Ads 468x60px

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

TRUYỀN GIÁO (ĐTC Phanxicô, Giáo lý 11/01/2023:)


“Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới, nói về một chủ đề cấp bách và quyết định đối với đời sống Kitô hữu: lòng say mê rao giảng Tin Mừng, tức là nhiệt tâm tông đồ. Đó là một chiều kích sống còn đối với Giáo hội: cộng đoàn các môn đệ của Chúa Giêsu thực sự được sinh ra là cộng đoàn tông đồ, truyền giáo, chứ không phải là chiêu dụ tín đồ. Chúng ta cần phân biệt điều này ngay từ đầu: truyền giáo không giống với chiêu dụ tín đồ.
Truyền giáo là dưỡng khí của đời sống Kitô hữu.
Chúa Thánh Thần uốn nắn cộng đoàn thành một cộng đoàn đi ra, để nó không co cụm lại trong chính mình, nhưng hướng đến tha nhân, là chứng nhân dễ lan tỏa của Chúa Giêsu, vươn ra chiếu tỏa ánh sáng của Người đến tận cùng trái đất. Tuy nhiên, có thể xảy ra là lòng nhiệt thành tông đồ, ước muốn đến với người khác bằng việc loan báo Tin Mừng tốt lành, bị giảm sút, trở nên nguội lạnh. Đôi khi nó dường như bị co cụm hoàn toàn. Nhưng khi đời sống Kitô hữu không còn hướng đến chân trời của việc rao giảng Tin Mừng, của việc loan báo, thì nó trở nên ốm yếu: nó thu mình lại, trở nên quy ngã, héo tàn. Không có lòng nhiệt thành tông đồ, đức tin trở nên khô héo.
Ngược lại, truyền giáo là dưỡng khí của đời sống Kitô hữu: nó tiếp thêm sinh lực và thanh lọc đời sống ấy. Vậy chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình tái khám phá niềm đam mê rao giảng Tin Mừng, bắt đầu từ Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội, để kín múc lòng nhiệt thành tông đồ từ các nguồn mạch. Sau đó chúng ta sẽ tiếp cận một số nguồn mạch sống động, một số chứng nhân đã khơi lại niềm đam mê Tin Mừng trong Giáo hội, để họ có thể giúp chúng ta thắp lại ngọn lửa mà Chúa Thánh Thần luôn muốn đốt cháy trong chúng ta…”
Đọc tiếp »

ĐTC Phanxicô giáo huấn trưa 10/01/2021:


“... Anh chị em thân mến,
Tôi gửi lời chào trìu mến tới người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đang bị rúng động bởi những sự kiện ở toà nhà Quốc hội gần đây. Tôi cầu nguyện cho những người đã mất mạng – năm người đã mất mạng trong những khoảnh khắc kịch tính đó. Tôi nhắc lại rằng bạo lực luôn tự hủy hoại bản thân. Không có gì có thể đạt được bằng bạo lực nhưng chúng ta mất mát rất nhiều. Tôi kêu gọi các cơ quan chức năng của nhà nước và toàn dân hãy duy trì tinh thần trách nhiệm cao, nhằm xoa dịu các tâm hồn, thúc đẩy hòa giải dân tộc và bảo vệ các giá trị dân chủ bám rễ trong xã hội Mỹ. Cầu xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng Bảo Trợ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, giúp duy trì nền văn hóa gặp gỡ, văn hóa chăm sóc, như cách thức chính để cùng nhau xây dựng công ích; và Mẹ đang làm điều đó với tất cả những người sống trong vùng.
Và bây giờ tôi thân ái chào tất cả anh chị em đã kết nối qua các phương tiện truyền thông. Như anh chị em đã biết, do đại dịch, tôi không thể cử hành lễ Rửa Tội trong Nhà nguyện Sistina hôm nay, như thường lệ. Tuy nhiên, tôi cũng xin cam đoan những lời cầu nguyện của tôi dành cho những trẻ em đã ghi danh và cho cha mẹ các em, cũng như những người đỡ đầu của chúng; và tôi mở rộng lời cầu nguyện này cho tất cả trẻ em lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong giai đoạn này, cầu xin cho các em nhận được căn tính Kitô giáo, nhận được ân sủng của sự tha thứ, của sự cứu chuộc. Xin Chúa phù hộ tất cả mọi người!
Anh chị em thân mến, ngày mai là kết thúc Mùa Giáng Sinh, chúng ta sẽ lại tiếp tục hành trình của Mùa Thường Niên trong phụng vụ. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để giúp chúng ta sống những điều bình thường với tình yêu và do đó làm cho chúng trở nên phi thường. Đó là tình yêu thay đổi: những điều bình thường dường như tiếp tục là bình thường, nhưng khi chúng được thực hiện với tình yêu thương, chúng trở nên phi thường. Nếu chúng ta vẫn cởi mở, ngoan ngoãn trước Thánh Linh, thì Ngài sẽ soi dẫn suy nghĩ và hành động của chúng ta mỗi ngày.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!”
Đọc tiếp »

Thứ năm,Tuần 1- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

CÔNG LÝ CỦA THIÊN CHÚA - CÔNG LÝ TÌNH YÊU (ĐTC Phanxicô, huấn từ 08/01/2023)


“Anh
chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay chúng ta cử hành lễ Chúa Chịu Phép Rửa, và Tin Mừng trình bày cho chúng ta một cảnh tượng đáng kinh ngạc: đó là lần đầu tiên Chúa Giêsu xuất hiện trước công chúng sau khi Ngài sinh ra ở ẩn tại Nazareth; Ngài đã đến bờ sông Giođan để được Gioan làm phép rửa (Mt 3,13-17). Đó là một nghi thức dành cho mọi

