Xem thêm ảnh |
VĂN TẾ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
(Đọc tại nghĩa trang giáo xứ Cù Mi 02.11.2011)
LỜI DẪN
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Hôm nay ngày 02.11 lễ Các Đẳng, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về các đẳng Linh Hồn là những người đã ra đi trước chúng ta, trong đó có tổ tiên ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, bạn bè xa gần và có cả con cháu của chúng ta đang yên nghỉ nơi lòng đất mẹ, đã bước vào thế giới bên kia; với mục đích là bày tỏ lòng hiếu kính với các ngài và tình liên đới với những người đã khuất.
Hiện diện nơi nghĩa trang tối nay, trước những nấm mồ nghi ngút khói hương, trong giây phút linh thiêng này, chúng ta cùng thinh lặng, lắng đọng tâm hồn, thành tâm hiếu kính, thắp nén hương lòng tưởng nhớ công ơn trời bể, ân sâu nghĩa nặng của bao Đấng bậc Tiền nhân và của bao hương hồn thân yêu đã khuất!
VĂN TẾ
Khởi chinh cổ (chiêng trống)
- Khai thánh nhạc (hát)
- Tiến hương (dâng hương: cha xứ, cùng đoàn tế)
- Tam bái (cúc cung bái)
- Dâng lễ vật (hoa,nến,...)
- Đọc chúc (văn tế): với cung giọng trầm ấm,cảm động chủ tế đã đọc bài văn tế.
I
Kính lạy Anh Linh Tiên Tổ ông bà cha mẹ,
cùng các vong linh đã khuất …!
Hôm nay hiệp cùng Hội Thánh,
dâng lễ cầu Các Đẳng,
tại nghĩa trang Cù Mi xứ,
tất cả chúng con
Là: Linh mục Chính xứ, Nam Nữ Tu Sĩ,
cùng toàn thể giáo dân,
khấu đầu trước Đấng Bậc Tiên nhân
cùng muôn vạn vong linh
dâng kính nén hương lòng tưởng niệm hiếu kính.
(cúc cung bái – chiêng trống)
cùng các vong linh đã khuất …!
Hôm nay hiệp cùng Hội Thánh,
dâng lễ cầu Các Đẳng,
tại nghĩa trang Cù Mi xứ,
tất cả chúng con
Là: Linh mục Chính xứ, Nam Nữ Tu Sĩ,
cùng toàn thể giáo dân,
khấu đầu trước Đấng Bậc Tiên nhân
cùng muôn vạn vong linh
dâng kính nén hương lòng tưởng niệm hiếu kính.
(cúc cung bái – chiêng trống)
Là cháu con hậu bối,
xin kính cẩn thưa rằng:
cây có cội, nước có nguồn,
con người có tổ có tông.
Công ơn sinh thành dưỡng dục,
sự độ trì che chở của Tiên Tổ.
Xưa tổ tiên hữu đức tiếng tốt lưu truyền.
Nay con cháu thừa ân danh thơm nhớ mãi.
(cúc cung bái – chiêng trống)
xin kính cẩn thưa rằng:
cây có cội, nước có nguồn,
con người có tổ có tông.
Công ơn sinh thành dưỡng dục,
sự độ trì che chở của Tiên Tổ.
Xưa tổ tiên hữu đức tiếng tốt lưu truyền.
Nay con cháu thừa ân danh thơm nhớ mãi.
(cúc cung bái – chiêng trống)
IIA
Nhớ ơn xưa,
khi quốc gia ly loạn,
lòng quan quyền nhuốm bụi sân si,
không phân tỏ điều ngay lẽ thật,
triệt phá nhà Thờ, bắt đạo Gia-tô.
Vì tận trung Tin Mừng cứu độ,
bảy gia đình quyết chí ra đi,
mặc hiểm nguy đói khổ,
vì Đạo Chúa
băng rừng vượt biển,
tiến về trời Nam,
tìm nơi nấu ẩn,
biến rừng thành rẫy
đầm lầy thành ruộng lúa phì nhiêu,
biển cả dư đầy tôm cá,
sớm hôm no đủ,
kính Chúa yêu người,
giữ trọn đạo Trời,
người người hạnh phúc,
sức sống Chúa ban,
con đàn cháu đống,
cuộc sống dư dật,
vật chất tinh thần,
khai sinh Cù Mi Xứ …
(cúc cung bái – chiêng trống)
khi quốc gia ly loạn,
lòng quan quyền nhuốm bụi sân si,
không phân tỏ điều ngay lẽ thật,
triệt phá nhà Thờ, bắt đạo Gia-tô.
