalem.
Cũng câu chuyện Emmaus này (Lc 24, 13-35) cho ta nhiều bài học:
-Nhận ra sứ vụ mới, lập tức rời CM về lại PT đi hiệp hành…
-Như Chúa biết mà giả bộ không biết để kiên nhẫn nghe hai môn đệ huyên thuyên “kể chuyện Chúa Giêsu” cho Đức Kitô nghe… ta phải dấu biết, biết mà như không biết… để nghe kỹ hơn, nghe nhiều hơn, nghe rõ hơn…
-Chúa biết họ “đi sai đường nhưng không chịu nói”, mà kiên trì cùng lạc lối với họ 11km, tới Emmaus mới mở mắt, dắt họ về lại Giêrusalem ! Mục tử dám đi lạc theo môn đệ để dìu họ về chính lộ…
-Chúa không xuất hiện liền, vì biết họ “sợ ma”, (bằng chứng là lần nào hiện ra các tông đồ đều nói ma), nên đã che mắt họ, mãi khi nhờ Kinh Thánh khai sáng và bẻ bánh (cử hành Thánh Thể) mới mở mắt cho họ nhận ra Người… bề trên phải biết ẩn mình để môn đệ khỏi “sợ ma”…
-Trong đời sống, khi “mọng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót…”, bỏ cuộc, về nhà thôi… hãy trấn tĩnh lại, lắng nghe Thánh Kinh và gặp Thánh Thể, Đức Kitô đang đang ẩn mình đồng hành với ta sẽ đưa ta trở lại hiệp hành với anh chị em…
Thánh Thần khai sáng cho ta nhiều bài học hiệp hành từ Thánh Kinh: nhờ gặp gỡ Lời Chúa, lắng nghe tiếng Chúa, phân định ra ý Chúa, ta hiệp thông với cộng đoàn, tham gia công việc của Hội Thánh, thi hành sứ vụ Chúa trao.
Cha sở Cù Mi-Phan Thiết
Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

CHÚA NUÔI TA (ĐTC Phanxicô, 19/06/2022)


“Ngày hôm nay ở Ý và các nước khác, Lễ Trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành. Được thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, Bí tích Thánh Thể giống như đích đến của một cuộc hành trình mà Chúa Giêsu đã định hình trước đó qua một số dấu chỉ, trên hết là phép lạ hóa bánh ra nhiều được thuật lại trong Tin Mừng Phụng vụ hôm nay (x. Lc 9,11-17). Chúa Giêsu chăm sóc đám đông dân

chúng đông đảo đã đi theo Ngài để nghe lời Ngài và được giải thoát khỏi nhiều vấn nạn khác nhau. Tin Mừng cho biết: Ngài làm phép năm chiếc bánh và hai con cá, bẻ ra, đưa cho các môn đệ phân phát, và “tất cả đều ăn no nê” (Lc 9,17). Trong Bí tích Thánh Thể, mọi người có thể cảm nghiệm được sự quan tâm yêu thương và cụ thể này của Chúa. Những ai đón nhận Mình và Máu Chúa Kitô với đức tin không chỉ được ăn, mà còn được no nê. Ăn và no: đây là hai nhu cầu cơ bản được thỏa mãn trong Bí tích Thánh Thể.
Ăn. Thánh Luca viết: “Tất cả đều đã ăn”. Khi chiều tà, các môn đệ xin Chúa Giêsu giải tán đám đông để họ đi tìm thức ăn. Nhưng Thầy lại muốn ban cho họ điều đó, Ngài cũng muốn nuôi những người đã nghe lời Ngài. Phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá không xảy ra một cách ngoạn mục, như trong tiệc cưới Cana, mà gần như bí mật, số bánh được nhân lên khi truyền từ tay này sang tay khác. Và khi đám đông dùng bữa, họ nhận ra rằng Chúa Giêsu đang lo liệu mọi thứ. Đây là Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành công dân của Nước Trời, nhưng đồng thời ngài cũng tính đến hành trình mà chúng ta phải đối mặt ở đây trên trái đất này. Nếu tôi hầu như chẳng có chút bánh nào trong bao, thì Ngài biết và chính Ngài lo liệu…” (ĐTC Phanxicô, 19/06/2022)
Đọc tiếp »

