Ads 468x60px

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

KINH MÂN CÔI THÁNH HOÁ CON CÁI (Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, số 42-16/10/2002)


“Các bậc cha mẹ càng ngày càng cảm thấy khó mà theo dõi cuộc sống của các con cái khi chúng tăng trưởng đến tuổi trưởng thành. Trong một xã hội với nền kỹ thuật tân tiến, các phương tiện truyền thông xã hội và toàn cầu hoá, mọi sự đều trở nên hối hả, và sự cách biệt văn hoá giữa các thế hệ đang gia tăng ngày càng lớn hơn. Những thông tin khác biệt nhất và những kinh nghiệm không thể đoán trước được nhanh chóng thâm nhập vào cuộc sống của các trẻ nhỏ và thiếu niên, và các bậc cha mẹ có thể rất lo âu về những nguy hiểm mà con cái đương đầu. Đôi khi các bậc cha mẹ rơi vào thất vọng não nề khi con cái thất bại trong việc chống trả những quyến rũ của nền văn hoá ma túy, sự lôi cuốn của chủ nghĩa khoái lạc vô độ, cám dỗ giải quyết bằng bạo lực, và những biểu lộ muôn mặt của vô nghĩa và thất vọng.
Cầu nguyện bằng Kinh mân côi cho con cái, và hơn thế nữa, với các con cái, dạy dỗ chúng từ thuở ấu nhi biết ngừng lại mỗi ngày để cầu nguyện với gia đình, phải thú nhận rằng đó không phải là giải pháp cho mọi vấn đề, nhưng đó là một trợ giúp thiêng liêng mà ta không thể hạ giá. Người ta có thể phản đối là Kinh mân côi dường như khó mà phù hợp với sở thích của các trẻ nhỏ và người trẻ của ngày hôm nay. Nhưng có lẽ sự phản đối nhắm đến một cách thức nghèo nàn của việc đọc kinh Mân côi. Hơn thế nữa, nếu không có thành kiến với cơ cấu nền tảng của Kinh mân côi, thì không có điều gì ngăn cản các trẻ nhỏ và người trẻ cầu nguyện với Kinh mân côi – hoặc trong gia đình hoặc trong nhóm – với những trợ giúp có tính biểu tượng và thiết thực tương xứng để hiểu biết và quý trọng. Tại sao ta không thử? Với ơn Chúa giúp, một lối tiếp cận với người trẻ mà tích cực, sôi nổi và sáng tạo – như đã tỏ cho thấy qua các ngày Quốc tế Giới trẻ ! – có khả năng đem lại nhiều kết quả đáng kể. Nếu Kinh mân côi được trình bày rõ ràng, tôi tin chắc rằng người trẻ sẽ lại một lần nữa làm cho người lớn ngạc nhiên vì cách họ làm cho lời kinh trở thành của riêng họ và đọc kinh với sự nhiệt tình đặc trưng của lứa tuổi họ.”(Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, số 42-16/10/2002)
Đọc tiếp »

NGÀY 04-10: LỄ THÁNH PHANXICÔ ASSISI



Đọc tiếp »

TRỞ NÊN NHỎ BÉ (ĐTC Phanxicô, 03/10/2021)


