Ads 468x60px

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

CẦU NGUYỆN TRONG ĐAU KHỔ (ĐTC Phanxicô, 14/10/2020)


“...trong Thánh Vịnh (150), đau khổ biến thành một câu hỏi. Từ đau khổ đến nghi vấn. Và trong số rất nhiều câu hỏi, có một câu vẫn lơ lửng ở đó, giống như một tiếng kêu không ngừng xuyên suốt cuốn sách từ đầu đến cuối. Một câu hỏi mà chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần: “Cho đến bao giờ, lạy Chúa? Cho đến khi nào?" Mọi đau khổ đều kêu gọi sự giải thoát, mọi nước mắt đều kêu

gọi sự an ủi, mọi vết thương đều đang đợi được chữa lành, mọi vu khống đang đợi một phán xử ân giải. “Cho đến bao giờ, lạy Chúa, con phải chịu đựng điều này? Lạy Chúa, xin lắng nghe con! ” Biết bao lần chúng ta đã cầu nguyện như thế, với câu “Cho đến khi nào?”, Giờ đây đã đủ rồi, lạy Chúa!
...
Lời cầu nguyện của Thánh Vịnh là bằng chứng của tiếng kêu này: một tiếng kêu đa dạng, bởi vì trong cuộc sống, nỗi đau có muôn hình muôn dạng, và nó mang đủ thứ tên: bệnh tật, hận thù, chiến tranh, bách hại, ngờ vực… Cho đến “tai tiếng” tối hậu, tức cái chết. Cái chết xuất hiện trong sách Thánh Vịnh như kẻ thù phi lý nhất của con người: tội ác nào đáng bị trừng phạt tàn nhẫn như vậy, bao gồm tận diệt và kết liễu? Lời cầu nguyện của các Thánh Vịnh xin Thiên Chúa can thiệp nơi mọi cố gắng của con người đều vô ích. Đó là lý do tại sao cầu nguyện, trong và tự nó, là con đường cứu rỗi và là khởi đầu của ơn cứu rỗi.
...
Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là phải chịu đựng sự bỏ rơi, không được nhớ đến. Lời cầu nguyện cứu chúng ta khỏi điều này. Vì điều có thể xảy ra, và thậm chí thường xuyên xẩy ra là chúng ta không hiểu các kế hoạch của Thiên Chúa. Nhưng tiếng kêu của chúng ta không bị kẹt ở dưới thế này: chúng dâng cao tới Người, Đấng có trái tim của một người Cha, và chính Người khóc cho mọi con trai và con gái đang đau khổ và chết chóc. Tôi xin nói với anh chị em một điều: trong những thời khắc khó khăn, thật tốt cho tôi khi nghĩ rằng Chúa Giêsu đang khóc; Người khóc lúc nhìn Giêrusalem, Người khóc trước mộ của Ladarô. Thiên Chúa đã khóc cho tôi, Thiên Chúa đang khóc, Người khóc vì nỗi buồn của chúng ta. Vì, như một nhà văn linh đạo hay nói, Thiên Chúa muốn làm cho chính Người trở thành con người, để có thể khóc. Nghĩ rằng Chúa Giêsu khóc với tôi trong những lúc buồn sầu là một niềm an ủi: nó giúp chúng ta tiếp tục tiến bước. Nếu chúng ta duy trì mối liên hệ của chúng ta với Người, cuộc sống không buông tha đau khổ cho chúng ta, nhưng chúng ta mở lòng ra chào đón một chân trời tốt lành rộng lớn và cố gắng vươn tới sự thành toàn của nó. Anh chị em hãy can đảm lên, kiên trì cầu nguyện. Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh chúng ta.” (ĐTC Phanxicô, 14/10/2020)
Đọc tiếp »

HỘI THÁNH TRÀN NGẬP NIỀM VUI (ĐTC Phanxicô, giảng lễ 11/10/2022)


“Thưa anh chị em, chúng ta hãy trở về với nguồn tình yêu trong sáng của Công đồng. Chúng ta hãy khám phá lại niềm đam mê của Công Đồng và làm mới lại niềm đam mê của chính chúng ta đối với Công Đồng! Hãy đắm mình trong mầu nhiệm của Giáo Hội, Mẹ và Hiền Thê, chúng ta cũng hãy nói với Thánh Gioan 23: Gaudet Mater Ecclesia! (Diễn văn Khai mạc Công đồng, ngày 11 tháng 10