TỰ HÀO CỦA THÁNH PHAOLÔ

2Cr 11:
18 Thưa anh em, vì có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào.
21b Bất cứ điều gì người ta dám làm, thì tôi cũng dám làm -tôi nói như người điên-. 22 Họ là người Híp-ri ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là người Ít-ra-en ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư ? Tôi cũng vậy ! 23 Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư ? Tôi nói như người điên : tôi còn hơn họ nữa ! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. 24 Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một ; 25 ba lần bị đánh đòn ; một lần bị ném đá ; ba lần bị đắm tàu ; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi ! 26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27 Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 28 Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! 29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên ?
30 Nếu phải tự hào, thì tôi sẽ tự hào về những yếu đuối của tôi.
Brothers and sisters: since many boast according to the flesh, I too will boast.
To my shame I say that we were too weak! But what anyone dares to boast of (I am speaking in foolishness) I also dare.
Are they Hebrews? So am I. Are they Israelites? So am I. Are they descendants of Abraham? So am I.
Are they ministers of Christ? (I am talking like an insane person.) I am still more, with far greater labors, far more imprisonments, far worse beatings, and numerous brushes with death.
Five times at the hands of the Jews I received forty lashes minus one.
Three times I was beaten with rods, once I was stoned, three times I was shipwrecked, I passed a night and a day on the deep;
on frequent journeys, in dangers from rivers, dangers from robbers, dangers from my own race, dangers from Gentiles, dangers in the city, dangers in the wilderness, dangers at sea, dangers among false brothers;
in toil and hardship, through many sleepless nights, through hunger and thirst, through frequent fastings, through cold and exposure.
And apart from these things, there is the daily pressure upon me of my anxiety for all the churches.
Who is weak, and I am not weak? Who is led to sin, and I am not indignant?
If I must boast, I will boast of the things that show my weakness.
Đọc tiếp »

Mt 10:

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. 27 Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày ; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.
28 “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. 29 Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. 30 Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. 31 Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
32 “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 33 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
Therefore do not be afraid of them. Nothing is concealed that will not be revealed, nor secret that will not be known. What I say to you in the darkness, speak in the light; what you hear whispered, proclaim on the housetops. And do not be afraid of those who kill the body but cannot kill the soul; rather, be afraid of the one who can destroy both soul and body in Gehenna.
Are not two sparrows sold for a small coin? Yet not one of them falls to the ground without your Father's knowledge. Even all the hairs of your head are counted. So do not be afraid; you are worth more than many sparrows. Everyone who acknowledges me before others I will acknowledge before my heavenly Father.
But whoever denies me before others, I will deny before my heavenly Father."
Đọc tiếp »

CHÚA NGỦ ĐỂ TA BIẾT ĐÁNH THỨC NGÀI (ĐTC Phanxicô, 20/06/2021)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Phụng vụ hôm nay tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu làm yên gió bão (Mc 4, 35-41). Con thuyền mà các môn đệ băng qua hồ bị gió và sóng tấn công và họ sợ bị chìm. Chúa Giêsu đang ở với họ trên thuyền, nhưng Ngài nằm ở đằng lái và dựa gối mà ngủ. Các môn đệ, đầy sợ hãi, hét lên với Ngài: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?” (Câu 38).
Nhiều lần chúng ta cũng hành xử như vậy, khi bị tấn công bởi những thử thách của cuộc sống, chúng ta đã kêu lên với Chúa: “Tại sao Chúa lại im lặng và không làm gì cho con?”. Đặc biệt là khi chúng ta dường như đang chìm dần, vì tình yêu hoặc dự án mà chúng ta đã đặt nhiều hy vọng vào đó tan thành mây khói; hoặc khi chúng ta đứng trước chập chùng những làn sóng lo lắng dai dẳng; hoặc khi chúng ta cảm thấy choáng ngợp trước những vướng mắc hoặc lạc lõng giữa biển đời, không có lộ trình và không có bến cảng. Hoặc khi chúng ta lâm vào những khoảnh khắc thiếu sức lực để tiếp tục, vì không có việc làm hoặc một chẩn đoán y khoa bất ngờ khiến chúng ta lo sợ cho sức khỏe của mình hoặc của người thân. Có nhiều khoảnh khắc mà chúng ta cảm thấy mình giữa cơn bão, chúng ta cảm thấy mọi sự gần như kết thúc. Trong những tình huống này và trong nhiều tình huống khác, chúng ta cũng cảm thấy bị bóp nghẹt bởi nỗi sợ hãi và giống như các môn đệ, chúng ta có nguy cơ đánh mất đi điều quan trọng nhất.
Thực ra, trên thuyền, ngay cả khi đang ngủ, Chúa Giêsu vẫn ở đó, và Ngài chia sẻ với chúng ta mọi điều đang xảy ra. Giấc ngủ của Ngài, một mặt khiến chúng ta ngạc nhiên, mặt khác lại đưa chúng ta vào thử thách. Chúa ở đó, hiện diện; trên thực tế, có thể nói rằng Ngài đang chờ đợi chúng ta lôi kéo Ngài, mời gọi Ngài, đặt Ngài vào trung tâm của những gì chúng ta đang sống. Giấc ngủ của Ngài khiến chúng ta thức giấc. Bởi vì, để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu tin rằng Thiên Chúa hiện hữu thôi thì chưa đủ đâu, Ngài hiện hữu, nhưng anh chị em phải dính dáng đến Ngài, chúng ta cũng phải lên tiếng kêu cầu Ngài.
Hãy lắng nghe điều này: chúng ta phải kêu lên với Ngài. Lời cầu nguyện, nhiều lần, là một tiếng kêu: “Lạy Chúa, xin cứu con!”. Tôi đã thấy, trong chương trình “A sua immagine”, nghĩa là “Theo hình ảnh Ngài”, ngày hôm nay, Ngày Tị nạn, nhiều người đến trên những chiếc thuyền lớn và lúc chết đuối đã kêu lên: “Cứu chúng tôi với!”. Trong cuộc sống của chúng ta, điều tương tự cũng xảy ra: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con!”, Và lời cầu nguyện trở thành một tiếng kêu…” (ĐTC Phanxicô, 20/06/2021)
Đọc tiếp »