“…Chúa Giêsu nói : “Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó” (Mc 10, 15). Đây là điều mới mẻ: người môn đệ không chỉ phải phục vụ những người nhỏ bé, mà còn phải nhìn nhận mình là một người nhỏ bé.
Và mỗi người chúng ta, chúng ta có nhận mình là nhỏ bé trước mặt Chúa không? Hãy suy nghĩ về điều đó, nó sẽ giúp chúng ta. Ý thức mình là nhỏ bé, ý thức về sự cần thiết của ơn cứu rỗi là không thể thiếu để tiếp nhận Chúa. Đó là bước đầu tiên trong việc mở lòng đón nhận Ngài. Tuy nhiên, chúng ta thường quên điều này. Khi sống trong thịnh vượng, trong sự sung túc, chúng ta có ảo tưởng tự mãn, rằng chúng ta đủ rồi, rằng chúng ta không cần Chúa. Thưa anh chị em, đây là một sự lừa dối, vì mỗi người chúng ta đều là những người cần, đều là những người nhỏ bé. Chúng ta phải tìm kiếm sự nhỏ bé của mình và nhận ra nó. Và ở đó, chúng ta sẽ tìm thấy Chúa Giêsu.
Trong cuộc sống, nhận ra sự nhỏ bé của bản thân là điểm khởi đầu để trở nên vĩ đại. Nếu chúng ta nghĩ về điều đó, chúng ta trưởng thành không hệ tại quá nhiều trên những thành công của chúng ta và những thứ chúng ta có, mà hơn hết là trong những khoảnh khắc khó khăn và mong manh. Ở đó, trong sự cần thiết của chúng ta, chúng ta trưởng thành; ở đó chúng ta mở rộng tâm hồn mình cho Chúa, cho người khác, cho ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta hãy mở rộng tầm mắt của chúng ta với những người khác.
Hãy để chúng ta mở rộng tầm mắt, về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và nhận thức về sự nhỏ bé của chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé trước một vấn đề, nhỏ bé trước thập giá, bệnh tật, khi chúng ta gặp mệt mỏi và cô đơn, chúng ta đừng nản lòng. Mặt nạ của sự hời hợt đang rơi xuống và sự yếu đuối triệt để của chúng ta đang tái xuất hiện: đó là điểm chung của chúng ta, là kho tàng của chúng ta, bởi vì với Thiên Chúa, sự yếu đuối không phải là một trở ngại mà là một cơ hội. Một lời cầu nguyện tuyệt vời sẽ là thế này: “Lạy Chúa, xin nhìn vào sự yếu đuối của con…” và liệt kê chúng trước mặt Ngài. Đây là một thái độ tốt trước mặt Chúa…” (ĐTC Phanxicô, 03/10/2021)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

KINH MÂN CÔI: HỌC HỎI ĐỨC KITÔ TỪ MẸ MARIA (Trích tông thư Kinh Mân Côi của thánh Gioan Phaolô II)


Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Ma-ri-a
14. Đức Kitô là vị Thầy tối cao, Đấng mặc khải và là Đấng được mặc khải. Đây không chỉ là vấn đề học hỏi điều Người đã dạy nhưng là học hỏi chính Người. Theo viễn tượng ấy, chúng ta có thể có vị thầy nào tốt hơn là Đức Ma-ri-a không? Từ quan điểm của Thiên Chúa, Thánh Linh là vị Thầy nội tâm dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn của Đức Kitô (x. Ga 14,26; 15,26; 16,13). Nhưng trong số các tạo vật, không ai biết rõ hơn Đức Kitô bằng Đức Ma-ri-a; không ai có thể dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm của Người hơn là Mẹ của Người.
Dấu lạ đầu tiên mà Đức Kitô thực hiện, biến nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na, rõ ràng giới thiệu Đức Ma-ri-a dưới dáng vẻ của một thầy dạy, khi ngài thúc giục các đầy tớ làm điều Đức Giê-su chỉ bảo (x. Ga 2,5). Chúng ta có thể tưởng tượng rằng ngài cũng đã làm như thế đối với các môn đệ sau khi Đức Giê-su lên trời, khi ngài hiệp cùng với họ mong chờ Chúa Thánh Thần và nâng đỡ họ trong sứ vụ đầu tiên của họ. Chiêm ngưỡng các hoạt cảnh của Kinh Mân Côi trong sự thông hiệp với Đức Ma-ri-a là một cách thế học hỏi từ Đức Mẹ để biết Đức Kitô, để khám phá các bí ẩn của Người và hiểu sứ điệp của Người.
Trường học này của Đức Ma-ri-a cũng đặc biệt hữu hiệu nếu ta biết rằng ngài dạy chúng ta bằng cách thu nhận cho chúng ta cách sung mãn những quà tặng của Chúa Thánh Thần, cho dù ngài ban tặng cho chúng ta gương mẫu không thể sánh ví được về cuộc hành trình đức tin của riêng ngài [17]. Khi chúng ta chiêm ngưỡng mỗi mầu nhiệm trong cuộc đời của Con ngài, ngài (Đức Mẹ) mời gọi chúng ta hành động như ngài đã làm khi truyền tin: khiêm tốn đặt ra những câu hỏi mở lòng chúng ta ra với ánh sáng, hầu kết thúc bằng sự vâng phục của đức tin: Này tôi là nữ tì của Chúa; xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói (Lc 1,38).
Đọc tiếp »