năm 1962). Cầu xin cho Hội Thánh tràn ngập
niềm vui. Nếu không vui mừng, Giáo Hội sẽ phủ nhận chính bản thân mình, vì Giáo Hội sẽ quên đi tình yêu đã sinh ra mình.
Tuy nhiên, có bao nhiêu người trong chúng ta không thể sống đức tin một cách vui vẻ, không có những phàn nàn và chỉ trích? Một Hội Thánh yêu mến Chúa Giêsu không có thời gian cho những cuộc cãi vã, buôn chuyện và tranh chấp. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự chỉ trích và bất khoan dung, khắc nghiệt và tức giận! Đây không phải là vấn đề của phong cách mà là tình yêu. Đối với những người yêu thương, như Tông đồ Phaolô dạy, hãy làm mọi việc mà đừng càm ràm (x. Pl 2,14). Lạy Chúa, xin dạy chúng con cái nhìn cao cả của chính Ngài; xin dạy chúng con nhìn Giáo Hội như Chúa nhìn Giáo Hội. Và khi chúng ta bị chỉ trích và bất bình, chúng ta hãy nhớ rằng trở thành Giáo Hội có nghĩa là làm chứng cho vẻ đẹp của tình yêu, sống cuộc đời của chúng ta như một câu trả lời cho câu hỏi của Chúa: Con có yêu mến Thầy không? Chứ không phải hành động như thể chúng ta đang canh thức trong một đám tang.
Con có yêu mến Thầy không? Hãy chăm sóc các chiên của Thầy. Với động từ thứ hai, hãy chăm sóc, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu thương mà Ngài mong muốn từ Thánh Phêrô. Vì vậy, bây giờ chúng ta hãy suy ngẫm về Thánh Phêrô. Ngài là một người đánh cá mà Chúa Giêsu đã biến thành một Tông đồ chài lưới người (x. Lc 5,10). Chúa Giêsu giao cho ngài một vai trò mới, đó là một người mục tử, một việc hoàn toàn mới đối với ngài. Thực tế đây là một bước ngoặt trong cuộc đời của Thánh Phêrô, vì trong khi những người đánh cá lo đánh bắt cho mình thì những người chăn chiên lại quan tâm đến người khác và cho người khác ăn. Những người chăn chiên sống với bầy chiên của họ; họ cho chiên ăn và yêu thương chúng. Người chăn chiên không ở “trên” lưới như người đánh cá, mà là “ở giữa” bầy chiên của mình. Người chăn đứng trước mặt dân chúng để vạch đường, đứng giữa dân chúng như một người trong số họ, và đứng sau dân chúng để gần gũi với những người đi lạc. Một người chăn chiên không ở trên, giống như một người đánh cá, nhưng ở giữa.
Đây là cách nhìn thứ hai về Giáo Hội mà chúng ta học được từ Công đồng: nhìn xung quanh. Nói cách khác, ở trong thế giới với người khác mà không bao giờ cảm thấy mình vượt trội hơn người khác, nhưng là tôi tớ của thực tại cao hơn là Nước Thiên Chúa (xem Lumen Gentium, 5); đưa tin mừng của Phúc âm vào đời sống và ngôn ngữ của mọi người (xem Sacrosanctum Concilium, 36), chia sẻ niềm vui và hy vọng của họ (xem Gaudium et Spes, 1). Ở giữa dân chúng, nhưng không đứng trên mọi người, vì đứng trên mọi người là tội lỗi tồi tệ của chủ nghĩa giáo sĩ giết các con chiên hơn là hướng dẫn họ hoặc giúp đoàn chiên phát triển. Công đồng kịp thời làm sao! Công đồng giúp chúng ta từ chối cám dỗ nhốt mình trong giới hạn của những tiện nghi và niềm tin của chính chúng ta. Công đồng giúp chúng ta bắt chước đường lối của Thiên Chúa, mà tiên tri Êdêkien đã mô tả cho chúng ta ngày nay: “con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh” (xem Ed 34,16).
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

HÃY NHÌN TỪ TRÊN CAO (ĐTC Phanxicô, giảng lễ ngày 11/10/2022)


“Con có yêu mến Thầy không?” Đây là những lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với Phêrô trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe (Ga 21,15). Những lời cuối cùng của Ngài là: “Hãy chăm sóc các chiên của Thầy” (câu 17). Vào ngày kỷ niệm khai mạc Công Đồng Vatican II, chúng ta có thể cảm nhận rằng chính những lời đó của Chúa cũng được gửi đến chúng ta, ngỏ với chúng ta với tư

cách là Giáo Hội: Con có yêu mến Thầy không? Hãy chăm sóc các chiên của Thầy.
Thứ nhất: Con có yêu mến Thầy không? Đó là một câu hỏi, vì phong cách của Chúa Giêsu không chú trọng đưa ra câu trả lời cho bằng đặt ra những câu hỏi, những câu hỏi thách thức cuộc sống của chúng ta. Chúa, Đấng “từ tình yêu viên mãn của Ngài, coi những người nam và người nữ là bạn của mình và sống giữa họ” (Dei Verbum, 2), tiếp tục hỏi Giáo Hội, Hiền Thê của Ngài: “Con có yêu mến Thầy không?” Công đồng Vatican II là một trong những câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi này. Để khơi dậy tình yêu của mình đối với Chúa, lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội đã dành ra một Công Đồng để kiểm tra bản thân và suy ngẫm về bản chất và sứ mệnh của mình. Giáo Hội thấy mình một lần nữa như một mầu nhiệm của ân sủng được tạo ra bởi tình yêu; một lần nữa Giáo Hội thấy mình là Dân Thiên Chúa, Thân thể Chúa Kitô, đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần!
Cách đầu tiên để nhìn vào Giáo Hội là từ trên cao. Thật vậy, trước hết, Giáo Hội cần được nhìn từ trên cao, với đôi mắt của Thiên Chúa, đôi mắt đầy tình yêu thương. Chúng ta hãy tự hỏi xem liệu chúng ta, trong Hội Thánh, có bắt đầu với Thiên Chúa và ánh mắt yêu thương của Người dành cho chúng ta hay không. Chúng ta luôn bị cám dỗ để bắt đầu từ chính chúng ta hơn là từ Thiên Chúa, đặt các chương trình nghị sự của chúng ta trước Tin Mừng, để bản thân bị cuốn theo những luồng gió của thế gian, chạy theo những trào lưu nhất thời hoặc quay lưng lại với thời gian mà Chúa Quan Phòng đã ban cho chúng ta, để lần ngược trở lại các bước chân của mình.
Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận: cả “chủ nghĩa cấp tiến” chạy theo đuôi thế gian lẫn “chủ nghĩa truyền thống”, hay “nhìn ngược lại”: khao khát về một thế giới đã qua, không phải là bằng chứng của tình yêu, mà là của sự bất trung. Chúng là những hình thức ích kỷ của người theo thuyết Pêlagiô đặt sở thích và kế hoạch của chúng ta lên trên tình yêu đẹp lòng Thiên Chúa, tình yêu đơn sơ, khiêm tốn và trung thành mà Chúa Giêsu yêu cầu nơi Thánh Phêrô.
Con có yêu mến Thầy không? Chúng ta hãy tái khám phá Công đồng để khôi phục quyền ưu tiên đối với Thiên Chúa, đối với những điều cốt yếu: đối với một Giáo Hội yêu mến Chúa của mình một cách điên cuồng và với tất cả những người nam và người nữ mà mình yêu mến; ưu tiên đối với một Hội Thánh giàu có về Chúa Giêsu và nghèo về tài sản; một Giáo Hội tự do và giải phóng. Đây là con đường mà Công đồng đã vạch ra cho Giáo Hội. Con đường ấy đã dẫn Giáo Hội trở lại, giống như Thánh Phêrô trong Phúc âm, khi ngài quay về Galilê, về với cội nguồn của tình yêu đầu tiên của mình; để tái khám phá sự thánh khiết của Thiên Chúa trong sự nghèo khó của chính mình (xem Lumen Gentium, 8c; chương 5).
Mỗi người trong chúng ta cũng có Galilê của riêng mình, Galilê của tình yêu đầu tiên của chúng ta, và chắc chắn ngày nay tất cả chúng ta đều được mời gọi trở về với chính Galilê của mình để nghe tiếng Chúa: “Hãy theo Thầy”. Và ở đó, chúng ta tìm thấy một lần nữa trong ánh mắt của Chúa bị đóng đinh và phục sinh, một niềm vui đã phai mờ; để chúng ta có thể tập trung vào Chúa Giêsu, và tái khám phá niềm vui của chúng ta, cho một Giáo Hội đã đánh mất đi niềm vui, và tình yêu của mình. Về cuối đời, Thánh Giáo Hoàng Gioan đã viết: “Cuộc đời này của tôi, giờ đã gần hoàng hôn, không thể tìm thấy kết cục nào tốt đẹp hơn cho bằng tập trung mọi suy nghĩ của tôi vào Chúa Giêsu, Con của Mẹ Maria… một tình bạn tuyệt vời và bền vững với Chúa Giêsu, được chiêm ngưỡng như một Hài Nhi và trên Thập giá, và được tôn thờ trong Thánh Thể “(Nhật ký của một tâm hồn). Đây là cái nhìn của chúng ta từ trên cao; đây là nguồn sống mãi của chúng ta : Chúa Giêsu, Galilê của tình yêu, Chúa Giêsu gọi chúng ta, Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “Con có yêu mến Thầy không?”. (ĐTC Phanxicô, giảng lễ ngày 11/10/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

LẦN HẠT ONLINE

Mười hai giám mục Hoa Kỳ đã cầu nguyện các mầu nhiệm Năm Sự Sáng vào ngày 7 tháng 10, lễ Đức Mẹ Mân Côi, trực tiếp :
“Chào mừng anh chị em,
Đây thực sự là một khoảnh khắc lịch sử. Hôm nay, chúng ta tập hợp lại với nhau như những người có đức tin để cầu nguyện cho quốc gia của chúng ta...
Chúng ta là những nhà truyền giáo vào thời gian
này và tại địa điểm này. Chúng ta được kêu gọi để mang Tin Mừng đến cho người dân của đất nước chúng ta ngày nay. Vì vậy, chúng ta hãy dâng chuỗi Mân Côi này cho Hoa Kỳ. Chúng ta cầu xin Mẹ Maria nhìn đến đất nước chúng ta với ánh mắt từ ái của Mẹ. Chúng ta cầu khẩn Mẹ cầu bầu cho quốc gia vĩ đại này...Chúng ta cầu nguyện để nước Mỹ có thể hoàn thành tầm nhìn đẹp đẽ của những nhà truyền giáo và những người sáng lập đất nước chúng ta, như một vùng đất nơi tất cả những người nam nữ được đối xử như con cái của Chúa trong bình đẳng, tự do và công lý cho tất cả mọi người...Chúng ta hãy cầu nguyện, Lạy Chúa xin gìn giữ trái đất và chúng con khỏi sự tàn phá của những cơn thịnh nộ, những nguy hiểm, chia rẽ, chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Xin hãy thương xót chúng con, xin chữa lành người bệnh, giúp đỡ người nghèo, cứu những người bị áp bức, xin ban ơn yên nghỉ cho các tín hữu là những người đã từ giã chúng con để đến với Chúa...”
Đọc tiếp »

ĐỨC TIN THƯƠNG MẠI hay TIN YÊU ? (ĐTC Phanxicô, 10/10/2021)


Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Phụng vụ hôm nay trình bày với chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người “có nhiều của cải” (Mc 10,22), và là người đã đi vào lịch sử với danh xưng “người thanh niên giàu có” (x. Mt 19, 20-22). Chúng ta không biết tên của anh ấy. Tin Mừng Máccô thực sự chỉ nói về anh ta như “một người đàn ông”, mà không đề cập đến tuổi tác hay tên của anh ta. Điều đó cho thấy rằng tất cả chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong người đàn ông này, như thể trong một tấm gương. Trên thực tế, cuộc gặp gỡ của anh ta với Chúa Giêsu cho phép chúng ta thử thách đức tin của mình. Đọc điều này, tôi tự kiểm tra đức tin của mình.
Người đàn ông bắt đầu bằng một câu hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (câu 17). Chú ý những động từ anh ấy sử dụng: “phải làm” - “hưởng”. Đây là đức tính tôn giáo của anh ta: một bổn phận, một việc phải làm như thế nào để đạt được; Tôi làm điều gì đó để có được thứ mình cần”. Nhưng đây là một mối quan hệ thương mại với Chúa, một mối quan hệ có qua có lại. Nhưng, đức tin không phải là một nghi lễ máy móc, lạnh lùng, là một thứ “phải làm để được điều này điều kia”. Đức tin là một vấn đề về tự do và tình yêu. Đây là bài kiểm tra đầu tiên: đối với tôi đức tin là gì? Nếu nó chủ yếu là nghĩa vụ hoặc một con bài mặc cả, chúng ta đang đi chệch hướng, bởi vì ơn cứu rỗi là một món quà chứ không phải một nghĩa vụ, nó là nhưng không và không thể mua được. Điều đầu tiên cần làm là giải phóng chúng ta khỏi một đức tin thương mại và máy móc, điều này ám chỉ hình ảnh sai lầm về một vị thần kế toán và kiểm soát, không phải là một người cha. Và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta kinh nghiệm mối quan hệ “thương mại” này của đức tin: Tôi làm điều này, để Chúa sẽ ban cho tôi điều kia.
Trong bước thứ hai, Chúa Giêsu giúp người đàn ông này bằng cách đưa ra cho anh ta khuôn mặt thật của Thiên Chúa. Thật vậy, bản văn nói, “Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương” (câu 21): đây là Thiên Chúa! Đây là nơi đức tin được sinh ra và tái sinh: không phải từ nghĩa vụ, không phải từ việc phải làm hoặc phải trả, mà là từ cái nhìn yêu thương được chào đón. Bằng cách này, đời sống Kitô Hữu trở nên đẹp đẽ, nếu nó không dựa trên khả năng và kế hoạch của chúng ta; nhưng dựa trên cái nhìn của Chúa. Niềm tin của anh chị em, niềm tin của tôi có mệt mỏi không? Anh chị em có muốn phục hồi nó không? Hãy tìm cái nhìn của Chúa: ngồi chầu thánh thể, cho phép mình được tha tội khi xưng tội, đứng trước Đấng bị đóng đinh. Tóm lại, hãy để bản thân mình được Chúa yêu. Đây là điểm khởi đầu của đức tin: để mình được yêu thương bởi Người, bởi Cha…” (ĐTC Phanxicô, 10/10/2021)
Đọc tiếp »

PHÁN XÉT (Rm 2, 1-11) :


Hỡi người, dù bạn là ai đi nữa mà bạn xét đoán, thì bạn cũng không thể tự bào chữa được. Vì khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình.
Chúng ta biết rằng : Thiên Chúa cứ theo sự thật mà xét xử những ai làm những điều đó. 3 Còn bạn, hỡi người xét đoán những kẻ làm những điều đó, trong khi chính mình cũng làm như vậy, bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao ? 4 Hay là bạn coi thường lòng Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng : Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục bạn hối cải sao ? 5 Thế nhưng bạn lòng chai dạ đá không chịu hối cải, và như vậy bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và biểu lộ phán quyết công minh.
Ngày đó, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm ; 7 những ai bền chí làm việc thiện mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trường sinh bất tử, thì Thiên Chúa sẽ cho họ được sống đời đời ; 8 còn những ai chống Thiên Chúa mà không vâng phục chân lý và chạy theo điều ác, thì Người sẽ nổi trận lôi đình, trút cơn thịnh nộ xuống đầu họ. 9 Người sẽ bắt mọi kẻ làm điều ác phải gian nan khốn khổ, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp. 10 Nhưng Người sẽ ban vinh quang, danh dự và bình an cho tất cả những ai làm điều thiện, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp, 11 vì Thiên Chúa không thiên vị ai.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

THIẾU NHI LẦN CHUỖI

Thiếu nhi biết đọc chữ là biết lần chuỗi nhé. Rất dễ, chúng con hãy thực hiện nhờ sự hướng dẫn của phụ huynh… “sao em không lần chuỗi ?”… Vâng lời Đức Mẹ và theo gương ba trẻ Fatima xưa, thiếu nhi lần chuỗi mỗi ngày… !






Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XXVIII- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

THÁNH GIOAN PHAOLO II MỜI GỌI LẦN HẠT MÂN CÔI


“Tôi nhìn đến toàn thể anh chị em, những anh em, chị em thuộc mọi bậc sống, đến anh chị em, các gia đình Kitô giáo, đến anh chị em, những người bệnh và cao tuổi, đến các con, những người trẻ: Hãy cầm lấy lại chuỗi mân côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá Kinh mân côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày của anh chị em.
Ước gì lời kêu gọi này của tôi không rơi vào quên lãng ! Vào lúc khởi đầu năm thứ 25 của triều đại giáo hoàng, tôi phó dâng Tông thư này trong bàn tay âu yếm của Đức Trinh Nữ Maria, khi cúi mình trong tinh thần trước ảnh tượng đặt trong Đền thánh huy hoàng do Chân phước Bartolo Longo xây nên, vị tông đồ của Kinh mân côi. Tôi sẵn lòng xem là của tôi những lời cảm động mà ngài kết thúc Lời Khẩn cầu dâng lên Nữ Vương rất thánh Mân côi rất nổi tiếng: Ôi tràng hạt mân côi của Đức Maria, sợi dây êm ái nối kết chúng tôi với Thiên Chúa, mối ràng buộc chúng tôi với các thiên thần, đồn lũy ơn cứu độ chống lại các cuộc tấn công của Hoả ngục, bờ bến an toàn tránh khỏi đắm chìm đồng loạt, chúng tôi không bao giờ từ bỏ bạn. Bạn là nguồn an ủi chúng tôi trong giờ lâm tử: nụ hôn cuối cùng của chúng tôi dành cho bạn khi từ giã cõi đời. Và lời nói cuối cùng thốt lên từ môi miệng chúng con sẽ là danh dịu êm của Mẹ, ôi Nữ Vương Mân côi ở Pompei, lạy Mẹ rất dấu yêu, Nơi trú ẩn của những người tội lỗi, ôi Đấng an ủi tuyệt hảo của kẻ ưu phiền. Nguyện Mẹ được chúc phúc ở mọi nơi, hôm nay và mãi mãi, dưới trần gian và trên các tầng trời.” (số 43 kết thúc Tông thư Kinh Mân Côi, Ban hành tại điện Vatican, ngày 16 tháng 10 năm 2002, khởi đầu năm thứ 25 triều đại giáo hoàng của tôi.)
Đọc tiếp »

SỐNG SIÊU THOÁT (Chúa nhật 28 tnA)

lBđ 2, Pl 4 :

Thưa anh em, tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. 13 Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết. 14 Tuy nhiên, anh em đã chia sẻ với tôi, khi tôi gặp cơn quẫn bách, như thế là phải. 19 Thiên Chúa của tôi sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Ki-tô Giê-su. 20 Xin tôn vinh Thiên Chúa là Cha chúng ta, đến muôn thuở muôn đời ! A-men.
I know indeed how to live in humble circumstances; I know also how to live with abundance. In every circumstance and in all things I have learned the secret of being well fed and of going hungry, of living in abundance and of being in need. I have the strength for everything through him who empowers me. Still, it was kind of you to share in my distress. My God will fully supply whatever you need, in accord with his glorious riches in Christ Jesus. To our God and Father, glory forever and ever. Amen.
Đọc tiếp »

SỐNG THEO THÁNH GIOAN 23


“Mười Điều Tâm Niệm” mà ngài đã đề ra cho mình:
1. Ngày hôm nay, tôi sẽ sống tích cực trọn vẹn, chứ không tìm cách giải quyết mọi vấn đề của đời mình.
2. Ngày hôm nay, tôi sẽ chú ý đặc biệt đến dáng vẻ của mình: ăn mặc đơn sơ, không lớn tiếng, lịch sự trong cách ứng xử; tôi sẽ không phê phán ai; tôi cũng sẽ không đòi ai phải ứng xử hoặc kỷ luật ai, trừ ra chính con người của mình.
3. Ngày hôm nay, tôi vui sướng tin chắc rằng tôi được tạo dựng để sống hạnh phúc, không chỉ cho đời sau mà ngay cả từ đời này.
4. Ngày hôm nay, tôi sẽ sống theo hoàn cảnh của mình, mà không đòi hỏi hoàn cảnh phải phù hợp với những ước muốn của tôi.
5. Ngày hôm nay, tôi sẽ dành 10 phút để đọc điều gì thật hữu ích, và luôn nhớ rằng lương thực cần cho cuộc sống như thế nào thì đọc điều hữu ích cũng cần thiết để nuôi dưỡng cho linh hồn mình như vậy.
6. Ngày hôm nay, tôi sẽ làm một điều tốt mà không kể cho ai nghe.
7. Ngày hôm nay, tôi sẽ làm ít nhất một điều tôi không thích: và nếu tôi bị tổn thương, thì tôi cũng không cho ai biết điều này.
8. Ngày hôm nay, tôi sẽ hoạch định một chương trình cho riêng tôi: tôi có thể không theo sát được từng chữ, nhưng tôi sẽ có một chương trình như thế. Và tôi sẽ đề phòng hai điều tai hại: cẩu thả và lừng khừng, không dám quyết tâm.
9. Ngày hôm nay, tôi tin chắc rằng, dù thế nào đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn yêu thưong tôi như chỉ có mình tôi trên thế gian này.
10. Ngày hôm nay, tôi sẽ không sợ hãi gì. Tôi sẽ không ngần ngại thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và tin tưởng vào lòng nhân ái của con người và cuộc đời.
Thực thế, trong vòng 12 tiếng đồng hồ, tôi chắc chắn có thể làm tốt điều mà tôi nghĩ rằng sẽ thật kinh hoàng nếu phải làm nó suốt cả đời. Amen.
Đọc tiếp »

XÉT MÌNH GIÚP PHÂN ĐỊNH (ĐTC Phanxicô, 05/10/2022)


“Một trợ cụ trong việc biết mình để phân định là xét mình, nhưng tôi không nói về việc xét mình mà tất cả chúng ta đều làm khi đi xưng tội, không. Đó là: “tôi đã phạm tội về điều này, điều nọ…”. Không. Nhưng là một cuộc kiểm tra tổng quát về lương tâm trong ngày: điều gì đã xảy ra trong lòng tôi hôm nay? “Rất nhiều điều đã xảy ra…”. Điều nào? Tại sao? Chúng đã để lại dấu vết gì trong trái tim tôi? Thực hiện việc xét mình, nghĩa là, thói quen tốt lành
bình tĩnh đọc lại những gì xảy ra trong ngày của chúng ta, học cách ghi nhận trong các đánh giá và lựa chọn của chúng ta điều gì chúng ta cho là quan trọng nhất, chúng ta đang tìm kiếm những gì và tại sao, và cuối cùng chúng ta tìm thấy những gì.
Trên hết, học cách nhận ra điều gì làm thỏa mãn trái tim. Điều gì làm thỏa mãn trái tim tôi? Vì chỉ có Chúa mới có thể xác nhận giá trị của chúng ta. Người nói với chúng ta điều này mỗi ngày từ thập giá: Người đã chết vì chúng ta, để chúng ta thấy chúng ta quý giá như thế nào trong mắt Người. Không có trở ngại hay thất bại nào có thể ngăn cản vòng tay âu yếm của Người. Việc xét mình giúp ích rất nhiều, bởi vì nhờ cách này, chúng ta thấy trái tim của chúng ta không phải là một con đường trên đó mọi thứ diễn ra mà chúng ta không biết về nó. Không. Phải thấy: điều gì đã xẩy ra ngày hôm nay? Chuyện gì đã xảy ra? Điều gì đã khiến tôi phản ứng? Điều gì đã làm tôi buồn? Điều gì đã làm tôi vui mừng? Điều gì xấu, và tôi có làm hại người khác không? Nhìn thấy lộ trình được cảm xúc của chúng ta lựa chọn, những thu hút trong trái tim tôi trong ngày. Anh chị em đừng quên! Hôm trước chúng ta đã nói về việc cầu nguyện; hôm nay chúng ta nói về việc tự nhận thức chính mình.
Việc cầu nguyện và biết mình cho phép chúng ta phát triển trong tự do. Đây là để phát triển trong tự do! Chúng là những yếu tố căn bản của hiện sinh Kitô hữu, những yếu tố quý giá để tìm kiếm vị trí của ta trong cuộc sống. Cảm ơn anh chị em.” (ĐTC Phanxicô, 05/10/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

Ý NGHĨA CỦA TRÀNG HẠT (Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, 16/10/2002, số 36)


“Tràng hạt là phương tiện truyền thống giúp đọc kinh mân côi. Ở bình diện hời hợt nhất, tràng hạt thường được xem là dụng cụ dùng để đếm các Kinh Kính mừng. Tuy nhiên nó cũng có thể xem như một biểu tượng giúp đi vào chiều sâu của chiêm ngưỡng.
Ở đây điều đầu tiên đáng ghi nhận là cách thức các chuỗi hạt đều đổ về tượng Thánh giá; Thánh giá vừa mở ra vừa đóng lại chuỗi lời kinh. Cuộc sống và lời cầu nguyện của người tín hữu đều tập trung vào Đức Kitô. Mọi sự bắt đầu từ Người, mọi sự dẫn đến Người, mọi sự nhờ Người, trong Chúa Thánh Thần, đến với Chúa Cha.
Là một dụng cụ để đếm, ghi dấu tiến trình của lời kinh, tràng hạt gợi lên con đường vô tận của chiêm ngưỡng và của hoàn thiện Kitô giáo. Chân phước Bartolo Longo cũng đã thấy nó như là sợi dây nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Một sợi dây, vâng, nhưng là một sợi dây êm ái; quả thế, êm ái thay mối giây liên kết ta với Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Một sợi dây con thảo, đặt chúng ta hoà nhịp với Đức Maria, nữ tì của Chúa (Lc 1,38) và nhất là, với chính Đức Kitô, Đấng, dầu là Thiên Chúa, đã mặc lấy thân nô lệ vì yêu thương chúng ta (Pl 2,7).
Một cách thức tốt để mở rộng ý nghĩa biểu tượng của tràng hạt là để chúng nhắc nhở chúng ta về những mối tương quan của chúng ta, về mối dây hiệp thông và huynh đệ kết hiệp tất cả chúng ta trong Đức Kitô.” (Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, 16/10/2002, số 36)
Đọc tiếp »

BIẾT MÌNH (ĐỂ PHÂN ĐỊNH) (ĐTC Phanxicô, 05/10/2022)


“…Biết bản thân không khó, nhưng cần nhiều công sức: nó ngụ ý sự kiên nhẫn tự vấn lương tâm. Nó đòi hỏi khả năng dừng lại, "tắt máy lái tự động", để ý thức được cách hành động của chúng ta, các tâm tư có trong chúng ta, các suy nghĩ lặp đi lặp lại qui định chúng ta, và một cách thường vô thức. Nó cũng đòi hỏi chúng ta phải phân biệt giữa cảm xúc và các khả năng thiêng liêng. “Tôi

cảm thấy” không y hệt như “Tôi tin chắc”; "Tôi cảm thấy như" không y hệt
như "Tôi muốn". Do đó, chúng ta nhận ra rằng cái nhìn của chúng ta về bản thân và thực tại đôi khi hơi bị bóp méo. Để nhận ra đây là một ân sủng! Thật vậy, rất thường xảy ra việc các xác tín sai lầm về thực tại, dựa trên kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta, hạn chế quyền tự do của chúng ta trong việc phấn đấu cho những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Sống trong thời đại kỹ thuật thông tin, chúng ta biết mật khẩu quan trọng như thế nào để vào được các chương trình lưu trữ thông tin bản thân và giá trị nhất. Nhưng đời sống thiêng liêng cũng vậy, có những “mật khẩu” của nó: có những chữ đánh động trái tim bởi vì chúng đề cập đến những gì chúng ta nhạy cảm nhất. Kẻ cám dỗ, tức là ma quỷ, biết rất rõ những mật khẩu này, và điều quan trọng là chúng ta cũng biết chúng, để không rơi vào nơi chúng ta không muốn. Cám dỗ không nhất thiết gợi ra những điều tồi tệ, nhưng thường là những điều bừa bãi lung tung, được trình bày với tầm quan trọng quá mức. Bằng cách này, nó thôi miên chúng ta với sự lôi cuốn mà những điều này khuấy động trong chúng ta, những thứ đẹp đẽ nhưng hư ảo, không thể mang lại những gì chúng hứa hẹn, và do đó cuối cùng để lại cho chúng ta cảm giác trống rỗng và buồn bã. Cảm giác trống rỗng và buồn bã đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã đi vào một con đường không đúng, khiến chúng ta mất phương hướng. Thí dụ, chúng có thể là bằng cấp, sự nghiệp, các mối liên hệ, tất cả những thứ mà tự chúng rất đáng khen ngợi, nhưng đối với những điều đó, nếu chúng ta không được tự do, chúng ta có nguy cơ nuôi dưỡng những kỳ vọng không thực tế, chẳng hạn như để xác nhận giá trị của chúng ta. Thí dụ, khi anh chị nghĩ về một nghiên cứu mà anh chị em đang thực hiện, anh chị em chỉ nghĩ đến việc quảng bá bản thân, vì lợi ích của riêng anh chị em hay phục vụ cộng đồng? Ở đó, người ta có thể thấy được ý hướng của mỗi người chúng ta. Từ sự hiểu lầm này thường phát xuất nỗi đau khổ lớn nhất, vì không điều nào trong số này có thể bảo đảm phẩm giá của chúng ta.
Anh chị em thân mến, đó là lý do tại sao, điều quan trọng là phải tự biết mình, biết mật khẩu của trái tim mình, những gì chúng ta nhạy cảm nhất, để bảo vệ mình khỏi những kẻ bày ra những lời lẽ thuyết phục nhằm thao túng chúng ta, nhưng cũng để nhận ra điều gì thực sự quan trọng đối với chúng ta, phân biệt nó với những mốt nhất thời hiện nay hay những khẩu hiệu hào nhoáng, hời hợt. Nhiều khi, những gì được nói trong một chương trình truyền hình, trong một số quảng cáo đánh động trái tim của chúng ta và khiến chúng ta đi theo con đường đó mà không có tự do. Anh chị em hãy cẩn thận về điều đó: tôi có tự do không, hay tôi để mình bị lung lay bởi những cảm xúc của thời điểm này, hay sự khiêu khích của thời điểm này?” (ĐTC Phanxicô, 05/10/2022)
Đọc tiếp »

1 Tm 6, 3-10


Nếu có ai dạy một giáo lý khác, không theo sát các lời lành mạnh, tức là các lời của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, và không theo sát giáo lý phù hợp với đạo thánh, 4 thì người ấy lên mặt kiêu căng, không biết gì cả, nhưng mắc bệnh ham tranh luận và thích cãi chữ. Do đó sinh ra ganh tị, tranh chấp, lộng ngôn, nghĩ xấu, 5 đấu khẩu liên miên giữa những người đầu óc lệch lạc, mất cả chân lý và coi việc giữ đạo là một nguồn lợi. 6 Đã hẳn, việc giữ đạo là nguồn lợi lớn đối với ai lấy cái mình có làm đủ. 7 Quả vậy, chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. 8 Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. 9 Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại ; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. 10 Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc ; vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.
Đọc tiếp »

KINH MÂN CÔI VÀ NHỊP SỐNG ĐỜI NGƯỜI (Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, 16/10/2002, số 25)


“Trong chứng từ của tôi năm 1978 được nhắc lại ở trên, khi tôi nói Kinh mân côi là lời kinh ưa thích của tôi, tôi đã sử dụng một ý mà tôi muốn đề cập lại. Tôi đã nói rằng lời kinh đơn sơ của Kinh mân côi đánh dấu nhịp sống của con người.
...
Khi đi theo con đường của Đức Kitô, con đường của con người được tóm kết, mặc khải và cứu chuộc trong Người, người tín hữu đi đến việc trực diện với hình ảnh của con người đích thực. Chiêm ngưỡng việc Đức Kitô hạ sinh, họ học biết tính cách thánh thiêng của sự sống; khi nhìn vào gia đình Nadarét, họ học biết chân lý nguyên thủy của gia đình theo như kế hoạch của Thiên Chúa; khi lắng nghe Thầy trong các mầu nhiệm của sứ vụ công khai, họ tìm thấy ánh sáng dẫn đưa họ vào Nước Trời; và khi bước theo Người tiến đến Núi Sọ, họ học biết ý nghĩa của đau khổ đem lại ơn cứu độ. Cuối cùng, chiêm ngưỡng Đức Kitô và Mẹ rất thánh Người trong vinh quang, họ thấy được cùng đích mà mỗi người trong chúng ta được mời gọi hướng về, nếu chúng ta để cho Chúa Thánh Thần chữa trị và biến đổi chúng ta. Ta có thể nói rằng mỗi mầu nhiệm của Kinh mân côi, một khi được suy niệm thấu đáo, chiếu toả ánh sáng trên mầu nhiệm của con người.
...
“Hãy trút mọi gánh lo vào tay Chúa và Người sẽ đỡ đần cho” (Tv55, 23). Cầu nguyện bằng Kinh mân côi là trút bỏ mọi gánh nặng của chúng ta vào trong trái tim thương xót của Đức Kitô và Mẹ Người. Sau 25 năm, khi nhìn lại các khó khăn gặp phải khi thi hành chức vụ giáo hoàng, tôi cảm thấy cần phải nói thêm, như một lời mời gọi nồng nhiệt gởi đến mọi người để họ đích thân cảm nghiệm: quả thực Kinh mân côi đánh dấu nhịp sống của con người, khi làm cho nó hoà hợp với nhịp sống của Thiên Chúa, trong sự thông hiệp hân hoan với Thiên Chúa Ba Ngôi, định mệnh của cuộc sống chúng ta và khát vọng sâu xa nhất.” (Thánh Gioan Phaolô II, tông thư Kinh Mân Côi, 16/10/2002, số 25)
Đọc tiếp »

BIẾT SỐNG (1Tm 6, 13-21)


Trước mặt Thiên Chúa là Đấng ban sức sống cho mọi loài, và trước mặt Đức Ki-tô Giê-su là Đấng đã làm chứng trước toà tổng trấn Phong-xi-ô Phi-la-tô bằng một lời tuyên xưng cao đẹp, tôi truyền cho anh : 14 hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi đáng trách, cho đến ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, xuất hiện. 15 Đấng sẽ cho Đức Ki-tô tỏ hiện vào đúng thời đúng buổi, là Chúa Tể vạn phúc vô song, là Vua các vua, Chúa các
chúa.16Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy. Kính dâng Người danh dự và uy quyền đến muôn đời. A-men.
17 Những người giàu ở trần gian này, anh hãy truyền cho họ đừng tự cao tự đại, cũng đừng đặt hy vọng vào của cải phù vân, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng dùng. 18 Họ phải làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. 19 Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật.
20 Anh Ti-mô-thê, hãy bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho anh, tránh những chuyện nhảm nhí, trống rỗng, và những vấn đề của tri thức giả hiệu. 21 Có những kẻ, vì chủ trương cái tri thức đó, nên đã lạc mất đức tin. Chúc anh em được ân sủng.
4

Đọc tiếp »

LẠY CHÚA, ĐỪNG ĐỂ CON CHỈ LO CÁI BÊN NGOÀI…(Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng)


(Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng)
“Anh em thân mến, còn một điều khác làm tôi hết sức đau buồn về đời sống của các mục tử. Nhưng để lời khẳng định của tôi khỏi xúc phạm đến ai đó, tôi cũng xin tự tố cáo, mặc dầu do thời buổi man di đưa đẩy thúc ép, tôi phải miễn cưỡng làm như thế.
Chúng tôi bị lôi cuốn vào những công việc bên ngoài. Chức vụ chúng tôi đã nhận thì khác, còn công việc chúng tôi làm thì lại khác.
Chúng tôi bỏ tác vụ rao giảng ; và như tôi thấy, chúng tôi được gọi là giám mục để bị phạt, vì chúng tôi chỉ hữu danh mà vô thực. Quả thế, những người được giao phó cho chúng tôi từ bỏ Thiên Chúa mà chúng tôi lại đã cứ làm thinh. Họ nằm vùi trong tội lỗi, thế mà chúng tôi không đưa tay nâng dậy. Nhưng bao giờ chúng tôi mới sửa được lỗi của người ta, nếu chúng tôi sao lãng đời sống của mình ? Khi để tâm lo các việc đời, chúng tôi xem ra càng hăng say làm những việc bên ngoài, thì thật sự chúng tôi càng dửng dưng với những việc bên trong.
Do đó, Hội Thánh có lý mà nói về các thành phần đau yếu của mình : Họ cắt đặt tôi canh giữ các vườn nho ; nhưng vườn nho của tôi, tôi lại không canh giữ. Được đặt lên làm người canh giữ vườn nho, chúng tôi đã chẳng hề canh giữ, vì khi vướng mắc những công việc ở ngoài, chúng tôi sao lãng tác vụ phải hoàn tất.”
Đọc tiếp »

CHÚA NHẬT XXVII- TN C



Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.