Ads 468x60px

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Thứ năm, 30tn


Bđ1, Ep 6
Thưa anh em, anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người. 11 Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. 12 Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. 13 Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa ; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.
14 Vậy hãy đứng vững : lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, 15 chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an ; 16 hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. 17 Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.
18 Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. 19 Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng ; 20 tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.
Suy niệm :
Lạy Chúa, thế giới và Giáo Hội hôm nay dường như cũng đang “chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao”...
Xin Chúa cho chúng con biết “tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Người, mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ”...
Ước gì mọi mọi “chiến sĩ của Chúa Kitô” nhờ bí tíc thêm sức, có “lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an ; luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa...” Amen.
Brothers and sisters: Draw your strength from the Lord and from his mighty power. Put on the armor of God so that you may be able to stand firm against the tactics of the devil. For our struggle is not with flesh and blood but with the principalities, with the powers, with the world rulers of this present darkness, with the evil spirits in the heavens. Therefore, put on the armor of God, that you may be able to resist on the evil day and, having done everything, to hold your ground. So stand fast with your loins girded in truth, clothed with righteousness as a breastplate,
and your feet shod in readiness for the gospel of peace. In all circumstances, hold faith as a shield, to quench all (the) flaming arrows of the evil one. And take the helmet of salvation and the sword of the Spirit, which is the word of God. With all prayer and supplication, pray at every opportunity in the Spirit. To that end, be watchful with all perseverance and supplication for all the holy ones and also for me, that speech may be given me to open my mouth, to make known with boldness the mystery of the gospel for which I am an ambassador in chains, so that I may have the courage to speak as I must.
Khắc Vỹ

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH... (Thánh Giáo hoàng Clementê)


"Hãy dạy cho giới trẻ biết kính sợ Thiên Chúa và hướng dẫn các bà vợ làm điều lành. Ước chi họ tỏ ra trong sạch dễ thương trong lối sống, thật lòng muốn cư xử hoà nhã, biết yên lặng mà giữ mực thước trong lời ăn tiếng nói, biết tỏ lòng bác ái không thiên vị đối với mọi người kính sợ Thiên Chúa.
Ước chi con cái anh em được giáo dục theo đạo lý Đức Ki-tô, chúng hãy học cho biết đức khiêm nhường có giá trị dường nào trước mặt Thiên Chúa, đức ái tinh tuyền có hiệu lực biết bao trước mặt Người, lòng kính sợ Người thật tốt lành và cao cả thế nào, vì mọi người thành tâm kính sợ Chúa thì tâm trí được giữ gìn cho trong sạch."
(Thánh Giáo hoàng Clementê)
Đọc tiếp »

Thứ tư, Tuần XXX- Mùa TN



Đọc tiếp »

THÁNH THỂ, NGUỒN SỐNG CỦA GIA ĐÌNH






Đọc tiếp »

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH: Đại hội Uỷ ban mục vụ gia đình quy tụ 200 tham dự viên đến từ 27 giáo phận tại TGM Đà Lạt

Đến nơi đúng giờ khai mạc, Đại Hội nghe Đức cha Chủ tịch UBMVGĐ, cha Tổng thư ký, nữ tu và gia đình tham dự ĐHGĐTG 10 tại Roma chia sẻ… nhiều giờ giải lao gặp gỡ… kết thúc bằng nữa giờ chầu Thánh Thể, 21g00 nghỉ đêm.
Hiệp ý cầu nguyện cho Đại Hội và tất cả các gia đình…




Đọc tiếp »

HIỆP HÀNH GHVN ĐOÀN PHAN THIẾT ĐI DỰ ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH TOÀN QUỐC, Dừng chân tại Bảo Lộc…




Đọc tiếp »

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Thứ ba, Tuần XXX- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

Thứ hai, 30 tn

Bđ1, Ep 4 :
Thưa anh em, anh em phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.
5 1 Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, 2 và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt. 3 Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là những người trong dân thánh. 4 Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả : đó là những điều không nên ; trái lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn. 5 Anh em phải biết rõ điều này : không một kẻ gian dâm, ô uế hay tham lam nào -mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng- được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức Ki-tô và của Thiên Chúa. 6 Đừng để ai lấy lời hão huyền mà lừa dối anh em, chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống những kẻ không vâng phục. 7 Vậy anh em đừng thông đồng với họ. 8 Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng.
Suy niệm :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con thi hành Lời Chúa hôm nay : “...Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là những người trong dân thánh. Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả : đó là những điều không nên...”
Và cho con thoát khỏi con người “xưa là bóng tối” để “bây giờ, trong Chúa, con lại là ánh sáng, ăn ở như con cái ánh sáng.” Amen.
Brothers and sisters: Be kind to one another, compassionate, forgiving one another as God has forgiven you in Christ. So be imitators of God, as beloved children, and live in love, as Christ loved us and handed himself over for us as a sacrificial offering to God for a fragrant aroma. Immorality or any impurity or greed must not even be mentioned among you, as is fitting among holy ones, no obscenity or silly or suggestive talk, which is out of place, but instead, thanksgiving. Be sure of this, that no immoral or impure or greedy person, that is, an idolater, has any inheritance in the kingdom of Christ and of God. Let no one deceive you with empty arguments, for because of these things the wrath of God is coming upon the disobedient. So do not be associated with them. For you were once darkness, but now you are light in the Lord. Live as children of light.
Đọc tiếp »