VUI MỪNG VÌ TÌNH CẢM ĐOÀN CHIÊN

Pl 4,10-23
Nhờ Chúa, tôi rất vui mừng vì cuối cùng thấy tình cảm của anh em đối với tôi lại thắm thiết. Tình cảm đó vẫn sống động, nhưng anh em chỉ thiếu dịp tỏ ra. 11 Không phải vì thiếu thốn mà tôi nói thế, bởi lẽ tôi đã học sống tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào. 12 Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. 13 Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết. 14 Tuy nhiên, anh em đã chia sẻ với tôi, khi tôi gặp cơn quẫn bách, như thế là phải. 15 Chính anh em, những người thành Phi-líp-phê, anh em biết là trong giai đoạn tôi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, lúc rời khỏi Ma-kê-đô-ni-a, không một Hội Thánh nào đã đóng góp vào các khoản chi thu của tôi, chỉ có anh em thôi ; 16 bởi vì ngay khi tôi còn ở Thê-xa-lô-ni-ca, đôi lần anh em đã gửi cho tôi những gì tôi cần dùng. 17 Điều tôi tìm kiếm không phải là quà tặng, mà là những gì sinh hoa kết quả dồi dào cho anh em. 18 Tôi có đủ mọi thứ cần dùng, lại còn dư dật nữa là khác. Tôi rất đầy đủ, kể từ khi nhận được những gì anh em gửi đến tôi qua tay anh Ê-páp-rô-đi-tô. Quà anh em tặng cho tôi đó, chẳng khác nào hương thơm, lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa và được Người chấp nhận. 19 Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Ki-tô Giê-su. 20 Xin tôn vinh Thiên Chúa là Cha chúng ta đến muôn thuở muôn đời ! A-men.
21 Cho tôi gửi lời chào từng người một thuộc dân thánh trong Đức Ki-tô Giê-su. Các anh em đang ở với tôi gửi lời chào anh em. 22 Mọi người thuộc dân thánh, nhất là những người phục vụ trong cung điện hoàng đế Xê-da, cũng gửi lời chào anh em.
23 Cầu chúc cho tâm hồn anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô.
Đọc tiếp »

IM LẶNG và LÊN TIẾNG (Trích sách Quy luật mục vụ của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng :)


Trích sách Quy luật mục vụ của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng :
“Khi thinh lặng, người lãnh đạo phải khôn ngoan, khi nói năng phải liệu sao cho hữu ích, để khỏi nói ra khi cần giữ kín, hay không làm thinh khi cần lên tiếng. Một lời nói thiếu thận trọng lôi kéo người ta vào con đường lầm lạc. Cũng vậy, sự thinh lặng thiếu khôn ngoan khiến người ta tiếp tục sống trong lầm lạc đang khi lẽ ra họ có thể được soi sáng.
Thật thế, nhiều khi các vị lãnh đạo không biết lo xa, sợ không được lòng người đời, nên ngại không dám thẳng thắn nói ra sự thật. Họ không nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên theo lời Đấng là sự thật, cho đúng với nhiệm vụ mục tử, mà chỉ chăn dắt như người làm thuê, vì khi ẩn mình làm thinh thì chẳng khác gì họ xa chạy cao bay khi chó sói đến…
Quả vậy, đối với người mục tử, làm thinh không dám nói sự thật vì sợ hãi, lại chẳng phải là quay lưng chạy trốn hay sao ? Chắc hẳn, nếu có mục tử nào liều mình cho đoàn chiên, thì vị đó xây tường bảo vệ nhà Ít-ra-en chống lại địch thù rồi. Bởi đó, lại có lời ngỏ với dân tội lỗi rằng : Ngôn sứ của ngươi đã thấy toàn điều hư ảo, toàn chuyện khói mây để nói cho ngươi ; còn lỗi lầm ngươi, chúng không vạch rõ để thúc đẩy ngươi ăn năn trở lại…
Tiến tới chức linh mục là nhận nhiệm vụ của người loan tin, tức là lớn tiếng kêu để báo trước rằng Vị Thẩm Phán uy hùng sắp ngự đến. Vậy làm linh mục mà không biết giảng thì có khác gì người loan tin mà lại câm, liệu người đó sẽ kêu như thế nào ? Vì thế, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các vị mục tử đầu tiên dưới hình lưỡi lửa : quả thật, những kẻ Người đã làm cho tâm hồn được đầy tràn, thì tức khắc Người biến họ thành những con người biết nói.”
Đọc tiếp »

