Ads 468x60px

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

 


LỜI CHÚA LÀ NGỌN ĐÈN SOI CHO CON BƯỚC, LÀ ÁNH SÁNG CHỈ ĐƯỜNG CON ĐI. (Thánh vịnh 119, câu 105).

Bài trích Phúc âm theo Thánh Gioan (Ga 15, 9-17).
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của thầy ở trong các  con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con.
Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các  con biết.
Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các  con, và đã cắt dặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các  con, Thầy truyền cho các con điều nầy là: các con hãy yêu mến nhau".

Đó là lời Chúa.
Mục lục:
         SUY NIỆM
Yêu Như Chúa Yêu
   ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Trg 3
Điều Răn Của Thầy
   Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB
Trg 5
“Gieo Gì Gặt Ấy”
   Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Trg 7
Dòng Suối Yêu Thương
   Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Trg 9
Tình Yêu Thầm Lặng Của Cha
   Lm. John Nguyễn
Trg 11
Từ Tín Hữu Đến Bạn Hữu
   Pm. Cao Huy Hoàng
Trg 13
Niềm Tâm Sự
   JKN
Trg 15
Tuyên Ngôn Tình Yêu
   AM. Trần Bình An
Trg 18
      THƠ TIN MỪNG
Suối Tình
    Hạt Nắng
Trg 20
Nguồn Suối Tình Yêu
    M. Madalena Hoa Ngâu
Trg 21
Thượng Nguồn Tinh Yêu
    Bâng Khuâng Chiều Tím
Trg 22
Yêu Như Thầy
    Lm. Khuất Dũng sss
Trg 23
Niềm Tâm Sự
    Nguyễn Sông Núi
Trg 24
Tình Yêu Bạn Hữu
   Thế Kiên Dominic
Trg 24
Điều Răn Mới
    Mic. Cao Danh Viện
Trg 25
Lệnh Truyền Yêu Nhau
    Giuse Nguyễn Văn Sướng
Trg 26
Hãy Yêu Thương Nhau
    Vincent Khánh Trần
Trg 27
Hoa Trái Tình Yêu
    Thanh Hương
Trg 28
Yêu Mãi Thôi
    Đỗ Văn
Trg 28
Như Thầy Đã Yêu
    Song Lam
Trg 29
Như Thầy Đã Yêu
   Nt. Bích Ngọc
Trg 30
Bạn Tri Âm
    Scholastica
Trg 31
Ở Trong Chúa
    Cát Vàng
Trg 32
Thầm Lặng Tình Cha
    Nắng Sài Gòn
Trg 33
Khuôn Mẫu Tình Yêu
    AP. Mặc Trầm Cung
Trg 34

  

YÊU NHƯ CHÚA YÊU

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt


Yêu là một từ ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng lại là một từ ngữ dễ gây hiểu lầm nhất. Vì người ta hiểu từ ngữ này theo những cách khác nhau. Có người hiểu yêu là những quan hệ thân xác. Có người hiểu yêu là quản lý chặt chẽ. Có người hiểu yêu thuộc lĩnh vực cảm tính. Để tránh những hiểu lầm, khi truyền cho ta yêu thương, Đức Giêsu đã đưa ra một khuôn mẫu cho tình yêu. Khuôn mẫu đó là: yêu như Chúa yêu.

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em”. Không còn nhầm lẫn nào nữa. Muốn làm môn đệ Chúa, không phải yêu bằng bất cứ tình yêu nào, nhưng phải yêu như Chúa. Tình yêu của Đức Giêsu không phải tự Người nghĩ ra, nhưng phát xuất từ Chúa Cha: “Như Cha đã yêu mến Thày thế nào, Thày cũng yêu mến anh em như thế”. Thế là đã rõ. Tất cả bắt nguồn từ cùng một tình yêu. Đức Chúa Cha là nguồn cội. Từ nguồn mạch ấy, tình yêu tràn ra, lan toả đến mọi người. Mọi tình yêu, muốn chân thực, phải quy chiếu về trái tim Chúa Cha.

Tình yêu của Chúa Cha như thế nào? Đọc trong Tin Mừng, ta thấy Đức Giêsu đã nói nhiều về tình yêu Chúa Cha.

Trước hết tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát. Khác với tình yêu bình thường của con người chỉ yêu những người yêu mình, thù ghét những người ghét mình, chỉ yêu những người nào dễ yêu, ghét những người dễ ghét, chỉ giới hạn tình yêu vào một số người thân quen. Tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát. Tình yêu ấy lan tới tất cả mọi người không phân biệt tốt xấu. Tình yêu ấy không loại trừ một ai dù lành dù dữ. Thế nên “Người cho mặt trời mọc lên soi kẻ lành cũng như người dữ. Và cho mưa rơi xuống trên cả người công chính lẫn kẻ gian ác” (Mt 5,45). Tình yêu ấy lan toả tới súc vật cỏ cây: “Hãy xem chim trời, chúng không gieo không gặt, thế mà Cha trên trời vẫn nuôi chúng. Hãy xem bông huệ ngoài đồng. Chúng không dệt không may, thế mà Cha trên trời mặc cho chúng bộ áo đẹp hơn cả áo vua Salomon” (Lc 12,24-27).

Tình yêu Chúa Cha là một tình yêu hy sinh. Vì yêu thương, Đức Chúa Cha đã dựng nên con người. Vì yêu thương, Người đã nhận con người làm con, cho hưởng hạnh phúc với Người. Nhưng loài người vô tình không những không yêu mến mà còn muốn chống lại Thiên Chúa. vì thế, loài người đã bị phạt. Nhưng Đức Chúa Cha vẫn yêu thương loài người, nên đã có kế hoạch cứu độ loài người. Chính ở điểm này ta nhận biết tình yêu vô cùng tha thiết của Đức Chúa Cha. Không những Ngài không giận ghét loài người, không tự ái vì bị loài người xúc phạm, mà còn bày tỏ một tình yêu thương mãnh liệt không ai dám ngờ tới. Tình yêu thương mãnh liệt ấy đã thúc đẩy Ngài hy sinh Con Một yêu dấu để chuộc tội cho loài người. Vì yêu thương Chúa Cha đã hy sinh tất cả những gì có thể để cứu chuộc loài người.

Tình yêu Chúa Cha là một tình yêu tha thứ. Tha thứ là dấu hiệu của tình yêu. Khi yêu, người ta sẵn sàng tha thứ. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu nói nhiều về tình yêu tha thứ của Đức Chúa Cha. Cảm động nhất là dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu. Tóm tắt như sau: Người Cha có hai con trai. Đứa út xin Cha chia gia tài cho nó. Được rồi, nó cầm tiền, bỏ nhà ra đi, ăn chơi phung phí. Khi nó tiêu hết tiền thì vùng ấy xảy ra nạn đói. Đói bụng nó phải đi chăn lợn. Nó muốn ăn cám lợn mà chủ không cho. Bấy giờ nó hối hận và nghĩ: ở nhà cha mình các đầy tớ còn được ăn no, còn mình ở đây phải chết đói. Thế rồi, nó chỗi dậy, trở về nhà. Cha nó ngày nào cũng ra đầu ngõ chờ mong con trở về. Khi thấy nó về, ông chạy lại ôm lấy nó mà hôn lấy hôn để, rồi ông gọi gia nhân mang áo đẹp, nhẫn, giầy ra cho cậu và ra lệnh mở tiệc ăn mừng (cf Lc 15). Người cha ấy là hình ảnh Đức Chúa Cha. Thật là kỳ diệu tình yêu Người. Người quên hết những lỗi lầm của ta. Người yêu yêu ta trước khi ta yêu Người. Người tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi Người.

Đức Giêsu muốn chúng ta hãy noi theo tình yêu của Chúa Cha. Biết đối xử với nhau như Chúa Cha đối xử với chúng ta. Hãy yêu thương hết mọi người không loại trừ một ai. Nhất là hãy yêu thương những người bé nhỏ, cùng khổ, bất hạnh. Hãy biết tha thứ những lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải chỉ một lần mà tha thứ rất nhiều lần. Và hãy dám hy sinh, chấp nhận chịu thiệt thòi vì tình yêu. Yêu như Chúa yêu. Đó mới là tình yêu đích thực. Chỉ có tình yêu bắt nguồn từ Chúa mới bền vững và đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Lạy Cha, xin cho con hiểu được tình yêu của Cha. Xin cho con trở nên giống Cha, biết yêu thương bằng tình yêu của Cha. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Từ trước tới nay, bạn hiểu tình yêu thế nào?
2- Mỗi khi nghĩ đến Đức Chúa Cha, bạn nghĩ đến đặc tính nào của Người: yêu thương, quyền năng, thưởng phạt công minh…?
3- Đối với bạn, yêu thương người khác dễ hay khó?
4- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Chúa Cha.

 

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt





ĐIỀU RĂN CỦA THẦY
Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

          Nếu Chúa Nhật trước tôi đã suy niệm tầm quan trọng của việc ở lại trong Thầy…ở lại trong tình thương của Thầy’, thì câu hỏi được đặt ra hôm nay là làm thế nào để ‘ở lại trong Thầy’? Câu hỏi đã được chính đức Giê-su giải đáp và xem ra thật đơn giản và dễ hiểu: Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy”. Tuy nhiên câu giải đáp lại chẳng dễ hiểu chút nào bao lâu tôi chưa xác định được, ‘các điều răn của Thầy’ là điều răn nào?