người ăn năn và cam kết hoán cải; một bài thánh ca phụng vụ nói rằng những người đi chịu phép rửa “tâm hồn trần trụi”, một tâm hồn cởi mở, trần trụi, không che đậy bất cứ thứ gì, nghĩa là với lòng khiêm nhường và tấm lòng trong sáng. Nhưng, khi nhìn thấy Chúa Giêsu hòa mình với những người tội lỗi, chúng ta ngạc nhiên và tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu lại chọn làm như vậy? Ngài là bậc Thánh Nhân, Con Thiên Chúa vô tội, tại sao lại lựa chọn làm như vậy? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Gioan: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (c. 15). Giữ trọn đức công chính: nghĩa là gì?
Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu mặc khải công lý của Thiên Chúa, công lý mà Ngài đến để mang lại cho thế giới. Chúng ta thường có một ý tưởng hạn chế về công lý, và nghĩ rằng nó có nghĩa là: những người làm sai phải trả giá, và theo cách này, đền bù cho điều sai trái mà họ đã làm. Nhưng công lý của Thiên Chúa, như Kinh thánh dạy, còn vĩ đại hơn nhiều: mục đích của công lý Thiên Chúa không phải là kết án kẻ có tội, mà là cứu rỗi và tái sinh họ, khiến họ trở nên công chính: từ bất công thành công chính. Đó là một công lý xuất phát từ tình yêu, từ lòng trắc ẩn và lòng thương xót sâu thẳm của chính trái tim Thiên Chúa, là Cha, Đấng cảm động khi chúng ta bị sự dữ áp bức và gục ngã dưới sức nặng của tội lỗi và sự yếu đuối.
Như thế, công lý của Thiên Chúa không nhằm phân phát các hình phạt và trừng phạt, nhưng đúng hơn, như Thánh Tông đồ Phaolô khẳng định, nó bao gồm việc làm cho chúng ta, con cái của Người, nên công chính (x. Rm 3,22-31), giải thoát chúng ta khỏi cạm bẫy của sự dữ, chữa lành chúng ta, nâng chúng ta lên một lần nữa. Chúa luôn ở đó, không sẵn sàng trừng phạt chúng ta, nhưng dang tay nâng đỡ chúng ta vươn lên. Và như thế, chúng ta hiểu rằng, bên bờ sông Giođan, Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta ý nghĩa sứ vụ của Người: Người đến để thực thi công lý của Thiên Chúa, đó là công lý cứu độ những người tội lỗi; Ngài đến để gánh trên vai mình tội lỗi của thế gian và xuống nước vực sâu, sự chết, để cứu chúng ta khỏi chết đuối. Ngài cho chúng ta thấy ngày nay rằng công lý thực sự của Thiên Chúa là lòng thương xót cứu độ. Chúng ta sợ nghĩ rằng Thiên Chúa là Đấng nhân từ, nhưng Thiên Chúa là Đấng thương xót, bởi vì công lý của Ngài thực sự là lòng thương xót cứu độ, là tình yêu chia sẻ thân phận con người của chúng ta, là tình yêu gần gũi, liên đới với đau khổ của chúng ta, đi vào bóng tối của chúng ta. để khôi phục lại ánh sáng.”
Đọc tiếp »

Thứ tư,Tuần 1- Mùa TN



Đọc tiếp »

CẦU NGUYỆN CUNG CẤP OXY (O2)… (ĐTC Phanxicô, 09/01/2022)


“…bài học lớn cho chúng ta: tất cả chúng ta đều đắm chìm trong những vấn đề của cuộc sống và trong nhiều tình huống phức tạp, chúng ta phải đối mặt với những khoảnh khắc khó khăn và những lựa chọn kéo chúng ta xuống. Nhưng, nếu không muốn bị đè bẹp, chúng ta cần nâng mọi thứ lên. Và đây chính là điều mà lời cầu nguyện thực hiện, đó không phải là một lối thoát, cầu

nguyện không phải là một nghi thức ma thuật hay sự lặp đi lặp lại những câu kinh đã học thuộc lòng. Không.
Cầu nguyện là cách để Thiên Chúa hành động trong chúng ta, để nắm bắt những gì Ngài muốn truyền đạt cho chúng ta ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, để xin cho có sức mạnh ngõ hầu có thể tiến về phía trước. Nhiều người cảm thấy họ không thể tiến bước được và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để đi tiếp”. Chúng ta cũng đã làm điều đó nhiều lần. Cầu nguyện giúp ích cho chúng ta vì nó liên kết chúng ta với Thiên Chúa, mở ra cho chúng ta cuộc gặp gỡ với Người. Vâng, cầu nguyện là chìa khóa mở trái tim chúng ta ra cho Chúa. Cầu nguyện là đang đối thoại với Thiên Chúa, đang lắng nghe Lời Người, đang tôn thờ và trong thinh lặng, phó thác cho Người những gì chúng ta đang sống. Và đôi khi chúng ta cũng kêu lên với Ngài như Ông Gióp, trút ra mọi tâm sự với Ngài. Hét lên như Ông Gióp. Chúa là một người cha, Người rất hiểu chúng ta. Ngài không bao giờ nổi giận với chúng ta. Và Chúa Giêsu cầu nguyện.
Chúng ta hãy dùng một hình ảnh đẹp đẽ của Tin Mừng hôm nay, cầu nguyện “mở ra thiên đàng” (Lc3,21). Lời cầu nguyện mở ra thiên đàng: nó cung cấp oxy cho cuộc sống, nó mang lại hơi thở ngay cả khi đang gặp khó khăn và làm cho mọi thứ được nhìn bao quát hơn. Trên hết, cầu nguyện cho phép chúng ta có kinh nghiệm giống như Chúa Giêsu tại sông Giođan: cầu nguyện khiến chúng ta cảm thấy mình như những đứa trẻ được Chúa Cha yêu thương. Đối với chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện, Chúa Cha đã nói như đã nói với Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Con là con yêu dấu của Cha” (Lc3,22). Chúng ta bắt đầu được làm con cái Chúa từ ngày Rửa tội, là ngày làm cho chúng ta chìm đắm trong Chúa Kitô và trở nên thành phần dân Chúa, làm cho chúng ta trở nên con cái yêu dấu của Chúa Cha.
Chúng ta đừng quên ngày Rửa tội của chúng ta! Nếu bây giờ tôi hỏi mỗi người trong số các bạn: ngày Rửa tội của các bạn là ngày nào? Có thể một số không nhớ nó. Đây là một điều tuyệt vời: hãy nhớ lại ngày làm phép Rửa của chúng ta, bởi vì đó là sự tái sinh của chúng ta, thời điểm mà chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa cùng với Chúa Giêsu. Và khi anh chị em trở về nhà - nếu anh chị em không biết - hãy hỏi mẹ, dì hoặc ông bà của anh chị em: “Con được rửa tội khi nào?”, Và tìm hiểu ngày lễ đó để cử hành, để tạ ơn Chúa. Và hôm nay, vào lúc này, chúng ta hãy tự hỏi: lời cầu nguyện của tôi diễn ra như thế nào? Tôi cầu nguyện theo thói quen, tôi cầu nguyện một cách miễn cưỡng, chỉ bằng cách đọc thuộc các công thức, hay lời cầu nguyện của tôi là một cuộc gặp gỡ với Chúa? Tôi là một người tội lỗi, tôi có luôn ở giữa dân Chúa, và không bao giờ bị cô lập không? Tôi có nuôi dưỡng sự thân mật với Chúa, đối thoại với Ngài, lắng nghe lời Ngài không? Trong số rất nhiều việc chúng ta làm trong ngày, chúng ta đừng bỏ qua việc cầu nguyện: chúng ta hãy dành thời gian cho việc đó, hãy sử dụng những lời khẩn cầu ngắn được lặp đi lặp lại thường xuyên, hãy đọc Tin Mừng mỗi ngày. Lời cầu nguyện mở ra thiên đàng.
Và bây giờ chúng ta hướng về Đức Mẹ, Đức Trinh Nữ đang cầu nguyện cùng Đấng đã làm cho cuộc đời Mẹ trở thành một bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa.” (ĐTC Phanxicô, 09/01/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