XIN MẸ MARIA CHỮA LÀNH (ĐTC Phanxicô, 30/09/2020)


“Một loại vi-rút nhỏ tiếp tục gây các vết thương sâu hoắm và khiến chúng ta gặp nguy cơ mắc các tổn thương về thể chất, xã hội và tinh thần của chúng ta. Nó bóc trần sự bất bình đẳng lớn lao đang thống trị trên thế giới: bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về hàng hóa, bất bình đẳng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về

kỹ thuật, giáo dục: hàng triệu trẻ em không được đến trường, và danh sách này cứ thế nối dài mãi. Những bất công này không phải tự nhiên và không thể tránh được. Chúng là việc làm của con người, chúng phát xuất từ một mô hình tăng trưởng tách rời các giá trị sâu sắc nhất. Vứt bỏ thực phẩm: với việc vứt bỏ này, người ta có thể nuôi ăn nhiều người khác. Và điều này đã làm cho nhiều người mất hy vọng và làm gia tăng sự bất trắc và đau khổ. Đó là lý do tại sao, để thoát khỏi đại dịch, chúng ta phải tìm ra phương pháp chữa trị không những đối với coronavirus – một điều vốn quan trọng! - mà còn đối với những con vi rút nhân bản và kinh tế xã hội lớn lao nữa...

Chúng ta hãy đặt hành trình chữa lành này dưới sự che chở của Đức Trinh Nữ Maria, Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn. Xin Mẹ, Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu trong lòng, giúp chúng ta trở nên tín thác hơn. Được Chúa Thánh Thần soi dẫn, chúng ta có thể cùng nhau làm việc cho Nước Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã khai mở trên thế gian này bằng cách đến giữa chúng ta. Đó là một Vương quốc của ánh sáng giữa bóng tối, của công lý giữa bao nhiêu phẫn nộ, của niềm vui giữa quá nhiều đau đớn, của sự chữa lành và sự cứu rỗi giữa bệnh tật và chết chóc, của sự dịu dàng giữa hận thù. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biến đức ái thành tỏa lan như virút và “hoàn cầu hóa” đức cậy dưới ánh sáng đức tin.” (ĐTC Phanxicô, 30/09/2020)






Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

ĐỪNG TIN GIÁO LÝ KHÁC HAY CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG: Trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê, chương 1


1 Tôi là Phao-lô, Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su theo lệnh Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, và theo lệnh Đức Ki-tô Giê-su, niềm hy vọng của chúng ta, 2 gửi anh Ti-mô-thê, người con tôi đã sinh ra trong đức tin. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, ban cho anh ân sủng, lòng thương xót và sự bình an.
3 Khi đi Ma-kê-đô-ni-a, tôi đã khuyên anh ở lại Ê-phê-xô để anh truyền cho một số người đừng dạy một giáo lý khác, 4 cũng đừng chú ý đến những chuyện hoang đường và những gia phả dài dòng ; những cái đó chỉ gây ra tranh luận, chứ không đóng góp vào kế hoạch của Thiên Chúa mà đức tin cho chúng ta biết. 5 Lời truyền dạy đó phải nhằm đưa tới đức mến phát xuất từ tâm hồn trong sạch, lương tâm ngay thẳng và đức tin không giả hình. 6 Vì đi trệch đường lối ấy, một số người đã sa vào tật nói rỗng tuếch. 7 Họ muốn làm thầy dạy luật, nhưng lại không hiểu cả điều mình nói lẫn điều mình xác quyết.
8 Chúng ta biết rằng Lề Luật là tốt, nếu người ta sử dụng cho đúng cách. 9 Thật vậy, Lề Luật có đó, không phải cho người công chính, mà là cho hạng người sống ngoài lề luật và bất phục tùng, vô luân và tội lỗi, phạm thánh phạm thượng, giết cha giết mẹ, sát nhân, 10 dâm dật, kê gian, buôn người, nói dối, bội thề, và những kẻ sống ngược với giáo lý lành mạnh. 11 Đó là giáo lý phù hợp với Tin Mừng đã được giao phó cho tôi, Tin Mừng về vinh quang của Thiên Chúa chí tôn.
12 Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. 13 Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. 14 Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. 15 Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận : Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. 16 Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời. 17 Kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất, kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Đọc tiếp »