Vì tận trung Tin Mừng cứu độ,
bảy gia đình quyết chí ra đi,
mặc hiểm nguy đói khổ,
vì Đạo Chúa
băng rừng vượt biển,
tiến về trời Nam,
tìm nơi nấu ẩn,
biến rừng thành rẫy
đầm lầy thành ruộng lúa phì nhiêu,
biển cả dư đầy tôm cá,
sớm hôm no đủ,
kính Chúa yêu người,
giữ trọn đạo Trời,
người người hạnh phúc,
sức sống Chúa ban,
con đàn cháu đống,
cuộc sống dư dật,
vật chất tinh thần,
khai sinh Cù Mi Xứ …
(cúc cung bái – chiêng trống)
II B
Ôi!
Phúc bất trùng lai,
họa vô đơn chí.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng,
nỗi mừng liền gánh nỗi lo
gian nan liền khốn khó,
chiến tranh liên tiếp xảy ra,
đất lành bị đạn bom cày xới,
tơi bời khói lửa,
Nhà Thờ sập rồi lại sửa,
Thà Thờ thành biển lửa rồi lại dựng xây,
có nơi nào xây nhà Chúa nhiều lần như nơi đây?
Máu tươi hòa nước mắt,
gieo vãi trên miền cát trắng Cù Mi,
họa vô đơn chí.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng,
nỗi mừng liền gánh nỗi lo
gian nan liền khốn khó,
chiến tranh liên tiếp xảy ra,
đất lành bị đạn bom cày xới,
tơi bời khói lửa,
Nhà Thờ sập rồi lại sửa,
Thà Thờ thành biển lửa rồi lại dựng xây,
có nơi nào xây nhà Chúa nhiều lần như nơi đây?
Máu tươi hòa nước mắt,
gieo vãi trên miền cát trắng Cù Mi,
cho đức tin son sắt,
cho ý chí quật cường,
cho khí tiết bay cao,
gương anh hùng trung kiên lẫm liệt.
cho ý chí quật cường,
cho khí tiết bay cao,
gương anh hùng trung kiên lẫm liệt.
Tổ tiên hiên ngang sống đạo,
sao sáng soi tỏ đêm trường,
làm gương sáng cho con cháu đời sau.
Xứng với Đấng bậc anh hùng tử đạo Việt Nam,
lẫy lừng khắp cõi năm Châu !
sao sáng soi tỏ đêm trường,
làm gương sáng cho con cháu đời sau.
Xứng với Đấng bậc anh hùng tử đạo Việt Nam,
lẫy lừng khắp cõi năm Châu !
(cúc cung bái – chiêng trống)
IIIA
Phận cháu con hôm nay thành tâm kính bái,
dâng nén hương lòng phụng kính tổ tiên,
đã dày công dựng xây giáo xứ,
một trăm hai mươi bốn năm qua,
Bao người ngã xuống,
tựa hạt giống gieo vào lòng đất
tan nát chính mình
cho mầm sống vươn cao.
Sao kể hết ân sâu nghĩa nặng,
của Tiền nhân Ông bà Cha mẹ,
cùng muôn vạn anh linh,
tuôn đổ trên đất lành Cù Mi yêu dấu.
Phận cháu con hôm nay thành tâm kính bái,
dâng nén hương lòng phụng kính tổ tiên,
đã dày công dựng xây giáo xứ,
một trăm hai mươi bốn năm qua,
Bao người ngã xuống,
tựa hạt giống gieo vào lòng đất
tan nát chính mình
cho mầm sống vươn cao.
Sao kể hết ân sâu nghĩa nặng,
của Tiền nhân Ông bà Cha mẹ,
cùng muôn vạn anh linh,
tuôn đổ trên đất lành Cù Mi yêu dấu.
Xin Tổ Tiên ông bà cha mẹ,
cùng các đẳng linh hồn tha thứ,
những lầm lỗi bất hiếu,
bởi cám dỗ đam mê,
theo thế gian tà vạy,
bầy cháu con hậu bối,
khấu đầu xin tạ lỗi !
(cúc cung bái – chiêng trống)
cùng các đẳng linh hồn tha thứ,
những lầm lỗi bất hiếu,
bởi cám dỗ đam mê,
theo thế gian tà vạy,
bầy cháu con hậu bối,
khấu đầu xin tạ lỗi !
(cúc cung bái – chiêng trống)
IIIB
Xin Các Đẳng cầu thay nguyện giúp
cho đàn con cháu Cù Mi,
đi theo ý Chúa,
noi gương Tiên Tổ,
chứng tá Tin Mừng,
là men là muối,
ướp mặn trần thế,
giữa đời dâu bể !
cho đàn con cháu Cù Mi,
đi theo ý Chúa,
noi gương Tiên Tổ,
chứng tá Tin Mừng,
là men là muối,
ướp mặn trần thế,
giữa đời dâu bể !