ĐỪNG TẬP CHÚ VÀO SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI, MÀ HÃY GỌI CHÚA… (ĐTC Phanxicô, 20/06/2021)


“…Hôm nay chúng ta có thể tự hỏi mình: những cơn gió đập vào cuộc đời tôi là gì? Những con sóng nào cản trở việc điều hướng của tôi, và khiến đời sống cá nhân, cuộc sống gia đình tôi, thậm chí cả đời sống tâm linh của tôi gặp nguy hiểm? Chúng ta hãy nói tất cả những điều này với Chúa Giêsu; chúng ta hãy nói với Ngài tất cả mọi thứ. Người muốn điều này; Người muốn chúng ta nắm lấy Người để tìm nơi trú ẩn trước những sóng gió bất ngờ của cuộc đời.
Tin Mừng thuật lại rằng các môn đệ đến gần Chúa Giêsu, đánh thức Người và kêu lên với Người (xem câu 38). Đây là sự khởi đầu đức tin của chúng ta: đó là nhận biết rằng một mình chúng ta không thể làm nổi; rằng chúng ta cần Chúa Giêsu như những người thủy thủ cần những vì sao để tìm đường đi của họ. Đức tin bắt đầu từ việc tin rằng bản thân chúng ta thôi thì không đi đến đâu. Đức tin bắt đầu từ việc cảm thấy chúng ta cần Chúa. Khi chúng ta vượt qua được cám dỗ cuộn tròn trong chính mình, khi chúng ta vượt qua được sai lầm tôn giáo là không muốn làm phiền Thiên Chúa, và bắt đầu kêu lên với Ngài, Ngài có thể làm nên những điều kỳ diệu trong chúng ta. Sức mạnh nhẹ nhàng và phi thường của lời cầu nguyện có tác dụng làm nên những điều kỳ diệu.
Chúa Giêsu, khi được các môn đệ cầu xin, đã làm dịu sóng gió. Và Người hỏi họ một câu hỏi, một câu hỏi cũng liên quan đến chúng ta: “Tại sao anh em lại sợ hãi? Anh em không có niềm tin sao?” (câu 40). Các môn đệ bị nỗi sợ hãi bao trùm, bởi vì họ tập trung vào những con sóng hơn là nhìn vào Chúa Giêsu.
Cũng thế, sự sợ hãi khiến chúng ta nhìn vào những khó khăn, những vấn đề khủng khiếp mà không nhìn vào Chúa, Đấng nhiều lần đang ngủ. Đó cũng là điều thường xảy ra với chúng ta: chúng ta thường chú tâm vào các vấn đề hơn là đến gặp Chúa và dâng lên Ngài những quan tâm của chúng ta! Chúng ta thường để Chúa ở một góc, dưới đáy con thuyền cuộc đời, và chỉ đánh thức Ngài trong những lúc tối cần thiết!
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ân sủng của một đức tin không bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa, và gõ cửa Trái Tim Người. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng trong đời không ngừng tin cậy nơi Thiên Chúa, khơi dậy trong chúng ta nhu cầu cơ bản là phó thác mình cho Người mỗi ngày.” (ĐTC Phanxicô, 20/06/2021)
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.