KINH MÂN CÔI, BẢN TÓM LƯỢC TIN MỪNG (LM. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

Đọc tiếp »

GX CÙ MI: MỤC VỤ THÁNG 10

Đọc tiếp »

DẠY GIÁO LÝ: LÀM CHO ĐỨC KITÔ TRỞ NÊN HỮU HÌNH, GIÚP HỌC VIÊN CHẠM TỚI CHÚA (ĐTC Phanxicô - Đại hội lần thứ 3, tổ chức tại Đại sảnh Phaolô VI, từ ngày 08/09/2022 đến 10/9/2022)


“…Tôi chào tất cả anh chị em như các giáo lý viên. Tôi cố ý gọi như vậy. Tôi thấy trong số anh chị em có một số giám mục, nhiều linh mục và những người thánh hiến: họ cũng là những giáo lý viên. Thật vậy, tôi phải nói rằng, họ là những giáo lý viên trước hết và quan trọng nhất, vì Chúa kêu gọi tất cả chúng ta làm cho Tin Mừng âm vang trong tâm hồn mỗi người. Thú thực với anh chị em, tôi rất thích buổi
yết kiến sáng Thứ Tư, khi hàng tuần tôi gặp nhiều người đến tham dự buổi dạy giáo lý. Đây là một thời điểm diễm phúc, bởi vì, bằng việc suy gẫm Lời Chúa và truyền thống của Giáo Hội, chúng ta bước đi như là Dân Thiên Chúa, và chúng ta cũng được yêu cầu tìm ra những hình thức cần thiết để làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống hàng ngày.
Tôi khẩn khoản xin anh chị em: đừng bao giờ mệt mỏi làm giáo lý viên. Không phải là “giảng một bài học” về việc dạy giáo lý. Việc dạy giáo lý không thể giống như một giờ học ở trường, mà là một kinh nghiệm sống đức tin mà mỗi người chúng ta cảm thấy muốn truyền lại cho các thế hệ mới. Chắc chắn, chúng ta phải tìm ra những cách tốt nhất để bảo đảm việc truyền đạt đức tin phù hợp với lứa tuổi và việc chuẩn bị cho người ta lắng nghe chúng ta; thế nhưng cuộc gặp gỡ bản thân của chúng ta với mỗi người trong số họ là điều có tính quyết định. Chỉ có cuộc gặp gỡ liên ngã mới mở tấm lòng để đón nhận lời loan báo đầu tiên và ước muốn lớn lên trong đời sống Kitô hữu với sự năng động thích hợp mà việc dạy giáo lý cho phép. Sách Hướng dẫn dạy Giáo lý mới, đã được gửi đến các anh chị em trong những tháng gần đây, sẽ rất hữu ích để anh chị em hiểu cách tuân theo hành trình này và cách đổi mới việc dạy Giáo lý trong các giáo phận và giáo xứ.
Anh chị em đừng bao giờ quên mục đích của việc dạy giáo lý, vốn là một giai đoạn diễm phúc trong việc truyền bá phúc âm, đó là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và để Người lớn lên trong chúng ta. Và ở đây, chúng ta đi thẳng vào các điều chuyên biệt của Đại hội Quốc tế lần thứ ba của anh chị em, vốn nhằm xem xét phần thứ ba của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Có một đoạn trong Sách Giáo Lý