ĐỌC ”CUỐN SÁCH ĐỜI MÌNH”… ĐỂ TRÁNH TIÊU CỰC VÀ TÌM SỰ TỐT LÀNH BỊ CHE DẤU (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)


“Nhiều lần, chúng ta cũng có kinh nghiệm của Thánh Augustinô, khi thấy mình bị giam cầm bởi những suy nghĩ khiến chúng ta xa rời bản thân, những thông điệp rập khuôn gây hại cho chúng ta: Thí dụ, “Tôi vô dụng”, và nó khiến anh chị em thất vọng; "Mọi thứ đều không ổn đối với tôi", và nó khiến anh chị em thất vọng; “Tôi sẽ không bao giờ đạt được bất cứ điều gì đáng giá”, và nó khiến anh chị em thất vọng, và
nó trở thành cuộc sống của anh chị em. Những cụm từ bi quan khiến anh chị em thất vọng! Đọc lịch sử của chính mình cũng có nghĩa là nhận ra sự hiện diện của những yếu tố “độc hại” này, nhưng sau đó mở rộng câu chuyện của chúng ta, học cách chú ý đến những điều khác, làm cho nó trở nên phong phú hơn, tôn trọng sự phức tạp hơn, cũng thành công trong việc nắm bắt những cách thức kín đáo trong đó Thiên Chúa hành động trong đời sống.
Tôi từng biết một người mà người ta nói xứng đáng nhận giải Nobel về sự tiêu cực: mọi thứ đều tồi tệ, mọi thứ, và người này luôn cố gắng làm mình thất vọng. Người này là một người cay đắng, dù có nhiều phẩm chất. Và rồi người này tìm được người khác giúp đỡ mình, và mỗi khi phàn nàn về điều gì đó, người kia thường nói: “Nhưng bây giờ, để bù trừ, hãy nói điều tốt về bản thân bạn”. Và người này nói: “Vâng, vâng… tôi cũng có phẩm chất này”, và từng chút, điều này đã giúp người này tiến lên phía trước, đọc tốt cuộc sống của mình, cả những điều xấu lẫn những điều tốt. Chúng ta phải đọc cuộc đời của mình, và làm như vậy chúng ta sẽ nhìn thấy những điều chưa tốt và cả những điều tốt mà Chúa đã gieo vào chúng ta.
Chúng ta đã thấy rằng sự biện phân có phương thức tường thuật; nó không dựa vào hành động đúng như in, mà đặt nó vào một bối cảnh: suy nghĩ này đến từ đâu? Điều tôi đang cảm thấy bây giờ, nó đến từ đâu? Nó dẫn tôi đến đâu, tôi đang nghĩ gì bây giờ? Trước đây, tôi đã gặp nó bao giờ chưa? Nó có phải là điều mới xuất hiện trong tâm trí tôi bây giờ, hay tôi đã thấy nó ở một lần khác? Tại sao nó dai dẳng hơn những điều khác? Với điều này, cuộc sống đang cố gắng nói gì với tôi?
Kể lại các sự kiện trong cuộc đời cũng giúp chúng ta nắm bắt được các sắc thái và chi tiết quan trọng, những điều tự tỏ ra là những trợ cụ có giá trị, cho đến nay vẫn bị che giấu. Thí dụ, một bài đọc, một phục vụ, một cuộc gặp gỡ, thoạt nhìn bị coi là ít quan trọng, theo thời gian sẽ truyền tải sự bình an nội tâm; chúng truyền tải niềm vui sống và gợi thêm nhiều sáng kiến hơn nữa. Dừng lại và thừa nhận điều này là điều chủ yếu. Dừng lại và thừa nhận: nó quan trọng cho việc biện phân; đó là nhiệm vụ thu thập những viên ngọc quý giá và ẩn giấu mà Chúa đã rải rác trong mảnh đất của chúng ta.
Sự tốt lành luôn luôn bị che giấu, bởi vì sự tốt lành khiêm tốn và hay ẩn mình: sự tốt lành bị che giấu; nó im lặng, nó đòi hỏi sự khai quật chầm chậm và liên tục. Bởi vì phong cách của Thiên Chúa là kín đáo: Thiên Chúa thích không bị nhìn thấy, kín đáo, Người không áp đặt; Người giống như không khí chúng ta hít thở - chúng ta không nhìn thấy nó nhưng nó giúp chúng ta sống, và chúng ta chỉ nhận ra nó khi thiếu nó.” (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)
Đọc tiếp »