HỌC PHÂN ĐỊNH TỪ ĐỨC MẸ (ĐTC Phanxicô, giáo lý 04/01/2023:)


“…Đức Trinh Nữ Maria là thầy dạy phân định hay biện phân: Mẹ nói ít, nghe nhiều và ghi nhớ trong lòng (x. Lc 2,19). Ba thái độ của Đức Mẹ: nói ít, nghe nhiều và giữ trong lòng. Và một vài lần ngài nói, ngài để lại dấu ấn. Chẳng hạn, trong Tin Mừng Gioan, có một câu rất ngắn do Đức Maria nói, là mệnh lệnh cho các Kitô hữu mọi thời: “Người bảo gì, anh em cứ làm” (Lc 2,5).
Thật lạ lùng: có lần tôi nghe nói về một bà già rất tốt, rất ngoan đạo, bà không học thần học, bà rất đơn sơ. Và bà ấy nói với tôi: “Cha có biết cử chỉ mà Đức Mẹ luôn làm là gì không?”. Tôi không biết: Mẹ âu yếm bà, ngài gọi bà... "Không: cử chỉ mà Đức Mẹ làm là thế này" [bà ấy lấy tay chỉ chỉ]. Tôi không hiểu, nên tôi hỏi: "Điều ấy có nghĩa gì?". Và bà lão trả lời: "Ngài luôn hướng về Chúa Giêsu". Điều đó thật đẹp: Đức Mẹ không lấy gì cho mình, ngài chỉ về hướng Chúa Giêsu. Hãy làm những gì Chúa Giêsu nói với anh chị em: Đức Mẹ là như vậy. Đức Maria biết rằng Chúa nói với trái tim của mọi người, và yêu cầu lời nói này được chuyển thành hành động và lựa chọn. Mẹ biết cách làm điều đó hơn bất cứ ai khác, và thực sự Mẹ hiện diện trong những giây phút căn bản của cuộc đời Chúa Giêsu, đặc biệt là trong giờ cao điểm của cái chết trên thập giá.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy kết thúc loạt bài giáo lý về biện phân này: biện phân là một nghệ thuật, một nghệ thuật có thể học được và có những quy tắc riêng. Nếu được học tốt, nó giúp anh chị em sống trải nghiệm tâm linh một cách đẹp đẽ và có trật tự hơn bao giờ hết. Trên hết, sự biện phân là một hồng ân từ Thiên Chúa, một hồng ân phải luôn luôn được yêu cầu, mà không bao giờ cho rằng chúng ta là chuyên gia và tự túc tự cường. Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biết biện phân trong những giây phút của đời sống con phải làm gì, con phải hiểu điều gì. Xin ban cho con ơn biết biện phân, và ban cho con người giúp con biết biện phân.
Tiếng nói của Chúa luôn có thể được nhận ra, nó có một phong cách độc đáo, đó là tiếng nói xoa dịu, khuyến khích và trấn an trong các khó khăn. Tin Mừng liên tục nhắc nhở chúng ta điều này: “Đừng sợ” (Lc 1,30), lời thiên thần nói với Đức Maria sau khi Chúa Giêsu sống lại mới đẹp làm sao; “đừng sợ”, “đừng sợ”, chính là phong cách của Chúa: “đừng sợ”. “Đừng sợ!”, hôm nay Chúa cũng lặp lại với chúng ta; “Đừng sợ”: nếu chúng ta tin vào lời Người, chúng ta sẽ diễn tốt trò chơi cuộc đời, và chúng ta sẽ có thể giúp đỡ người khác. Như Thánh Vịnh đã nói, Lời của Người là ngọn đèn cho các bước chân của chúng ta và là ánh sáng trên con đường của chúng ta (x.Tv 119,105).”
Đọc tiếp »

Thứ ba,Tuần 1- Mùa TN



Đọc tiếp »

ĐỒNG HÀNH TÂM LINH (THIÊNG LIÊNG) ĐTC Phanxicô, Giáo lý 04/01/2023:


“…Thuật lại trước mặt người khác những gì chúng ta đã sống hoặc những gì chúng ta đang tìm kiếm giúp làm sáng tỏ bản thân, làm sáng tỏ nhiều suy nghĩ đang ẩn tàng trong chúng ta và thường làm phiền chúng ta bằng những kiềm chế dai dẳng của chúng. Đã bao nhiêu lần, trong những thời khắc đen tối, những suy nghĩ đến với chúng ta như thế này: "Tôi đã làm sai mọi thứ, tôi vô dụng, không ai hiểu tôi, tôi sẽ không bao
giờ làm được, tôi cam chịu thất bại", biết bao lần chúng ta đã nghĩ đến những điều này. Những suy nghĩ sai lầm và độc hại, so sánh với những suy nghĩ khác giúp chúng ta lột mặt nạ, để chúng ta cảm thấy được Chúa yêu thương và quý trọng vì những điều chúng ta thực sự là, có khả năng làm những điều tốt đẹp cho Người.
Chúng ta ngạc nhiên khám phá ra những cách nhìn sự vật khác nhau, những dấu hiệu tốt luôn hiện diện trong chúng ta. Đúng vậy, chúng ta có thể chia sẻ những yếu đuối của mình với nhau, với người đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, trong đời sống thiêng liêng, bất kể là bậc thầy của đời sống thiêng liêng, bất kể là giáo dân, linh mục và nói: “Hãy xem điều gì xảy ra cho tôi: Tôi là một kẻ khốn nạn, những điều này đang xảy ra với tôi. Và người đồng hành trả lời: "Vâng, tất cả chúng ta đều có những điều này", việc này giúp chúng ta làm sáng tỏ chúng và xem gốc rễ từ đâu và từ đó vượt qua chúng.
Người đồng hành nam nữ không thay thế Chúa, không làm công việc thay cho người được đồng hành, nhưng đi bên cạnh họ, khuyến khích họ giải thích những gì đánh động trong lòng họ, vốn là nơi chủ yếu để Chúa nói với chúng ta. Người hướng dẫn tâm linh, người mà chúng ta gọi là vị linh hướng, tôi không thích thuật ngữ này, tôi thích người đồng hành tâm linh hơn, tốt hơn, là người nói với anh chị em: "Được rồi, nhưng nhìn đây, nhìn đây", thu hút sự chú ý của anh chị em vào những điều anh chị em có thể không lưu ý; họ giúp anh chị em hiểu rõ hơn về những dấu chỉ thời đại, tiếng nói của Chúa, tiếng nói của tên cám dỗ, tiếng nói của những khó khăn mà anh chị em không thể vượt qua.
Đây là lý do tại sao điều rất quan trọng là không làm cuộc hành trình một mình. Có một câu nói về sự khôn ngoan của người Châu Phi, bởi vì họ có nền huyền nhiệm bộ lạc, rằng: “Nếu bạn muốn đến đó nhanh chóng, hãy đi một mình; nếu bạn muốn đến nơi an toàn, hãy đi cùng những người khác”, đi cùng, đi cùng người của anh chị em. Nó quan trọng. Trong đời sống tinh thần, tốt hơn hết là được đồng hành bởi một người biết về chúng ta và giúp đỡ chúng ta. Và đây là sự đồng hành thiêng liêng.
Việc đồng hành này có thể sinh hoa trái nếu cả hai bên đều cảm nghiệm được tình nghĩa con cái và tình họ hàng thiêng liêng. Chúng ta khám phá mình là con Thiên Chúa lúc chúng ta khám phá mình là anh em, con của cùng một Cha. Đó là lý do tại sao, điều chủ yếu là phải trở thành một phần của cộng đồng hành trình. Chúng ta không đơn độc, chúng ta là người của một dân tộc, của một quốc gia, của một thành phố đang di chuyển, của một Giáo hội, của một giáo xứ, của nhóm này… một cộng đồng đang di chuyển. Người ta không đến với Chúa một mình: điều này không tốt. Chúng ta phải hiểu rõ điều này. Như trong trình thuật Tin Mừng về người bại liệt, chúng ta thường được nâng đỡ và chữa lành nhờ đức tin của người khác (xem Mc 2,1-5), họ giúp chúng ta tiến bước, bởi vì tất cả chúng ta đôi khi đều bị tê liệt nội tâm và chúng ta cần ai đó giúp đỡ để vượt qua xung đột đó, với sự giúp đỡ.
Người ta không đến với Chúa một mình, chúng ta hãy nhớ kỹ điều này; những lúc khác, chúng ta là những người thực hiện cam kết này vì lợi ích của một anh chị em khác, và chúng ta là những người bạn đồng hành để giúp đỡ người đó. Nếu không có cảm nghiệm tình con cái và tình họ hàng, việc đồng hành có thể làm phát sinh những kỳ vọng không thực tế, những hiểu lầm, những hình thức phụ thuộc khiến con người rơi vào tình trạng con nít. Đồng hành, nhưng với tư cách là con cái Chúa và là anh chị em giữa chúng ta…”
Đọc tiếp »

Thứ hai,Tuần 1- Mùa TN



Đọc tiếp »

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA



Đọc tiếp »

THỜ PHƯỢNG (3) (ĐTC Phanxicô, 06/01/2020)


“... cụm từ thứ ba: nhìn. Ngước mắt lên; bắt đầu một cuộc hành trình; và rồi nhìn. Thánh sử nói với chúng ta rằng: “Vào nhà, thấy hài nhi và Mẹ Người là bà Maria, họ sấp mình xuống thờ lạy” (Mt 2:10-11). Thờ phượng là một hành động bày tỏ lòng tôn kính dành cho các vị vua và các chức sắc cao trọng. Các đạo sĩ tôn thờ Đấng mà họ biết là vua dân Do Thái (x. Mt 2: 2). Nhưng họ đã thực

sự thấy gì? Họ nhìn thấy một hài nhi nghèo hèn cùng với Mẹ Người. Tuy nhiên, những nhà thông thái từ những vùng đất xa xôi này đã có thể nhìn xa hơn những thứ xung quanh thấp hèn đó và nhận ra nơi Hài Nhi đó một sự hiện diện vương giả. Họ có thể “nhìn” vượt lên trên vẻ bên ngoài. Quỳ gối trước Hài Nhi Bethlehem, họ bày tỏ một sự tôn thờ mà trên hết là từ thâm tâm: việc mở những kho báu mà họ đã mang theo làm quà tặng tượng trưng cho sự toàn tâm dâng hiến của họ.
Để thờ phượng Chúa, chúng ta cần phải “nhìn thấu” qua bên ngoài bức màn của những sự hữu hình, mà thường được chứng tỏ là những lừa dối. Hêrôđê và những công dân hàng đầu của Giêrusalem đại diện cho một thế giới nô lệ cho những vẻ bề ngoài và những điều thu hút trước mắt. Họ thấy đó, nhưng họ không thể nhìn thấu được. Vấn đề không phải là họ không tin, không phải như thế; nhưng vấn đề là họ không biết cách nhìn bởi vì họ là những nô lệ cho dáng vẻ bề ngoài và tìm kiếm những gì hấp dẫn. Họ chỉ coi trọng những thứ giật gân, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Tuy nhiên, nơi các Đạo Sĩ, chúng ta thấy một cách tiếp cận rất khác, một cách mà chúng ta có thể định nghĩa là chủ nghĩa hiện thực thần học - một từ rất “cao”, nhưng hữu ích – đó là một cách nhận thức thực tại khách quan của sự vật và dẫn đến nhận thức rằng Thiên Chúa tránh xa mọi sự phô trương. Chúa khiêm nhường, Ngài giống như hài nhi khiêm nhường đó, tránh xa sự phô trương mà thực chất là sản phẩm của thế gian. Đó là một cách “nhìn” vượt lên trên những gì là hữu hình và giúp chúng ta có thể thờ phượng Chúa, Đấng thường bị che khuất trong những hoàn cảnh hàng ngày, trong những người nghèo và những người ở ngoài rìa. Đó là một cách nhìn mọi thứ mà không bị thu hút bởi âm thanh và cuồng nhiệt, nhưng tìm kiếm trong mọi tình huống những điều thực sự quan trọng, và tìm kiếm Chúa. Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta “đừng chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn”. (2Cr 4:18).
Xin Chúa Giêsu làm cho chúng ta trở thành những người thờ phượng thật, có khả năng thể hiện qua cuộc sống của chúng ta kế hoạch yêu thương của Ngài dành cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng sao cho mỗi người chúng ta và toàn thể Hội Thánh biết học cách thờ phượng, tiếp tục thờ phượng, thường xuyên thực hiện lời cầu nguyện tôn thờ này, vì chỉ có Chúa mới đáng được tôn thờ.” (ĐTC Phanxicô, 06/01/2020)
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

PHÂN ĐỊNH: NGƯỜI ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG GIÚP TA BIẾT MÌNH MỎNG DÒN…(ĐTC Phanxicô, giáo lý 04/01/2023:)


“Với bài giáo lý hôm nay, chúng ta kết thúc chu trình dành riêng cho chủ đề phân định hay biện phân, và chúng ta làm như vậy bằng cách hoàn tất bài giảng về những phương tiện hỗ trợ có thể và phải hỗ trợ nó: hỗ trợ tiến trình biện phân. Một trong số đó là việc đồng hành thiêng liêng, điều quan trọng trước hết và trên hết là để hiểu biết về chính mình, điều mà chúng ta đã thấy
là điều kiện

không thể thiếu để biện phân. Nhìn vào gương một mình không phải lúc nào cũng hữu ích, bởi vì người ta có thể thay đổi hình ảnh. Thay vào đó, hãy nhìn vào gương với sự giúp đỡ của người khác, điều này sẽ giúp ích rất nhiều vì người kia nói cho anh chị em biết sự thật, khi họ trung thực, và do đó sẽ giúp ích cho anh chị em.
Ân sủng của Thiên Chúa trong chúng ta luôn hoạt động dựa trên bản chất của chúng ta. Nghĩ đến một dụ ngôn Tin Mừng, chúng ta có thể so sánh ân sủng với hạt giống tốt và bản chất với đất (x. Mc 4,3-9). Trước hết, điều quan trọng là phải làm cho chính mình được biết đến mà không sợ chia sẻ những khía cạnh mỏng dòn mong manh nhất, nơi chúng ta thấy mình nhạy cảm hơn, yếu đuối hơn hoặc sợ bị phán xét. Làm cho bản thân được biết đến, bày tỏ bản thân với một người đồng hành với chúng ta trên hành trình của cuộc sống. Không phải họ quyết định cho chúng ta, không: nhưng họ đồng hành với chúng ta. Bởi vì trên thực tế, sự mỏng dòn là của cải thực sự của chúng ta: tất cả chúng ta đều giàu có trong sự mỏng dòn; sự giàu có đích thực, mà chúng ta phải học cách tôn trọng và chào đón, bởi vì, khi nó được dâng lên Thiên Chúa, nó làm cho chúng ta có khả năng dịu dàng, thương xót và yêu thương.
Khốn cho những người không cảm thấy sự mỏng dòn: họ hà khắc, độc tài. Thay vào đó, những người biết khiêm tốn thừa nhận điểm yếu của mình sẽ thấu hiểu người khác hơn. Sự mỏng dòn, tôi có thể nói, làm nên con người chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà cơn cám dỗ đầu tiên trong ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc, cơn cám dỗ liên quan đến cái đói, cố gắng cướp đi sự mỏng dòn của chúng ta, cho chúng ta thấy nó như một sự dữ cần phải loại bỏ, một trở ngại để trở nên giống Thiên Chúa. Tuy nhiên, đó là kho tàng quý giá nhất của chúng ta: thực ra, để làm cho chúng ta nên giống Người, Thiên Chúa đã muốn chia sẻ trọn vẹn sự mỏng dòn của chúng ta. Anh chị em hãy nhìn lên Tượng Chịu Nạn: Thiên Chúa đã xuống thế thật mỏng dòn. Anh chị em hãy nhìn Cảnh Giáng Sinh, nơi Người đến trong sự mỏng dòn vĩ đại của con người. Người chia sẻ sự mỏng dòn mong manh của chúng ta.
Và việc đồng hành thiêng liêng, nếu biết ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, sẽ giúp vạch trần những hiểu lầm thậm chí nghiêm trọng trong việc chúng ta xét mình và trong mối tương quan của chúng ta với Chúa. Tin Mừng trình bày nhiều thí dụ khác nhau về những cuộc trò chuyện làm sáng tỏ và giải phóng do Chúa Giêsu thực hiện. Chẳng hạn, anh chị em hãy nghĩ đến những cuộc trò chuyện với người phụ nữ Samaria, mà chúng ta đọc đi đọc lại, và luôn luôn có sự khôn ngoan và dịu dàng của Chúa Giêsu; anh chị em hãy nghĩ đến cuộc trò chuyện với Giakêu, anh chị em hãy nghĩ đến người phụ nữ tội lỗi, anh chị em hãy nghĩ đến Nicôđêmô và các môn đệ Emmau: cách Chúa đến gần họ. Những người thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu thì không sợ mở lòng với Người, trình bày sự yếu đuối, sự kém cỏi, sự mỏng dòn mong manh của mình. Bằng cách này, việc chia sẻ chính mình của họ trở thành một kinh nghiệm về ơn cứu độ, về sự tha thứ được chấp nhận nhưng không…”
Đọc tiếp »

THỜ PHƯỢNG (2) (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Hiển Linh, 06/01/2020)


“... Khi chúng ta ngước mắt lên nhìn Chúa, những vấn đề trong cuộc sống không biến mất. Không. Nhưng thay vào đó chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để đối phó với chúng. Sau đó, bước đầu tiên hướng tới thái độ thờ phượng là “ngước mắt lên”. Sự thờ phượng của chúng ta là sự thờ phượng của các môn đệ, những người đã tìm thấy nơi Chúa một niềm vui mới và bất ngờ. Niềm vui thế gian dựa trên sự giàu có, thành công hoặc những điều tương tự, là những điều luôn đặt chúng ta ở trung tâm. Ngược lại, niềm vui của các môn đệ của Chúa Kitô dựa trên sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ thất hứa, bất kể những khủng hoảng chúng ta có thể gặp phải. Niềm tri ân con thảo và niềm vui đánh thức trong chúng ta ước muốn thờ phượng Chúa, Đấng luôn trung tín và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Cụm từ hữu ích thứ hai là bắt đầu một cuộc hành trình. Trước khi có thể tôn thờ Hài nhi ở Bethlehem, các đạo sĩ phải thực hiện một cuộc hành trình dài. Thánh Matthêu kể với chúng ta rằng trong những ngày đó “có mấy nhà Đạo Sĩ từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: ‘Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người’” (Mt 2, 1-2). Một cuộc hành trình luôn bao gồm một sự biến đổi, một sự thay đổi. Sau một chặng đường, chúng ta không còn như xưa. Luôn có điều gì đó mới mẻ ở những người đã thực hiện một cuộc hành trình: họ đã học được những điều mới, gặp gỡ những con người và tình huống mới, và tìm thấy sức mạnh nội tâm giữa những khó khăn và rủi ro mà họ gặp trên đường đi. Không ai thờ phượng Chúa mà không trải nghiệm sự trưởng thành từ bên trong trước khi dấn bước trên một cuộc hành trình.
Chúng ta trở thành những người thờ phượng Chúa qua một quá trình tiệm tiến. Ví dụ, kinh nghiệm dạy chúng ta rằng ở tuổi năm mươi, chúng ta thờ phượng khác với hồi mới ba mươi tuổi. Những ai để cho mình được uốn nắn bởi ân sủng thường tiến bộ theo thời gian: vì thế Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng bề ngoài, chúng ta già đi nhưng bản chất bên trong của chúng ta đang được đổi mới mỗi ngày (x. 2 Cr 4:16) khi chúng ta trưởng thành trong sự hiểu biết cách tốt nhất để thờ phượng Chúa. Từ quan điểm này, những thất bại, khủng hoảng và sai lầm của chúng ta có thể trở thành kinh nghiệm học hỏi: thường thì chúng có thể giúp chúng ta ý thức mạnh mẽ hơn rằng chỉ duy có Chúa mới đáng để chúng ta tôn thờ, vì chỉ có Ngài mới có thể thỏa mãn ước muốn sâu xa nhất của chúng ta cho sự sống và vĩnh cửu. Với thời gian trôi qua, những thử thách và khó khăn trong cuộc sống được trải nghiệm trong đức tin sẽ giúp thanh tẩy tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta trở nên khiêm nhường hơn và do đó ngày càng cởi mở hơn với Thiên Chúa. Thậm chí ngay cả tội lỗi của chúng ta cũng có thể giúp chúng ta khiêm nhường và cởi mở với Chúa nếu chúng ta ý thức được mình là tội nhân, và ăn năn vì những điều tồi tệ như vậy. “Nhưng tôi đã làm điều này… Tôi đã làm điều nọ…”. Nếu anh chị em tiếp cận những điều đó với đức tin và lòng ăn năn, với quyết tâm hoán cải, chúng sẽ giúp anh chị em trưởng thành. Thánh Phaolô nói rằng mọi thứ, ngay cả tội lỗi của chúng ta, đều có thể giúp chúng ta trưởng thành về đàng thiêng liêng, và giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu. Và Thánh Thomas nói thêm: “etiam mortalia”, ngay cả những tội lỗi khốn nạn nhất, xấu xa nhất. Nếu anh chị em đáp lại với lòng ăn năn, điều đó sẽ giúp anh chị em trong cuộc hành trình hướng tới việc gặp gỡ Chúa và thờ phượng Ngài tốt hơn...” (ĐTC Phanxicô, giảng lễ Hiển Linh, 06/01/2020)
Đọc tiếp »

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 23-24: Lao động trong gia đình-“Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng…”
23- Ở đầu Thánh vịnh 128, người cha xuất hiện như một người lao động, dùng lao động của đôi bàn tay mình mà bảo đảm cho gia đình có được những phúc lợi vật chất và được yên bình: “Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128,2). Lao động là một phần thiết yếu làm nên phẩm giá của đời sống con người, điều đó được rút ra từ những trang sách đầu tiên của Thánh Kinh, khi đọc thấy rằng “con người đã được đặt vào trong vườn Êđen để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2,15). Đó là hình ảnh người lao động biến đổi được vật chất và khai thác được những sức mạnh của thiên nhiên, trong khi tạo ra “tấm bánh do công khó tay bạn làm” (Tv127,2), và cũng qua đó con người tự làm cho mình triển nở.
24- Lao động cũng đồng thời vừa giúp cho xã hội phát triển vừa nuôi sống gia đình, giúp gia đình được ổn định và phồn thịnh: “Ước chi trong suốt cả cuộc đời, bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh, được sống lâu bên đàn con cháu” (Tv 128,5-6). Sách Châm ngôn cũng trình bày công việc của người mẹ trong gia đình, công việc hằng ngày của bà được mô tả trong từng chi tiết, chồng con cũng nức lòng ca tụng (cf. Cn 31,10-31). Chính Tông đồ Phaolô cũng tỏ ra tự hào vì mình đã không trở thành gánh nặng cho người khác, bởi vì ngài đã lao động với đôi bàn tay của mình và như vậy tự bảo đảm được cho cuộc sống của mình (cf. Cv 18,3; 1 Cr 4,12; 9,12). Thánh Phaolô rất xác tín về sự cần thiết phải làm việc đến nỗi ngài đã đưa ra một qui luật gắt gao cho các cộng đoàn của ngài: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx3,10; cf. 1 Tx 4,11).
Đọc tiếp »

HỌC CÁC ĐẠO SĨ : LÊN ĐƯỜNG, HỎI, CAN ĐẢM, GẶP CHÚA (TÔN THỜ), ĐI ĐƯỜNG KHÁC (ĐTC Phanxicô, 06/01/2022)


“Chúng ta hãy đến gặp các nhà Đạo sĩ và học hỏi từ “trường phái khao khát” của họ. Họ sẽ dạy chúng ta trong trường phái khát khao của họ. Chúng ta hãy xem xét các bước họ đã thực hiện và rút ra một số bài học từ các vị.
Ngay từ đầu, họ đã cất bước lên đường trước ánh sao đang vươn lên. Các đạo sĩ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải liên tục cất bước lên đường

mỗi ngày, trong cuộc sống cũng như đức tin, vì đức tin không phải là một bộ áo giáp bao bọc chúng ta; thay vào đó, nó là một cuộc hành trình hấp dẫn, một chuyển động liên tục và không ngừng nghỉ, luôn luôn tìm kiếm Thiên Chúa, luôn luôn xác định rõ con đường của chúng ta về phía trước.
Sau đó, tại Giêrusalem, các đạo sĩ đặt câu hỏi: họ hỏi nơi có thể tìm thấy Hài Nhi. Họ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải đặt câu hỏi. Chúng ta cần lắng nghe cẩn thận những câu hỏi của trái tim và lương tâm chúng ta, vì ở đó Thiên Chúa thường nói với chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua các câu hỏi hơn là qua các câu trả lời. Chúng ta phải học cho kỹ điều này: Thiên Chúa nói với chúng ta qua các câu hỏi hơn là qua các câu trả lời. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng băn khoăn trước những câu hỏi của con cái chúng ta, và trước những nghi ngờ, hy vọng và ước muốn của những người nam nữ trong thời đại chúng ta. Chúng ta cần phải cảm thấy hứng thú trước những câu hỏi.
Sau đó các đạo sĩ thách thức Hêrôđê. Các ngài dạy chúng ta rằng chúng ta cần một đức tin dũng cảm, một đức tin không ngại thách thức luận lý nham hiểm của quyền lực, và trở thành hạt giống của công lý và tình huynh đệ trong các xã hội nơi mà các Hêrôđê hiện đại ngày nay vẫn tiếp tục gieo rắc cái chết và tàn sát những người nghèo và vô tội, trong bối cảnh thờ ơ chung.
Cuối cùng, các đạo sĩ trở lại “bằng một con đường khác” (Mt2,12). Các ngài thách thức chúng ta đi những con đường mới. Ở đây chúng ta thấy sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn mang đến những điều mới mẻ. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ của Thượng Hội Đồng mà chúng ta đang đảm nhận: cùng đồng hành và lắng nghe lẫn nhau, để Thánh Linh gợi ý cho chúng ta những phương cách và con đường mới để mang Tin Mừng đến tâm hồn những người đang ở xa, thờ ơ hoặc không có hy vọng, nhưng vẫn tiếp tục tìm kiếm điều mà các đạo sĩ đã tìm thấy: “một niềm vui lớn” (Mt 2,10). Chúng ta phải luôn tiến lên phía trước.
Vào cuối cuộc hành trình của các đạo sĩ là thời điểm cao trào: khi họ đến đích, “họ quỳ gối xuống và thờ lạy Chúa Hài đồng” (xem câu 11). Họ tôn thờ. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: hành trình đức tin chỉ tìm thấy sức mạnh mới và sự viên mãn khi nó được thực hiện với sự hiện diện của Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta phục hồi được “sở thích” của mình đối với việc thờ phượng thì niềm khao khát của chúng ta mới được nhen nhóm. Lòng khao khát dẫn chúng ta đến sự tôn thờ và sự tôn thờ làm mới lại lòng khát khao của chúng ta. Vì lòng khao khát của chúng ta đối với Thiên Chúa chỉ có thể lớn lên khi chúng ta đặt mình trong sự hiện diện của Ngài. Vì chỉ một mình Chúa Giêsu mới thỏa mãn được những khao khát của chúng ta. Ngài thỏa mãn những khao khát của chúng ta từ cái gì? Thưa: Từ sự chuyên chế của nhu cầu. Thật vậy, tâm hồn chúng ta trở nên ốm yếu bất cứ khi nào những ao uớc của chúng ta chỉ trùng khớp với những nhu cầu của chúng ta. Trái lại, Thiên Chúa nâng cao những ao ước của chúng ta; Người thanh tẩy những ao ước ấy và loại đi tính ích kỷ trong đó, mở những ao ước ấy ra trước tình yêu thương đối với Người và đối với anh chị em của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên bỏ bê việc thờ phượng, vì lời cầu nguyện trong sự thờ lạy im lặng vốn không quá phổ biến trong chúng ta. Xin cho chúng ta đừng quên sự tôn thờ.
Như thế, giống như các đạo sĩ, chúng ta sẽ có sự chắc chắn hàng ngày rằng ngay cả trong những đêm đen tối nhất, một ngôi sao vẫn tiếp tục tỏa sáng. Đó là ngôi sao của Chúa, Đấng đến chăm sóc nhân loại yếu đuối của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu trên con đường hướng tới Người. Chúng ta đừng để sự thờ ơ và cam chịu có sức mạnh đẩy chúng ta vào một cuộc sống vô cảm và tầm thường. Hãy để trái tim bồn chồn của chúng ta đón nhận sự bồn chồn của Thánh Linh. Thế giới mong đợi từ các tín hữu một sự bùng nổ nhiệt tình mới đối với những điều trên trời. Giống như các đạo sĩ, chúng ta hãy ngước mắt lên, lắng nghe ước muốn ẩn chứa trong lòng mình, và nhìn theo ngôi sao mà Thiên Chúa làm cho chiếu sáng trên chúng ta. Là những người tìm kiếm không ngừng nghỉ, chúng ta hãy luôn mở lòng ra đón nhận những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Thưa anh chị em, chúng ta hãy ước mơ, hãy tìm kiếm và hãy tôn thờ.” (ĐTC Phanxicô, 06/01/2022)
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

ĐỨC TIN (Lời của ĐTC Bênêđictô 16 về đức tin) (24/10/2012)


“Đức tin là ân sủng của Thiên Chúa, nhưng nó cũng là một hành vi nhân bản và hoàn toàn tự do.” (24/10/2012)
“Đức tin không phải là sự đồng ý đơn thuần về trí tuệ của con người đối với các chân lý cụ thể về Thiên Chúa; đó là một hành động mà tôi hoàn toàn phó thác mình cho một Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi; đó là sự gắn bó với một 'Bạn', là người đã cho tôi hy vọng và tin tưởng…
Như thế, có đức tin là gặp được 'người bạn' là Thiên Chúa, là Đấng nâng đỡ tôi và ban cho tôi lời hứa về một tình yêu

không thể bị phá hủy, không chỉ khao khát sự vĩnh cửu mà còn trao ban sự vĩnh cửu ấy; nó có nghĩa là phó thác bản thân mình cho Chúa với thái độ của một đứa trẻ, một đứa trẻ biết rõ rằng mọi khó khăn, mọi vấn đề của nó đều được thấu hiểu nơi ‘người bạn’ là mẹ nó.” (11/2013)
“Chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa vì Người đến gần chúng ta và chạm đến chúng ta, vì Chúa Thánh Thần, quà tặng của Đấng Phục Sinh, giúp chúng ta đón nhận Thiên Chúa hằng sống. Như vậy, đức tin trước hết là một hồng ân siêu nhiên, một hồng ân của Thiên Chúa.”
“Mẹ Maria không dừng lại ở sự hiểu biết hời hợt ban đầu về những gì đang xảy ra trong cuộc đời Mẹ, nhưng có thể nhìn vào chiều sâu, Mẹ đặt mình vào câu hỏi của các sự kiện, tiêu hóa chúng, phân biệt chúng và đạt được sự hiểu biết mà chỉ có đức tin mới có thể cung cấp. Đó là sự khiêm nhường sâu xa trong đức tin vâng phục của Đức Maria, người đón nhận nơi mình ngay cả những gì Mẹ không hiểu được trong hành động của Thiên Chúa, để Thiên Chúa mở rộng tâm trí của Mẹ.” (19/12/2012)
“Đức tin không chỉ đơn thuần là sự vươn tới của cá nhân đối với những điều sẽ xảy ra mà vẫn hoàn toàn chưa có: đức tin mang lại cho chúng ta một điều gì đó. Đức tin mang lại cho chúng ta ngay bây giờ một cái gì đó của thực tại mà chúng ta đang chờ đợi, và thực tại ngay bây giờ này tạo thành một 'bằng chứng' cho chúng ta về những điều vẫn chưa được nhìn thấy. Niềm tin kéo tương lai vào hiện tại, để nó không còn đơn giản là 'chưa'. Thực tế trong đó tương lai này tồn tại thay đổi hiện tại; hiện tại được chạm đến bởi thực tại tương lai, và do đó, những thứ của tương lai tràn vào những thứ của hiện tại và những thứ của hiện tại tràn vào những thứ của tương lai.” (2007)
“Đức tin không có đức ái thì không sinh hoa trái, trong khi đức ái không có đức tin sẽ là một tình cảm luôn bị nghi ngờ…
Đức tin và lòng bác ái mỗi thứ đòi hỏi nhau, theo cách mà cái này cho phép cái kia đi theo con đường tương ứng của nó. Thật vậy, nhiều Kitô hữu hiến dâng cuộc sống của họ với tình yêu thương cho những người cô đơn, bị gạt ra bên lề hoặc bị loại trừ, như những người đầu tiên đòi hỏi sự chú ý của chúng ta và những người quan trọng nhất để chúng ta nâng đỡ, bởi vì chính nơi họ phản ánh khuôn mặt của chính Chúa Kitô được nhìn thấy. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra khuôn mặt của Chúa phục sinh nơi những người cầu xin tình yêu của chúng ta.” (2011)


Đọc tiếp »

Ngày 07-01, Mùa Giáng sinh



Đọc tiếp »

ĐỌC TÔNG HUẤN “NIỀM VUI của TÌNH YÊU”


Số 19-22 : Gia đình- Một con đường khổ đau và đẫm máu
19- Diễm tình ca được trình bày trong Thánh vịnh 128 không phủ nhận một thực tế đắng cay vốn ghi dấu trên toàn bộ Thánh Kinh. Đó là sự hiện diện của đau khổ, sự ác và bạo lực có sức phá vỡ đời sống gia đình và sự hiệp thông thân mật trong đời sống và tình yêu. Không phải là vô cớ mà diễn từ của Đức Kitô về hôn nhân (cf. Mt 19,3-9) lại được đưa vào cuộc tranh luận về li dị. Lời Chúa không ngừng chứng thực chiều kích tăm tối vốn đã được để lộ ra ngay từ thưở ban đầu, khi mà do tội lỗi, tương quan yêu thương và trong sáng giữa người nam và người nữ biến thành sự thống trị: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16).
20- Con đường đau khổ và đẫm máu trải dài qua nhiều trang Thánh Kinh. Khởi đầu từ sự kiện Cain sát hại em mình là Aben, đến các cuộc cãi vã giữa những người con và các bà vợ của Tổ phụ Abraham, Isaac và Giacop, và tiếp theo là những bi kịch đẫm máu của nhà Đavit, cho đến bao nhiêu khó khăn của gia đình gặp thấy trong câu chuyện của Tôbia hoặc lời thú nhận đắng cay của Giop khi bị bỏ rơi: “Anh em tôi, Người đẩy họ xa tôi. Người quen biết coi tôi như người dưng nước lã […] Hơi thở tôi khiến vợ tôi ghê tởm, mùi hôi thối xông ra làm cho anh em tôi gớm ghiếc.” (G 19,13.17).
21- Chính Đức Giêsu được sinh ra trong một gia đình khiêm hạ, sớm đã phải trốn chạy sang một vùng đất xa lạ. Người ghé thăm nhà của Phêrô nơi bà mẹ vợ của ông đang nằm bệnh (cf. Mc 1,30-31); Người liên đới với nhà ông Giairô hay nhà của Ladarô trong biến cố đau buồn chết chóc (cf. Mc 5,22-24.35-43; Ga11,1-44); Người nghe được tiếng kêu khóc tuyệt vọng của bà góa thành Nain trước cảnh đứa con bà đã chết (cf. Lc7,11-15); Người chạnh lòng trước lời khẩn cầu của người cha có đứa con bị động kinhtrong một ngôi làng nhỏ thôn quê (cf. Mc9,17-27). Người gặp gỡ những người thu thuế như Mátthêu hay Dakêu trong nhà riêng của họ (Mt 9,9-13; Lc 19,1-10), và cả những người tội lỗinhư người phụ nữ đã lẻn vào ngôi nhà của người biệt phái (cf. Lc 7,36-50). Người biết những lo âu và căng thẳng mà các gia đình phải chịu đựng, và Người đã đưa chúng vào trong các dụ ngôn của Người: từ những đứa con bỏ nhà cha mẹ đi hoang (cf. Lc 15,11-32) cho đến những đứa con khó khăn ương bướng(cf. Mt 21,28-31) hay làm mồi cho bạo lực(cf. Mc 12,1-9). Và Người cũng quan tâm đến tiệc cưới gặp lúng túng vì có nguy cơ bị thiếu rượu (cf. Ga 2,1-10) hay vì khách mời không tới dự tiệc (cf. Mt 22,1-10), Người còn biết cả đến nỗi lo của một gia đình nghèo lỡ đánh mất một đồng xu (cf. Lc 15,8-10).
22- Lướt qua toàn cảnh như thế, chúng ta có thể thừa nhận rằng Lời Chúa không được mạc khải như một chuỗi luận đề trừu tượng, mà như một người bạn đồng hành an ủi ngay cả các gia đình đang gặp khủng hoảng hay đang trải qua đau khổ nào đó, và chỉ cho họ thấy đích đến của cuộc hành trình, khi mà Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4).
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Tường thuật Thánh lễ an táng Đức cố Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngày 5/1/2023

Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.