mà tôi nghĩ là quan trọng cần cung cấp cho anh chị em liên quan đến việc anh chị em trở thành "Nhân Chứng của cuộc sống mới". Nó nói: “Khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, dự phần vào các mầu nhiệm của Người và tuân giữ các điều răn của Người, thì chính Đấng Cứu Rỗi đến để yêu thương, trong chúng ta, Cha của Người và anh em của Người, Cha của chúng ta và anh em của chúng ta. Con người của Người, nhờ Chúa Thánh Thần, trở thành quy tắc sống động và nội tâm của sinh hoạt chúng ta” (2074).
Chúng ta hiểu tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng điều răn của Người là thế này: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Tình yêu đích thực là tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa và được Chúa Giêsu mạc khải bằng mầu nhiệm sự hiện diện của Người giữa chúng ta, bằng lời rao giảng, phép lạ của Người và trên hết bằng cái chết và sự phục sinh của Người. Tình yêu của Chúa Kitô vẫn là giới răn đích thực và duy nhất của sự sống mới, sự sống mà người Kitô hữu, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, biến thành của mình hàng ngày trong một hành trình không biết nghỉ ngơi.
Các giáo lý viên thân mến, anh chị em được yêu cầu phải làm cho con người của Chúa Giêsu Kitô trở nên hữu hình và chạm tới được, Đấng yêu thương từng người trong anh chị em, và do đó trở thành quy tắc của đời sống chúng ta và là tiêu chuẩn phán đoán các hành động đạo đức của chúng ta. Đừng bao giờ lạc khỏi nguồn yêu thương này, bởi vì nó là điều kiện để được hạnh phúc và tràn đầy niềm vui, luôn luôn và bất chấp mọi điều. Đây là sự sống mới nảy sinh trong chúng ta vào ngày chịu Phép Rửa, và chúng ta có trách nhiệm chia sẻ với mọi người, để nó phát triển trong mọi người và sinh hoa kết trái.” (ĐTC Phanxicô-Đại hội lần thứ ba, với sự tham dự của 1,400 nhà thần học thuộc 82 quốc gia, cũng được tổ chức tại Đại sảnh Phaolô VI, kéo dài trong 3 ngày từ 8 tới ngày 10, tháng 9, 2022. Chủ đề của Đại hội là “Giáo lý viên, chứng tá đời sống mới trong Chúa Kitô”. Đại hội được nghe các bài thuyết trình của một số nhân vật quan trọng, như Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, nói về “Viễn ảnh đồng nghị cho một nền giáo lý truyền giảng Tin Mừng. Ngày cuối cùng, lúc 11 giờ 45, đại hội đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô huấn từ trên)
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXVII- TN C



Đọc tiếp »

PHÂN ĐỊNH NHỜ THÂN TÌNH VỚI CHÚA (ĐTC Phanxicô, 28/09/2022)