TRUYỀN GIÁO: “CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN” (Sứ điệp truyền giáo 2022)


“3. “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần”. Chúng ta hãy luôn luôn để cho mình được kiện cường và hướng dẫn bởi Thần Khí
Khi Chúa Kitô phục sinh uỷ thác cho các môn đệ làm chứng nhân của Người, Người cũng hứa ban cho họ ơn cần thiết cho trách nhiệm cao cả này: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần

khi Người ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Theo tường thuật trong Công Vụ, hành vi làm chứng cho Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh đã xảy ra ngay sau khi Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ. Lời rao giảng tiên khởi ấy, bài giảng “truyền giáo” của Thánh Phêrô cho dân thành Giêrusalem, đã khai mạc một kỷ nguyên trong đó các môn đệ Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Trong khi trước đó họ yếu đuối, sợ hãi và khép kín, thì Chúa Thánh Thần đã ban cho họ sức mạnh, lòng can đảm và khôn ngoan để làm chứng cho Đức Kitô trước mặt mọi người.
Cũng như “không ai có thể nói rằng ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu không phải bởi Thánh Thần” (1 Cr 12, 3), thì cũng thế, không người Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và chân thật cho Chúa Kitô mà không do Thánh Thần linh hứng và giúp đỡ. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô được kêu gọi nhận ra tầm quan trọng cơ bản của hoạt động Chúa Thánh Thần, sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Người và lãnh nhận sức mạnh và sự hướng dẫn chắc chắn của Người. Quả thực, chính những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay hoang mang, chúng ta càng phải nhớ chạy đến cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh rằng cầu nguyện đóng một vai trò cơ bản trong đời sống của người truyền giáo, vì nó cho phép chúng ta trở nên tươi sáng và mạnh sức bởi Thánh Thần như là nguồn mạch thần linh không bao giờ cạn của năng lượng và niềm vui mới mẻ trong việc chia sẻ sự sống của Đức Kitô cho người khác. “Đón nhận niềm vui của Chúa Thánh Thần là một ân sủng. Hơn nữa, nó là sức mạnh duy nhất giúp chúng ta giảng Tin Mừng và tuyên xưng đức tin của chúng ta trong Chúa” (Sứ điệp cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, 21/5/2020). Vì vậy, Thánh Thần là vai chính đích thực của truyền giáo. Chính Người ban cho chúng ta biết nói đúng những lời phải nói, nói đúng lúc và nói đúng cách.
Dưới ánh sáng hành động này của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng muốn suy nghĩ về những dịp kỷ niệm truyền giáo sẽ được cử hành trong năm 2022 này. Việc thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin năm 1662 đã được thúc đẩy bởi ước muốn cổ vũ sứ vụ truyền giáo tại những vùng lãnh thổ mới. Dây là một nhận thức sâu sắc mang tính quan phòng! Thánh Bộ đã chứng tỏ vai trò quyết định trong việc giải phóng thực sự sứ vụ truyền giáo khỏi các quyền lực thế tục, để thiết lập các giáo hội địa phương mà ngày nay đang cho thấy sức sống mãnh liệt. Chúng ta hy vọng rằng, giống như trong bốn thế kỷ qua, Thánh Bộ với ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sẽ tiếp tục và tăng cường công việc phối hợp, tổ chức và cổ vũ các hoạt động truyền giáo của Hội Thánh.
Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Hội Thánh phổ quát, cũng là cùng một Thánh Thần soi sáng cho những người nam người nữ dấn thân cho các công cuộc truyền giáo phi thường. Đó là trường hợp của một phụ nữ trẻ người Pháp, cô Pauline Jaricot, người đã sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin đúng hai trăm năm trước. Cô sẽ được tuyên phong chân phước trong năm kỷ niệm này. Dù sức khoẻ kém, cô đã chấp nhận ơn soi sáng của Thiên Chúa để thiết lập một mạng lưới cầu nguyện và quyên góp cho các nhà truyền giáo, giúp cho các tín hữu có thể tham gia tích cực vào sứ vụ “đi đến tận cùng trái đất”. Ý tưởng xuất sắc này đã làm phát sinh việc cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Truyền Giáo, trong ngày này, các quỹ quyên góp từ các cộng đoàn địa phương được đưa vào quỹ toàn cầu để Đức Thánh Cha có thể nâng đỡ hoạt động truyền giáo…” (Sứ điệp truyền giáo 2022)
Đọc tiếp »

SỐNG ĐẠO (Trích thư thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng)


Trích thư thánh Cơ-lê-men-tê I, giáo hoàng, gửi tín hữu Cô-rin-tô:
“Anh em thân mến, hãy coi chừng đừng để cho biết bao ân huệ Chúa ban lại trở nên án phạt cho tất cả chúng ta, nếu chúng ta không sống xứng đáng với Người và hoà thuận với nhau mà làm những điều tốt lành và đẹp lòng Người. Quả vậy, có nơi Sách Thánh nói : Thần khí của Chúa là ngọn đèn soi thấu thâm cung lòng người.
Chúng ta hãy xét xem Người ở gần chúng ta biết dường nào, và không có gì trong tư tưởng và lời nói của chúng ta là ẩn khuất đối với Người. Vậy, chúng ta đừng lẩn tránh ý Người, đó là điều phải lẽ. Thà mất lòng những kẻ điên rồ, dại dột, những kẻ đưa mình lên và ba hoa tự đắc còn hơn là xúc phạm đến Thiên Chúa.
Chúng ta hãy tôn thờ Chúa Giê-su, Đấng đã đổ máu mình vì chúng ta ; hãy tôn kính các vị lãnh đạo và tôn trọng các bậc lão thành. Hãy dạy cho giới trẻ biết kính sợ Thiên Chúa và hướng dẫn các bà vợ làm điều lành. Ước chi họ tỏ ra trong sạch dễ thương trong lối sống, thật lòng muốn cư xử hoà nhã, biết yên lặng mà giữ mực thước trong lời ăn tiếng nói, biết tỏ lòng bác ái không thiên vị đối với mọi người kính sợ Thiên Chúa.
Ước chi con cái anh em được giáo dục theo đạo lý Đức Ki-tô, chúng hãy học cho biết đức khiêm nhường có giá trị dường nào trước mặt Thiên Chúa, đức ái tinh tuyền có hiệu lực biết bao trước mặt Người, lòng kính sợ Người thật tốt lành và cao cả thế nào, vì mọi người thành tâm kính sợ Chúa thì tâm trí được giữ gìn cho trong sạch. Thật thế, Thiên Chúa là Đấng thấu suốt tư tưởng và ý định của tâm trí ; Người đặt thần khí của Người trong chúng ta và khi muốn, Người thu hồi lại.
Tất cả những điều ấy được củng cố nhờ đức tin mà Đức Ki-tô mang lại cho chúng ta. Quả vậy, chính Người dùng Thánh Thần mà kêu gọi chúng ta như sau : Các con ơi, hãy đến mà nghe, Ta sẽ dạy cho biết đường kính sợ Chúa. Ai là người thiết tha được sống, ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc chứa chan, phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa ; hãy làm lành lánh dữ, tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà.
Chúa Cha nhân từ và giàu lòng lân tuất với mọi người, hằng yêu thương những ai kính sợ Người ; Người dịu dàng và nhân hậu, rộng ban ơn của Người cho những ai lòng trí đơn sơ đến với Người. Vì thế, chúng ta đừng ăn ở hai lòng ; tâm hồn chúng ta cũng đừng vì những hồng ân tuyệt vời và cao quý Người ban mà tự cao tự đại.”
Đọc tiếp »

ĐỨC CHÚA KHÔN NGOAN BẢO VỆ MỌI LOÀI


Kn 1, 6-14 :
6Đức Khôn Ngoan là thần khí hằng yêu mến con người,
nhưng không miễn thứ cho kẻ nói lời phạm thượng.
Bởi vì Thiên Chúa thấu suốt tâm can,
dò xét lòng dạ đến nơi đến chốn
và nghe thấy mọi lời miệng lưỡi thốt ra.
7Thần khí của ĐỨC CHÚA ngập tràn cõi đất,
bảo toàn mối hợp nhất giữa muôn vật muôn loài,
thấu hiểu hết mọi lời mọi tiếng.
8Kẻ nói lời độc địa không thể lẩn trốn hoài,
không thoát khỏi hình phạt đích đáng.
9Mưu đồ kẻ ác sẽ bị thẩm tra,
lời nó nói ra, rồi sẽ đến tai Chúa,
và tội lỗi nó sẽ bị trừng trị.
10Tai ghen nghe thấy mọi điều,
lẩm bẩm thì thầm cũng không giấu nổi.
11Vậy, hãy giữ mình, chớ than van vô ích,
giữ miệng lưỡi, đừng nói xấu gièm pha.
Nói chùng nói lén luôn gây hậu quả,
ăn gian nói dối giết hại linh hồn.
12Đừng mải sống lầm lạc mà lao vào chỗ chết,
chớ có làm chuyện gì để mình phải diệt vong.
13Thiên Chúa không làm ra cái chết,
chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong.
14Vì Người đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu,
mọi loài thụ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh,
chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại.
Âm phủ không thống trị địa cầu.
Đọc tiếp »

NẾU KHÔNG CẦU NGUYỆN... (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)


“... các cộng đồng và nhóm chuyên chăm việc cầu nguyện đang phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội. Một số Kitô hữu thậm chí còn cảm thấy lời mời gọi biến việc cầu nguyện thành hành động chính trong ngày của họ. Có những đan viện, tu viện, ẩn thất trong Giáo Hội, nơi người ta thánh hiến đời sống cho Thiên Chúa. Những nơi đó thường trở thành các trung tâm của ánh sáng tâm linh. Chúng là những trung tâm cầu nguyện cộng đồng rõi sáng nền linh đạo. Chúng là những ốc đảo nhỏ trong đó viêc cầu nguyện cao độ được chia sẻ và sự hiệp thông huynh đệ được xây dựng từng ngày. Chúng là những tế bào quan trọng không những đối với cấu trúc Giáo Hội, mà còn đối với chính cấu trúc xã hội nữa. Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ về vai trò của phong trào đơn tu đối với sự ra đời và phát triển của nền văn minh châu Âu, cũng như các nền văn hóa khác. Cầu nguyện và làm việc trong cộng đồng giúp thế giới tiếp tục phát triển. Nó là một động cơ!
Mọi sự trong Giáo hội đều bắt nguồn từ việc cầu nguyện và mọi sự phát triển nhờ việc cầu nguyện. Khi Kẻ thù, Kẻ ác, muốn chống phá Giáo Hội, trước tiên hắn làm như vậy bằng cách cố gắng hút cạn nguồn suối của Giáo Hội, ngăn cản người ta cầu nguyện. Chẳng hạn, chúng ta thấy điều đó trong một số nhóm đồng ý thúc đẩy việc cải cách Giáo hội tiến tới, thay đổi đời sống của Giáo hội và mọi tổ chức, các phương tiện truyền thông sẵn sàng thông tri cho mọi người cùng biết… Nhưng không cầu nguyện, ta không thấy việc cầu nguyện đâu. Chúng ta cần thay đổi điều đó; chúng ta cần phải đưa ra quyết định hơi khó khăn này… Nhưng đề xuất này đáng chú ý. Nó rất đáng chú ý! Chỉ những thảo luận, chỉ nhờ các phương tiện truyền thông. Nhưng cầu nguyện ở đâu? Và cầu nguyện là điều mở cửa cho Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng sự tiến bộ.
Các thay đổi trong Giáo hội mà không có cầu nguyện không phải là những thay đổi do Giáo hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm. Và khi Kẻ thù, như tôi đã nói, muốn chống phá Giáo hội, trước hết hắn sẽ làm điều đó bằng cách hút cạn nguồn nước của Giáo Hội, ngăn cản việc cầu nguyện và đưa ra những đề xuất khác. Nếu việc cầu nguyện ngừng lại, trong một thời gian ngắn có vẻ như mọi sự vẫn tiếp tục như mọi khi, theo quán tính, nhưng sau một thời gian ngắn, Giáo hội sẽ nhận ra rằng mình đã trở nên giống như một cái vỏ rỗng, mất hết phương vị, không còn một chút nguồn ấm áp và tình yêu nào của mình nữa...” (ĐTC Phanxicô, 14/04/2021)
Đọc tiếp »

CHÚNG TA CẦN HÒA BÌNH (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)


“... Chúng ta cần hòa bình! Cần nhiều hòa bình hơn nữa! “Chúng ta không thể thờ ơ. Ngày nay thế giới có một khát khao hòa bình sâu sắc. Ở nhiều quốc gia, con người đang phải chịu đựng những đau khổ do chiến tranh, mặc dù chiến tranh thường bị lãng quên, nhưng nó luôn là nguyên nhân của đau khổ và nghèo đói” (Diễn văn với những người tham gia Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình, Assisi, 20 tháng 1 năm 2016). Thế giới, đời sống chính trị và dư luận xã hội đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự ác độc của chiến tranh, đến mức xem nó đơn giản là một phần tất yếu của lịch sử nhân loại. “Chúng ta đừng sa lầy vào các cuộc thảo luận lý thuyết, mà hãy chạm vào da thịt bị thương của các nạn nhân… Chúng ta hãy nghĩ đến những người tị nạn và di tản, những người chịu ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử và các cuộc tấn công hóa học, những bà mẹ mất con và những cậu bé và các trẻ em gái bị đày đọa hoặc bị tước đoạt tuổi thơ” (Fratelli Tutti, 261). Ngày nay, những đau khổ của chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn bởi những đau khổ do coronavirus gây ra và ở nhiều quốc gia, việc tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết là điều không thể...

Những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô thật sâu sắc và đầy khôn ngoan: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Những người dùng gươm, có thể tin rằng vũ khí sẽ giải quyết các tình huống khó khăn một cách nhanh chóng, nhưng họ sẽ thấy nơi cuộc sống của chính họ, nơi cuộc sống của những người thân và cuộc sống của đất nước họ, những cái chết do gươm giáo mang lại. “Đủ rồi!” Chúa Giêsu nói (Lc 22,38) khi các môn đệ rút ra hai thanh gươm trước cuộc Khổ nạn của Người. “Đủ rồi!” Đó là phản ứng rõ ràng của Chúa đối với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Lời duy nhất đó của Chúa Giêsu vang vọng qua nhiều thế kỷ và đến với chúng ta một cách mạnh mẽ trong thời đại này: gươm giáo, vũ khí, bạo lực và chiến tranh, đã quá đủ rồi!

Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã lặp lại lời đó trong lời kêu gọi của ngài trước Liên Hiệp Quốc vào năm 1965: “Đừng chiến tranh nữa!” Đây là lời cầu xin của chúng ta và của tất cả những người nam nữ có thiện chí. Đó là ước mơ của tất cả những ai nỗ lực vì hòa bình khi nhận ra rằng “mỗi cuộc chiến đều khiến thế giới của chúng ta tồi tệ hơn trước đó” (Fratelli Tutti, 261).
...
Tình huynh đệ, nảy sinh ra từ nhận thức rằng chúng ta là một gia đình nhân loại, phải thâm nhập vào đời sống của các dân tộc, các cộng đồng, các nhà lãnh đạo chính phủ và các cơ cấu quốc tế. Điều này sẽ giúp tất cả mọi người hiểu rằng chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau thông qua gặp gỡ và thương lượng, gạt xung đột sang một bên và theo đuổi hòa giải, tiết chế ngôn ngữ chính trị và tuyên truyền, và phát triển các nẻo đường hòa bình đích thực (xem Fratelli Tutti, 231)...” (ĐTC Phanxicô, 20/10/2020)




Đọc tiếp »

Thứ hai, Tuần XXX- Mùa TN



Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

PHÂN ĐỊNH: ĐỌC LẠI “CUỐN SÁCH ĐỜI MÌNH” (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong các bài giáo lý của những tuần lễ này, chúng ta đang tập trung vào những điều kiện tiên quyết để có thể phân định hay biện phân cách tốt đẹp. Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra quyết định, và để đưa ra quyết định, chúng ta phải đi theo một hành trình, một nẻo đường biện phân. Mọi sinh hoạt quan trọng đều có những “hướng dẫn” cần tuân theo, những hướng dẫn này phải được biết trước để chúng tạo ra những hiệu quả cần thiết. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét một thành phần không thể thiếu khác để phân định là câu chuyện đời sống của chính người ta. Biết được câu chuyện đời sống của mình là một yếu tố cần thiết để biện phân.
Cuộc sống của chúng ta là “cuốn sách” quý giá nhất được ban tặng cho chúng ta, một cuốn sách mà rất tiếc là nhiều người không đọc, hay nói đúng hơn họ đọc quá muộn, trước khi chết. Tuy nhiên, chính trong cuốn sách đó, người ta tìm thấy những gì họ tìm kiếm một cách vô ích ở nơi khác. Thánh Augustinô, một người vĩ đại tìm kiếm sự thật, đã hiểu điều này chỉ bằng cách đọc lại cuộc đời của mình, ghi nhận trong đó những bước đi âm thầm và kín đáo, nhưng sâu sắc của sự hiện diện của Chúa. Vào cuối cuộc hành trình này, ngài ngạc nhiên ghi nhận: “Chúa ở bên trong, còn con thì ở bên ngoài, và con đã tìm kiếm Chúa ở đó; Con, một cách thiếu yêu thương, vội vàng lơ đễnh giữa những thứ Chúa đã tạo ra. Chúa ở với con, nhưng con không ở với Chúa” (Tự Thú X, 27.38).
Do đó, ngài mời gọi chúng ta trau dồi đời sống nội tâm để tìm ra điều mà chúng ta tìm kiếm: “Hãy trở về bên trong chính bạn. Sự thật ngự trị trong con người bên trong” (Về Tôn giáo Chân chính, XXXIX, 72). Đây là lời mời gọi tôi muốn gửi đến tất cả anh chị em, và ngay cả đến chính tôi: “Hãy trở về bên trong chính anh chị em. Hãy đọc chính cuộc sống của anh chị em. Hãy đọc chính mình từ bên trong, nẻo đường anh chị em đã chọn. Một cách thanh thản. Hãy trở về bên trong chính mình, chính anh chị em”. (ĐTC Phanxicô, 19/10/2022)
Đọc tiếp »

TRUYỀN GIÁO: CHỨNG NHÂN (Sứ điệp truyền giáo 2022)


“…Ngoài ra, các môn đệ được thúc đẩy sống đời sống cá nhân của họ theo hướng truyền giáo: họ được Đức Giêsu sai vào thế giới không chỉ để thi hành sứ vụ, nhưng trước hết cũng là để sống sứ vụ được uỷ thác cho họ; không chỉ để làm chứng, nhưng trước hết cũng để là những chứng nhân của Đức Kitô. Theo những lời lẽ rất cảm động của Tông Đồ Phaolô, “[chúng tôi] luôn mang nơi thân mình sự chết của Ðức Giêsu, để sự sống của Ðức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân
mình chúng tôi” (2 Cr 4, 10).
Yếu tính của sứ vụ là làm chứng cho Đức Kitô, nghĩa là làm chứng cho sự sống, cuộc thương khó, sự chết và sự phục sinh của Người vì yêu mến Chúa Cha và loài người. Không phải tình cờ mà các tông đồ đã tìm người thay thế Giuđa trong số chính những người đã chứng kiến Chúa sống lại (x. Cv 1, 21). Đức Kitô, thực ra là Đức Kitô phục sinh từ cõi chết, chính là Đấng chúng ta phải làm chứng và chia sẻ sự sống của Người. Những người truyền giáo của Đức Kitô được sai đi không phải để chứng tỏ bản thân họ, phô bày các đức tính thuyết phục và các khả năng hay năng khiếu quản trị của họ. Trái lại, vinh dự tột đỉnh của họ chính là trình bày Đức Kitô bằng lời nói và việc làm, công bố cho mọi người Tin Mừng cứu độ của Người với niềm vui và sự dạn dĩ, giống như các tông đồ thời sơ khai đã làm.
Suy cho cùng, người làm chứng đích thực là người “tử đạo”, người hiến mạng sống mình cho Đức Kitô, để đáp lại món quà Người đã hiến mạng sống mình cho chúng ta. “Lý do chính của việc loan báo Tin Mừng là tình yêu của Đức Giêsu mà chúng ta đã lãnh nhận, kinh nghiệm cứu rỗi đã thúc đẩy chúng ta ngày càng yêu mến Người hơn” (Evangelii Gaudium, 264).
Sau cùng, khi nói đến chứng tá Kitô giáo, lời nhận xét của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI vẫn còn nguyên giá trị: “Người thời nay sẵn sàng nghe các chứng nhân hơn các thầy dạy, và nếu họ nghe các thầy dạy, thì cũng vì đó là những chứng nhân” (Evangelii Nuntiandi, 41). Vì vậy, chứng tá của một đời sống Kitô giáo là yếu tố cơ bản để thông truyền đức tin. Mặt khác, nhiệm vụ rao giảng con người Đức Kitô và sứ điệp của Người đều cần thiết như nhau. Thực vậy, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI nói tiếp: “Rao giảng, công bố một sứ điệp bằng lời giảng, luôn luôn là thiết yếu… Lời giảng luôn luôn giữ được tính thời sự của nó, đặc biệt khi nó mang sức mạnh của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao câu châm ngôn của Thánh Phaolô vẫn còn hợp thời, “Có đức tin là nhờ nghe giảng” (Rm 10:17): chính lời được nghe dẫn đến niềm tin” (ibid., 42).
Do đó, trong việc loan báo Tin Mừng, gương sáng của đời sống Kitô giáo và việc rao giảng Đức Kitô là hai yếu tố không thể tách rời. Yếu tố này phục vụ yếu tố kia. Chúng là hai lá phổi mà mọi cộng đoàn phải dùng để thở, nếu muốn là cộng đoàn truyền giáo. Kiểu làm chứng cho Đức Kitô một cách đầy đủ, nhất quán và vui tươi này chắc chắn cũng sẽ là một lực hấp dẫn cho sự tăng trưởng của Hội Thánh trong thiên niên kỷ thứ ba này. Tôi khuyên nhủ mọi người một lần nữa lấy lại sự can đảm, thẳng thắn và dạn dĩ của các Kitô hữu thời kỳ đầu, để làm chứng cho Đức Kitô bằng lời nói và việc làm trong mọi lãnh vực của đời sống.” (Sứ điệp truyền giáo 2022)
Đọc tiếp »

MÔI CÔI, LỜI KINH GIA ĐÌNH (ĐTC JOHN PAUL II)


The family: parents...
41. As a prayer for peace, the Rosary is also, and always has been, a prayer of and for the family. At one time this prayer was particularly dear to Christian families, and it certainly brought them closer together. It is important not to lose this precious inheritance. We need to return to the practice of family prayer and prayer for families, continuing to use the Rosary.
In my Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte I encouraged the celebration of the Liturgy of the Hours by the lay faithful in the ordinary life of parish communities and Christian groups;(39) I now wish to do the same for the Rosary. These two paths of Christian contemplation are not mutually exclusive; they complement one another. I would therefore ask those who devote themselves to the pastoral care of families to recommend heartily the recitation of the Rosary.
The family that prays together stays together. The Holy Rosary, by age-old tradition, has shown itself particularly effective as a prayer which brings the family together. Individual family members, in turning their eyes towards Jesus, also regain the ability to look one another in the eye, to communicate, to show solidarity, to forgive one another and to see their covenant of love renewed in the Spirit of God.
Many of the problems facing contemporary families, especially in economically developed societies, result from their increasing difficulty in communicating. Families seldom manage to come together, and the rare occasions when they do are often taken up with watching television. To return to the recitation of the family Rosary means filling daily life with very different images, images of the mystery of salvation: the image of the Redeemer, the image of his most Blessed Mother. The family that recites the Rosary together reproduces something of the atmosphere of the household of Nazareth: its members place Jesus at the centre, they share his joys and sorrows, they place their needs and their plans in his hands, they draw from him the hope and the strength to go on.
... and children
42. It is also beautiful and fruitful to entrust to this prayer the growth and development of children. Does the Rosary not follow the life of Christ, from his conception to his death, and then to his Resurrection and his glory? Parents are finding it ever more difficult to follow the lives of their children as they grow to maturity. In a society of advanced technology, of mass communications and globalization, everything has become hurried, and the cultural distance between generations is growing ever greater. The most diverse messages and the most unpredictable experiences rapidly make their way into the lives of children and adolescents, and parents can become quite anxious about the dangers their children face. At times parents suffer acute disappointment at the failure of their children to resist the seductions of the drug culture, the lure of an unbridled hedonism, the temptation to violence, and the manifold expressions of meaninglessness and despair.
To pray the Rosary for children, and even more, with children, training them from their earliest years to experience this daily “pause for prayer” with the family, is admittedly not the solution to every problem, but it is a spiritual aid which should not be underestimated. It could be objected that the Rosary seems hardly suited to the taste of children and young people of today. But perhaps the objection is directed to an impoverished method of praying it. Furthermore, without prejudice to the Rosary's basic structure, there is nothing to stop children and young people from praying it – either within the family or in groups – with appropriate symbolic and practical aids to understanding and appreciation. Why not try it? With God's help, a pastoral approach to youth which is positive, impassioned and creative – as shown by the World Youth Days! – is capable of achieving quite remarkable results. If the Rosary is well presented, I am sure that young people will once more surprise adults by the way they make this prayer their own and recite it with the enthusiasm typical of their age group.
I look to all of you, brothers and sisters of every state of life, to you, Christian families, to you, the sick and elderly, and to you, young people: confidently take up the Rosary once again. Rediscover the Rosary in the light of Scripture, in harmony with the Liturgy, and in the context of your daily lives.
May this appeal of mine not go unheard! At the start of the twenty-fifth year of my Pontificate, I entrust this Apostolic Letter to the loving hands of the Virgin Mary, prostrating myself in spirit before her image in the splendid Shrine built for her by Blessed Bartolo Longo, the apostle of the Rosary. I willingly make my own the touching words with which he concluded his well-known Supplication to the Queen of the Holy Rosary: “O Blessed Rosary of Mary, sweet chain which unites us to God, bond of love which unites us to the angels, tower of salvation against the assaults of Hell, safe port in our universal shipwreck, we will never abandon you. You will be our comfort in the hour of death: yours our final kiss as life ebbs away. And the last word from our lips will be your sweet name, O Queen of the Rosary of Pompei, O dearest Mother, O Refuge of Sinners, O Sovereign Consoler of the Afflicted. May you be everywhere blessed, today and always, on earth and in heaven”.
From the Vatican, on the 16th day of October in the year 2002, the beginning of the twenty- fifth year of my Pontificate.
JOHN PAUL II





Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.