          Trong chương 14 và 15, Phúc âm Gio-an lập đi lập lại, không dưới bảy lần, điều răn hay lệnh truyền của Người (14: 15.21.25; 15: 10a.10b.11.12.17). Cho tới nay tôi vẫn thường được nghe giải thích một cách dễ dãi: ‘điều răn của Chúa’ đương nhiên phải là mười điều răn Đức Chúa Trời và sáu luật điều Giáo Hội. Cách giải thích này xem ra không ổn, vì căn cứ theo mạch văn của đoạn Tin Mừng Gio-an, đức Giê-su hình như đang đề cập tới thứ điều răn nào đó có nội dung rất khác với thập giới của Cựu Ước hay sáu ‘qui định’ của Hội Thánh. Điều răn này phải có tầm quan trọng lớn lắm, vì là điều kiện thiết yếu để chính đức Giê-su gắn kết được với Cha Người, cũng như để người môn đệ ở lại trong tình thương của Thầy mình. “…Anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”. Nếu vậy, cụ thể điều răn đó có nội dung gì?

          Thú thực cho tới giờ này tôi vẫn chưa tìm được câu giải thích thỏa đáng cho một vấn nạn nhỏ: tại sao khi đề cập tới điều răn cách chung chung (14: 15.21; 15: 10a.10b.11) tác giả Gio-an luôn sử dụng số nhiều các điều răn, nhưng khi nói cụ thể thì chỉ là một duy nhất Đây là điều răn của Thầy… Điều Thầy truyền dạy anh em là… (15: 12.17)? Phải chăng, đối với các môn đệ có truyền thống Do Thái, giới răn nói chung (thập giới) luôn là số nhiều (trừ khi nói về từng giới luật một)? Ngay cả khi phải tóm gọn các giới răn đó lại, đức Giê-su vẫn còn xác định hai điều căn bản: mến Chúa và yêu người (Mt. 22, 36-40). Có tác giả thì cho rằng: đức Giê-su sử dụng từ ‘các giới răn’ đồng nghĩa với ‘các lời’ Thầy nói với anh em’ (14,23) . Tuy nhiên khi phải xác định rõ nội dung các giới răn của Thầy là gì, thì đức Giê-su lại chỉ khảng định có một duy nhất mà thôi: Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (c.12)… Điều thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.” Tại sao lại chỉ là một mà không phải là hai?

          Nếu Cựu ước coi việc ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn là quan trọng hơn cả, thì ‘điều răn của Thầy’ lại không hề đề cập tới điều này. Tôi thiết nghĩ, đức Giê-su nắm rất rõ bản tính con người: yêu mến hết lòng là điều hầu như không ai làm được. Yêu mến là do Thiên Chúa tình yêu chủ động. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một… Điều Người yêu cầu Ki-tô hữu làm lại khá thụ động, Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”. Nhận biết Thiên Chúa yêu thương là tất cả đối với niềm tin người tín hữu. Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy”. ‘Ở lại trong tình thương của Thầy là điều bất cứ tín hữu nào cũng có thể làm được, cho dầu tội lỗi nhất . ‘Ở lại’ này không đòi phải cảm thấy mình có cháy lửa yêu mến Chúa hay không, hoặc tới mức độ nào. ‘Ở lại’ chỉ để giữ cho được điều răn duy nhất là yêu thương nhau. Đúng vậy, ta chỉ có thể yêu thương nhau nếu nắm bắt được Thầy đã yêu thương như thế nào. Đồng thời phải chăng đó cũng là thứ hoa trái Chúa muốn chúng ta sinh nhiều và tồn tại mãi?

          À, thì ra thế! Lúc đầu khi tôi đọc cuốn sách ‘Be My Light’ viết về Mẹ Tê-rê-xa Can-cut-ta  gần 50 năm sống trong tăm tối thiêng liêng, hầu như mất đức tin, vậy mà Mẹ vẫn lao mình vào các việc bác ái không mỏi mệt, tôi cho là quá nghịch lý. Sự thể đã rõ ràng: đơn giản là Mẹ đã liên tục ở lại trong tình thương của Thầy’. Và nếu hoa trái nơi Mẹ chưa phải là yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, thì nó đã là yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương’… Đó chính là ‘điều răn’ duy nhất của Thầy mà Mẹ đã nắm giữ, để Mẹ ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của Mẹ tồn tại’.

          Lạy Thầy Giê-su từ nhân, ‘điều răn của Thầy’ thật quá đơn giản. Chính bản thân con cũng đã từng nghiệm thấy ‘yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn’ khó quá, ít ai đạt được. Thầy chỉ tha thiết đòi con ‘ở lại trong tình thương của Thầy’ kể cả khi yếu đuối tội lỗi nhất. Con xin Thầy cho con sớm đạt được hoa trái ‘yêu thương nhau’, nhờ liên tục trầm mình trong ‘như Thầy đã yêu’. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

“GIEO GÌ GẶT ẤY”
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Tục ngữ có câu “có gieo có gặt”, nhưng thành quả gặt hái lại tuỳ theo loại giống mà chúng ta gieo trồng. Vì “gieo gì gặt ấy”. Mình gieo yêu thương sẽ tìm được hạnh phúc an bình. Mình gieo thù hận sẽ phải đón nhận sự trả đũa oán hận, vì “gieo gió ắt gặp bão”.

Có thể nói cuộc đời là một chuỗi ngày dài gieo giống. Mỗi ngày ta gieo một vài lời nói, một vài hành động và rồi năm tháng trôi qua chúng ta sẽ có ngày gặt hái những gì chúng ta đã gieo vãi. Mặc dù là khoảng thời gian có thể là rất xa. Một năm. Hai năm. Hay có khi cả đời. Nhưng chắc chắn một điều là mùa gặt sẽ tới. Có những điều chúng ta sẽ phải gặt trước khi từ giã cõi đời, nhưng cũng có điều chúng ta phải gặt ở cõi đời sau.

Có một người đàn ông rất giầu có đã đến tuổi về hưu. Ông trao ban gia tài cho đứa con trai duy nhất, chỉ mong được sống an nhàn tuổi già bên con cháu cho đến hết cuộc đời. Thế nhưng, người con dâu lại không muốn bố chồng ở mãi trong nhà. Cô đã đề nghị chồng phải đưa bố đi ở nơi khác. Người con không muốn mất tình cảm với vợ, nên đã quyết định đưa cha vào viện dưỡng lão, nhưng lại là nơi rẻ tiền nhất theo lời căn dặn của vợ.

Một tuần sau đó, hai cha con đi bộ đến nơi mà người cha sẽ ở. Đi được một lúc bỗng nhiên người cha già bật khóc. Lương tâm người con không chịu nổi, anh nghẹn ngào nói lời xin lỗi cha. Sau một vài phút, người cha bị hắt hủi nghẹn ngào nói: “Con ơi! Cha không khóc vì con đưa cha vào đây. Cha khóc vì cách đây bốn mươi năm trước, cha cũng bước đi trên lối này với ông nội của con, và cũng đưa ông nội con vào viện dưỡng lão tồi tàn này. Cha chỉ ‘gieo gì gặt ấy thôi!’ ”.

Thực vậy, “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Những gì chúng ta đã và đang nhận trong cuộc đời này hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều chúng ta đã gieo vãi, vun trồng ngày hôm qua. Cùng một môi trường nhưng có người nhiều bạn bè, và ngược lại có người chẳng được ai chơi. Có người được yêu thương, đùm bọc. Có người chỉ nhận được sự khinh bỉ, dửng dưng xem thường. Có người được hàng xóm bao bọc “tối lửa tắt đèn có nhau”. Có người lại bị anh em loại trừ. Có người vui vì sự chơi đẹp của tha nhân. Có người dở khóc dở cười vì sự chơi xấu của tha nhân. Tất cả điều đó cho thấy, những gì chúng ta nhận được là do chính chúng ta đã gieo vãi vun trồng tuỳ theo cách sống của chúng ta.

Hôm nay, Chúa bảo chúng ta hãy đi gieo vãi yêu thương. Chúa cầu mong chúng ta sinh hoa kết trái. Chính Chúa đã gieo vào lòng chúng ta hạt giống yêu thương. Chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương của Chúa. Chúng ta được sống trong tình yêu quan phòng của Chúa. Chúa còn tuyển chọn chúng ta nên bạn hữu của Chúa. Chúa còn làm tất cả để chúng ta được hạnh phúc. Chúa đã quên cả chính mình để chúng ta được sống. Chúa không đòi chúng ta đền đáp cho Chúa. Chúa chỉ mong chúng ta hãy theo gương Ngài mà đối xử với nhau trong yêu thương. Chúa bảo chúng ta “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu như Thầy đã yêu là tiếp tục gieo vãi hạt giống yêu thương của Chúa cho muôn người. Hãy đem yêu thương vào nơi oán thù. Hãy trồng cây yêu thương vào trong thế gian để thế gian được hái những trái ngọt của hạnh phúc, của tình người.

Nhưng có mấy ai đã thực sự sống yêu thương mà không toan tính, hay pha chút ích kỷ, nhỏ nhoen? Có mấy ai đã yêu tha nhân như chính mình để rồi có thể chia sẻ buồn đau với tha nhân? Có mấy ai đã vì bạn hữu mà quên mình? Có lẽ có, nhưng chắc chắn có rất ít!

Nhìn lại những gì đang diễn ra nơi gia đình, nơi xứ đạo và trên thế giới, dường như những nghĩa cử yêu thương đang thiếu dần, mà thay vào đó là sự ích kỷ, là độc đoán, là lỗi bác ái yêu thương tràn lan. Có mấy ai đã tự vấn lương tâm để thấy rằng mình làm hại anh em thì nhiều mà làm điều tốt thì ít? Có mấy ai dám tự trách mình vì những lời mình nói, vì những việc mình làm đã mang lại khổ đau cho anh em? Có mấy ai đã dám nói lời xin lỗi với gia đình, với cộng đoàn vì sự tắc trắc của mình mà làm cho gia đình xào xáo, bất đồng ý kiến, đố kỵ và ghen tương? Có mấy ai đã thực sự dấn thân để xây dựng hoà bình khởi đi từ những nghĩa cử yêu thương và tôn trọng tha nhân?

Nhân loại hôm nay rất biết ơn những con người biết xây dựng hoà bình từ yêu thương. Năm 1963, tại Washington, khoảng 200.000 người đã lắng nghe Martin Luther King, vị mục sư da đen, người đoạt giải Nobel hoà bình nói chuyện. Ông nói rằng: “Tôi ước mơ một ngày kia, trên những cánh đồng miền Georgia, con cháu của những người nô lệ và của những chủ nô sẽ ngồi chung với nhau trong một bàn tiệc huynh đệ. Tôi ước mơ một ngày kia, 4 người con của tôi về sống trong một nước mà chúng không còn bị xét xử vì màu da nữa, nhưng vì công lao  .  . .”

Ước mơ của ông cũng là ước mơ của hàng triệu con người trên thế giới. Nhưng khao khát hoà bình thì nhiều, còn gieo vãi niềm an bình hạnh phúc thì chẳng có mấy ai! Người ta nặng lời kết án nhau thì nhiều mà nói lời xin lỗi thì còn quá ít. Người ta nói xấu thì nhiều mà nói tốt cho nhau vẫn còn khiêm tốn. Thế nên, thế giới vẫn còn đó sự nghi kỵ, hiểu lầm và thù oán. Thể giới vẫn phải đón nhận đoạ đầy khổ đau bởi sự dữ do chính con người đã gieo vào trần gian.

Xin Chúa giúp chúng ta luôn học bài học yêu thương của Chúa để đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày, ngõ hầu góp phần kiến tạo niềm an vui và hạnh phúc cho trần gian. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
  

DÒNG SUỐI YÊU THƯƠNG
Lm. Inhaxiô Trần Ngà

Nếu có ai đó chưa biết gì về đạo thánh Chúa, yêu cầu chúng ta: “Bạn có thể giúp tôi hiểu cách vắn gọn về bản chất của đạo Thiên Chúa trong vòng năm phút được không?”

Đề nghị nầy có thể làm cho chúng ta lúng túng. Trước một vấn đề quan trọng như thế thì dễ gì tóm gọn trong dăm ba phút? Thế nhưng lời Chúa hôm nay có thể giúp chúng ta giải quyết phần nào vấn nạn nầy.

Có thể hiểu cách đơn giản rằng Đạo Chúa không gì khác hơn là Dòng Suối Yêu Thương với ba chiều kích:

1. Dòng Suối Yêu Thương bắt nguồn từ Chúa Cha.
2. Dòng Suối Yêu Thương thông qua Chúa Con đến cùng chúng ta.
3. Dòng Suối Yêu Thương thông qua chúng ta đến với tha nhân.
                                               
Theo quy luật tự nhiên, các suối đầu nguồn luôn trao hết, trút hết nguồn nước của mình vào lòng các dòng sông. Suối sẵn sàng cho đi luôn mãi, không nghỉ không ngừng.
Các dòng sông, một khi đã nhận được nước từ những con suối ở thượng nguồn, cũng không ngừng cho đi, cho đi ngày đêm không ngơi nghỉ, trút hết nguồn nước của mình cho vùng hạ lưu và cho ra biển cả.
Thiên Chúa là Tình Yêu, mà đặc tính của tình yêu là thông ban, là lưu chảy như nước từ khe suối đầu nguồn trút hết vào các dòng sông rồi tuôn chảy vào đại dương.

Dòng suối Yêu Thương bắt nguồn từ Chúa Cha
Thiên Chúa Cha là Cội Nguồn Tình Yêu. Tình yêu của Người như Suối đầu nguồn. Tình yêu ấy được thể hiện qua việc Chúa Cha yêu thương Chúa Con đến nỗi trao ban tất cả mọi sự cho Chúa Con như Lời Chúa Giê-su xác nhận: “Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy” (Gioan 5, 26).
“Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Con” (Gioan 3, 35). Bởi vì Chúa Cha đã trao ban mọi sự cho Chúa Con nên Chúa Giê-su khẳng định: “Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy” (Gioan 17, 10)

Dòng suối Yêu Thương thông qua Chúa Con đến cùng chúng ta.
Chúa Giê-su chẳng những không giữ lại những gì Chúa Cha trao cho mình, mà còn đem tặng ban tất cả cho nhân loại, kể cả mạng sống của Người. Tình yêu của Chúa Giê-su lên đến cao điểm khi nâng con người phàm hèn lên hàng bạn hữu nghĩa thiết và hiến ban cả mạng sống mình cho họ: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Gioan 15,13). “Yêu thương nhân loại đến cùng” (Gioan 13,1) là châm ngôn sống của Chúa Giê-su.

Dòng Suối Yêu Thương thông qua chúng ta đến với tha nhân.
Chúa Cha như suối đầu nguồn đã trút hết tình yêu cho Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su như dòng sông cả đón nhận tình yêu của Chúa Cha và đã trút hết tình yêu ấy cho chúng ta.
Đến lượt mình, chúng ta được kêu mời trút hết tình yêu cho tha nhân như Chúa Giê-su đã trút hết tình yêu của Người cho chúng ta.
“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Gioan 15,12)

Thế là dòng suối Yêu Thương xuất phát từ Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giê-su, tuôn tràn xuống chúng ta và thông qua chúng ta để đến với mọi người khắp nơi trên thế giới. Cứ thế, dòng suối Yêu Thương lưu chảy không ngừng, không nghỉ… đem lại hạnh phúc và sự sống cho tất cả mọi người.

Đừng cản trở dòng Suối Yêu Thương
Thỉnh thoảng có những thân cây to lớn bên bờ ngã xuống lòng suối hoặc những ghềnh đá làm cản trở dòng chảy của con sông khiến nước không thể chảy xuôi về nuôi những cánh đồng phía dưới.
Đừng để cho hận thù, chia rẽ, nghi kỵ… trong lòng ta trở thành những chướng ngại vật cản trở dòng chảy của tình yêu Thiên Chúa đến với anh chị em chung quanh.
Khi không còn thương mến nhau, chúng ta tự loại mình ra khỏi gia đình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Như thế chúng ta tự làm cho mình trở thành kẻ lạc loài và cô độc.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con luôn “ở lại trong Tình Thương” của Chúa như Chúa “hằng ở lại trong Tình Thương” của Chúa Cha (Ga 15, 9-10) bằng cách chân thành yêu mến phục vụ những anh chị em mà chúng con gặp gỡ hằng ngày.

Lm. Inhaxiô Trần Ngà
  
TÌNH YÊU THẦM LẶNG CỦA CHA
Lm. John Nguyễn

Cô gái được sinh ra trong gia đình có người cha bị câm điếc bẩm sinh, nên cô ta thường xuyên bị trêu chọc, chế giễu của bạn bè ở trường. Từ đó, cô gái trở nên ác cảm với người cha của mình. Dù không thể nghe và nói như một người bình thường, nhưng ông ta vẫn hiểu được nỗi buồn và mặc cảm của cô con gái mình. Vì vậy, ông luôn quan tâm, động viên, chăm sóc và cố gắng làm con gái vui hơn trong mỗi bữa ăn. Ông đã dành tất cả tình yêu thương cho người con gái yêu quý.

Nhân dịp ngày sinh nhật của cô con gái, ông ta đã âm thầm chuẩn bị một cái bánh mừng sinh nhật, và viết những lời nhắn nhủ cho cô con gái: “Con gái yêu quý, cha bị câm điếc ngay từ khi mới sinh ra, cha xin lỗi con vì điều đó. Cha không thể nói được như những ông cha khác, nhưng cha muốn con biết rằng, cha yêu con bằng cả trái tim mình”.

Thật là đáng tiếc, cô con gái chưa kịp đọc lời nhắn nhủ của ông, thì cô đã tự tử đúng vào ngày sinh nhật của mình. Vì bị mặc cảm và áp lực quá lớn, cô không thể vượt qua bản thân, nên cô ta tìm đến cái chết. Khi nhìn thấy con gái trong cơn hấp hối, người cha  rất đau lòng, ông bế con chạy tới bệnh viện, cầu xin các bác sỹ cứu sống cô con gái bé bỏng của mình. Với lời cầu khẩn tha thiết của ông, may mắn là cô con gái đã được cứu sống bằng chính những giọt máu của ông. Khi tỉnh lại, cô con gái chỉ biết nắm tay cha và khóc.

Câu truyện viết về tình yêu của người cha thật là cảm động, bao la, và cao quý. Một tình yêu âm thầm, lặng lẽ và hy sinh mà ông ta đã dành cho đứa con gái yêu quý của mình. Thế nhưng, cô ta vẫn không nhận ra tình yêu vô biên đó của cha. Một thông điệp rất có ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay, đó là: “ Không có người cha hoàn hảo, mà chỉ có người cha luôn dành yêu thương hoàn hảo nhất cho những đứa con của mình”

Khi nói đến tình yêu thầm lặng của người cha trên trần gian, nó nhắc nhớ chúng ta hiểu và ý thức hơn về tình yêu tuyệt vời của Chúa Cha trên trời, Ngài là khởi nguồn của tình yêu và ban phát tình yêu cho con người, và tình yêu đó được diễn tả trong thư thứ nhất của thánh Gioan: “ Thiên Chúa là tình yêu”. Do đó, người Ki-tô hữu phải yêu thương nhau bởi vì tình yêu đến từ Thiên Chúa. Tình yêu là bản chất của Thiên Chúa. Thiên Chúa  thể hiện tình yêu của Ngài cho chúng ta qua Người Con Một của Ngài là Đức Giê-su đã đi vào thế gian để chuộc tội cho nhân loại và cho chúng ta được sống. Chính nơi Đức Giê-su, chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa và chia sẻ sự sống của Ngài.

Điều này được thuật lại trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giê-su nói rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu anh em giữ giới răn của Thầy. Điều răn đó là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Tình yêu là điều kiện tiên quyết để nhận biết về cuộc sống, đặc biệt là về Thiên Chúa. Van Gogh nói: “ Điều tốt nhất để nhận biết Thiên Chúa là yêu thương tất cả: yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu vợ con, yêu tha nhân, yêu cuộc sống…, đó là những con đường dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa, và người dẫn dắt chúng ta là Chúa Giê-su”. Và nơi đâu có tình yêu là ở đó có Thiên Chúa. Ngược lại, nơi nào không có tình yêu thì nơi đó không biết Thiên Chúa.

Tuy nhiên, ngày nay nhân loại vẫn có một khoảng trống rất lớn về sự hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa. Người ta vẫn thường đặt câu hỏi: Có Thiên Chúa không? Tại sao con người phải đau khổ?. Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình, và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau: “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xẩy ra một thảm họa khủng khiếp như vây?”
Cô ta trả lời như sau: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay,chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người “Quân tử” nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?”

Về những biến cố mới xảy ra như là tấn công, khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh v.v., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý. Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: “Chớ giết người, chớ trộm cắp, nhưng hãy yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v.”,và chúng ta cũng đã đồng ý.

Sau đó, bác sĩ Benjamin Spock lại nói, chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách trẻ nhỏ của chúng ta và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta lại nói rằng, một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều gì, thì chẳng quan trọng, và chúng ta cũng đồng ý luôn.
         
Bây giờ, chúng ta lại tự hỏi: Tại sao chúng ta lại không có lương tâm, không phân biệt được thiện ác, và chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chính mình?. Có thế sau khi suy niệm chín chắn, chúng ta đi đến kết luận rằng: “Chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy”. Thật kỳ lạ khi con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng, rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. Thật kỳ lạ khi chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh dạy. Thật kì lạ khi chúng ta lại lo sợ người đời nghĩ sao về mình hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta.

Qua những dòng suy tư trên, chúng ta nhận thấy rằng, Thiên Chúa là Người Cha nhân từ, Người Cha thầm lặng luôn dành những tình yêu thương tốt nhất cho con cái của Ngài. Cho dù, chúng ta có phản bội, bất trung, phủ nhận Thiên Chúa, thì Ngài vẫn yêu thương chúng ta đến cùng, bằng chính Người Con Một là Đức Giê-su chịu chết trên cây thập giá. Nơi cây thập, tình yêu Thiên Chúa tỏ lộ cho chúng ta. Nơi cây thập giá của Chúa Giê-su, Thiên Chúa đã mạc khải ơn cứu độ cho nhân loại. Tất cả những điều đó không chứng minh đủ tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta sao?.

Lm. John Nguyễn, Utica, New York.
TỪ TÍN HỮU ĐẾN BẠN HỮU
PM. Cao Huy Hoàng

Là Tín Hữu trong Hội Thánh Chúa Kitô là một vinh dự lớn lao, bởi vì Đức Tin không do khả năng của lý trí nhưng là hồng ân nhưng-không của Thiên Chúa ban cho. Và còn vinh dự nào hơn nữa, khi Chúa Giêsu lại tặng cho các tín hữu danh hiệu là “Bạn Hữu” của Ngài, cũng có nghĩa là bạn hữu của Thiên Chúa, những người sống và yêu tha nhân như Chúa đã yêu.
Tin Mừng hôm nay đã chứng minh sự trân trọng của Chúa Giêsu đối với các tín hữu biết yêu thương anh em mình như Ngài đã yêu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì Bạn Hữu của mình. Anh em là Bạn Hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là Bạn Hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” ( Ga 15, 13 – 15 ).
            Chúa Giêsu Kitô định nghĩa tình yêu thương là “hy sinh thí mạng vì Bạn Hữu của mình”. Và chính Ngài đã làm cho định nghĩa ấy không dừng lại ở tình trạng lý thuyết, hay một triết lý suông, nhưng đã được thực hiện qua chính cái chết của Ngài vì yêu thương nhân loại.
Các Tông Đồ cũng sẽ là Bạn Hữu của Chúa Giêsu, được ngài yêu thương thí mạng cho, với điều kiện “anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy”, nghĩa là anh em biết “yêu thương nhau như Thầy đã yêu anh em”. Nói cách khác, ai yêu thương anh em và thí mạng mình vì anh em thì trở nên Bạn Hữu của Chúa và được Ngài yêu thương thí mạng mình cho họ.
Chúa Giêsu đã thân mật gọi các Tông Đồ là Bạn Hữu, không coi là tôi tớ nữa, vì các ngài đã được Chúa Giêsu thông ban cho Tình Yêu của Chúa Cha và căn tính của Tình Yêu ấy chính là sự tự hiến. “Thầy gọi anh em là Bạn Hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”. Một xác nhận đầy tín nhiệm nơi các Tông Đồ, đồng nghĩa với việc sẵn sàng ban ân sủng để các ngài thực hiện tình yêu thương như Thiên Chúa muốn.
Tin Mừng hôm nay cũng gửi đến mỗi tín hữu chúng ta một niềm vui, niềm vinh dự lớn lao là sẽ trở nên bạn hữu của Thiên Chúa nếu chúng ta biết yêu thương tha nhân, hy sinh mạng sống mình cho tha nhân, phục vụ tha nhân tận tình. Chúa Giêsu luôn sẵn sàng chờ đợi và cho chúng ta trở nên bạn hữu của Ngài. Hay nói cách khác, Chúa đang chờ chúng ta thực hành điều răn yêu thương phục vụ để ta được trở nên bạn chí thiết của Ngài. Bao lâu chưa thực hành điều răn yêu thương như Chúa dạy thì bấy lâu mỗi tín hữu vẫn còn ở trong tình trạng của tín hữu có Đức Tin mà chưa có việc làm, chưa thể tiến lên mức thành toàn trong Chúa Kitô với danh hiệu bạn hữu.
Khi Mẹ Têrêxa Calcutta nói: Hoa trái của Đức Tin là TÌNH YÊU, hoa trái của TÌNH YÊU là PHỤC VỤ”, hẳn là Mẹ đã khám phá bước chuyển diệu kỳ của danh hiệu “tín hữu” tiến tới danh xưng “Bạn Hữu” trong hành trình Đức Tin chúng ta.
Thế mà, chúng ta rất vô tình, không lấy gì làm vinh dự, không đón nhận danh xưng vinh dự ấy, bởi vì chúng ta không chấp nhận hy sinh phục vụ anh em. Thật đáng tiếc. Cứ nhìn thực tế trong cuộc đời sẽ rõ: ai cũng muốn lân la đánh bạn với những kẻ có thế giá, có danh phận có chức tước quyền thế, có ai muốn làm Bạn Hữu với Chúa Giêsu đâu. Đánh bạn với vinh quang, với nhàn hạ, với của cải danh vọng vẫn thích thú hơn làm Bạn Hữu với Người suốt đời vác thánh giá, đi đâu cũng thánh giá, cũng phải hy sinh với gánh chịu mọi thua thiệt. Ai cũng muốn đánh bạn với những điều hư ảo. Thật đáng tiếc !
Mới đây, có một nhà thơ qua đời. Nhà thơ ấy là bạn cùng lớp với một Đức Cha nọ. Một ông lớn tuổi trong nhóm làm thơ thông báo cho anh em 3 giờ chiều đi viếng xác, kính vòng hoa thương tiếc và phúng điếu. Nghe tin Đức Cha vào viếng bạn thơ, ông lớn bèn bỏ anh em luôn, bê cả hoa, cả bì thư phúng điếu đi theo với đoàn Đức Cha viếng bạn lúc 9g sáng. Chiều, 3g anh em kéo nhau đi viếng xác. Chờ hoài không thấy ông lớn đến điểm hẹn cùng đi, anh em gọi, ông nói: “Xong cả rồi !”
Tôi bỗng nhớ chuyện cách đây một năm. Trong một buổi tĩnh tâm các anh chị em hội viên Legio, một Linh Mục thuyết trình viên vừa trình bày việc “Ở lại trong Chúa Giêsu”, được trở nên “Bạn hữu của Chúa Giêsu”“được cùng Chúa Giêsu hy sinh hiến thân mình cho bạn hữu” Đến giờ giải lao, một hội viên khôi hài ý kiến: “Cha ơi, cha giảng thiệt hay. Nhưng con chỉ khoái làm bạn của mấy ông lớn như Đức Cha, hơn là làm bạn hữu của Chúa Giêsu. Bởi vì, bạn của các ông lớn đi đâu cũng được tiếp đón đàng hoàng, có vỗ tay, trống nhạc, cờ hoa, có chụp hình, quay phim, rồi lên mạng nữa. Hình đẹp lắm ! Còn Bạn Hữu của Chúa hả ? Con không muốn làm Bạn Hữu với Chúa Giêsu đâu. Ối giời ơi, đi với Chúa hả ? Đi đâu chẳng ai tiếp đón, chẳng ai ngó tới, chẳng ai biết, thậm chí, người ta xem con như một gã khùng. Đôi khi còn bị họ xua đuổi, xít chó cắn, không tiếp, đóng cửa, sai thằng nhỏ trần trụi chạy ra nói “ba má tui hổng có nhà”. Thì thôi, xem như là vác thánh giá đi, cũng được. Thế mà chưa xong đâu cha à ! Vác mệt thấy kinh, vào được đến nhà người ta còn phải nín thinh không dám nói một lời phiền trách, lại còn phải lựa lời mà nói sao cho ngon ngọt, cho bùi tai, cho dễ chịu người nghe ! May ra, họ mới trở lại Nhà Thờ mà xưng tội, mà dự lễ, mà giữ đạo…”
Nghe như chuyện khôi hài, nhưng thật là mẫu gương yêu thương sống động. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì đang có từng bước từng bước thầm của những người cùng đi với Mẹ khiêm tốn, đến hết mọi hang cùng ngõ hẻm, nghe bao điều cay đắng của cuộc đời, đựng ở trong lòng biết bao nỗi sầu nhân thế, bao tình cảnh éo le nghiệt ngã, chia sẻ túi gạo nắm cơm manh áo cũ cho người đau thương. Những tín hữu ấy đang thực sự là Bạn Hữu của Chúa Kitô. Hoa trái của họ là sự hy sinh phục vụ rất âm thầm. Từ Tín Hữu, những người tin Chúa Kitô, họ đã nên Bạn Hữu của Chúa Kitô vì lòng yêu và cách yêu của họ: “hy sinh thí mạng vì người mình yêu”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con “ở lại trong Chúa Giêsu”, để sinh hoa kết trái là yêu thương và phục vụ tha nhân theo cách yêu của Chúa Giêsu. Xin cho chúng con biết lấy làm vinh dự nhất đời khi được Chúa cho làm bạn hữu của Chúa Giêsu Đau Khổ và Vinh Quang. Amen.

PM. Cao Huy Hoàng,  9-5-2012

NIỀM TÂM SỰ

JKN

Câu hỏi gợi ý:
1. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu có nói: “Cha Thầy dạy Thầy thế nào, Thầy cũng dạy anh em như vậy, nên anh em hãy dạy nhau như Thầy đã dạy anh em” không? Hay nói: “Cha Thầy làm gì cho Thầy, Thầy cũng làm điều ấy cho anh em, nên anh em hãy làm cho nhau như Thầy đã làm cho anh em”? Điều đó có nghĩa gì?
2. Xét về gương của Đức Giêsu: Ngài yêu thương con người đến mức độ nào? Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau ở mức độ nào?
3. Để yêu thương mọi người, ta có thể làm gì cụ thể và ích lợi cho họ nhất? Họ cần gì nhất?

Chia sẻ
1. Đức Giêsu bắt chước Chúa Cha, sau đó Ngài mời gọi ta bắt chước Ngài
Trong bài Tin Mừng, ta thấy có những lời của Đức Giêsu có hình thức ít nhiều tương tự như sau: “Chúa Cha làm cho Thầy, Thầy cũng làm như vậy cho anh em”, nên “anh em hãy làm như vậy cho nhau, giống như Thầy đã làm cho anh em”. Chẳng hạn:
- Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy”. Sau đó Ngài mời gọi: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
- “Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”, Vậy “anh em (hãy) giữ các điều răn của Thầy và ở lại trong tình thương của Thầy”
- “Tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”, nghĩa là: Tất cả những gì Cha Thầy nói với Thầy, Thầy lại nói hết với anh em, nên tất cả những gì Thầy nói với anh em, anh em hãy nói hết với nhau. Vì nói cho nhau biết hết tức coi nhau như bạn hữu, nên lời trên có thể diễn tả cách khác: Cha Thầy đã coi Thầy như bạn hữu, Thầy cũng coi anh em như bạn hữu, vậy anh em hãy coi nhau như bạn hữu, giống như Thầy đã làm như vậy với anh em.

Như vậy, Chúa Cha nêu gương cho Đức Giêsu noi theo, Đức Giêsu lại nêu gương cho chúng ta noi theo. Đức Giêsu cũng đã nói rõ điều ấy: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15). Vì thế, bổn phận của chúng ta là tiếp tục nêu gương tốt cho nhau, và cho mọi người. Nhờ đó, chúng ta trở nên “muối cho đời”“ánh sáng cho trần gian” (x. Mt 5,13-16).

Trong nghi thức phong chức giáo sĩ, Đức giám mục đại diện Giáo Hội trao cho các tân chức bổn phận phúc âm hóa, gồm hai nhiệm vụ được tóm lại trong câu: “Facete et docete” (=Hãy làm và dạy). Không phải là không có dụng ý khi Giáo Hội đặt chữ làm trước chữ dạy. Giáo Hội không bảo: “Hãy dạy và làm”, mà bảo: “Hãy làm và dạy”. Giáo Hội có ý nói: hãy làm gương trước đã rồi hãy dạy bảo sau, vì làm gương thì cần thiết và quan trọng hơn dạy bảo rất nhiều. Nhưng dường như nhiều nhà phụ trách phúc âm hóa thời nay thường chú tâm đến việc dạy bảo hơn là làm gương, thậm chí coi rất nhẹ việc làm gương. Nhiều khi lời dạy và việc làm của người dạy trái ngược hẳn nhau. Vì thế, việc phúc âm hóa và việc giáo dục Kitô hữu không đi đến kết quả mong muốn vì chưa đi đúng tinh thần của Đức Giêsu và Giáo Hội. Cần nhận thức rõ ràng rằng gương sáng có tác dụng giáo hóa hữu hiệu gấp nhiều lần lời dạy: “Lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn”. Các nhà phúc âm hóa và giáo dục Kitô hữu nên tránh vết xe đổ của những người Pharisiêu xưa là “nói mà không làm” (Mt 23,3), hay “nói một đằng, làm một nẻo”.

2. Gương yêu thương và hy sinh của Đức Giêsu
Điểm nhấn của bài Tin Mừng hôm nay là gương yêu thương và hy sinh của Đức Giêsu, và lời Ngài yêu cầu chúng ta hãy bắt chước Ngài mà yêu thương nhau: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

Gương của Ngài trong việc yêu thương chúng ta là: Ngài yêu bằng những hành động cụ thể, nghĩa là hy sinh thật sự cho người mình yêu. Khi yêu ai, người ta có thể hy sinh cho người ấy thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc, cơ hội, tình cảm khác, v.v… Nhưng hy sinh cao độ nhất là hy sinh chính mạng sống mình: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Đức Giêsu đã thực hiện chính sự hy sinh cao độ ấy: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,6.8; x. Ep 5,2; 1Ga 3,16). Không ai thật sự yêu thương mà lại không sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu. Ai nói mình yêu thương mà lại không muốn hy sinh, kẻ ấy nói dối, hay tình yêu của kẻ ấy chỉ là thứ môi miệng.

Như vậy, một trong những lý do quan trọng khiến chúng ta phải yêu thương nhau, đó là chính Thiên Chúa và Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta: “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11); “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,19); “Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1Ga 3,16).

3. Yêu thương nhau bằng cách làm gương sáng cho nhau: gương tốt nhất là gương yêu thương nhau
Người yêu thương đích thực thì sẵn sàng hy sinh bất kỳ điều gì mà người mình yêu cần đến. Điều mà người mình yêu cần đến có thể rất khác nhau, tùy theo mỗi người và theo từng trường hợp cá biệt. Để hy sinh, để thể hiện tình yêu một cách thích hợp, chúng ta cần phải tìm hiểu xem người mình yêu cần những gì, và cần gì nhất. Đức Giêsu dạy chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người không trừ ai. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem con người thời nay, nhất là những người chung quanh ta, cần gì nhất.

Trong vô số những nhu cầu tinh thần cũng như vật chất, điều mà con người cần nhất là được cứu rỗi; nói cụ thể và chi tiết hơn là tin vào Thiên Chúa, đồng thời biết sống xứng đáng với phẩm giá của mình là hình ảnh và là con cái Thiên Chúa để nhờ đó được hạnh phúc vĩnh cửu. Vì thế, người yêu thương tha nhân cách sáng suốt là người biết quan tâm tới sự cứu rỗi của họ, nghĩa là chẳng những giới thiệu cho họ biết Thiên Chúa, tin Đức Giêsu, ý thức phẩm giá cao quí của mình, mà còn giúp họ sống cho xứng với phẩm giá cao quí ấy.

Để sống xứng với phẩm giá cao quí ấy, không gì tốt cho con người bằng thực hiện chính bản tính Thiên Chúa mà Ngài đã chia sẻ hay thông phần cho họ: “Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, là cho anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4). Mà điều cốt yếu trong bản tính Thiên Chúa chính là tình yêu: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8.16). Vì thế, sống yêu thương - yêu Thiên Chúa và tha nhân - chính là thực hiện bản chất cao quí nhất của con người, là sống xứng với phẩm giá của con người là hình ảnh và là con cái Thiên Chúa. Đó cũng chính là điều mà con người cần thiết phải làm để được cứu rỗi. Chính vì thế, Đức Giêsu chỉ truyền cho con người một giới luật duy nhất là yêu thương nhau: “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (Ga 15,17; x. Ga 13,34-35; 15,12; 1Ga 3,23; 2Ga 1,5). Vào ngày chung thẩm, Thiên Chúa chỉ căn cứ vào một điều duy nhất để phán xét chúng ta, đó là tình yêu của chúng ta đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46).

Vì thế, tìm cách làm cho những người chung quanh ta yêu thương nhau, hy sinh cho nhau, chính là làm cho họ được cứu rỗi. Và không cách nào hữu hiệu để giúp họ yêu thương nhau cho bằng chính ta làm gương sáng cho họ về điều ấy. Nghĩa là ta không chỉ dạy họ yêu thương nhau và yêu thương mọi người, mà chính chúng ta phải thật sự gương mẫu trong việc yêu thương mọi người và yêu thương chính họ (những người ta dạy dỗ). Phải sống làm sao để có thể nói được tương tự như Đức Giêsu, chẳng hạn: “Thiên Chúa và Đức Giêsu yêu thương tôi, nên tôi cũng yêu thương anh chị em như vậy… và anh chị em cũng hãy yêu thương nhau giống như tôi đã yêu thương anh chị em”. Tình yêu của ta đối với mọi người phải là tấm gương để mọi người nhìn vào đấy mà yêu thương nhau.

Tình yêu thật sự sẽ như một mồi lửa có thể lan truyền từ người nọ sang người kia và cuối cùng biến trần gian này thành Nước Trời. Chính Đức Giêsu đã mong ước lửa tình yêu mà Ngài đã đem đến trái đất lan truyền đến mọi người và bùng cháy lên: “Thầy đã đem lửa đến trần gian, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49). Lửa ấy có bùng lên hay không, điều ấy tùy thuộc vào mỗi người chúng ta có lửa ấy trong tâm hồn mình hay không, và có biết truyền lửa ấy đến tâm hồn những người chung quanh ta hay không!

Cầu nguyện
Lạy Cha, Cha và Đức Giêsu đã yêu thương con vô bờ bến, xin cho con cũng biết yêu thương mọi người chung quanh con bằng những hy sinh cụ thể về thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc, cơ hội… Xin cho mọi người chung quanh con cảm nghiệm được tình yêu chân thật của con dành cho họ, để chính họ cũng bắt chước con mà yêu thương nhau.

JKN
  

TUYÊN NGÔN TÌNH YÊU
A.M Trần Bình An

Ngay sau khi lấy hình ảnh cây nho, tượng trưng cho sự liên kết chặt chẽ mật thiết với các môn đệ, Chúa Giêsu công khai tuyên bố về một Tình Yêu vĩ đại, vô song, vô hạn, vượt không gian, thời gian, tuyệt mỹ duy nhất.

1.Tình Yêu nguyên thủy
“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu anh  em như vậy.” (Ga 15,  9) Người muốn nói đến Tình Yêu nguyên bản và nguyên thủy, phát xuất từ Đức Chúa Cha, truyền sang Người, đến các môn đệ, những người tin theo Người. Tình Yêu nguyên sơ, thánh thiêng, tinh tuyền của Thiên Chúa đối với loài thọ tạo. Con người chỉ yêu khi thấy nhau, gần nhau và cảm nhận nhau, nhưng Thiên Chúa vượt trội, yêu con người từ trước khi con người được sinh ra, dù vẫn biết con người bất toàn, bất tín, bất nghĩa. 

2.Tình Yêu vâng phục
Tình Yêu này không mang tính bạo lực, chiếm đoạt, áp đặt, mà chí hòa, tự do, tự nguyện vâng phục, tuân theo và hiệp nhất, bất khả phân ly, như mối tương giao giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Chúa Giêsu còn thân mật mời gọi con người cùng đồng hành, tuân theo những điều Người răn dạy, cũng như chính Người đã tuân giữ các điều răn của Chúa Cha. Một sự hiệp nhất hoàn toàn viên mãn trong Tình Yêu.“Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh  em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15, 9 -10). Hiệp thông vào tình yêu hiệp nhất, Người mời gọi con người luôn bác ái, thương yêu nhau, để phản ảnh và minh chứng Tình Yêu chân chính đó .“Điều Thầy truyền dạy anh  em là hãy yêu thương nhau.” ( Ga, 15, 17)

3. Tình Yêu tận hiến
Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhã trên thánh giá, mà Người sắp gánh chịu, để cứu chuộc con người tội lỗi, thoát khỏi án phạt muôn đời. Đó chính là Tình Yêu tận hiến, hy sinh trọn vẹn cho con người được yêu. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15, 13) Thánh Gioan sau này cũng xác quyết: “Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì: Đó là Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy tất cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em(1 Ga 3, 16)

4. Tình Yêu  thánh hóa
Khi sống trong tình yêu của Chúa, tích cực tuân thủ theo Tin Mừng, con người được nâng lên thành bạn hữu của Người, đồng dạng với Người. “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh  em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy được nghe nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga, 15, 14-15) Từ thân phận tôi tớ, Chúa thân thương cất nhắc con người lên hàng khanh tướng, tư tế, ngôn sứ, đồng hạng với Người, nếu con người đích thực đồng tâm theo Người.

 5.Tình Yêu vị tha
Khi chịu đóng đinh, treo lên thập giá, Chúa Giêsu nguyện lời cưối cùng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23, 34) Chỉ có tình yêu vĩ đại và vẹn tuyền mới có thể độ lượng đến thế, tha cho những kẻ âm mưu, hành hạ và giết mình. Trước đó, Người cũng nhắc đến lòng lân tuất, lòng thương xót vô bờ của tình yêu vị tha. Như khi trả lời ông Phê rô hỏi, phải tha thứ cho anh  em mấy lần, Người đáp: Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy. (Mt 18, 22). Hoặc qua dụ ngôn Người Con Hoang Đàng, Người xóa sạch lỗi lầm khi con người thức tỉnh, sám hối trở về.

6.Tình Yêu vô biên

Không chỉ yêu người thân, bạn hữu, đồng hương, mà Người còn đòi hỏi tình yêu quảng đại đến kẻ xa lạ, thậm chí đến cả kẻ thù. “Thầy bảo anh  em, hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy anh em mới trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người soi sáng kẻ xấu, cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính, cũng như kẻ bất chính.” (Mt 6, 44-45) Chúa không hề đối xứ phân biệt kẻ dữ, người lành. Tất cả đều được Chúa thương yêu săn sóc. Tình Yêu vượt qua mọi dị biệt và mâu thuẫn, không hề có biên giới.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con noi gương Chúa, để yêu thương anh em, sẵn sàng hy sinh, từ bỏ mình để sống vị tha, hòa hợp với mọi người, hầu sinh hoa kết trái theo như thánh ý Chúa.
Lạy Mẹ Maria nhân từ, xin giúp con sống bác ái, yêu thương, để con xứng đáng trở nên chứng nhân tình yêu của Chúa. Amen.

A.M . Trần Bình An 




SUỐI TÌNH
CN VI PS-B – (Ga 15, 9 – 17)


Tình yêu Thiên Chúa quá bao la,

nguồn mạch suối tình, tình thiết tha.

Con Một hiến dâng, gieo chính nghĩa,

muôn dân cứu chuộc, thoát gian tà.

Yêu thương huấn lệnh, đời dâng hiến,

Bác ái điều răn, sống vị tha.

Ở lại trong Ngài, nguồn thánh sủng,

nhân sinh hạnh phúc, phúc chan hòa.

11/05/2012
Hạt Nắng


NGUỒN SUỐI TÌNH YÊU
CN VI PS-B – (Ga 15, 9 – 17)
Mặt trời hằng ngày tỏa chiếu, rạng ngời, sáng hừng đông,
hạt mưa long lanh tưới mát, phì nhiêu, xanh ngát ruộng đồng.
Như chim kia, vô tư, tung cánh giữa trời,
như hoa kia, hồn nhiên, hương sắc cho đời.
Cha vẫn quan tâm, Cha vẫn chăm nom,
yêu thương, suối tình sự sống.

Nồng nàn Tình Cha thương xót, loài người, kiếp bội vong,
lệnh ban Ngôi Hai giáng thế, tình yêu, dâng hiến máu hồng.
Yêu nhân gian, khoan dung, xóa hết tội tình,
gương hy sinh, thành tâm, dâng hiến thân mình.
Nối kết tin yêu, bạn hữu thân tình,
tuôn trào, sức sống thần linh.

Tình Cha là dòng suối mát, thượng nguồn của tình yêu,
Tình Cha lặng thầm ban phát, không ngừng, đổ xuống trần gian.
Thông ban, ơn thánh tuyệt vời,
yêu thương, chân lý cho đời.
Dâng hiến, hy sinh, hoa trái lung linh,
kết hiệp, sống mãi trong Tình Cha.

Vào đời, tình con dâng hiến, gieo hạt giống tình yêu,
hạt yêu thương gieo tín thác, niềm vui, hạnh phúc cho đời.
Gieo tin yêu, trung kiên, đời hết ưu phiền,
gieo khoan dung, bình an, thù oán phai tàn.
Bóng tối đi qua, giông tố phôi pha,
nhân loại nhận biết Tình Cha.


11/05/2012
 M. Madalena Hoa Ngâu
THƯỢNG NGUỒN TÌNH YÊU
CN VI PS-B – (Ga 15, 9 – 17)
Tình yêu Cha diệu kỳ khôn ví,
rất bao la, cao quý, lặng thầm.
Nắng mưa tuôn đổ hồng ân,
người lành, kẻ dữ dự phần hưởng chung.

Khi loài người bất trung, phản bội,
không oán hờn, nghẽn lối yêu thương.
Sai Con Một xuống mở đường,
Kế hoạch cứu độ tình thương cứu đời.

Lễ toàn thiêu, Ngôi Lời tự hiến,
bài học “YÊU” ước nguyện trao ban.
Hương yêu lan tỏa nồng nàn,
chết vì bạn hữu sẵn sàng hiến thân.

Cha gọi con thông phần cứu chuộc,
yêu như Ngài, từ khước vinh hoa.
Ở lại trong khối Tình Cha,
trổ sinh hoa trái thiết tha nghĩa tình.

Là bạn hữu, hành trình khám phá,
Hoa Tình Yêu, chứng tá giữa đời.
Khiêm nhu phục vụ mọi người,
nhìn lên thập giá rạng ngời nở hoa.

Tình Yêu bản chất của Cha,
Suối Nguồn Thánh Sủng thông qua Ngôi Lời.
Tình thương tuôn chảy muôn nơi …

11/05/2012
Bâng Khuâng Chiều Tím
YÊU NHƯ THẦY
Ga 15, 9 -17

Tình Yêu Thiên Chúa bao la
Vũ hoàn chúc tụng ngợi ca muôn đời
 ***
Đẹp hình ảnh Chúa Trời tạo tác
Làm xấu đi tội ác hướng chiều
Lệnh truyền con giữ mọi điều
Tình yêu giống Chúa cao siêu tuyệt vời

Nét độc đáo mỗi người mỗi vẻ
“ Yêu như Thầy ” huynh đệ con Cha
Yêu không phân biệt mầu da
Yêu thương kính trọng thứ tha thật nhiều

Hãy “ ở lại ” tình yêu êm ái
Nơi mái nhà thoải mái nghỉ ngơi
Tự do hạnh phúc thảnh thơi
Cho con ở mãi  trong Người đỡ nâng

Ai nghèo đói lang thang bất hạnh
Bệnh xác hồn hoạn nạn lo âu
Hiệp thông quên hết nỗi sầu
Lời Thầy mời gọi mau mau kiếm tìm

Thành “ bạn hữu ” chân tình nhất thống
Khi Ngôi Hai ngự xuống giáng trần
Cha - Con xuất phát  ân ban
Dạt dào thông chuyển vũ hoàn sinh linh

Nên giống Chúa hạ mình cùng tận
Yêu tha nhân chấp nhận chết thay
Âm thầm chịu đựng  đắng cay
Ngày ngày rèn luyện “ như thầy” yêu thương

Lm. Khuất Dũng sss






NIỀM TÂM SỰ
"Anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em." (Gio-an 15:12)

Giê-su nói với môn sinh
Những lời tâm huyết tôn vinh Cha mình
Cha yêu Ta thật hết tình
Ta yêu môn đệ hữu hình thiết tha
Anh em hãy ở trong Ta
Điều răn tuân phục không xa lời Thầy
Chính Ta cũng giữ vơi đầy
Lời Cha truyền dạy hằng ngày thực thi
Hầu anh em được an vi
Hỉ hoan hạnh phúc nào chi sánh bằng
Điều Thầy giáo huấn rõ rằng
Yêu nhau chí thiết vĩnh hằng Thầy yêu
Tình yêu huyền nhiệm cao siêu
Ấy là thí mạng toàn thiêu thân mình
Cho người bạn hữu ân tình
Đẹp lòng Cha ở thiên đình lắm thay
Anh em là bạn hôm nay
Nếu như giữ trọn hăng say lời Thầy!

Nguyễn Sông Núi -  May 10, 2012

TÌNH YÊU BẠN HỮU
(Ga 15, 9-17)

Cộng đoàn tín hữu, những cành nho,
Sức sống tâm linh Chúa xuống cho.
Chúa nhận anh em là bạn hữu,
Luôn luôn kết hiệp với thân nho.
Mệnh lệnh Chúa truyền đẹp lắm thay!
Cũng như Thầy sống với Cha Thầy,
Yêu nhau thắm thiết, lòng tin tưởng,
Kết trái nở hoa, sinh lực cây.
Noi gương Thiên Chúa cứu dân Người,
Tình bạn yêu, thương phải sánh đôi
Yêu bạn không thương, tình giả dối,
Thương người chẳng mến, nghĩa thường thôi.
Thí mạng vì tình thương bạn hữu
Quả là cao quí nhất trần gian.
Thánh nhân thí mạng vì Danh Chúa,
Thiên quốc vang ca khúc khải hoàn…
Thế Kiên Dominic
ĐIỀU RĂN MỚI

Yêu nhau như thể yêu mình
Luật xưa đã đẹp hương tình tương giao
Con tim vươn tới thanh cao
Nhưng còn dừng ở hàng rào nhân sinh
Yêu nhau đến nỗi quên mình
Đi tìm hạnh phúc, an bình cho nhau
Gánh thương đau, chịu lụy sầu
Cho người yêu được ân sâu nghĩa đầy
Con tim xuống ở bàn tay
Hóa thân phục vụ miệt mài khiêm cung
Vì yêu tha thứ bao dung
Cho đi đến mức tận cùng xác thân
Thủy chung mạng sống hiến dâng
Để người tình được dự phần vinh quang
Vì yêu đã quyết trao ban
Hóa thân Rượu Bánh, hòa tan trong người
Yêu nhau biến đổi cuộc đời
Nên tình bằng hữu không rời xa nhau
Hiệp thông sự sống dài lâu
Trong nguồn hạnh phúc nhiệm mầu Ba Ngôi
Thầy ơi! Tình rất tinh khôi!
Là con học mãi một đời chuyên sâu
Giúp con từng bước khởi đầu
Sống điều răn mới: Yêu nhau như Thầy.

10-5-2012
Mic. Cao Danh Viện


LỆNH TRUYỀN YÊU NHAU

“Cha yêu mến Thầy thế nào
Thầy yêu thế ấy ngọt ngào các con
Điều răn Thầy, giữ sắt son
Trong Thầy ở lại, vuông tròn tình yêu.
Lời Cha, Thầy giữ mọi điều
Và hằng ở lại tình yêu Cha Thầy
Nói anh em biết điều nầy
Để niềm vui trọn nơi đây thật nhiều
Đây điều răn Thầy là: Yêu
Yêu nhau như thể Thầy yêu mọi người
Không tình cao cả nào mười
Hơn tình yêu chết cho người bạn đây
Anh em là bạn của Thầy
Nếu làm theo những điều Thầy bảo ban
Không còn tôi tớ bần hàn
Mọi việc của Chủ chẳng can dự vào
Nhưng là bạn hữu tự hào
Điều Thầy nghe biết ngọt ngào kể anh
Anh không chọn Thầy tốt lành
Chính Thầy đã chọn sai anh vào đời
Để anh hoa trái đúng thời
Và tồn tại mãi như lời anh xin
Điều Thầy dạy nhớ như in
Yêu nhau thể hiện niềm tin vào Thầy”.
Yêu chính là luật tròn đầy
Yêu là môn đệ của Thầy oai nghi
Yêu đi sẽ biết làm gì
Yêu nên giống Chúa-Toàn-Tri cao vời.

Giuse Nguyễn Văn Sướng



HÃY YÊU THƯƠNG NHAU


Giới răn lời Chúa phán ra
Điều quan trọng nhất đó là tình yêu
Cho nhau đừng kể ít nhiều
Bao la như Chúa đã yêu loài người
Đau thương vẫn nở nụ cười
Dẫu cho phải chết vì người mình thương
Tình yêu cao qúi vô lường
Đừng đem tiền bạc vấn vương bận lòng
Tình yêu có Chúa ngự trong
Cho nhau tất cả không mong đáp đền
Tình yêu tươi sáng chắc bền
Anh em đoàn kết vững thêm mái nhà
Hội Thánh Chúa đã lập ra
Chung nhau có một Chúa Cha trên trời
Tình yêu Thiên Chúa mọi nơi
Như nguồn thác chảy mát đời héo khô
Thân con trong cõi mơ hồ
U mê ích kỷ điên rồ lợi danh
Nguyện xin Thiên Chúa nhân lành
Giúp con thoát khỏi hôi tanh bụi trần
Thương người như thể thương thân
Những điều Chúa dậy chuyên cần thực thi
Lậy Chúa tha thứ những gì
Việc làm lời nói con đi lạc đường
Xin ơn lòng Chúa xót thương
Con ở trong Chúa trên đường tình yêu.

Vincent Khánh Trần



HOA TRÁI TÌNH YÊU
Ga 15,9-17

Sống giữa đời, ai cũng muốn mình được yêu thương
Trái tim biết yêu, và được yêu, thật hạnh phúc khôn lường
Đời vạn nẻo, muôn phương mang khát vọng chia sẻ
Nhánh sông nhẹ trong hơn, khi con nước chuyển luân dòng.

Suốt cuộc đời, đi mãi chỉ là hư không
Sống yêu mến nhau, thành tâm như tình Ngài yêu hết lòng
Dâng lên của lễ lòng khiêm cung, khát khao thông hiệp đau khổ
Ơn cứu độ sẽ rộng muôn nơi, vì tình yêu đã vô ngần.

Ôi! Tình yêu lớn lao, tình yêu huyền nhiệm muôn ngàn đời
Là cho đi, là hiến dâng, là hy sinh mạng sống
Là nhìn lên cây Thánh Giá giữa vạn hướng mù khơi
Để học yêu, để biết yêu, và ở lại trong tình yêu Người.

Trái ngọt ngào, hương thơm ngát vườn lòng khoan nhân
Là trái tim thiết tha, bài tình ca nhịp thổn thức ân cần
Đường về hạnh phúc là yêu thương, rắc gieo Tin Mừng cứu độ
Cho khắp nơi được an vui, tình yêu Chúa ôi vô ngần.

11-5-2012
Thanh Hương

YÊU MÃI THÔI
(Ga 15, 9 - 17)

Hãy biết yêu thương hết mọi người

Anh em là bạn hữu trên đời.

Chúa Cha nhân ái ban ơn phúc

Thần trí khoan dung đón gọi mời.

Thầy chọn anh em luôn dạy dỗ

Trò vâng lời chủ dạ đầy vơi.

Hy sinh tính mạng cho nhân loại

Truyền dạy môn đồ: yêu mãi thôi!

Đỗ Văn
YÊU
(Gn 15,9-17)

Chỉ một tiếng yêu thôi!
Mà mênh mông đất trời
Từ sóng ngàn biển khơi
Đến tận cùng trái đất.
Tình yêu cao chất ngất
Đến ngút ngàn trời mây
Tình yêu ôi mê say
Chùm vây trên thế giới
Tình yêu đẹp tuyệt vời
Chúa đã dành cho con
Tình yêu mãi sắt son
Muôn đời sau vẫn còn…
Tình yêu dành cho con
Hiến thân Ngài chịu chết!

Chỉ một tiếng yêu thôi!
Sao con không dành trọn
Cho Chúa đến một lần
Để cứ mãi phân vân
Được mất và tính toán
Biết bao lần sao lãng
Như mây trời lang thang
Biết bao lần khô khan
Đến rồi đi vô tình
Chỉ vì trong trái tim
Không dành trọn cho Chúa
Để vẫn mãi hơn thua
Với anh em đồng loại
Để vẫn còn khắc khoải
Yêu người con được chi?

Xin Chúa hãy cất đi
Trong con sự tính toán
Những hờ hững nông cạn
Những  yếu đuối nhất thời
Đến với Chúa trong đời
Là đến cho tình người
Tình yêu sẽ rạng ngời
Yêu thươmg mãi không thôi!

11/5/2012 - Song Lam

NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
“Anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em”.
(Ga 15,12)

Như Cha đã yêu Thầy thế đấy
Thầy cũng yêu hết thảy anh em
Con người Cha đã dựng nên
Yêu thương hiệp nhất vững bền thiên thu

Như Thầy đã từ Cha đón nhận
Tình yêu làm quà tặng môn sinh
Cha cho con một khối tình
Sáng trong như ánh bình minh mỗi ngày

Như Thầy đã sẻ chia sự sống
Yêu đến cùng nguồn sống tặng ban
Để con kiến tạo bình an
Cho tình yêu mãi tuôn tràn quanh con

Như Thầy đã và còn yêu mãi
Dù chông gai vẫn hái nụ hồng
Yêu thương tha thứ thật lòng
Cho hoa mở cánh hiệp thông với người

Như Thầy đã mỉm cười chúc phúc
Cho ai người phục vụ anh em
Rửa chân sạch bụi thấp hèn
Để cùng với Chúa kết liên thân mình

Như Thầy đã hy sinh mạng sống
Cho nhân trần đón nhận đức tin
Tha nhân Chúa ẩn giấu mình
Cho con bày tỏ hết tình thương yêu.

Nt. Bích Ngọc

  
BẠN TRI ÂM
(CN 6 PS/B)

Thầy chẳng gọi con là tôi tớ
Kết tình thân cởi mở hòa chan
Để nên bạn hữu đồng sàn
Chung chia chức vị đồng bàn con Cha.

Thầy đã gọi con là bạn hữu
Tẩy con trong mạch Bửu Hồng Châu
Cho con hiểu thấu tình sâu
Cho con chia sẻ nhiệm mầu yêu thương.

Thầy đã chọn con đường đau khổ
Cứu muôn dân khỏi hố trầm luân
Chữa con tội bất phục tuân
Để con được sống trong Xuân vĩnh hằng.

Con tuân giữ điều răn Chúa dạy
Trọn đời con đốt cháy toàn thiêu
Hiến dâng hy lễ sớm chiều
Bao ngày con sống bấy nhiêu dâng Ngài.

Con ở lại với Ngài luôn mãi
Nguyện chung lòng chuyển tải Phúc Âm
Bằng đời cầu nguyện âm thầm
Bằng lời giảng dạy nhiệt tâm giúp người.

Scholastica

  

Ở TRONG CHÚA
(CN VI PS-B -Ga 15, 9- 17)

Ở trong Chúa Lời Ngài thúc bách
Mệnh lệnh Trời thượng sách rõ ràng
Yêu là giữ luật Chúa ban
Hết lòng hết sức chu toàn Ý Cha.

Ở trong Chúa thiết tha con ngộ
Dẫu nỗi niềm biến cố đổi thay
Tên con Chúa khắc trong tay
Tim con tình Chúa đêm ngày nâng niu.

Ở trong Chúa phong nhiêu hoa quả
Cứu con người nhiều ngả khác nhau
Muôn dân tộc, lắm sắc màu
Một điều Chúa xét thông làu tình yêu.

Ở trong Chúa triệt tiêu tội lỗi
Như cành nho chuyển đổi nhựa lành
Nội tâm đau khổ luyện thanh
Đời con Chúa sống Thánh Danh rạng ngời.

Ở trong Chúa tuyệt vời nên một
Với Chúa Cha bừng sốt Thánh Thần
Ba Ngôi hiệp nhất tình thân
Nhân trần hạnh phúc thánh ân nồng nàn.

Ở trong Chúa bình an trầm lắng
Chúa Phục Sinh vinh thắng khải hoàn
Tình con cảm tạ hân hoan
Nối vòng thế giới truyền loan Tin Mừng.

Cát Vàng- 28-4-2012

  THẦM LẶNG TÌNH CHA
CN 6 PS-B – (Ga 15, 9 – 17)


Trái tim Cha, một khối tình diệu vợi,
ánh mặt trời, sáng soi nguồn nắng ấm.
Hạt mưa rơi, tưới mát cho đất trời,
cho người lành, kẻ dữ, đón nhận hồng ân.

Trái tim Cha, một khối tình nồng nàn,
Con Một Ngài, tặng ban, cho nhân thế.
Lòng khoan dung, tha thứ bao lỗi lầm,
tình diệu kỳ, hạnh phúc, cứu độ trần gian.

Ôi! Tình Cha bao la, mối tình thầm lặng,
Suối nguồn tình yêu,
xóa tội trần gian, ban nguồn ánh sáng.
Ở lại trong Cha, nguồn suối bao la,
ở lại trong Cha, bài học thứ tha,
giới luật yêu thương, dạy con, sống biết yêu như Ngài.

Sống yêu thương, tận hiến, tình lặng thầm,
giữa cuộc đời, trao nhau tình bác ái.
Tình hy sinh, nhân chứng bước thăng trầm,
đem Tin Mừng, gieo rắc, giữa lòng trần ai.

11/05/2012
Nắng Sài Gòn
    

KHUÔN MẪU TÌNH YÊU
Chúa Nhật VI PS – B  – (Ga 15, 9 – 17)

Sống giữa đời nhịp tim rung động,
tiếng tình yêu sự sống mong chờ.
Bâng khuâng lạc khúc tình thơ,
cung đàn lỡ nhịp bơ vơ kiếm tìm.

Tìm khuôn mẫu tình yêu chân thực,
lửa yêu thương rạo rực tâm can.
Tình yêu Thiên Chúa ngút ngàn,
tình yêu nhân loại nồng nàn thẳm sâu.

Yêu Thiên Chúa, khấu đầu vâng phục,
yêu tha nhân, nhẫn nhục quên mình.
Tình yêu chấp nhận hy sinh,
bài ca Thập Tự trọn tình kiên trinh.

Trái tim Cha ân tình no thỏa,
cho mặt trời chiếu tỏa ánh quang.
Mưa rơi tưới mát đại ngàn,
cả người công chính, kẻ gian hưởng nhờ.

Trái tim Cha bến bờ hạnh phúc,
luôn bao dung thao thức đợi mong.
Chiên hoang lạc lối ngược dòng,
trái tim nhân hậu ngóng trông ngày về.

Trái tim Cha tiền đề cứu chuộc,
cứu con người lạc bước cô liêu.
Hy sinh Con Một dấu yêu,
giao hòa trời đất một chiều đồi cao.

Tình yêu Cha ngọt ngào, nồng ấm,
như suối nguồn tưới đẫm tình thương.
Đời con khắc khoải đêm trường,
Giêsu chỉ lối dẫn đường con đi.

Giữ giới răn thực thi chân lý,
sống yêu thương, tri kỷ tình thân.
Niềm vui trọn vẹn trong ngần,
hiệp dâng của lễ dự phần toàn thiêu.

Cha là khuôn mẫu tình yêu
Thắm tình bạn hữu, huyền siêu ân tình.
Chan hòa ánh sáng thần linh …

AP. Mặc Trầm Cung.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.