“…Phân định những gì đang xảy ra trong chúng ta không phải là điều dễ dàng, vì những vẻ bề ngoài có tính lừa dối, nhưng sự thân thuộc với Thiên Chúa có thể làm tan biến các mối nghi ngờ và sợ hãi một cách nhẹ nhàng, khiến cuộc sống của chúng ta ngày càng dễ tiếp nhận “ánh sáng dịu dàng” của Người, theo cách diễn đạt tuyệt vời của Thánh John Henry Newman. Các thánh chiếu sáng bằng ánh sáng phản chiếu và bằng các cử chỉ đơn giản hàng ngày, các
ngài chỉ cho ta thấy sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa, Đấng biến điều không thể thành điều có thể. Người ta nói rằng hai vợ chồng sống với nhau một thời gian dài, yêu thương nhau, thì kết cục sẽ ra giống nhau.
Một điều tương tự cũng có thể nói về lời cầu nguyện đầy xúc cảm: một cách tiệm tiến nhưng hữu hiệu, nó giúp chúng ta ngày càng có thể nhận ra những gì đáng kể nhờ tính đồng bản nhiên, như một điều gì đó nảy sinh từ sâu thẳm hữu thể chúng ta. Cầu nguyện không có nghĩa là nói lời nói, lời nói, không: cầu nguyện có nghĩa là mở lòng ra với Chúa Giêsu, đến gần Chúa Giêsu, để Chúa Giêsu đi vào lòng tôi và làm cho chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Người. Và ở đó chúng ta có thể biện phân khi nào là Chúa Giêsu và khi nào là chúng ta với những suy nghĩ của mình, một điều rất nhiều lần khác xa với những gì Chúa Giêsu muốn.
Chúng ta hãy cầu xin ân sủng này: để sống mối liên hệ bằng hữu với Chúa, như một người bạn nói với một người bạn (x. Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, 53). Tôi biết một người nam tu sĩ già làm người gác cổng của một trường nội trú, và mỗi khi có thể thầy đều đến gần nhà nguyện, nhìn lên bàn thờ và nói: “Xin chào” vì thầy rất gần gũi với Chúa Giêsu. Thầy không cần phải nói bla bla bla, không: "Xin chào, con gần gũi Chúa và Chúa gần gũi con." Đây là mối liên hệ mà chúng ta phải có trong lời cầu nguyện: gần gũi, gần gũi đầy xúc cảm, như anh chị em, gần gũi với Chúa Giêsu. Một nụ cười, một cử chỉ đơn giản và không đọc những lời không chạm chi tới trái tim.
Như tôi đã nói, anh chị em hãy nói chuyện với Chúa Giêsu như một người bạn nói chuyện với một người bạn khác. Đó là một ân sủng mà chúng ta phải xin cho nhau: xem Chúa Giêsu là bạn của chúng ta, như người bạn lớn nhất, người bạn trung thành của chúng ta, Đấng không tống tiền, trên hết là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả khi chúng ta quay lưng lại với Người. Người vẫn ở cửa trái tim của chúng ta. Chúng ta nói “Không, với Chúa, con không muốn biết bất cứ điều gì”. Và Người vẫn im lặng, Người luôn ở gần trong tầm tay, trong tầm tay của trái tim vì Người luôn thành tín. Chúng ta hãy tiếp tục với lời cầu nguyện này, chúng ta có thể nói lời cầu nguyện “xin chào”, lời cầu nguyện chào Chúa bằng trái tim của chúng ta, lời cầu nguyện âu yếm, lời cầu nguyện gần gũi, ít lời nhưng bằng hành động và việc làm tốt. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 28/09/2022)
Đọc tiếp »

SỐNG SIÊU THOÁT (Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, chương 7)


Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, chương 7:
25 Thưa anh em, về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em với tư cách là người -nhờ Chúa thương- đáng được anh em tín nhiệm. 26 Vậy tôi nghĩ rằng : vì những nỗi thống khổ hiện tại, ở vậy là điều tốt. Phải, tôi nghĩ rằng đối với người ta, như thế là tốt. 27 Bạn đã kết hôn với một người đàn bà ư ? Đừng tìm cách gỡ ra. Bạn chưa kết hôn với một người đàn bà ư ? Đừng lo kiếm vợ. 28 Nhưng nếu bạn cưới vợ, thì cũng chẳng có tội gì. Và nếu người con gái lấy chồng, thì cũng chẳng có tội gì. Tuy nhiên, những người ấy sẽ tự chuốc lấy những nỗi gian truân khốn khổ. Mà tôi, tôi muốn cho anh em thoát khỏi điều đó.
29 Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này : thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có ; 30 ai khóc lóc, hãy làm như không khóc ; ai vui mừng, như chẳng mừng vui ; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả ; 31 kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

THƯ MỤC VỤ THÁNG 10 &11 CỦA ĐỨC GIÁM MỤC







Đọc tiếp »

ƠN GỌI CỦA CON LÀ TÌNH YÊU (Trích sách Tự thuật của thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su, trinh nữ:)


“Khi nguyện ngắm, những khát vọng của em làm cho em bị đau khổ giày vò. Em mở các thư của thánh Phao-lô để tìm kiếm một câu trả lời. Tình cờ mắt em bắt gặp chương 12 và 13 thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô... Khi đọc chương trước, em thấy rằng không phải ai cũng có thể làm tông đồ, ngôn sứ hay thầy dạy. Em cũng thấy rằng Hội Thánh gồm nhiều phần tử khác nhau, và mắt không thể vừa là
mắt vừa là tay được... Câu trả lời trên thật rõ ràng nhưng không làm em thoả mãn và đem lại cho em sự bình an.
Không sờn lòng, em tiếp tục đọc và câu sau đây làm em nhẹ nhõm : Anh em hãy tha thiết kiếm tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả. Và thánh Phao-lô tông đồ giải thích rằng mọi ơn hoàn hảo nhất chẳng là gì cả, nếu không có tình yêu..., và đức ái là con đường tuyệt hảo chắc chắn dẫn tới Thiên Chúa. Và cuối cùng, em đã được bình an thư thái.
Khi suy nghĩ về thân thể mầu nhiệm của Hội Thánh, em chẳng thấy mình thuộc loại chi thể nào trong các loại thánh Phao-lô mô tả, hay đúng ra em muốn thấy mình có mặt trong mọi loại chi thể đó. Đức ái đã cho em chìa khoá để tìm ra ơn gọi của em. Em hiểu rằng nếu Hội Thánh có một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Em hiểu rằng Hội Thánh có một Trái Tim và Trái Tim đó bừng cháy tình yêu. Em hiểu rằng chỉ có tình yêu mới làm cho các phần tử của Hội Thánh hoạt động và nếu tình yêu tắt ngúm thì các Tông Đồ sẽ chẳng loan báo Tin Mừng nữa, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình ra... Em hiểu rằng tình yêu bao trùm mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả, nó bao trùm mọi nơi và mọi thời... ; tắt một lời, tình yêu tồn tại mãi.
Bấy giờ, vào lúc tình yêu dạt dào ngây ngất, em đã reo lên : Ôi Giê-su, Tình Yêu của con... ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy, ơn gọi của con, chính là tình yêu... Vâng, con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh, và chỗ đứng này, ôi Thiên Chúa của con, chính Chúa đã ban cho con. Trong lòng Hội Thánh, Hiền Mẫu của con, con sẽ là tình yêu. Như thế, con sẽ là tất cả... và như thế, ước mơ của con sẽ được thực hiện...
Đọc tiếp »

SIÊNG NĂNG LẦN HẠT MÂN CÔI: Cùng nhau lần hạt Mân Côi theo lời khuyên của Đức Mẹ và lời dạy của các vị mục tử chúng ta...

















Đọc tiếp »

SUY NIỆM CÁC MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO NGÀY

Suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi theo ngày :
-VUI : thứ 2 và thứ 7
-SÁNG : thứ 5
-THƯƠNG : thứ 3 và thứ 6
-MỪNG : Chúa Nhật và thứ 4


Đọc tiếp »

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG TÊRÊXA Chúc mừng Hội Têrêxa, Ca đoàn Thiếu nhi và những chị em nhận thánh nữ làm Bổn mạng… !



Đọc tiếp »

THÁNH PHAOLÔ KHUYÊN (Trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê, chương 3:)



17 Thưa anh em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em. 18 Vì, như tôi đã nói với anh em nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với thập giá Đức Ki-tô : 19 chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những
người chỉ nghĩ đến những sự thế gian. 20 Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. 21 Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.
4,1 Bởi vậy, hỡi anh em thân mến lòng tôi hằng tưởng nhớ, anh em là niềm vui, là vinh dự của tôi. Anh em rất thân mến, anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy.
2 Tôi khuyên chị Ê-vô-đi-a và khuyên cả chị Xin-ti-khe nữa : xin hai chị sống hoà thuận với nhau trong Chúa. 3 Tôi xin cả anh Xi-di-gót nữa, người bạn chân thành đã đồng lao cộng khổ với tôi, xin anh giúp đỡ các chị ấy. Các chị đã giúp tôi chiến đấu cho Tin Mừng, cũng như anh Cơ-lê-men-tê và các cộng sự viên khác mà tên tuổi đã được ghi trong Sổ Trường Sinh.
4 Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! 5 Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. 6 Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. 7 Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su. 8 Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. 9 Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em.
Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.