Xin Chúa Tể Càn Khôn,
cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ,
cho muôn vạn hương hồn đã khuất …,
được hưởng kiến Thiên Đàng vinh phúc.
Tiên Nhân Các Đẳng cung duy thượng hưởng !
(cúc cung bái –chiêng trống)
cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ,
cho muôn vạn hương hồn đã khuất …,
được hưởng kiến Thiên Đàng vinh phúc.
Tiên Nhân Các Đẳng cung duy thượng hưởng !
(cúc cung bái –chiêng trống)
KHÚC NGUYỆN CẦU CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
Ga 17,9-11
(Trích trong tuyển tập Hạt Nắng Vô Tư)
Tại Festival Huế năm 2002, Ea Sola, nữ biên đạo người Pháp gốc dân tộc, đã có một vở múa để lại nhiều ấn tượng. Đó là vở “Khúc nguyện cầu cho người đã khuất”. Vở múa không có nhiều trang phục và cũng chẳng lắm sắc màu. Chỉ là những cử điệu tay chân chầm chậm chuyển động giữa những khuôn mặt ẩn hiện, và thường khi đan kết với những vặn vẹo điêu luyện của thân mình.
Huyền ảo và huyền bí. Khán giả không hiểu hết ý tứ, nhưng vẫn cảm nhận được chút gì đó gọi là chiều sâu hồi ức, khi hình dung vở múa như một cầu nối linh thiêng giữa người đang sống với kẻ đã ra đi. Trả lời câu hỏi “Sao dựng vở múa này?” Ea Sola cho biết: xưa, chị đã sống giữa những người yêu thương và nay, dẫu họ không còn nữa, chị vẫn có thể gặp gỡ họ qua khúc nguyện cầu.
Phúc Âm hôm nay cũng là một khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của mình thường được gọi là “Kinh nguyện hiến tế”. Nhưng điều gì ta gặp được khi đọc khúc nguyện cầu ấy trong Thánh lễ an táng bà cố Maria hôm nay? Đó là điều muốn chia sẻ.
1. Trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, ta gặp được một tình yêu hiệp thông.
“Xin cho chúng con nên một” (Ga 17,21). Lời kinh ấy rất quen, nhiều người đã thuộc nằm lòng. Và tâm tình của Chúa Giêsu ở đây cũng thật quyến luyến: yêu thương các môn đệ đến nỗi muốn họ cũng được trở nên giống như mình và chia sẻ vận mạng cũng như cuộc sống của mình. Kiểu nói “nên một” tưởng chỉ quen dùng để diễn tả tình yêu đôi lứa, thế nhưng đã được Chúa Giêsu vận djụng để diễn tả một gắn bó còn bền vững hơn.
Tình yêu hôn phối sự chết có thể chia lìa, nhưng tình yêu Chúa Giêsu dành cho các môn đệ thì không gì có thể phá vỡ được. Chết là chấm hết cho những hoạt động thân xác, nhưng chết chỉ là một dấu chấm sang trang cho tình yêu được nẩy nở thêm lên. Khi những trang đời này khép lại, những trang đời đời sẽ mở ra, và ở đấy vẫn mãi mãi là thuỷ chung tình yêu Chúa Giêsu thánh hoá các môn đệ của mình. Người ta có thể băn khoăn hỏi sao tình yêu ấy lại bền chặt đến thế, nhưng cũng nhanh chóng hiểu ra rằng hiệu quả bền vững có được là bởi tình yêu ấy chính là tình Kitô, theo khuôn mẫu của Chúa Cha đối với Chúa Con: “Xin cho chúng nên một như Cha Con Ta là một”.
Nhưng “nên một” không phải là kiểu diễn tả bóng bẩy nhằm nêu cao ước vọng của con người, trong thân phận “đũa mốc chòi mâm son”, mà đúng ra là hồng ân Thiên Chúa mở ra cho cuộc sống phàm trần. Sống khôn chết thiêng. Ai sống tha thiết nên một với Thiên Chúa, khi chết cũng sẽ thấy Chúa thiết tha cho mình được nên một với Ngài. Trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, ta gặp được một tình yêu hiệp thông.
2. Trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, ta gặp được một tình yêu phổ quát.
Khi chia tay với các môn đệ để bước vào đường Thương khó, Chúa Giêsu nhắc đến hiệp nhất với một tâm tình đặc biệt. Người để lại cho các môn đệ một dấu ấn không quên, bằng cách gọi họ là “quà tặng Chúa Cha trao ban”, và bao bọc họ bằng kinh nghiệm. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với chúng ta hôm nay, không phải chỉ là ca tụng tình yêu đặc biệt Chúa Giêsu dành cho các môn đệ, như là xuýt xoa trước một món quà quý hiếm, mà chính là vui mừng bắt gặp thấy mình cũng có đó ngay trong lời kinh của Chúa Giêsu năm xưa. Để mãi tin rằng “dù sống hay chết tin còn ngày mai, sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay”.
Phúc Âm kể: Chúa Giêsu không chỉ cầu xin cho những kẻ Cha đã ban cho Người, mà còn cho những ai nhờ lời của họ mà tin vào Người nữa. Người không chỉ cầu nguyện cho hiện tại, mà còn ôm ấp cả tương lai. Người không chỉ nhớ đến các môn đệ thế hệ tiên khởi, mà còn nhớ đến hết mọi môn đệ của mình, cho dẫu họ là những thế hệ F1, F2 hay thế hệ Y2K của chúng ta hôm nay.
Lời kinh không dài, nhưng hệ quả của lời kinh ấy đã ngân dài trên hai mươi thế kỷ, và sẽ còn ngân xa tới ngày cánh chung, để khi ấy người ta sẽ thấy trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, đã sẵn có cả một tình yêu với đối tượng phổ quát là hết mọi kẻ đón nhận đức tin Kitô giáo, bất luận ở đây hay ở nơi khác, bất luận đã khuất hay sẽ ra đi một ngày nào đó. Trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu ta gặp được một tình yêu phổ quát.
3. Trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, ta gặp được một tình yêu cứu độ.
Đời sống bà cố Maria là một đời bình dị chu toàn bổn phận Chúa trao trong trách vụ gia đình, hội đoàn, giáo xứ; một đời hiền hoà với nếp sống đạo đức điểm nhịp bằng tiếng chuông giáo đường và các giờ kinh lễ; một đời gắn bó đến cùng với niềm tin giữa những biến cố nhiễu nhương không thiếu của cuộc sống; nhất là một đời quảng đại yêu mến đóng góp xây dựng Giáo Hội, cụ thể là hiến dâng cho Giáo Hội tại thành phố này người con ưu tú của gia đình, chị Tổng Phụ Trách Hội dòng MTG.GV
Bà cố Maria ra đi, nhưng trong lòng tin Công giáo cuộc “đi ra” ấy lại là “đi vào”, không đi vào vô định, mà ngược lại, đi vào trong lời kinh của Chúa Giêsu, để gặp thấy tình yêu cứu độ. Nếu sinh thời Chúa Giêsu đã muốn rằng: Người ở đâu, những kẻ Chúa Cha ban cho Người cũng sẽ được ở đó, thì hôm nay chắc chắn Chúa Giêsu vẫn luôn nhớ đến ý muốn cứu độ ấy, để thi thố tình yêu dẫn người con Chúa đây là bà cố Maria về tới bến bờ sự sống. Trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, cuối cùng ta gặp thấy tình yêu dẫn đến sự sống đời đời.
Chính trong ý hướng ấy, có thể nói được rằng: sở dĩ ta dám cầu nguyện cho người đã khuất, và ta tin rằng kinh nguyện của mình chạm đến được tấm lòng của Thiên Chúa, là bởi vì trước đó đã có lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dành cho họ từ thuở nào. Lời kinh của Chúa Giêsu là tiền đề cho mọi lời kinh của Kitô hữu.
Đó là lời kinh đem lại sức mạnh cho người đang sống, đó cũng là lời kinh đem đến sức sống cho kẻ ra đi, và với cộng đoàn Thánh lễ an táng bà cố Maria hôm nay, đó còn là lời kinh ấm áp niềm hy vọng Phục Sinh, cho dẫu trước mắt vẫn ngổn ngang cảnh tóc tang của những vòng hoa thương tiếc và những vành khăn sô tiễn biệt, thứ tiễn biệt của cảnh “trùng tang liên táng” như người ta thường nói, khi trong vòng một tuần lễ, những người con cháu trong gia đình đã phải chịu cảnh chia lìa đứt đoạn với cha mẹ ông bà của mình.
Tóm lại, trong khúc nguyện cầu của Chúa Giêsu, ta gặp được chiều cao sự sống Thiên Chúa nối kết với chiều rộng cuộc sống nhân sinh. Sự chết dẫu vẫn diễn ra theo quy luật bình thường khắc nghiệt của nó, nhưng đã trở thành cơ hội để bước vào sự sống rộng đẹp hơn, như câu nói tuyệt vời của thánh Têrêsa Hài Đồng phút lâm chung: “Tôi không chết, nhưng tôi bước vào cõi sống”.
Như thế, lời kinh ta dâng lên trong Thánh lễ hôm nay không phải là “khúc nguyện cầu cho người đã khuất”, mà chính là “khúc nguyện cầu cho người đi vào cõi sống”.
Xin cho ông bà cố Giuse Maria được nghỉ ngơi trong bình an.
+ GM Giuse Vũ Duy Thống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét