Lời Chúa: Gr.
23, 1-6; Ep. 2, 13-18; Mc. 6, 30-34
1.
Tinh thần mục tử.
Như
chúng ta đã biết dân Do Thái, một phần sống bằng nghề chăn nuôi, nên hình ảnh
mục tử, người chăn dắt đoàn chiên, là một hình ảnh thật quen thuộc và gần gũi.
Đavít ngày xưa, khi còn là một em bé chăn chiên, đã được Samuel xức dầu đặt làm
vua. Sau này, trên ngai vàng, Đavít đã hướng dẫn dân Chúa tới một thời đại
hoàng kim. Các ngôn sứ đã dùng hình ảnh mục tử, không phải để chỉ các vua mà
còn ám chỉ chính Thiên Chúa, Ngài sẽ đích thân chăn dắt dân Ngài.
Lời
tiên báo của các tiên tri đã được Chúa Giêsu thực hiện trong cuộc sống của
Ngài, bởi vì Ngài chính là vị mục tử nhân lành. Thái độ nhân lành ấy đã được
biểu lộ qua việc ân cần chăm sóc mà đoạn Tin Mừng ngắn ngủi sáng nay đã ghi
lại.
Trước
hết là đối với các môn đệ đang mệt mỏi vì những cuộc hành trình truyền bá Phúc
Âm, Ngài đã khuyên các ông hãy tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi một chút. Tiếp
đến là đối với đám đông đang đói lời giảng dạy cũng như đang khát sự dẫn dắt,
Phúc Âm đã ghi lại: Nhìn thấy họ, Chúa Giêsu đã động lòng thương xót và Ngài đã
làm phép lạ để họ được ăn no giữa chốn hoang vắng. Không một trang Phuc Âm nào,
mà chúng ta không thấy được những hành động bác ái yêu thương Chúa Giêsu đã
thực hiện, nào là chữa lành các bệnh tật, cho kẻ chết được sống lại, tất cả
những hành động này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xoa dịu mọi nỗi đớn đau
của con người. Hơn thế nữa, Ngài còn dành một tình cảm đặc biệt cho những kẻ
tội lỗi. Ngài đối xứ với họ như mục tử đối xử với những con chiên lạc. Ngài đã
lên đường tìm kiếm họ, và nhất là Ngài đã tha thứ cho họ. Cái ước vọng duy nhất
của Ngài, đó là cuối cùng chỉ còn lại một đoàn chiên và một chủ chiên. Cũng
trong ước vọng duy nhất này mà Ngài đã chấp nhận chịu chết để đoàn chiên, là
tất cả chúng ta được sống.
Từ
hình ảnh người mục tử chúng ta phải làm gì? Dĩ nhiên chúng ta chưa phải là
những mục tử của Chúa, nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể tham dự chúc vụ mục
tử này nhờ bí tích Rửa Tội, hay nói một cách khác, cái tinh thần mục tử chính
là cái tinh thần mà mỗi người chúng ta phải sống, phải thực hiện trong cuộc đời
của mình. Vậy tinh thần mục tử là gì?
Xin
thưa đó là tinh thần phục vụ. Đúng thế, người làm vua hay người làm mục tử
theo tinh thần của Chúa, không phải là để cai trị dân hay đánh đập những con
chiên của mình, nhưng là để an ủi khích lệ, giúp đỡ và phục vụ họ như lời Ngài
đã phán: Ai muốn làm lớn thì hãy trở nên tôi tớ phục vụ cho mọi người. Chính
Ngài cũng đã từng làm gương cho chúng ta: Con Người đến không phải để được phục
vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho mọi
người.
Từ
đó chúng ta đi đến một kết luận đó là: Sống tinh thần mục tử đó là sống tinh
thần phục vụ, dấn thân để giúp đỡ anh em theo mẫu gương của Chúa Giêsu.
2.
Vị mục tử.
Hẳn chúng ta đã biết một người nổi
tiếng trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền vào khoảng thập niên 50, đó là mục sư
Martin Luther King. Ông là nhà lãnh đạo hàng đầu được cả triệu dân Mỹ Châu da
đen ủng hộ. Họ coi ông như một vị anh hùng. Mà quả thật, nếu không có ông, thì
họ sẽ bơ vơ như đàn chiên không ai chăn dắt.
Một đêm nọ vào lúc một giờ sáng, ông
bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại. Khi ông cầm máy lắng nghe, thì một
giọng nói giận dữ vang lên: Này anh chàng da đen, hãy nghe đây, chúng tôi không
cần đến anh. Anh đừng bén mảng đến phần đất của chúng tôi nữa. Nghe giọng nói
đầy đe dọa này, ông đã thực sự hoảng sợ, và với chút can đảm còn sót lại, ông
đã gục đầu kêu xin Chúa: Lạy Chúa, con đang đảm nhận một sứ vụ rất chính đáng,
thế nhưng giờ đây, con vô cùng sợ hãi. Con không biết phải làm thế nào nữa. Một
mình con không thể đương đầu nổi với trách nhiệm nặng nề này.
Trong
cuộc sống, nhiều lúc chúng ta cũng cảm thấy sợ hãi trước trách nhiệm đã lãnh
nhận. Chúng ta dường như không thể vác nổi gánh nặng đè xuống trên chúng ta. Có
nhiều lúc chúng ta cảm thấy như muốn kêu lên giống Chúa Giêsu trong vườn Cây
dầu: Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén đắng này xa con. Noi gương Chúa Giêsu
cũng như noi gương mục sư Martin Luther King, trong những lúc gặp khó khăn,
trong những khi thất vọng nản chí, chúng ta hãy chạy đến với Chúa qua những tâm
tình cầu nguyện. Chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Phúc
âm kể lại, sau khi Đức Kitô cầu nguyện cùng Chúa Cha trong vườn Cây dầu, thì
một thiên thần từ trời hiện đến an ủi và nâng đỡ Ngài. Còn mục sư Luther King
cũng vậy, sau khi cầu khẩn cùng Chúa trong cái đêm đáng ghi nhớ ấy, ông đã ghi
nhận được sự nâng đỡ của Chúa mà trước đó, ông chưa hề thấy.
Tóm
lại, mỗi khi chúng ta cảm thấy gánh nặng của bổn phận, của trách nhiệm đè xuống
trên mình, chúng ta hãy biết cầu nguyện, hãy biết tìm về với Chúa, và Ngài sẽ
ban cho chúng ta nguồn sức mạnh, nâng đỡ chúng ta trên vạn nẻo đường đời, như
lời Thánh vịnh đã viết: Chúa là mục tử, tôi chẳng còn thiếu thốn chi, Ngài dẫn
tôi qua đường ngay nẻo chính. Dù bước đi trong thung lũng tối tăm, tôi chẳng hề
lo sợ. Dù bị đè bẹp dưới muôn vàn gánh nặng, tôi cũng không nao núng.
Hay
như lời Chúa đã kêu gọi: Hỡi những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta và Ta
sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Bởi vì, có Chúa thì màng nhện cũng sẽ trở nên
tường thành, còn không có Chúa, thì tường thành cũng chỉ là màng nhện mà thôi.
3.
Nhịp sống Kitô hữu – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Trời
có lúc mưa lúc nắng. Mưa để tưới cho cây lúa mọc nhanh. Nắng để cho hạt lúa vào
mẩy chín vàng. Thời gian có ngày có đêm. Ngày để con người làm việc. Đêm để con
người nghỉ ngơi phục hồi sức lực. Con người có đời sống riêng tư những cũng có
đời sống xã hội. Có lúc phải ra ngoài góp mặt với đời. Có lúc phải rút lui vào
chốn riêng tư để sống cho mình. Nhịp hai chi phối đời sống con người ấy cũng
chi phối những hoạt động thiêng liêng của người môn đệ Chúa. Trong bài Tin Mừng
Chủ nhật tuần trước, ta đã thấy Đức Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng,
hoạt động cứu độ con người. Hôm nay, khi các ông về tường trình lại những việc
đã làm. Người bảo các ông tìm chỗ vắng vẻ mà nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi trong cầu
nguyện. Sống riêng tư thân mật với Chúa. Hoạt động và cầu nguyện, đó là nhịp
sống của người môn đệ Chúa.
Hoạt
động và cầu nguyện đó là hai nhu cầu của con người. Vì con
người có thể xác nhưng cũng có linh hồn. Vì đời sống trong xã hội, con người có
bổn phận đối với làng xóm, với đất nước. Để thăng tiến bản thân, gia đình và
đất nước, ta phải học hành, lao động hết sức vất vả. Đó là nhiệm vụ bắt buộc.
Một người có tinh thần trách nhiệm không thể nào xao lãng những nhiệm vụ đó.
Tuy nhiên sẽ là thiếu sót rất lớn nếu con người chỉ biết có đời sống thể xác mà
quên đi đời sống tâm linh. Thật vậy, con người không chỉ có thể xác mà còn có
linh hồn. Đời sống tâm linh cũng cần phải được nuôi dưỡng bồi bổ để phát triển.
Sẽ là khập khiễng, lệch lạc, què quặt nếu chỉ lo phát triển đời sống vật lý mà
quên đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh được nuôi dưỡng bồi bổ ở bên Chúa.
Chính Chúa là nguồn mạch đời sống thiêng liêng. Vì thế những giờ phút riêng tư
thân mật bên Chúa sẽ giúp cho đời sống tâm linh phát triển. Chính nhờ những giờ
phút cầu nguyện mà con người được phát triển quân bình, song song cả hồn lẫn
xác.
Hơn
thế nữa việc cầu nguyện sẽ hỗ trợ hoạt động bên ngoài. Nếu chỉ hoạt động bên
ngoài, con người sẽ không khác gì máy móc. Nếu chỉ biết phát triển đời sống
thân xác, con người sẽ trở thành nô lệ cho vật chất. Nếu chỉ quan tâm tới những
nhu cầu vật chất, con người sẽ dễ bị tha hoá, đuổi theo tiền bạc, chức quyền.
Một xã hội chỉ phát triển về vật chất mà không phát triển về đạo đức sẽ khó tồn
tại. Cầu nguyện giúp nâng tâm hồn lên khỏi nô lệ vật chất. Những giây phút yên
lặng bên Chúa giúp ta định hướng cuộc đời, ánh sáng Lời Chúa giúp ta nhìn rõ
tâm hồn mình, biết rõ những sai sót của mình mà sửa lỗi. Những lời chỉ dạy của
Chúa là những chuẩn mực đạo đức giúp ta sống ngay thẳng thật thà, lương thiện.
Ơn Chúa ban sẽ cho ta sức mạnh để hoạt động tích cực hữu hiệu hơn, để hăng hái
dấn thân hơn nữa trên đường phục vụ anh em.
Riêng
trong lãnh vực tông đồ, cầu nguyện tuyệt đối cần thiết. Thật vậy, việc
tông đồ bắt nguồn từ nơi Chúa. Làm việc tông đồ là làm việc của Chúa. Làm việc
của Chúa mà không kết hiệp mật thiết với Chúa thì không những không thể có kết
quả tốt đẹp mà còn có nguy cơ đi sai đường, làm hỏng công việc của Chúa. Không
cầu nguyện ta sẽ dễ chú ý tới những hoạt động thuần tuý phô trương bề ngoài.
Không cầu nguyện ta sẽ dễ biến việc của Chúa thành của riêng ta và vì thế sinh
ra tự phụ, kiêu hãnh. Không cầu nguyện, việc tông đồ sẽ chỉ là một hoạt động xã
hội từ thiện không hơn không kém. Vì thế, cầu nguyện rất cần thiết. Cần cầu
nguyện đế biết rõ ý Chúa, biết việc phải làm. Cần cầu nguyện để múc lấy sức
mạnh của Chúa giúp chu toàn công việc. Cần cầu nguyện để biết khiêm nhường luôn
coi mình là dụng cụ trong bàn tay Thiên Chúa. Chỉ khi làm việc trong Chúa, với
Chúa và vì Chúa, việc tông đồ mới có kết quả tốt đẹp theo ý Chúa muốn.
Hoạt
động và cầu nguyện. Đó là hai nhịp trong đời sống Kitô hữu. Nhưng có lẽ ta
thường chú trọng tới hoạt động mà quên cầu nguyện. Hôm nay, Chúa dạy ta phải
biết giữ quân bình giữa hai nhịp của đời sống. Có hoạt động nhưng cũng phải có
cầu nguyện. Hoạt động phải là kết quả của những giờ suy nghĩ và cầu nguyện. Cầu
nguyện để tổng kết lượng giá những hoạt động cũ và định hướng những hoạt động
mới. Hoạt động là bề mặt. Cầu nguyện là bề sâu. Giữ được quân bình giữa hai nhịp
sống, con người mới phát triển toàn diện. Duy trì sự ổn định của hai nhịp sống
mọi hoạt động của con người mới có nền tảng và bền vững.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Một ngày kết thúc mà bạn chưa cầu
nguyện, bạn có cảm thấy như thế là thiếu sót như thể bạn chưa ăn gì trong ngày
hôm ấy không?
2. Trước khi đi làm việc tông đồ, bạn có
cầu nguyện không?
3. Hai nhịp trong đời sống bạn đã hài hoà
chưa? Bạn sẽ làm gì để chỉnh đốn lại những lệch lạc trong nhịp sống?
4. Gia đình bạn có cầu nguyện chúng với
nhau trước khi đi ngủ không?
4.
Chạnh lòng thương.
(Trích trong
‘Manna’)
Suy Niệm
Sau
một cuộc hành trình truyền giáo, các tông đồ phấn khởi trình bày cho Đức Giêsu
những gì mình đã làm và đã dạy.
Đức
Giêsu có vẻ quan tâm đến con người hơn công việc. Ngài biết các tông đồ giờ đây
cần gì. Họ cần một chút nghỉ ngơi cho thân xác. Họ cần một chút riêng tư, trầm
lắng cho tâm hồn, để nhìn lại phía sau, để nhìn về phía trước, để tách mình ra
khỏi công việc bề bộn nơi đám đông, để sống tình thầy trò ấm áp.
"Hãy
đi riêng ra, đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút." Chỉ cần một chút
thôi, năm phút, mười phút... Ai trong chúng ta cũng cần một chút lặng lẽ mỗi
ngày, để trở lại chỗ sâu nhất của lòng mình, để nghe được tiếng gọi mời của
Thiên Chúa.
Cần
tìm một chỗ lặng lẽ trong nhà, để tôi có thể ngồi với tôi, trước nhan Chúa. Cuộc
sống hôm nay không để cho ta một chút nghỉ ngơi. Các tông đồ cũng bị cuốn vào
cơn lốc của công việc.
Cần
phải phấn đấu để có được một chút mỗi ngày. Một chút lắng sâu đủ nuôi cả ngày.
Một chút êm ả khi ta đã làm mình rỗng không khỏi bao điều đã nghe và thấy, đã
nói và ước mơ. Phải xuống thuyền để đi đến nơi nghỉ ngơi. Phải ra khỏi chỗ mình
đang sống.
Thầy
trò đã lên thuyền, nhưng kế hoạch bất thành. Có lẽ vì ngược gió nên thuyền đi
chậm. Một số người đã chạy đến trước nơi Thầy trò sắp ghé vào. Đức Giêsu sững
sờ khi thấy đám đông. Những bước chân nôn nao, hối hả của họ đã khiến Ngài rung
động tận cõi lòng. Ngài biết họ cần Ngài và Ngài thương họ.
Cái
cần của tập thể thật cấp bách đến nỗi nhu cầu chính đáng của cá nhân phải hy
sinh. Đức Giêsu mang trái tim của người mục tử nhân hậu, nhói đau trước sự bơ
vơ của đoàn chiên.
Bơ
vơ là tâm trạng của con người mọi thời, nhất là của người trẻ hôm nay. Bơ vơ
khi bị ném vào cuộc đời lọc lừa, xảo trá. Bơ vơ khi bị nghiền nát bởi những thủ
đoạn gian manh. Bơ vơ khi bị sa sảy, không sao đứng lên được. Bơ vơ khi những
thần tượng lần lượt tan vỡ.
Bi
bơ vơ dẫn đến chán chường và buông trôi, mặc cho mình bị kéo vào những cái bẫy
nghiệt ngã.
Làm
thế nào để người bạn trẻ gặp được Giêsu, để lấy lại niềm tin, để tìm được hướng
sống, để vững vàng bình an giữa sóng gió cuộc đời. Tôi phải giới thiệu Đức
Giêsu cho người khác, nhưng tôi cũng phải trở thành một Giêsu gần gũi để đến
với những ai bơ vơ quanh tôi.
Gợi Ý Chia Sẻ
-
Mỗi
ngày kéo dài 288 lần 5 phút. Bạn có dám dành 1/288 của ngày để sống cho mình,
sống rất riêng với Chúa không? Nếu bạn thường xuyên lặng lẽ như vậy, bạn có
thấy được nâng đỡ không?
-
Bạn
đã có lần rơi vào khủng hoảng, bơ vơ. Bạn làm gì hay nhờ ai mà ra khỏi tâm
trạng bơ vơ đó?
Cầu Nguyện
Giữa
những ồn ào của đám đông, giữa những sôi nổi của thành công và ê chề của thất
bại, xin dành một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa
những đam mê quay cuồng, giữa những khát khao thèm muốn và những trói buộc của
sợ hãi, âu lo, xin giữ một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa
lúc bị cuộc đời từ khước, giữa lúc bơ vơ đi trong đêm mênh mông, chẳng có ai để
cậy dựa, xin trở về với cõi riêng bên Giêsu, để một mình ở đó, trầm lắng và
bình an.
5.
Chúng ta hoạt động đến đâu – Yvon Daigneault.
Mở
đầu.
Tin
Mừng hôm nay nhắc lại một cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu bằng
sự bất dung hợp giữa các môn đệ, và thái độ của Chúa Giêsu, thái độ ấy là: Ngài
động lòng xót thương đối với những kẻ bơ vơ như bầy cừu không ai chăn dắt, nên
Ngài dạy dỗ họ nhiều điều.
Một
đàng, ta có thể thấy sự xuất hiện một thứ hoạt động trở thành cùng đích cho
mình, và quên đi những kẻ vì họ mà mình hoạt động, đàng khác, thái độ của Chúa
Giêsu trước hết là lo lắng cho những con người và nhu cầu thực sự của họ. Tin
Mừng nhắc lại cho chúng ta thấy bằng cách nào Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ
một bài học về mục vụ mà không làm cho họ chán nản, và ngăn chận sự quảng đại
của họ.
“Hãy đi vào nơi thanh vắng và nghỉ
ngơi”.
Chúa
Giêsu cố ý chấm dứt câu chuyện về một chuyến làm mục vụ có vẻ cấp bách nhất và
mang lại thành công nhất. Vì sự thành công đó mà công việc mục vụ này dường như
rơi vào một nguy cơ, như có thể xảy ra cho những công việc mang lại thành công
quá nhanh chóng. Những công việc này bị lôi cuốn vào những xung đột không giải
quyết được: làm sao tiếp tục tăng trưởng, đảm nhiệm tất cả, những sự thay đổi
mà việc tăng trưởng đòi hỏi, và đồng thời, giữ được căn tính chính yếu của công
việc đó? Có những kỹ nghệ thịnh vượng, những nhà xuất bản đang lên, nhưng cũng
có tạp chí, những việc buôn bán sụp đổ và biến mất.
Cuộc
khủng hoảng ấy cũng có thể xảy ra cho những công trình mà khởi đầu đã mang lại
những thành công lớn nhất. Và không thiếu những sự kiện đa dạng vào những năm
gần đây để minh họa điều này. Bao nhiêu Kitô hữu đã bỏ đức tin? Bao nhiêu tu sĩ
đã bỏ ơn gọi? Bao nhiêu sự nghiệp có vẻ bền bỉ đã biến mất? Ta đừng đoán xét.
Nhưng hãy lắng nghe bài học của Chúa về sự cần thiết phải có một cái nhìn đúng
đắn về sứ vụ được giao phó cho chúng ta.
Đi
bộ từ khắp các thành phố.
Nếu
Chúa muốn chấm dứt việc mục vụ này, không phải vì nó thất bại, cũng không phải
vì nó thiếu ảnh hưởng trên dân chúng. Người ta cần nó. Họ từ khắp nơi tuôn đến.
Họ đi vòng chung quanh hồ để gặp lại Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài.
Một
cuộc đi bộ cần thiết… để loại bỏ những kẻ hiếu kỳ, những kẻ đa nghi, những kẻ
lợi dụng, cần phải suy nghĩ hai lần, và tự hỏi tại sao người ta tìm kiếm Chúa
Giêsu, trong lúc những người nghèo, những người bệnh và kẻ tội lỗi là những
người đến gần Chúa Giêsu, trước hết, Ngài bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều. Chúa
Giêsu tiếp tục sứ vụ, khi trả lại cho sứ vụ ý nghĩa thực sự của nó: đó là rao
giảng Tin Mừng cho người nghèo, Ngài đã chẳng nói trong hội đường Caphacnaum
rằng rao giảng này là đặc điểm chính yếu của sứ vụ Ngài đó sao?
Động
cơ của sứ vụ ấy là lòng thương xót của Ngài đối với người nghèo. Lòng thương
xót ấy đem đến cho con người một ý nghĩa nâng cao, giải phóng và hoàn thiện con
người. Một lòng thương xót tạo nên sự sống. Tự nhiên hình ảnh người mục tử hiện
ra trong trí chúng ta. Công việc của người mục tử thật khó khăn. Họ phải liên
lỉ canh chừng, kiên nhẫn để đưa dẫn đàn chiên không phải lúc nào cũng tin tưởng
đến những đồng cỏ xanh tươi.
Kết
luận.
Một
cách rất đơn giản, Chúa Giêsu đã đưa sứ vụ trở về đúng hướng. Ngài cũng xác
định với những kẻ thuộc về Ngài: rằng người mục tử bao giờ cũng cần phải có
thời gian, nhiều thời gian và kiên nhẫn cùng với sự tôn trọng khả năng của
những kẻ được ủy thác cho họ.
6.
Chúng ta cần một sự quân bình – Charles E. Miller.
(Trích trong
‘Mở Ra Những Kho Tàng”)
Hầu
hết mọi người đều nhận thấy rằng có một sự quân bình trong đời sống là cần
thiết. Một người hướng ngoại yêu thích xuất hiện nơi công chúng cũng cần có
thời gian sống cô độc và thinh lặng. Một người hướng nội biết giá trị của những
khoảnh khắc cô độc, thỉnh thoảng cũng nên được phấn khích bởi một đám đông tưng
bừng vui vẻ.
Chúa
Giêsu đã cho chúng ta một mẫu gương về sự quân bình cần thiết cho đời sống
thiêng liêng của chúng ta. Chúa Giêsu có thói quen đi tới hội đường vào những
ngày Sabát, Người đã tham dự phụng vụ nơi Đền Thờ Giêrusalem trong những thời
gian được chỉ định. Ngài cũng sẵn sàng ra đi và trải qua suốt đêm trong cầu
nguyện với Cha Ngài trên trời.
Phúc
Âm ngày hôm nay hé mở cho chúng ta thấy những tông đồ trở lại với Chúa Giêsu
sau hành trình truyền giáo mà Ngài đã gởi họ từng hai người một. Đó là thời
gian giúp cho họ rao giảng cho mọi người và cầu nguyện với mọi người. Chúa
Giêsu nói với họ: “Các con hãy lui vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút”.
Họ đã ra đi với Chúa Giêsu lên một chiếc thuyền và vào nơi hoang địa. Chúa
Giêsu hiểu sự cần thiết của việc quân bình trong đời sống cho các môn đồ của
Ngài.
Chúa
Giêsu cũng muốn cả chúng ta nữa duy trì sự quân bình. Ngày xưa trong đời sống
thiêng liêng của chúng ta là cùng nhau cử hành phụng vụ. Tham dự cách năng nổ
và ý thức trong phụng vụ thánh, đặc biệt là trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật là
nguồn mạch không gì có thể thay thế được, để chúng ta có thể đạt được một tinh
thần Kitô giáo thật sự. Cả chúng ta nữa, cũng phải có thời gian để đến một nơi
thanh vắng mà cầu nguyện một mình với Chúa Giêsu trong thinh lặng và hồi tâm.
Chúng ta cần có những cơ hội để cầu nguyện theo cách của mình và cho những chủ
ý của chính chúng ta. Cả hai, cầu nguyện chung và riêng là một phần đời sống
của người Công giáo chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ chểnh mảng việc phụng
vụ hoặc những hình thức cầu nguyện riêng tư. Như thế, chúng ta sẽ không bao giờ
chểnh mảng việc cầu nguyện tư trong đời sống riêng của mình.
Đôi
khi một số người đã kinh nghiệm với hình thức phụng vụ, phàn nàn rằng họ không
thể cầu nguyện trong Thánh Lễ được nhiều hơn. Những gì mà họ muốn nói là hình
thức trong suốt Thánh Lễ, điều đó đã được diễn ra trong tiếng Latinh và họ hầu
như hoàn toàn im lặng, họ có thể cầu nguyện theo cách của họ và cho những nhu
cầu của họ. Bây giờ họ được kêu gọi trở lại như một gia đình, một cộng đoàn. Họ
và tất cả chúng ta phải biết rằng thi hành bổn phận Kitô giáo có liên quan ít
nhiều đến việc thờ phượng ngày Chúa Nhật, ngay cả trong những lãnh vực cầu
nguyện. Bên ngoài những nghi thức phụng vụ, chúng ta cũng cần có thời gian để
cầu nguyện theo cách riêng của mình, để làm viên mãn nhu cầu tôn giáo cá nhân
của chúng ta, chúng ta có thể đến với phụng vụ một cách sẵn sàng và nồng nhiệt,
kết hợp với anh chị em thiêng liêng trong gia đình thờ phượng Thiên Chúa Cha
của chúng ta.
Những
người nhiệt tâm với việc canh tân phụng vụ, họ đã tìm thấy trong việc thờ
phượng công một kinh nghiệm hướng thuợng và thoả mãn, phải nhận biết rằng họ
cần có thời gian cho việc sùng kính cá nhân và riêng tư nữa. Phải giữ sự quân
bình đó là điều quan trọng, sùng kính riêng tư sẽ không bình thường, nếu coi
thường đặc tính thờ phượng công xuyên qua việc đọc lớn tiếng hoặc là cầu nguyện
chung. Nhu cầu thinh lặng, cầu nguyện chiêm niệm, hồi tâm, đó cũng là ý nghĩa
của đời sống và nơi chốn chúng ta phải có trong đời sống của chúng ta. Một sự
chiêm niệm về giáo huấn và gương mẫu của Chúa Giêsu, diễn tả mối quan hệ cá
nhân của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta sẽ không muốn Thánh Lễ phải trở nên
im lặng, là một sự sùng kính cá nhân, hoặc chúng ta cũng không xoay trở những
diễn tả tôn giáo riêng tư trở thành những mẫu cầu nguyện chung của cộng đoàn.
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta sự quan trọng của việc quân bình trong cầu nguyện,
Ngài đã cho chúng ta một gương mẫu. Nỗ lực và thời gian chúng ta đặt vào cả
hai, chúng ta cần có nỗ lực và thời gian để chú trọng đến cả hai phụng vụ chung
và cầu nguyện riêng theo cách của chúng ta đáp trả lại gương mẫu và giáo huấn
của Chúa Giêsu.
7.
Làm sao để đáp ứng các nhu cầu của con người?
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest).
Thánh
Marcô kể lại việc Đức Giêsu tiếp đón các Tông đồ lúc họ đi rao giảng về. Thánh
Marcô không nói Đức Giêsu đã làm gì lúc họ đi vắng. Tuy nhiên có một chữ có thể
soi sáng chúng ta: cả các con nữa, hãy đến mà nghỉ ngơi một chút. Chữ ‘cả các
con nữa’ hình như ám chỉ rằng Đức Giêsu đã để ra một khoảng thời gian nghỉ
ngơi, tĩnh tâm. Ngài muốn đến lượt các Tông đồ cũng được hưởng ân huệ đó. Nhưng
lời van xin của đám đông đã cản trở ý định này. Đức Giêsu chiều theo lời van
xin này, vì Ngài có trước mắt Ngài một đám đông bơ vơ, lạc lõng và Người dạy dỗ
họ nhiều điều.
Giai
thoại này gợi ra cho ta hai điều: con người có một nhu cầu học hỏi và họ cần
một thứ giáo huấn thấm nhuần chiêm niệm.
1) Ngài động lòng thương đám đông, vì
họ như đàn chiên không người chăn và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Đám
đông không thiếu người hướng dẫn, nhưng đặc điểm của các người hướng dẫn là sớm
muộn gì cũng đưa đám đông đến nỗi thất vọng.
Đám
đông tuôn đến cùng Đức Giêsu, cũng đã bị thất vọng trước rồi. Họ cảm thấy nơi
Ngài một Đấng đem lại 1 sứ điệp mới, có một sức mạnh và một mệnh lệnh vượt lên
trên những gì họ đã nghe cho đến bây giờ. Con người, khi không được dạy bảo cho
đứng đắn, giống như đàn vật, sẽ xảy ra những chuyển động khi thì theo hướng này
khi thì theo hướng khác. Họ thiếu một hướng chỉ đạo. Giáo hội đã thấy rằng, đặc
biệt trong thời đại chúng ta, nhân loại giống như một đàn vật cùng đường. Cho
nên Giáo hội đã bắt đầu rao giảng nhiều điều qua công đồng Vaticanô II.
Nhưng
các mục tử không giấy ủy nhiệm, thiếu khả năng và ít lo lắng khơi dậy nơi đám
đông việc lắng nghe lời Đức Kitô, đã cố tâm làm dậy lên, thường là trong chiều
hướng các định kiến mới, những lực lượng phi lý đang hoạt động trong các nhóm
nhân loại. Họ lèo lái dư luận và đôi khi lại là chính dư luận bên trong Giáo
hội. Những Kitô hữu ưu tú chỉ muốn được Đức Kitô dạy bảo, đã chứng tỏ một lương
tri sáng suốt khi nghe theo tiếng nói thuộc quyền Giáo hội và bỏ rơi một số
những tiếng nói khác ít nhiều ăn bám hoặc dị đồng.
2) ‘Cả các con nữa, hãy lui vào nơi
vắng vẻ’.
Đức
Giêsu mời các môn đệ hãy lui vào một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là để
lấy lại sức. Sự nghỉ ngơi của vị Tông đồ cũng là để lấy lại nghị lực về mọi
phương diện: thể lý, tinh thần, thiêng liêng. Trong giai thoại vừa kể; Đức Kitô
và các Tông đồ đã chìu theo lời van xin của đám đông. Điều này cho thấy có
những trường hợp mà tình bác ái, tình thương, sự tận tụy đòi hỏi phải hành động
mặc dầu đang mệt nhọc. Những dự định của Chúa là lôi kéo các Tông đồ vào nghỉ
ngơi vẫn còn. Cái nhịp thông thường của đời sống Tông đồ, chiến sĩ bao gồm cả
những thời gian tĩnh tâm, lấy sức, chiêm niệm, ‘hâm nóng lại’. Gương của Đức
Kitô và của các Tông đồ minh chứng cho thấy hoạt động chiến sĩ không thể tự
mình mang lại lương thực đầy đủ.
Những
người hoạt động hữu hiệu trên bình diện thuần túy nhân loại, cũng biết để ra
những thời giờ dài ngắn trong yên tĩnh và suy gẫm. Huống hồ là Tông đồ của Đức
Kitô, họ phải dành ra những giây phút dài lâu để lấy lại sức mạnh thiêng liêng,
nhờ việc sống thân mật với Ngài, riêng biệt trong một nơi vắng vẻ, như Phúc âm
nói. Người tông đồ hữu hiệu truyền đạt cho kẻ khác điều mình đã lâu giờ học hỏi
nơi Đức Kitô. Và chính là điều này mà con người đòi hỏi.
8.
Tìm đến với Chúa Giêsu.
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Mario Flajano, văn sĩ, ký giả kiêm đạo
diễn người Italia, qua đời năm 1972, đã để lại những trang nhật ký thật cảm
động; năm 1942, đưa con gái 8 tuổi của ông bị bệnh sưng màng óc và kéo lê cuộc
sống tàn tật đó cho đến năm 1992,tức là 50 năm. Nhìn đứa con mà lòng đau xót,
nhưng người cha vẫn đặt tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa. Trong một trang
nhật ký, ông viết: “một người đàn ông nọ dẫn đến cho Chúa Giêsu đứa con gái
bệnh tật và nói với Ngài: ‘Con không muốn chữa lành nó, nhưng chỉ xin Chúa yêu
thương nó mà thôi’. Chúa Giêsu cúi xuống hôn đứa trẻ và nói: “Ta nói thật,
người đàn ông này đã xin điều có thể cho được’. Nói xong, Chúa Giêsu biến đi
trong ánh sáng chói ngời bỏ lại một đám đông tiếp tục bàn tán về phép lạ, còn
các nhà báo thì cố gắng mô ta các phép lạ”.
Anh
chị em thân mến,
Những
dòng nhật ký trên đây của Flajano đưa chúng ta vào trọng tâm của Tin Mừng. Đám
đông dân chúng kéo đến với Chúa Giêsu. Họ đến do nhiều động lực khác nhau thúc
đẩy: vì tò mò, hiếu kỳ, vì mốn được xem phép lạ, hoặc để được phép lạ, nếu là
những bệnh nhân. Nhưng chắc chắn không ít người đến với Chúa Giêsu vì muốn nghe
Ngài giảng dạy, vì đói khát chân lý Tin Mừng. Và Chúa Giêsu muốn đáp ứng trước tiên
nhu cầu này của họ, vì họ như bầy chiên
không người chăn dắt. Nhiều lần trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu
thay đổi một chương trình, bỏ một dự tính, để dừng lại bên một đám tang, bên
một bệnh nhân, bên một bờ giếng… Trong câu chuyện hôm nay, Chúa Giêsu đã có thể
dành thời giờ thích thú nghe các Tông Đồ báo cáo kết quả chuyến đi truyền giáo.
Ngài có thể dẫn các Tông Đồ đi đến một nơi riêng không bị ai quấy rầy, để nghỉ
ngơi. Nhưng Ngài đã huỷ bỏ cuộc nghỉ để trước hết đáp ứng cơn đói khát của dân
chúng. “Ngài đã giảng dạy họ nhiều điều”.
Thật
vậy, Tin Mừng không phải là một mớ lý thuyết hay giáo điều. Tin Mừng cũng không
phải là một Thiên Chúa cao xa trừu tượng. Tin Mừng thiết yếu là một con người
bằng xương bằng thịt, với một trái tim dễ rung động và biết yêu thương. Đọc lại
các sách Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã không làm phép lạ như một phù
thuỷ múa máy cây đũa thần của mình. Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm
loé mắt thiên hạ. Phép lạ dấu chỉ của ơn cứu độ, là dấu chỉ của tình yêu Thiên
Chúa đối với con người, một Thiên Chúa yêu thương đến độ nhập thể làm người và
sống thân phận con người.
Trong
Tin Mừng hôm nay, Thánh Marcô như tóm tắt tất cả dung mạo của Chúa Giêsu trong
câu nói: “Chúa Giêsu thấy đông đảo dân
chúng thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt”. Đây
là tất cả mạc khải về tình yêu Thiên Chúa đối với con người: thay cho một Thiên
Chúa ở trên cao, thưởng phạt chí công, lạnh lùng nghiêm khắc, Chúa Giêsu đã bày
tỏ cho chúng ta một Thiên Chúa đi vào lịch sử con người, một Thiên Chúa sinh ra
như một em bé, một Thiên Chúa cũng biết thế nào là đau khổ, một Thiên Chúa có
trái tim cảm thông và tha thứ, một Thiên Chúa gần gũi với con người, có mặt
trong từng nhịp thở của con người.
Chiêm
ngắm một Thiên Chuá như thế qua con người Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cũng nhận
ra được một chân lý về con người, bởi vì như Cộng Đồng Vatican II trong Hiến
Chế “Vui Mừng Và Hy Vọng” đã nói: “Chỉ trong ánh sáng của màu nhiệm Thiên Chúa
Nhập Thể, chân lý về con người mới được sáng tỏ”. Con người bởi đâu mà đến?
Sẽ đi về đâu? Chúng ta nhận ra điều đó trong Chúa Giêsu đã đành, mà trong Ngài,
chúng ta còn biết phải sống thế nào cho phải đạo làm người. Qua cung cách của
Ngài, chúng ta thấy phải đối xử thế nào với người đồng loại. Qua cuộc sống yêu
thương và yêu thương đến chết trên thập giá, chúng ta hiểu được rằng hiến thân
cho tha nhân là ơn gọi của con người, chỉ có con người mới được mời gọi để sống
cho tha nhân mà thôi.
Trong
Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống của con người. Con người sống
không chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong những cái ăn, cái mặc, ngủ nghỉ, vui chơi,
giải trí mà thôi. Trên thế giới có lẽ ít người tự tử vì nghèo đói hơn là vì
không tìm ra ý nghĩa cuộc đời: Tại sao mình phải sống? Chết rồi sẽ ra sao?...
Nói cách khác, cái túng thiếu, quẫn bách, nghèo đói, chưa phải là động lực cuối
cùng xô đẩy người ta liều mạng sống cho bằng vì người ta cảm thấy không tìm ra
giá trị nào cho cuộc đời của mình: cuộc đời phi lý, vô nghĩa, không đáng sống!
Chúa Kitô giảng dạy cho chúng ta biết rõ đích điểm của cuộc đời mình và biết
đường đi đến đích. Con người không được Lời Chúa hưỡng dẫn sẽ giống như đàn vật
bơ vơ lạc lõng, không biết đời mình sẽ đi về đâu? Họ thiếu một hướng chỉ đạo.
Giáo Hội đã nhận thấy điều đó, đặc biệt trong thời đại chúng ta, nhân loại
giống như một đàn vật cùng đường, mất hướng. Giáo Hội phải rao giảng Lời Chúa,
đem chân lý đến cho loài người, như Chúa Giêsu giảng dạy cho đám đông dân chúng
đi theo Ngài: “Ngài đã giảng dạy cho họ
nhiều điều”.
Thưa
anh chị em, ngày nay, đứng trước hàng tỷ, hàng triệu con người sống nhung nhúc
ở những lục địa Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ Châu hoặc trước hoàn cảnh của các
Kitô hữu không có chủ chăn, lời Chúa đã thốt ra cách đây gần 2000 năm vẫn là
vấn đề thời sự: “Ta chạnh lòng xót thương đám đông dân chúng, vì họ bơ vơ như
đàn chiên không có người chăn dắt”. Vì thế, Giáo Hội hôm nay nói chung và mỗi
người chúng ta nói riêng, đều có sứ mạng đem Lời Chúa và giúp người khác thực
thi Lời Chúa, đó là cách Giáo Hội đóng góp cho con người, cho công cuộc xây
dựng thế giới loài người. Lời Chúa không thể nào dung tha những gian dối, bất
công, hận thù, chia rẽ, ích kỷ. Lời Chúa đòi người ta phải sống cho sự thật,
phải tranh đấu cho công bình, phải mở rộng vòng tay đón nhân anh em, làm cho
mọi người được sống hạnh phúc.
Là
Mục tử tốt lành, Chúa Giêsu hôm nay vẫn luôn chăm sóc chúng ta. Ngài tập họp
chúng ta xung quanh Ngài để nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và bằng Bánh ban sự sống.
Hãy tìm đến với Ngài để lãnh nhận nguồn sinh lực mới. Tìm đến với Ngài, chúng
ta sẽ tìm gặp anh em cùng với Ngài: không thể tránh né anh em để chỉ tìm một
mình Ngài. Tập họp chung quanh Ngài, chúng ta cùng cộng tác với Ngài để chiến
đấu với tội ác, ích kỷ, bất công, hận thù, để cho Tin Mừng cứu độ giải thoát loài
người.
9.
Bản tường trình của giám mục – ĐGM Arthur Tone.
Một linh mục du lịch bằng xe lửa qua
Ái Nhĩ Lan đang hút một điếu xì gà. Tại một trạm xe, vị Giám mục nổi tiếng ở
Dwyer của địa phận Limerick đang đứng trên bực thềm đợi một chuyến xe khác. Ngài
thấy vị linh mục hút thuốc, liền phê bình: “Cha thân mến, cha hút thuốc trước
công chúng làm gương xấu cho người Ái Nhĩ Lan”. Vị linh mục đáp lại “Tôi không
thấy gì là gương xấu khi hút một điếu xì gà”. Và vị linh mục hỏi tiếp” “Xin
được phép hỏi: Ngài là ai?”. Câu trả lời: “Tôi là Giám mục O. Dwyer địa phận
Limerick. Hơi bối rối, vị linh mục kính cẩn nhìn vị Giám mục một lát rồi khi xe
từ từ rời bến. Ngài lẩm bẩm: “Đức Cha có chức vụ cao, Đức Cha cố gắng chu
toàn”.
Vâng,
Đức Giám mục của chúng ta “có chức vụ cao”. Ngài là Đấng kế vị các Tông đồ.
Công việc của ngài thánh thiện và khó khăn. Một bổn phận của ngài là báo cáo
đều đặn trực tiếp cho Đức Thánh Cha. Tin Mừng hôm nay kể rằng: Các Tông đồ trở
về với Chúa Giêsu và kể lại cho Người tất cả những gì các ông đã làm và đã
giảng dạy.
Một
cách tương tự, Đức Giám mục năm năm một lần báo cáo đầy đủ và chi tiết về tình
trạng địa phận của ngài và sự liên đới với chính quyền dân sự. Cứ 10 năm Đức
Giám mục đích thân đem báo cáo về Roma. Bản báo cáo này gồm: tình hình tôn giáo
của địa phận. Số họ đạo, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân, giáo lý viên, học
sinh Công giáo trong trường Công giáo, học sinh Công giáo trong trường công
lập, số nhà thương, viện dưỡng lão, số hôn phối, tân tòng, số người rửa tội, số
người chết, mọi vấn đề liên quan đến đời sống thiêng liêng.
Bản
báo cáo cũng bao gồm lời xác nhận chính thức về sự điều hành địa phận: giới trẻ
Công giáo, báo chí địa phận, hoạt động từ thiện, đời sống gia đình, việc truyền
bá đức tin và những nhân viên cùng ủy ban giúp sức Giám mục.
Ngài
cùng báo cáo về tình hình tài chính nữa. Các bạn biết rằng, mỗi năm cha sở phải
báo cho Đức Giám mục tình hình tài chính và thiêng liêng của họ đạo. Tới luợt
Đức Giám mục báo cáo đầy đủ cho Đức Thánh Cha.
Bởi
vì, những bản báo cáo này từ khắp thế giới, nên Đức Giáo Hoàng – Đầu hữu hình
của Giáo Hội, am tường tình hình diễn biến trên thế giới. Bạn và tôi có phần
sống động trong bản báo cáo đó. Đức Thánh Cha quan tâm đến mọi phần tử trong
gia đình nhân loại khắp mặt đất. Vì thế mà Franklin Roosevelt nài nỉ được đích
thân làm quan sát viên cạnh Vatican.
Đức
Giêsu sai phái các Tông đồ, và các Ngài báo cáo lại cho Chúa. Đức Giáo Hoàng
sai phái các Giám mục, các ngài báo cáo lại cho Đức Giáo Hoàng. Đó thực là trở
về sinh hoạt của các Kitô hữu lúc đầu.
Bản
tường trình chính thức này cho những lời trong kinh nguyện Thánh Thể II ý nghĩa
đặc biệt: “Lạy Chúa, xin nhớ đến Hội Thánh lan rộng khắp hoàn cầu. Để kiện toàn
Hội Thánh trong đức mến, cùng với Gioan Phaolô II, Đức Giám mục… giáo phận
chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ. Bạn hãy cầu nguyện lời kinh này với ý nghĩa
đó.
Xin
Chúa chúc lành bạn.
10.
Suy niệm của Noel Quesson.
HÃY LUI VÀO NƠI THANH VẮNG VÀ NGHỈ
NGƠI.
Cuộc sống của Cha Sở xứ Ars cho ta
thấy rõ sức mạnh chinh phục tâm hồn người ta là do Chúa. Thánh Gioan Vianney
không tài giỏi, nhưng ngài luôn tích cực làm việc và tin tưởng ở Chúa. Hoạt
động mục vụ của Cha Vianney xây dựng trên ba trục chính: đời sống khắc khổ hy
sinh; tôn sùng Thánh Thể; phục vụ giáo dân qua lời giảng và nơi tòa giải tội.
Trong
cuộc sống phục vụ các tâm hồn, người ta chỉ có thể thu lượm kết quả, một khi
biết trau dồi đời sống nội tâm, và kết hiệp mật thiết với Chúa. Chính vì thế
mà ngay sau khi nghe các Tông đồ báo cáo về những việc họ đã làm, Chúa truyền cho
họ phải tìm chốn nghỉ ngơi, mặc dù đó là lúc người ta lui tới với các Tông đồ
rất đông. Việc nghỉ ngơi nói đây không phải chỉ là việc giải lao bình thường,
nhưng còn là một thời gian dành cho việc bồi dưỡng tinh thần. Trong thanh vắng,
Chúa cho các Tông đồ hiểu: việc rao giảng Tin Mừng là chia sẻ cho người ta
những gì mình ôm ấp trong tâm hồn. Nếu mình không học hỏi thêm, không suy nghĩ,
không kiểm điểm về những điều mình biết và tin, thì vốn liếng niềm tin của mình
sẽ nghèo đi. Còn gì để chia sẻ cho người khác nữa? Thời gian nghỉ ngơi là lúc
các Tông đồ kiểm điểm đời sống để thấy điều gì cần sửa đổi, điều gì cần phải
làm thêm cho sinh hoạt truyền giáo đạt kết quả. Đó chính là thời giờ tĩnh tâm
của các Tông đồ vậy. Nơi vắng vẻ cũng là nơi thuận tiện cho các Tông đồ cầu
nguyện. Vì cầu nguyện cũng là trau dồi đời sống nội tâm. Cầu nguyện để được ơn
Thánh Thần trợ giúp. Cầu nguyện để xin Chúa tác động vào các tâm hồn đã đón
nghe Tin Mừng. Đó mới là phần chính yếu để việc truyền giảng Tin Mừng phát sinh
hiệu quả.
Các
Tông đồ trở về, cùng với Chúa đi vào nơi thanh vắng để học hỏi, để suy tư, để
cầu nguyện. Cũng như sau thời gian phân phát lương thực cho người khác, các
Tông đồ trở về nguồn để lấy thêm chất liệu, hầu có thể tiếp tục lên đường phục
vụ.
Trở
về với Chúa để học hỏi, suy tư và cầu nguyện là việc cần thiết, mọi người tín hữu
phải làm trong cuộc sống Kitô hữu hôm nay. Vì chúng ta cũng được sai đi như các
Tông đồ xưa. Sau một ngày, sau một tuần, chúng ta cũng cần có thời gian trở về
với Chúa để kiểm điểm lại sinh hoạt tôn giáo, học hỏi lời Chúa và cầu nguyện.
Cụ thể là ngày Chúa nhật, chúng ta có dịp thuận tiện để sống với cộng đoàn,
được bồi dưỡng tinh thần và được Chúa sai đi chia sẻ cho anh chị em những gì
mình đã lãnh nhận.
Lạy
Chúa, xin tạo điều kiện cho chúng con được trở về với Chúa mỗi ngày, mỗi tuần
trong việc gặp gỡ Chúa qua bí tích Thánh Thể, qua Thánh Kinh và qua bí tích hòa
giải; nhờ đó chúng con lãnh nhận được mọi ơn cần thiết cho cuộc sống phục vụ
hôm nay.
11.
Mục tử.
Hôm
nay chúng ta suy gẫm về Chúa Giêsu trong tư cách Người là vị Mục Tử của chúng
ta.
Chúa
Giêsu đã sai mười hai tông đồ ra đi rao giảng. Họ ra đi để thực hiện những việc
Chúa đang làm: “Rao giảng về Nước Thiên Chúa, xua trừ ma quỷ, xức dầu và chữa
lành cho các bệnh nhân”. Khi trở về, họ hết sức phấn khởi về các việc họ đã
làm. Nhưng Chúa Giêsu đã thấy họ cần phải cẩn trọng. Họ đang ở trong tình trạng
nguy hiểm của chủ nghĩa duy hoạt động, họ không còn thời giờ để ăn nữa. Vì vậy,
Chúa bảo họ: “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi
chút”.
Vị
mục tử hoạt động có hiệu quả không phải là người chỉ biết có làm việc mà thôi.
Chúa Giêsu biết rõ sự làm việc quá độ sẽ dẫn đến kiệt sức. Vị mục tử nhân lành
bảo các môn đệ hãy nghỉ ngơi đôi chút. Một sự nghỉ ngơi không chỉ để dưỡng sức
phần xác mà còn để cho tâm hồn được bồi dưỡng nữa. Phải rời khỏi đám đông ồn
ào, đến nơi thanh vắng để có thể chú tâm đến sự hướng dẫn của Thần Khí. Đây là
mục đích của việc suy niệm hàng ngày, cầu nguyện trong thinh lặng trước Chúa
Giêsu Thánh Thể. Người môn đệ của Chúa Giêsu cần có một khoảng thời gian tách
khỏi những công việc thường ngày và đi đến nơi thanh vắng để tĩnh tâm, để nhìn
lại mục đích cuộc đời của mình. Chúa Giêsu từng đi lên núi một mình để hiệp
thông với Chúa Cha trong thinh lặng của ban đêm. Mọi vị hướng dẫn các linh hồn
đều cần hiệp thông với Thiên Chúa trong thinh lặng để được đón nhận sức sống từ
Thiên Chúa.
Dân
chúng cũng muốn được ở với Chúa Giêsu. Họ đã đi bộ vội vã đến nơi trước Chúa.
Họ đói khát lời của Thiên Chúa và Chúa Giêsu không thể từ chối họ. Chúa biết
nhu cầu của họ và Người đã giảng dạy cho họ. Bởi vì Chúa Giêsu luôn ở với Chúa
Cha, nên các lời giảng dạy của Người đã nuôi dưỡng dân chúng bằng những chân lý
phát xuất từ Thiên Chúa, những lời làm cho dân chúng trưởng thành hơn và được
tự do. Chúa Giêsu là vị mục tử đích thật, là Đấng Mêsia.
Nhóm
mười hai đang say men chiến thắng và đang nôn nóng hoạt động. Họ đang ngây ngất
với những thành công và uy tín. Họ đang ở trong một mối nguy hiểm. Họ muốn ở lại
giữa đám đông, vì họ đang lôi kéo được sự chú ý của dân chúng, họ không còn chú
tâm đến Chúa Giêsu nữa. Chúa Giêsu là vị mục tử phải chăm sóc không chỉ cho dân
chúng mà thôi, nhưng còn quan tâm đến các vị mục tử tương lai nữa. Các vị mục
tử phải là “các tôi tớ phục vụ Lời”, nếu họ muốn trung thành với sứ vụ của họ.
Vì thế, họ cần phải hiệp thông với Chúa Giêsu, Thầy của mình.
Lạy
Chúa Giêsu, là vị Mục Tử tối cao, xin dạy con đường lối của Chúa.
12.
Nghỉ ngơi.
Mục
tử và đàn chiên là một hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái, vốn là dân
du mục. Trong Cựu ước, các ngôn sứ thường dùng hình ảnh này để diễn tả mối liên
hệ giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Chẳng hạn trong bài đọc thứ nhất hôm nay,
ngôn sứ Giêrêmia cho thấy Thiên Chúa hết lòng yêu thương chăm sóc dân, Ngài lên
án những hành vi ngang trái của những mục tử xấu và hứa đặt những mục tử tốt
lành khác để lãnh đạo dân. Hơn nữa, Chúa còn hứa ban cho dân một vị mục tử xuất
thân từ dòng dõi Đavid để lãnh đạo dân Ngài trong công bình chính trực, đem lại
cảnh thái bình thịnh vượng. Rồi Chúa Giêsu đến, các sách Tin Mừng cho biết:
Ngài chính là vị mục tử tốt lành mà các ngôn sứ đã loan báo. Như thế, lời hứa
của Thiên Chúa đã được thực hiện. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết một
chút tâm tình của vị mục tử ấy, là Chúa Giêsu, qua lời Chúa nói với các môn đệ:
“Anh em hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”.
Lý
do Chúa Giêsu bảo các môn đệ như vậy là bởi vì sau khi các ông vâng lệnh Chúa,
từng hai người một, ra đi rao giảng khắp nơi, hôm nay, các ông trở về vui mừng
báo cáo cho Chúa biết những việc đã làm và những lời đã giảng dạy. Có lẽ lúc đó
các môn đệ đã mệt mỏi, thêm vào đó, Tin Mừng cho biết các ông không còn thời
giờ ăn uống, vì có rất nhiều người đến xin các ông dạy dỗ và chữa bệnh. Thấy
thế, Chúa bảo các ông tạm lánh đi để khỏi bị quấy rầy và tĩnh nghỉ một chút.
Chúng ta thấy Chúa quan tâm đến các môn đệ và cảm thông với những vất vả của
các ông. Nhưng Chúa quan tâm đến con người hơn là công việc, Ngài muốn các ông
hãy dành một chút nghỉ ngơi cho thân xác, một chút lắng đọng cho tâm hồn, để
tách mình ra khỏi đám đông, để sống tình thầy trò, tương giao mật thiết với
thầy và với nhau. Tức là Chúa khuyên các môn đệ cần phải có thời gian yên tĩnh
nghỉ ngơi và được bồi dưỡng để có thể duy trì hoạt động được lâu bền, bởi vì
nghỉ ngơi cũng là để phục vụ hữu hiệu và lâu dài hơn, cũng như muốn đi thật xa
càng phải luôn dừng lại để nghỉ ngơi lấy sức, thì muốn hoạt động tông đồ hiệu
quả, cần phải năng tĩnh dưỡng tâm hồn.
Qua
đó Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết: dù phải bon chen, đầu tắt mặt tối lo
cho đời sống, dù phải ngược xuôi vất vả trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta
cũng phải biết dành thời giờ để hồi tâm, thinh lặng và suy nghĩ. Vì có hồi tâm,
thinh lặng và suy nghĩ chúng ta mới thấm thía ý nghĩa cuộc đời, mới đối diện
với chính mình và liên lạc trực tiếp với Thiên Chúa. Sự hồi tâm, thinh lặng và
suy nghĩ như thế thật quan trọng, cần thiết và ích lợi.
Một văn sĩ Ấn Độ, tên là Mukedi, một
hôm hỏi thầy giáo cũ của mình, là một tu sĩ dòng Bênarét: “Thưa thầy, thời gian
còn ở Mỹ châu, con có quen biết một người tên là Uyn-sân. Ông ấy ôm ấp một lý
tưởng và đã viết ra thành 14 khoản, rồi ra sức phổ biến lý tưởng ấy, nhưng vô
hiệu, không mang lại kết quả gì, xin thầy chỉ giáo cho con biết tại sao ông ta
thất bại?” Vị tu sĩ hỏi: “Con người 14 khoản ấy có biết yên lặng và suy nghĩ
mỗi năm một khoản không? Ông ta có kiểm điểm thường xuyên để rút ưu khuyết điểm
đem lại cho mỗi khoản một nguồn sống không?” Mukedi thưa: “Thưa thầy con không
tin như vậy”. Tức thì mặt vị tu sĩ xuất thần, sáng lên và nói lớn: “Thảo nào,
thảo nào, thất bại là ở đó”.
Ông Uynliam Phinlơ, một doanh nhân
thành đạt, lúc đầu sống rất chật vật và nghèo khổ, sau làm nghề viết báo, rồi
mở nhà in, lợi nhuận hàng năm thu vào rất nhiều. Ông viết một quyển sách kể về
những kinh nghiệm của đời ông. Ngay trang đầu tiên có những dòng chữ sau: “Có
bao giờ các bạn đã thử sống một mình trong căn phòng, không đọc sách báo, không
nghe radiô hay ca nhạc, không xem tivi, không làm gì hết, một mình với những ý
tưởng để suy nghĩ. Các bạn cứ thử xem, một chiều im lặng, mình với mình thôi,
sẽ giúp cho các bạn biết mình, biết người, và chắc chắn các bạn sẽ thành công”.
Quả
thực, có người đã nói: “Tất cả những cái chúng ta làm ra là kết quả của tư
tưởng”. Đúng thế, từ cái bút máy, đồng hồ, máy may, rađiô, tivi, máy tính, xe
đạp, ô tô, phản lực, hỏa tiễn, phi thuyền… đều do đầu óc mà ra, có nghĩa là do
suy nghĩ. Niu-tân, một nhà bác học thời danh, rất thông minh và có tài đặc
biệt, một lần có người hỏi ông: “Bằng cách nào ông đã phát minh được nhiều cái
mới lạ như vậy?” Ông trả lời: “Bằng cách luôn luôn suy nghĩ”. Nhờ suy nghĩ, do
một thùng nước sôi làm bật vung, người ta đã chế tạo ra máy hơi nước. Nhờ suy
nghĩ, từ những màng nhện giăng ở trong vườn, người ta đã phát minh ra cách làm
cầu treo. Nhờ suy nghĩ, do chiếc đèn chầu đưa qua đưa lại mỗi khi bị va chạm,
người ta đã tìm ra được luật đồng hồ. Nhờ suy nghĩ, Âu tinh dứt bỏ được cuộc
đời tội lỗi bê tha để trở nên một vị đại thánh thời danh. Nhờ suy nghĩ câu “Lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn
ích gì” mà Phanxicô Xaviê đã đổi hướng cuộc đời, từ danh vọng thế trần sang
con đường đạo đức, quên mình đi truyền giáo. Chính Chúa Giêsu cũng sống âm thầm
suy nghĩ suốt 30 năm trước khi công khai đi rao giảng. Rồi trong những năm
giảng dạy, cho dù bận rộn với biết bao công việc, Chúa vẫn thường tìm nơi thanh
vắng để hầu chuyện với Chúa Cha.
Chúng
ta cũng vậy, trong thinh lặng suy nghĩ, chúng ta mới thấm thía ý nghĩa của đời
người: phải làm ăn, tranh đấu, lam lũ với nghề nghiệp, lo miếng cơm manh áo cho
mình và gia đình. Thật là nhiêu khê đến mệt óc, mỏi tim. Lo lắng, bon chen, vất
vả, nhưng cuối cùng sẽ được gì? Sẽ đi về đâu? vì sống là gửi, thác là về. Trong
thinh lặng suy nghĩ, chúng ta mới biết tại sao vẫn chưa mến Chúa tận tình, vẫn
chưa yêu người như Chúa truyền, vẫn chưa hiền lành, nhịn nhục, chịu khó, thông
cảm và tha thứ? Trong thinh lặng suy nghĩ, chúng ta mới thấy linh hồn là quý,
linh hồn ấy đòi làm lành lánh dữ, cần sống đời Kitô cho nghiêm chỉnh, và mới
biết mình đang làm lợi hay hại cho linh hồn.
Tóm
lại, qua lời Chúa khuyên bảo các tông đồ, Chúa cho chúng ta biết sự quan trọng,
cần thiết và ích lợi phải hồi tâm, thinh lặng và suy nghĩ để tìm lại chính
mình, hoặc để nghỉ ngơi. Đây không phải là chuyện vô ích, nhưng là chuyện thuộc
về nhu cầu sống của chúng ta, nhờ đó tâm hồn chúng ta sẽ thanh thản hơn, thân
xác chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn, và chắc chắn đời sống chúng ta sẽ thoải mái và
tốt đẹp hơn.
13.
Kiểm thảo.
Các con hãy vào nơi vắng
vẻ.
Chúa
Giêsu bảo các môn đệ vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi, nhưng đồng thời cũng để kiểm
điểm lại, sau những cuộc hành trình truyền giáo đầy gian nan vất vả. Với chúng
ta cũng thế, giữa dòng đời huyên náo, bon chen và ồn ào với những âm thanh thừa
thãi, chúng ta cũng hãy dành lấy những giây phút thinh lặng, để cầu nguyện và
kiểm điểm về cuộc sống của mình, từ tư tưởng, lời nói cho đến việc làm, xem có
điều chi sai quấy và đi trái với lệnh truyền của Chúa.
Sau
đây, tôi xin gợi lên một vài điểm để chúng ta cùng nhau suy nghĩ và xét mình.
Thứ
nhất là về đời sống cá nhân:
Người
ta thường nói:
- Việc người
thì sáng, việc mình thì quáng.
Sống
trên đời, chúng ta giống như người đeo hai cái giỏ. Cái giỏ phía trước mặt đựng
những sai lỗi của người khác. Cái giỏ phía sau lưng đặt những sai lỗi của bản
thân. Vì thế, chúng ta thường nhìn thấy rất rõ và lên tiếng phê bình chỉ trích
gắt gao những sai lỗi của người khác. Trong khi đó, những sai lỗi của bản thân
thì lại không nhìn thấy. Và nếu có nhìn thấy, cũng sẽ đưa ra một ngàn lẻ một lý
do để bênh vực và bào chữa.
Vì
vậy, người ngoài thường nhìn thấy rõ những khuyết điểm của chúng ta, còn chính
chúng ta lại không nhìn thấy. Hai người chửi nhau, đánh nhau và có khi kiện
nhau, thì mấy khi có người nhận mình đã sai lỗi. Có những người không ưa chúng
ta, thì kêu ca và trách móc, bảo chúng ta là thế nọ thế kia, nhưng chính chúng
ta lại không nhìn thấy và không nhận lỗi. Mẹ chồng nàng dâu ai cũng bảo mình là
phải, vì thế mới có mâu thuẫn, xích mích va chạm và chiến tranh.
Crexley là một tên cướp nổi tiếng ở
Nữu ước với biệt hiệu là hai súng vì trong mình hắn lúc nào cũng có hai khẩu
súng. Một hôm bị cảnh sát bao vây trên một cao ốc. Một tay hắn bắn lại, còn một
tay thì nguệch ngoạc viết một hàng chữ như sau:
-
Dưới lớp áo này, trái tim tôi vẫn ngập
tràn tình thương và không muốn hại ai.
Trong khi đó, tòa án kết tội hắn là
một tên giết người không biết gớm tay.
Bởi
đó, phải biết dừng lại để kiểm điểm xem mình là ai và như thế nào, đồng thời
đánh giá đúng mức dư luận người khác nghĩ về mình. Bởi vì như một câu danh ngôn
đã bảo:
-
Ai
khen ta mà khen phải ấy là bạn ta, còn ai chê ta mà chê phải, ấy là thày ta.
Thứ
hai là về đời sống gia đình.
Vợ
chồng có hòa thuận đoàn kết và yêu thương, hay ông nói gà bà nói vịt, trống
đánh xuôi kèn thổi ngược, để rồi luôn có sự xích mích đôi co. Với con cái, có
biết lưu tâm dạy dỗ và giáo dục, nhất là về phương diện đạo đức và luân lý, như
dạy bảo kinh bổn, nhắc nhở làm những việc thiêng liêng hay là chúng ta lại làm
ngơ và thả lỏng. Có một câu danh ngôn đã khuyên những bậc làm cha làm mẹ như
sau:
-
Thà
rằng, hiện giờ con cái phải khóc vì được cha mẹ dạy bảo, còn hơn là sau này
chính cha mẹ phải khóc vì con cái mình ngang bướng ngổ nghịch.
Thứ
ba là về đời sống xã hội:
Chúng
ta có biết tránh đi những chuyện gây bất hòa cho bà con lối xóm, như thả gà
vịt, trâu bò, phá phách hoa màu người khác? Có biết tránh đi thái độ bênh con
cái, có bé xé ra to và thổi phồng những chuyện con nít hay không? Khi hàng xóm
có việc như ma chay cưới hỏi, chúng ta có biết chia vui sẻ buồn, giúp đỡ họ
trong những hoàn cảnh như vậy hay không? Cùng sống trong một giáo xứ, chúng ta
có biết góp phần xây dựng cho công ích, hay chỉ đứng ngoài làm giám độc, giám
xúi chứ không dám làm. Tay chúng ta không làm, nhưng miệng chúng ta thì chỉ
toàn phun ra những lời phê bình chỉ trích. Chúng ta có biết yêu thương đùm bọc
lấy nhau hay chia thành năm bè bảy mối, vu oan tố giác kẻ khác, cuối cùng cũng
chỉ là làm cỗ cho thiên hạ xơi. Chúng ta có biết thông cảm, hòa giải và xích
lại gần nhau, hay mượn cơ hội để trả thù và báo oán.
Sau
cùng là về đời sống đạo đức.
Chúng
ta có siêng năng đọc kinh tối sớm, xưng tội rước lễ, hay thảng hoặc mới tới nhà
thờ. Chúng ta có thực sự là một tín hữu biết sống niềm tin của mình hay chúng
ta chỉ là những kẻ mang danh hiệu Kitô hữu, có tên trong sổ Rửa tội mà không hề
sống đạo. Đó chỉ là mấy điều gợi ý để chúng ta kiểm thảo và nhìn rõ con người
của mình, vì như người xưa vốn thường khuyên:
-
Này
bạn, bạn hãy biết mình bạn.
14.
Nghỉ ngơi.
Sau
hơn một tháng trời vâng lời Chúa ra đi truyền giáo, các môn đệ trở về vui mừng
báo cáo cho Chúa biết kết quả những việc đã làm. Chúa chia sẻ niềm vui với các
môn đệ và nhận thấy các ông có vẻ thấm mệt, nên Chúa bảo: “Anh em hãy lánh
riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Một lời khuyên thật ý
nghĩa và cần thiết.
Chúng
ta phải công nhận Chúa Giêsu rất hiểu tâm lý con người. Bởi vì làm việc nhiều
rồi thì dĩ nhiên mệt mỏi, nên cần phải nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại nghị lực,
rồi mới có thể tiếp tục làm việc được. Đó là điều dễ hiểu thôi. Anh chị em hãy
nghĩ xem: có khi nào người ta bắt con ngựa chạy suốt ngày đêm, hết ngày đêm này
qua ngày đêm khác không? Làm vậy người chủ sẽ được lợi lộc nhiều, nhưng chắc
chắn không được lâu dài vì con ngựa sẽ chết yểu. Con ngựa mạnh hơn chúng ta
nhiều, nhưng chúng ta cao quí hơn con ngựa nhiều. Vậy tại sao chúng ta cho nó
thì giờ nghỉ ngơi sau một thời gian hoạt động để nó thảnh thơi ung dung gặm cỏ,
mà chúng ta lại bắt chính mình vất vả, bù đầu mãi trong công việc? tại sao chúng
ta quí trọng sức khỏe của con ngựa mà quên sức khỏe của mình?
Làm
bất cứ công việc gì cũng vậy mà không biết nghỉ ngơi thì kết quả cũng kém và
không tốt đẹp. Chúng ta hay quên chúng ta có thể xác, nó là một bộ máy rất tinh
vi, rất mỏng manh, chỉ được sử dụng theo một chừng mực nào đó thôi. Còn tinh
thần, tự bản chất, không biết mệt, nhưng vì làm việc tùy thuộc vào thể xác, nên
cũng mệt với thể xác. Nếu chúng ta bắt thần kinh chúng ta lúc nào cũng căng
thẳng như giây đàn, thì nếu chúng ta không chết yểu, chắc làm việc cũng không
đắc lực bao nhiêu. Vì thế, nghỉ ngơi sau khi làm việc mệt nhọc là điều quan
trọng và cần thiết. Nghỉ ngơi có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúng ta
ai cũng kinh nghiệm điều này: mỗi khi đi đâu xa về hoặc sau khi làm việc mệt
nhọc, chúng ta muốn nghỉ ngơi một chút cho thoải mái, chứ chưa cần ăn uống. Hơn
nữa, nghỉ ngơi còn được coi là liều thuốc bổ tự nhiên không tốn tiền, nên người
ta còn khuyên phải biết nghỉ ngơi trước khi mệt mỏi nữa.
Chúng
ta cần nghỉ ngơi, nghỉ ngơi vậy thôi, và cả nghỉ ngơi trong Chúa nữa. Anh chị
em thử nghĩ xem: có phải cuộc đời chúng ta và hầu hết thời giờ của chúng ta bị
công việc làm ăn, nghề nghiệp hoặc những công việc linh tinh, không tên tuổi,
chiếm hết không? Ban ngày làm việc, tối về lại nghĩ đến việc làm: mở mắt ra đã
làm, đã bắt đầu rộn rã với mọi thứ việc. Chúng ta ngày nay khác hẳn với các cụ
cha ông chúng ta ngày xưa: ngoài những công việc cấp bách ra, các cụ không còn
thấy việc gì bắt buộc phải lưu tâm tới vấn đề thời gian. Các cụ làm việc tuy
vất vả, nhưng vẫn thong dong thoải mái. Cứ sáng ngày, thấy mặt trời ló dạng là
đi làm. Chiều tối thì ngồi lại với nhau uống trà, thưởng trăng, nói chuyện
phiếm.
Chúng
ta bây giờ thì khác hẳn. Nhịp sống được đo đắn cẩn thận bằng cái mà chúng ta
gọi là đồng hồ. Ai cũng đeo ở tay một chiếc đồng hồ, lâu lâu lại nhìn vào, lo
lắng, sốt ruột. Khi ở sở làm thì sốt ruột trông cho mau được về. Về nhà thì sốt
ruột đi làm việc này việc khác. Người ta có cảm tưởng cuộc sống là một chiếc
đèn cù, lửa đốt lên là bắt đầu chạy, chạy tưng bừng, rộn ràng, vội vã và chạy
vòng tròn, nghĩa là ngày nào cũng thế, cũng những việc ấy, cũng những vất vả
ấy, cũng nhọc mệt ấy… Có khi chúng ta làm việc đến quên mình và có thể quên cả
Chúa luôn.
Vì
thế, có người đã nói rằng: khuyết điểm lớn nhất của thời đại văn minh tiến bộ
ngày nay, cách riêng ở thành phố, là không biết nghệ thuật nghỉ. Người ta luôn
luôn đứng núi này trông núi nọ. Làm việc này chưa xong đã thèm làm việc khác.
Chúng ta chỉ sống về tương lai mà không biết sống cho hiện tại. Tâm hồn chúng
ta bị xâu xé, dằn vặt, kích thích bởi muôn thứ nhu cầu. Cho nên, thời nay chúng
ta thấy có nhiều người mắc những chứng bệnh: mất ngủ, nhức đầu, đau tim, đau
thần kinh, nhiều người bị áp huyết cao, và hình như có nhiều người mát, tưng
tửng, dở dở, ương ương, khùng khùng nữa…
Tóm
lại, qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy bảo chúng ta: không những chúng
ta phải hăng say làm việc, làm việc hết mình, nhưng cũng phải biết dành thời
giờ để nghỉ ngơi nữa. Như thế, chúng ta sẽ được khỏe mạnh hơn, phấn khởi hơn,
yêu đời hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ rằng: đã đành làm việc rồi thì
cũng phải có lúc nghỉ. Nhưng giờ nghỉ đi sau giờ làm việc chứ không đi sau sự
lười biếng. Chỉ có những người đã làm việc mới cần nghỉ. Ai không làm việc mà
cũng nghỉ là một người lười.
Vì
vậy, “Hãy nghỉ ngơi đôi chút” như Chúa Giêsu nói, không phải là một việc hao
phí thời giờ. Trái lại, đó là một lối bồi dưỡng tinh thần: nghỉ ngơi để cho thể
xác và tinh thần được thư giãn, khỏe mạnh, tỉnh táo, sáng suốt hơn. Cho nên,
người biết nghỉ là người có triết lý vừa sâu xa vừa thực tế, hiểu rõ chân giá
trị của cuộc sống và ý nghĩa thâm thúy của đời người.
15.
Vắng vẻ.
Số
người mắc bệnh thần kinh ngày nay càng ngày càng nhiều. Và một trong những lý
do đưa đến bệnh đó là nếp sống càng ngày càng ồn ào xô bồ. Ngoài đường thì
tiếng xe, tiếng máy, tiếng người ồn ào suốt ngày; trong nhà thì các thứ tiếng
nói, tiếng hát, tiếng nhạc từ các máy radiô, tivi, cassette; rồi còn những
tiếng khác từ các rạp hát, các loa phóng thanh v.v… Ở giữa bao nhiêu là tiếng
động ồn ào đó, con người ngày nay như bị quay cuồng, bị li tâm, bị trống rỗng,
thần kinh thì căng thẳng, và nội tâm thì nghèo nàn.
Để
thoát ra khỏi bầu khí ồn ào căng thẳng đó hầu tìm lại phần nào yên tĩnh, trầm
lặng, nội tâm… người ta đã tìm đến với Yoga, với Thiền, với những phương pháp
dưỡng sinh… Những hình thức này càng ngày càng lôi kéo được nhiều người tham
gia. (Đó cũng là một phản ứng tất nhiên để đánh quân bình lại với những hoạt
động quá náo nhiệt ồn ào đã nói ở đầu). Ở những nước công nghiệp phát triển,
vào mùa hè, người ta tạm nghỉ việc, rời bỏ nếp sống đô thị náo nhiệt và tìm đến
nghỉ ngơi ở vùng yên tĩnh hơn như miền quê, miền biển, miền núi… Và ngay ở Liên
hợp quốc cũng có một căn phòng đặc biệt, phòng này không trang trí gì cả, rất
trống trải nhưng rất yên tĩnh, dành cho các nhà ngoại giao, các nhà chính trị
nếu cần tìm một chút bầu khí trầm tĩnh thì đến đấy trong một thời gian nào đó…
Tất cả những cố gắng và những sáng kiến vừa kể trên cũng là một phản ứng tất
nhiên của con người để đánh quân bình lại với cuộc sống đã quá ồn ào như đã nói
ở trên.
Như
thế, chúng ta thấy được rằng một bầu khí yên tĩnh, một thời gian trầm lặng là
điều rất cần thiết cho con người. Nó cần thiết vừa để cho thân xác nghỉ ngơi,
vừa để cho tinh thần con người thư giãn, vừa để cho trí óc con người sáng suốt
nhìn lại cuộc sống mình, kiểm điểm và rút ưu khuyết điểm để định hướng cho cuộc
sống trong giai đoạn tới. Sau khi các tông đồ đi hoạt động truyền giáo một thời
gian trở về, Đức Giêsu đã bảo các ông chèo thuyền qua phía bên kia hồ, yên tĩnh
hơn để tỉnh dưỡng xác hồn “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ…”
Lời
khuyên này của Chúa ngày nay vẫn được những người tu hành, các giám mục, linh
mục, tu sĩ, đặc biệt coi trọng. Hằng năm, hàng tháng các vị đó vẫn có những
cuộc tĩnh tâm, có khi kéo dài một tháng, có khi một tuần, có khi một ngày, hay
ít ra cũng một buổi. Trong thời gian đó, họ sẽ kiểm điểm đời sống, cầu nguyện,
định hướng cho hoạt động sắp tới…
Còn
đối với giáo dân, cuộc sống chạy đua với miếng cơm manh áo khiến chúng ta không
có nhiều thời giờ rảnh rỗi để làm những cuộc tĩnh tâm như vậy. Tuy nhiên, chúng
ta đừng quên rằng yên tĩnh là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, cuộc sống
càng ồn ào chừng nào thì nhu cầu yên tĩnh càng cần thiết chừng ấy. Cho nên dù
bận rộn, thỉnh thoảng chúng ta cũng hãy cố gắng đi tìm một chút yên tĩnh cho
tâm hồn mình. Nhưng có nhiều thứ yên tĩnh:
]
Không phải thứ yên tĩnh
chỉ vì vắng tiếng động bên ngoài. Có những người vì quá quen với ồn ào nên khi
phải ở một nơi im lặng thì chịu không nổi, muốn phát điên lên. Chúng ta không
đi tìm thứ yên tĩnh đó.
] Chúng ta cũng không đi tìm thứ yên
tĩnh trống rỗng, nghĩa là bên ngoài đã hoang vắng mà trong tâm hồn cũng hoang
sơ, cằn cỗi.
]Thứ yên tĩnh mà chúng ta cần đi tìm là
thứ yên tĩnh tràn đầy hương vị ngọt ngào…Yên tĩnh bên ngoài để cho bên trong
tâm hồn có được những ý hướng cao thượng, những nhận định sáng suốt, những sức
mạnh an ủi khích lệ… Có một nhạc sĩ đã viết lên những câu nhạc như thế này: “Ta
hãy làm thinh chớ nói nhiều, để nghe dưới đáy nước hồ reo, để nghe tơ liễu rung
trong gió, và để xem trời giải nghĩa yêu…” Đó là thứ yên tĩnh ngọt ngào, phong
phú, là chính thứ yên tĩnh ta cần đi tìm.
Nhưng
tìm ở đâu bây giờ? Thưa thứ yên tĩnh đó ta có thể tìm thấy trong bầu khí trầm
mặc ở nhà thờ, trong những giây phút cầu nguyện, và ngay trong chính tâm hồn
mình. Nghe nói đến đây chắc chắn nhiều bạn trẻ thấy ngán! Đúng thế, chắc hẳn có
nhiều lần chúng ta cũng đã đến nhà thờ, cũng đã cầu nguyện… nhưng thấy nó buồn
tẻ làm sao, chỉ muốn ngủ gục thôi. Tại vì chúng ta như bị bó buộc phải đi vào
cảnh yên tĩnh đó một cách miễn cưỡng, cho nên chúng ta chỉ gặp được cái thứ yên
tĩnh chỉ vì vắng tiếng động bên ngoài, hay chỉ gặp thứ yên tĩnh trống rỗng như
đã phân loại ở trên. Muốn tìm thấy yên tĩnh đích thực, nghĩa là thứ yên tĩnh
ngọt ngào, phong phú thì chúng ta phải tự nguyện tìm yên tĩnh và để trọn tâm
hồn của mình lắng đọng trong cõi yên tĩnh đó.
Augustinô sau một thời gian tuổi trẻ
chạy theo danh vọng, tiền tài, khoái lạc đã bắt đầu thấy chán chường. Một hôm
chàng cầm theo một quyển sách vào ngồi trầm tư trong khu vườn vắng vẻ. Đột
nhiên, chàng nghe vang lên một tiếng trẻ con “Hãy cầm lấy mà đọc”. Augustinô
ngó xuống thì thấy tay mình đang cầm quyển Thánh Kinh. Chàng mở ra và đọc, đọc
được câu “Anh em đừng chạy theo xác thịt nữa nhưng hãy sống theo Thánh Thần
Chúa”. Câu nói ấy của thánh Phaolô trong thư ngài gửi giáo dân Rôma đã là khởi
đầu cho một cuộc sống mới của thánh Augustinô. Tất cả khởi đầu từ một giây phút
yên tĩnh của tâm hồn.
Tóm
lại, điều chúng ta cần ghi nhớ trong bài Tin Mừng hôm nay là lời Chúa khuyên:
“Chúng con hãy lui vào nơi vắng vẻ…” Để thực hiện lời Chúa, thỉnh thoảng chúng
ta hãy để cho tâm hồn mình lắng đọng lại, hãy tạm quên đi bỏ đi những ồn ào bên
ngoài để đi sâu vào tâm hồn mình, thỉnh thoảng chúng ta hãy cầu nguyện thật sự,
thỉnh thoảng chúng ta hãy vào nhà thờ với ước muốn thật sự tìm gặp ở đấy sự yên
tĩnh cho tâm hồn.
Và
cầu mong chúng ta sẽ gặp được điều mà chúng ta tìm kiếm.
16.
Bình an.
Một thanh niên lực lưỡng xin đốn cây
để phụ giúp gia đình. Thấy anh vạm vỡ, chủ liền trao cho anh một chiếc rìu, dẫn
anh vào rừng và bảo:
- Anh thử đốn cây này cho tôi xem.
Vì đã từng lao động, nên anh đốn rất
nhanh. Ông chủ nhận anh vào làm việc, đưa ra mức lương và cho nơi cư ngụ.
Dù mệt nhọc nhưng anh cảm thấy rất
vui, vì nghĩ rằng cuối tuần sẽ có một số tiền kha khá đem về gia đình. Thứ Hai,
Thứ Ba, rồi Thứ Tư vùn vụt trôi qua. Đến ngày thứ năm, chủ gọi anh vào cám ơn
và trao cho anh tiền công cả một tuần.
Anh vui sướng cầm những tờ giấy bạc
thấm đẫm mồ hôi, đôi mắt rạng ngời niềm vui. Bỗng chợt nhận ra có điều gì bất
thường, anh thắc mắc hỏi chủ:
- Tôi
xin cám ơn chủ đã trả lương cho tôi suốt tuần. Nhưng sao không để đến thứ bảy
mà lại trả lương vào hôm nay.
- Đáng
tiếc là tôi không thể mướn anh được nữa, vì theo sổ sách thì anh đốn được nhiều
cây nhất vào ngày thứ Hai, nhưng qua ngày thứ Ba cây đã giảm xuống, và ngày thứ
Tư anh là người đốn được ít cây nhất trong các công nhân ở đây.
- Nhưng
thưa ông chủ, tôi đã làm hết sức mình. Tôi đi làm sớm về trễ. Tôi chỉ nghỉ để
ăn trưa có nửa tiếng thay vì một tiếng. Tôi làm việc không ngừng. Tôi làm việc
cả giờ giải lao. Vậy ông chủ còn muốn gì nữa?
- Những
gì anh vừa nói không sai chút nào, tôi hoan nghênh sự nhiệt tình của anh. Nhưng
tôi chỉ xin hỏi anh một câu: anh có mài rìu không?
“Các
con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Sau cuộc hành trình truyền
giáo vất vả, các tông đồ phấn khởi thuật lại cho Đức Giêsu nghe những thành quả
vàng son của mình. Nhưng Người lại quan tâm đến con người hơn công việc. Người
muốn các ông hãy dành một chút nghỉ ngơi cho thân xác, một chút lắng đọng cho
tâm hồn, để tách mình ra khỏi đám đông, để sống tình thầy trò, tương giao mật
thiết với Thầy và với nhau.
Lắm
khi chúng ta quên mất “mài rìu”, vì cho rằng khối lượng công việc chồng chất,
vì thời buổi kinh tế cạnh tranh, nên không dễ tìm được một chút tĩnh lặng: để
thẩm định lại những biến cố, và soát lại công việc đã làm và lắng nghe được
tiếng Chúa mời gọi.
-
Nếu
muốn đốn nhiều cây càng phải năng “mài rìu” cho sắc.
-
Nếu
muốn đi thật xa càng phải luôn dừng lại để nghỉ ngơi, lấy sức.
-
Nếu
muốn hoạt động tông đồ hiệu quả, càng phải năng tĩnh dưỡng tâm hồn.
Khi được hỏi bí quyết nào khiến George
Washigton Carver thành công trong thành tựu khoa học của mình với trên 300 sản
phẩm hữu dụng, ông đã trả lời: “Tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng, và trong sự yên
tĩnh của buổi sớm mai, tôi lắng nghe tiếng Chúa và chương trình của Người xếp
đặt cho tôi”.
P. Doncocur đã quả quyết: “Không một
vĩ nhân nào đã thành công mà không đắm mình trong tĩnh lặng để hồi tâm và cầu
nguyện”. Vâng, trong
cuộc hành trình về quê trời, người ta không thể đi hết con đường vừa dài vừa
dốc, nếu không dừng lại nghỉ ngơi, lấy sức và định hướng.
17.
Tìm về nội tâm của bản thân.
Cách đây một vài năm, tờ báo Wall
Street Journal có cho đăng tải trên trang đầu một bài viết với tựa đề "Ở
một vài hãng sở, mỗi ngày đều có những dấu hiệu về việc đạo đức." Ví dụ:
hãng Reynolds Industries, một hãng tại Salem, SC luôn có một nhà nguyện và một
vị linh mục tuyên úy được trả lương. Hay tại hãng Midwest Federal Savings and
Loan tại Minneapolis, MN, ban chấp hành đã thiết lập một nhà nguyện thay vì một
nhà nghỉ ngơi cho các nhân viên.
Một bài báo khác trong tờ báo New York
Times gần đây đã viết về những thương gia trong thành phố New York: "Các
thương gia đã xoay sang việc cầu nguyện bởi vì họ mong muốn xây dựng một tình
bằng hữu với những người đồng nghiệp và qua đó, họ có thể thông cảm với nhau
những khó khăn trong công việc hằng ngày."
Cũng trong một ý hướng như bài báo
trên, một nhân viên ban chấp hành đã nói lên trong một cuộc họp hằng tuần tại
Chase Manhattan Plaza: "Đây là chỗ để tôi đến và lấy lại nguồn sống. Nếu
tôi không thể đến đây được thì tôi không biết tôi sẽ có thể làm được gì
không."
Tất
cả những điều nói trên của các nhà thương gia đều giống như điều mà Chúa Giêsu
đã nói với các môn đệ Ngài trong bài Phúc Âm: "Hãy đi... vào nơi hoang
vắng và tìm chỗ nghỉ một chút."
Thánh
Marcô đã tiếp tục giải thích tại sao Chúa Giêsu đã nói điều này với các môn đệ
Ngài. Đó là vì có quá nhiều người đang đòi hỏi các môn đệ nhiều điều đến nỗi họ
không có cả giờ để ăn uống.
Chúa
Giêsu hướng đến một điểm mà ai trong chúng ta cũng cần phải có. Điều đó là
chúng ta phải tìm giờ để lấy lại sức lực và tinh thần.
Nói
rõ ràng hơn, Chúa Giêsu có ý nói chúng ta cần phải biết rút lui vào nơi hoang
vắng để nhìn vào trong cung lòng của chúng ta, đặc biệt là tìm đến Thiên Chúa
đang hiện diện ở trong đó.
Chúng
ta luôn biết trở về với lòng mình, đi vào nội cung tâm hồn của mình, và gặp gỡ
Thiên Chúa, Người đang hiện diện ở đấy. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng tinh thần
của mình trong sự hiện diện của Thiên Chúa để chúng ta có thể mạnh mẽ mà sống
trong một thế giới hỗn tạp này.
Việc
quan trọng là chúng ta cần phải biết dành ra khoảng chừng năm mười phút mỗi
ngày để gặp gỡ Thiên Chúa, Người hằng mong muốn để nói chuyện với chúng ta và
làm mới lại tâm hồn chúng ta.
Lạy
Chúa, xin hãy làm cho nhịp tim con trở nên nhẹ nhàng bằng cách làm cho tâm trí
con được thinh lặng... Xin hãy bẻ gẫy những căng thẳng trong các mạch máu và
bắp thịt của con. Xin hãy giúp con biết được phép mầu để con có thể hồi phục
lại khả năng ngủ nghỉ của con.
18.
Đức Giêsu chạnh lòng thương – JKN.
Câu hỏi gợi ý:
1. Cảm xúc của Đức Giêsu ra sao khi thấy
dân chúng «như bầy chiên không người chăn dắt»? Cảm xúc ấy có dẫn Ngài đến hành
động không? Nếu ta đứng trước cảnh dân chúng như thế thì cảm xúc và phản ứng
của ta thế nào? Ta có hành động như Ngài không?
2. Mục tử tốt và mục tử xấu khác nhau chỗ
nào? Khác nhau ở lời nói hay ở hành động? Mục tử xấu có thể rao giảng thật hay,
và tỏ ra thật hiền lành đạo mạo nhưng lại có thể sẵn sàng làm ngơ trước đau khổ
của đồng loại không? Có thể căn cứ vào vẻ hiền lành đạo mạo để chắc chắn rằng
đó là mục tử tốt không?
3. Người mục tử tốt lành có thể không cảm
xúc trước những đau khổ của đàn chiên, sẵn sàng im lặng trước những bất công
ngay trước mắt mình, hoặc khoanh tay đứng nhìn bất động trước những bàn tay giơ
lên cầu cứu mình không?
Suy tư gợi ý:
1.
Khả năng «chạnh lòng thương» và hy sinh cho dân chúng
Bài
đọc 1 nói về những mục tử xấu và về lời Thiên Chúa hứa hẹn sẽ ban cho dân những
mục tử tốt. Vì thế, qua bài Tin Mừng được ghép với bài đọc I, Giáo Hội muốn nói
tới khả năng yêu thương của người mục tử, đặc biệt khả năng «chạnh lòng thương»
như Đức Giêsu trước những đau khổ của dân chúng, khả năng hy sinh để cứu khổ và
đem lại hạnh phúc cho họ.
Bài
Tin Mừng cho thấy sự đói khát chân lý của dân chúng. Họ chẳng những nghèo về
vật chất, mà còn nghèo về kiến thức, về khả năng suy nghĩ, về văn hóa, về tâm
linh, vì không ai chỉ dẫn dạy bảo họ. Khi thấy Đức Giêsu giảng dạy «như một
Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư» (Mt 7,29), họ theo Ngài rất
đông. Sau khi rao giảng và dạy dỗ họ đã lâu, Đức Giêsu và các môn đệ cảm thấy
mệt và cần nghỉ ngơi, nên phải «lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ
ngơi đôi chút». Nhưng dân chúng vẫn còn ham muốn được nghe Ngài dạy bảo, nên không
để cho Ngài và các môn đệ nghỉ ngơi, mà lại tiếp tục bám sát các ngài đến nỗi
các ngài «chẳng có thì giờ ăn uống nữa». Trước tình cảnh này, đáng lẽ Đức Giêsu
từ chối họ vì Ngài và các môn đệ cần phải nghỉ ngơi và cầu nguyện, đó là những
nhu cầu hết sức chính đáng của các ngài. Nhưng Ngài không làm như vậy mà lại
«bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều». Tại sao? Vì Ngài luôn luôn «chạnh lòng thương»
trước nỗi cùng khốn của họ, «họ như bầy chiên không người chăn dắt». Tình
thương bao la đã khiến Ngài trở nên rất nhạy cảm trước nhu cầu cũng như nỗi
thống khổ của mọi người. Tình thương ấy đòi buộc Ngài phải làm cho họ một cái
gì.
2.
Mọi mục tử cần có khả năng «chạnh lòng thương»
Ước
gì mọi mục tử - là những người muốn noi gương Đức Giêsu một cách đặc biệt và
triệt để hơn những Kitô hữu bình thường khác - cũng có khả năng «chạnh lòng
thương» trước những nỗi cùng khốn của những «con chiên» mình chăn dắt. «Chạnh
lòng thương» để sẵn sàng hy sinh cho họ: chẳng hạn hy sinh giấc nghỉ trưa, giờ
đọc kinh nguyện, thậm chí cả giờ nghỉ đêm… khi họ cần mình giúp đỡ. Tôi có quen
và rất cảm phục một linh mục nọ: khi có một bệnh nhân ở một bệnh viện nào kêu
ngài đến xức dầu hoặc giải tội, ngay cả vào ban đêm hay khi trời mưa, thì ngài
đều sẵn sàng lên đường đến với họ. Họ không biết kêu ai ngoài ngài trong những
trường hợp đặc biệt ấy, vì hầu hết các linh mục khác gần bệnh viện đều từ chối.
Thế rồi người này nói với ngài kia về sự sẵn sàng của ngài, nên về sau người ta
chỉ còn biết đến với Ngài, dù họ ở những bệnh viện khá xa. Điều khiến tôi phục
ngài sát đất là khả năng «chạnh lòng thương» của Ngài qua nhiều năm tháng vẫn
không suy giảm, khiến ngài luôn luôn sẵn sàng đến với những ai đau khổ, dù sức
khỏe ngài không được tốt lắm. Và nhất là vì ngài luôn luôn rất bận: ngài là cha
phó một xứ lớn, và cũng là một nhà nghiên cứu, viết lách, đồng thời còn bận làm
một số công tác trong giáo phận. Tôi hằng cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam có
được nhiều linh mục như ngài!
3.
Đời biết bao cảnh khổ đau khiến ta «chạnh lòng thương»
Đức
Phật nói: «Đời là bể khổ». Quả thật, đời người có biết bao nỗi khổ, nhất là
trong những đất nước theo những thể chế phi nhân, độc tài: dân chúng nghèo nàn,
lầm than, khổ sở trong một xã hội đầy dẫy áp bức, bất công. Trong những xã hội
như thế, người mục tử - vốn là hiện thân của Đức Giêsu - cần phải có khả năng
«chạnh lòng thương» hơn bất kỳ ở đâu khác. Trong xã hội Do-thái xưa, Đức Giêsu
đi tới đâu mà gặp những người đau khổ cần cứu giúp thì Ngài luôn luôn ra tay,
không bao giờ từ chối: «Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó» (Cv
10,38).
Hiện
nay, Ngài không còn ở trần gian để «thi ân giáng phúc» như thế nữa, nhưng Ngài
đã lập nên một đội ngũ mục tử - gồm những người tình nguyện tiếp nối sứ mạng
«mục tử» của Ngài - để thay Ngài và nhân danh Ngài «thi ân giáng phúc» cho tất
cả những ai đau khổ. Nhờ vậy, Ngài vẫn có thể rao giảng chân lý, nói những lời
an ủi mọi người qua miệng các mục tử ấy. Ngài vẫn có thể lắng nghe mọi người
bằng đôi tai của các mục tử. Ngài vẫn yêu thương bằng con tim của họ. Ngài vẫn
phục vụ bằng đôi tay họ. Ngài vẫn đến với mọi người bằng đôi chân của họ. Ngài
làm tất cả những điều tốt đẹp cho mọi người bằng bản thân của họ. Các mục tử
chính là hiện thân của Ngài giữa lòng thế giới đầy đau khổ này. Nếu mọi mục tử
của Ngài đều thật sự sống đúng điều họ đã cam kết khi dấn thân làm mục tử thì
dân chúng sẽ bớt được biết bao đau khổ!
4.
Những «mục tử ghẻ»
Nhưng
than ôi, nếu thời nào cũng có những «con chiên ghẻ» thì thời nào cũng có những
«mục tử ghẻ» như ngôn sứ Giêrêmia mô tả trong bài đọc I. Những «mục tử ghẻ» là
những mục tử có trái tim bằng đá chứ không phải bằng thịt (x. Ed 36,26), không
có khả năng «chạnh lòng thương» như Đức Giêsu. Vì thế, họ sẵn sàng làm ngơ và
lạnh lùng quay mặt đi trước những bất hạnh cùng cực của người khác, trước những
cánh tay đưa lên van xin họ cứu giúp một cách tuyệt vọng. Họ có thể điềm nhiên
nhìn những cảnh bất công xảy ra nhan nhản trước mắt cho chiên của mình mà trong
lòng không cảm thấy mình phải làm một cái gì, hay phải nói lên một lời nào để
cải thiện những cảnh ấy. Họ sợ bị phiền hà đến bản thân nên sẵn sàng tỏ ra vô
trách nhiệm trước mọi cảnh áp bức xảy đến với chiên của mình. Họ được Đức Giêsu
mô tả như những kẻ chăn chiên thuê: «Người làm thuê, vì không phải là mục tử,
và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói
vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (Ga 10,12).
Tệ
hơn nữa, nhiều «mục tử ghẻ» lại còn vì quyền lợi của mình mà sẵn sàng ngấm ngầm
đứng về phe kẻ ác, bênh vực kẻ gây bất công. Những mục tử này có thể là thầy
dạy về đức tin, về tình thương. Họ tuyên xưng đức tin ngoài miệng rất mạnh mẽ,
lên án gắt gao những ai chỉ tuyên xưng khác với mình một chút. Nhưng khi gặp
những tình huống cần phải chứng tỏ đức tin thực tế của mình, người ta mới thấy
đức tin ấy chỉ là thứ «đức tin chết» (Gc 2,26; x. 2,17), hay đức tin ngoài vỏ,
rỗng ruột. Những bài giảng về tình thương của họ nghe rất tuyệt vời, nhưng khi
cần phải chứng tỏ bằng thực tế chính tình thương của mình, người ta mới thấy
tình thương của họ chỉ là tình thương ngoài miệng lưỡi. Trong một xã hội phi
nhân và bất công, «đàn chiên» của những «mục tử ghẻ» ấy nhiều khi phải mang hai
lần ách: ách đời thường vốn đã nặng lại còn phải gánh thêm ách đạo nặng không
kém, vì thế họ trở nên bất hạnh gấp đôi những kẻ bất hạnh khác. Trái lại, một
mục tử tốt lành luôn luôn làm cho mọi người đến với mình cảm thấy được trút bớt
gánh nặng, hoặc cảm thấy mạnh sức hơn để có thể nhấc bổng gánh nặng của mình.
Kitô giáo đúng nghĩa phải đem lại giải phóng chứ không hề chất thêm gánh nặng
cho con người. Mọi mục tử phải nói được như Đức Giêsu: «Tất cả những ai đang
vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ bồi dưỡng cho» (Mt 11,28).
5.
Số phận của những mục tử
Nếu
những mục tử tốt lành sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và ân thưởng, thì những mục
tử xấu sẽ bị Thiên Chúa ra án phạt nghiêm khắc. Trong bài đọc I, ngôn sứ
Giêrêmia nói về số phận các mục tử xấu ấy: «Khốn thay những mục tử làm cho đoàn
chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác. Này Ta sẽ để ý đến các hành vi gian
ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi» (Gr 23,1-2). Ngôn sứ Dacaria cũng
viết: «Ta sẽ bừng bừng nổi giận đánh phạt các mục tử» (Dc 10,3); «Hãy nghe
tiếng rú của các mục tử, vì vẻ huy hoàng của chúng đã tiêu tan» (11,3). Những
mục tử xấu đáng trừng phạt. Vì thế, nếu không có khả năng «chạnh lòng thương»
trước những đau khổ của con người, tốt hơn không nên làm mục tử. Đã nhận sứ
mạng làm mục tử thì phải biết yêu thương đàn chiên. Những mục tử không thương
đàn chiên, bỏ mặc chiên cho sói ăn thịt, hoặc còn hùa theo những kẻ gian ác để
hại đàn chiên thì có thể được ưu đãi, trọng vọng, được sung sướng, được hưởng
nhiều ân huệ và đặc quyền đặc lợi mà những kẻ bóc lột đàn áp chiên dành cho.
Nhưng rốt cuộc cuộc đời họ sẽ kết thúc trong đau khổ, họ sẽ mang tiếng xấu muôn
đời. Những vết nhơ, những vết đen trong lịch sử cuộc đời họ làm sao có thể rửa
sạch được? Danh thơm tồn tại mãi, mà tiếng xấu cũng không bao giờ phai. Người
đời vẫn thường nói: «Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ
trơ».
Cầu nguyện
Lạy
Cha, trong xã hội và thế giới hiện nay có rất nhiều mục tử, nhiều nơi thậm chí
dư thừa, nhưng mục tử tốt biết «chạnh lòng thương» và biết hy sinh cho đàn
chiên thì vẫn luôn luôn thiếu. Dân chúng đau khổ không cần những mục tử vô tâm,
họ chỉ cần và rất cần những mục tử biết «chạnh lòng thương». Xin Cha hãy ban
cho chúng con những mục tử tốt ấy như Cha đã hứa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia (Gr
23,4). Amen.
19.
Đi tìm con người – Lm. Nguyễn Lộc Hòa
Truyện kể rằng: Một hôm trên thành
A-ten nhìn thấy nhà hiền triết Đi-ô-sen với chiến đèn lồng thắp sáng trên tay
đi đi lại lại săm soi như tìm kiếm gì đó giữa phố xá đông vui. Lúc ấy lại vào
ban ngày nắng chói chang có người không nén nổi tính tò mò lẫn kinh ngạc lên
tiếng nói: “Thưa tiên sinh, ngài tìm chi giữa thanh thiên bạch nhật vậy”. Nhà
hiền triết trả lời: “Ta tìm con người”. Câu trả lời ngắn ngủi như hàm chứa
những chuỗi dài suy nghẫm cho nhiều thế hệ. Hóa ra ngay ở thời Đi-ô-sen tìm ra
một con người cho đáng phẩm chất người quả là việc quá nhiêu khê như mò kim
dưới đáy biển.
Bài
Tin Mừng thánh Maccô cho thấy: Trái tim Chúa Giêsu lại cứ trào lên trong lòng
người một nổi cảm thương vô hạn khi chứng kiến đám dân chúng bơ vơ ngơ ngác như
chiên không người chăn dắt. Sao lại không có người chăn dắt? Họ là người Israel
có vua quan, có chức quyền, có nhà nước cai trị mà. Phải mà không phải vậy. Bởi
lẽ vua Hê-rốt và quần thần của ông ta thực chất chỉ là chính quyền bù nhìn phải
dựa vào thế lực của đế quốc Rôma để sinh tồn. Điều suy nhất họ vẫn cần mẫn chu
toàn là giáng xuống đồng bào khốn khổ của họ, siêu cao thuế nặng để có của cống
nạp cho quan tề nước lớn. Đồng thời không từ một biện pháp chuyên chính đẩm máu
nào để chèn ép mọi manh nha phản kháng nổi dậy của dân chúng. Nhưng dù gì thì
dù, người Israel vẫn cứ là dân riêng của Chúa. Họ có tôn giáo, có đền thờ, có
các bậc lãnh đạo tinh thần, những vị này đâu hết rồi. Có chủ chăn song cũng như
không. Một số các vị gồm tư tế và kinh sư chạy theo thời cuộc dấn sâu vào chính
trị. Tôn giáo đối với họ chỉ là thứ để tạo thế lực đổi chac1t với nhà cầm
quyền. Một số các vị khác đặc biệt như nhóm tư tế đền thờ đã tận dụng vai trò
“thầy cúng” của họ để làm giàu, thậm chí biến nhà Chúa thành thị trường kinh
doanh trục lợi. Cũng chính vì tham vọng tiền và quyền họ thi nhau xén lông vắt
kiệt sữa chiên trong khi không hề bận tâm lo cho chiên nắm cỏ, ngụm nước . Bóc
lột chiên chán chê họ quay ra ẩu đả cắn xé lẫn nhau. Đó là bức tranh thảm
thương của dân chúng thời ngôn sứ Giê-ri-mi-a vừa được tái hiện hầu như nguyên
vẹn trước mắt Đức Giêsu. Không đau lòng Đấng Cứu Thế sao được, không xót dạ vị
Thiên Sai sao được, nổi đau vừa do số phận đáng thương của đàn chiên và vì tính
cách bất xứng vô đạo của các chủ chăn chiên. Đây là thời điểm Thiên Chúa bị chủ
chăn tối cao hành động. Ngài sẽ nghiêm khắc trừng trị đám chủ chăn gian ác bất
xứng. Người đem đàn chiên của người khỏi tay chúng để trao cho vị mục tử nhân
lành chăm sóc. Vị mục tử này giàu lòng cảm thương vừa lo cho chiên ăn mạnh
trong đàn vừa lặn lội đi tìm chiên lạc.
Và
như thánh Phaolô miêu tả vị mục tử chính nhân đó sẽ thí mạng đổ máu trên thập
giá để hòa giải liên kết chiên thành một để biến đổi mọi kẻ xa lạ thành người
nhà bà con ruột rà với nhau và với Thiên Chúa.
Sứ
điệp Lời Chúa đến với mỗi người, mỗi cộng đoàn Hội thánh cũng như với đất nước
ta hôm nay làm sống lại niềm hy vọng gần như tàn lụi giữa bao khó khăn truyền
miên trong lịch sử và trong hiện tại. Thiên Chúa vẫn luôn để mắt đến dân của
ngài. Đức Giêsu Kitô vị mục tử nhân lành đầy lòng trấn ẩn luôn dẫn dắt bảo vệ
và nuôi dưỡng đàn chiên của người.
20.
Chúng ta hoạt động đến đâu.
Tin
Mừng hôm nay nhắc lại một cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu bằng
sự bất dung hợp giữa các hoạt động sôi nổi không kiểm soát được của các môn đệ,
và thái độ của Chúa Giêsu, thái độ ấy là: Ngài động lòng xót thương đối với
những kẻ bơ vơ như bầy cừu không ai chăn dắt, nên Ngài dạy dỗ họ nhiều điều.
Một
đàng, ta có thể thấy sự xuất hiện một thứ hoạt động trở thành cùng đích cho
mình, và quên đi những kẻ vì họ mà mình hoạt động, đàng khác, thái độ của Chúa
Giêsu trước hết là lo lắng cho những con người và nhu cầu thực sự của họ. Tin
mừng nhắc lại cho chúng ta thấy bằng cách nào Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ
một bài học về mục vụ mà không làm cho họ chán nản, không ngăn chặn sự quảng
đại của họ.
“Hãy
đi vào nơi thanh vắng và nghỉ ngơi”
Chúa
Giêsu cố ý chấm dứt câu chuyện về một chuyến làm mục vụ có vẻ cấp bách nhất và
mang lại thành công nhất. Vì sự thành công đó mà công việc mục vụ này dường như
rơi vào một nguy cơ, như có thể xảy ra cho những công việc mang lại thành công
quá nhanh chóng. Những công việc này bị lôi cuốn vào những xung đột không giải
quyết được: làm sao tiếp tục tăng trưởng, đảm nhiệm tất cả, những sự thay đổi
mà việc tăng trưởng đòi hỏi, và đồng thời, giữ được căn tính của công việc đó?
Có những kỹ nghệ thịnh vượng, những nhà xuất bản đang lên, nhưng cũng có tạp
chí, những việc buôn bán sụp đổ và biết mất.
Cuộc
khủng hoảng ấy cũng có thể xảy ra cho những công trình mà khởi đầu đã mang lại
những thành công lớn nhất. Và không thiếu những sự kiện đa dạng vào những năm
gần đây để minh hoạ điều này. Bao nhiêu Kitô hữu đã bỏ đức tin? Bao nhiêu tu sĩ
đã bỏ ơn gọi? Bao nhiêu sự nghiệp có vẻ bền bỉ đã biến mất? Ta đừng đoán xét.
Nhưng hãy lắng nghe bài học của Chúa về sự cần thiết phải có một cái nhìn đúng
đắn về sứ vụ được giao phó cho chúng ta.
Đi
bộ từ khắp các thành phố.
Nếu
Chúa muốn chấm dứt việc mục vụ này, không phải vì nó thất bại, cũng không phải
vì nó thiếu ảnh hưởng trên dân chúng. Người ta cần nó. Họ từ khắp nơi tuôn đến.
Họ đi vòng chung quanh hồ để gặp lại Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài.
Một
cuộc đi bộ cần thiết… để loại bỏ những kẻ hiếu kỳ, những kẻ đa nghi, những kẻ
lợi dụng. Cần phải suy nghĩ hai lần, và tự hỏi tại sao người ta tìm kiếm Chúa
Giêsu, trong lúc những người nghèo, những người bệnh và kẻ tội lỗi là những
người đến gần Chúa Giêsu trước hết và Ngài bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều; Chúa
Giêsu tiếp tục sứ vụ, khi trả lại cho sứ vụ ý nghĩa thực sự của nó: đó là rao
giảng Tin mừng cho người nghèo. Ngài đã chẳng nói trong hội đường Caphacnaum
rằng rao giảng này là đặc điểm chính yếu của sứ vụ Ngài đó sao?
Động
cơ của sứ vụ ấy là lòng thương xót của Ngài đối với người nghèo. Lòng thương
xót ấy đem đến cho con người một ý nghĩa nâng cao, giải phóng và hoàn thiện con
người. Một lòng thương xót tạo nên sự sống. Tự nhiên hình ảnh người mục tử hiện
ra trong trí chúng ta. Công việc của người mục tử thật khó khăn. Họ phải liên
lỉ canh chừng, kiên nhẫn để đưa dẫn đàn chiên không phải lúc nào cũng tin tưởng
đến những đồng cỏ xanh tươi.
Một
cách rất đơn giản, Chúa Giêsu đã đưa sứ vụ trở về đúng hướng. Ngài cũng xác
định với những kẻ thuộc về Ngài: rằng người mục tử bao giờ cũng cần phải có
thời gian, nhiều thời gian và kiên nhẫn cùng với sự tôn trọng khả năng của
những kẻ được ủy thác cho họ.
21.
Kiểm điểm.
Sau
cuộc đi thực tập truyền giáo trở về, các tông đồ đã sung sướng kể lại những
thành quả tốt đẹp đã gặt hái. Nghe xong, Chúa Giêsu đã mời gọi các ông vào nơi
thanh vắng, như Ngài vốn làm, để nghỉ ngơi, để cầu nguyện cũng như để kiểm điểm
về những biến cố mà họ đã gặp và đã sống.
Trong
một vài phút ngắn ngủi này, tôi muốn chia sẻ về việc kiểm điểm đời sống để biết
rõ chính bản thân của mình.
Con
người ngày nay biết được nhiều sự, nhưng có một sự cần biết hơn cả thì họ lại
mù tịt, đó là biết chính bản thân mình. Con người ngày nay khám phá ra nhiều
thứ, từ những bí mật dưới lòng biển cả cho đến những tinh tú trên bầu trời cao,
nhưng có cái cần khám phá hơn cả thì họ lại quên lãng, đó là khám phá chính tâm
hồn của mình.
Từ
xưa, người ta đã nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của việc biết mình.
Đông
phương thì bảo:
-
Tri
bỉ tri kỷ, bách chiến báchthắng. Biết mình biết người, trăm trận đều thắng.
Còn
Tây phương thì khuyên:
-
Connais-toi,
toi-même. Hãy biết chính mình bạn.
Sở
dĩ như vậy vì không biết mình thì khó mà khiêm nhường, không khiêm nhường thì
khó mà nhân đức, không nhân đức thì khó mà được vào nước trời. Không biết những
sai lỗi thì làm sao có thể uốn nắn mà trở nên hoàn thiện.
Tuy
nhiên, biết mình không phải là chuyện dễ, bởi vì như một thi sĩ đã bảo:
-
Con
người khó mà đo được tâm hồn của mình một cách chính xác, bởi vì cái thước họ
dùng luôn sai lạc, hoặc ngắn quá hoặc dài quá.
Một
người đã sạch thì chỉ một vết nhơ nhỏ mọn cũng đã đủ để cảm thấy bức rức khó
chịu rồi tắm gội lại ngay. Trái lại, một người đã lem luốc bẩn thỉu, dính đầy
dầu mỡ, thì dù bùn đất có dính vào thì cũng chẳng cảm thấy chi. Cái bi đát là ở
chỗ người say thì chẳng bao giờ nhận mình là say. Còn kẻ tội lỗi thì chẳng nhận
thấy mình có tội lỗi gì.
Chúng
ta giống như người đeo hai cái giỏ. Cái giỏ đằng trước đựng những sai lỗi của
kẻ khác còn cái giỏ sau lưng thì đựng những sai lỗi của mình. Do kiêu ngạo,
chúng ta thiếu nhận biết về bản thân cùng những sai lỗi của mình. Trái lại,
những khuyết điểm của người khác thì chúng ta lại biết rất rõ và kết án một
cách rất là nghiêm khắc.
Bởi
đó chúng ta phải luôn luôn tự hỏi:
-
Tôi
là ai và tôi như thế nào? Đâu là những cám dỗ tôi thường gặp, đâu là những tật
xấu tôi thường vấp mắc và đâu là những tội tôi thường phạm?
Tất
cả những câu hỏi trên, chúng ta chỉ có thể tìm thấy được câu trả lời một cách
xác thực nhất trong thinh lặng, cầu nguyện và kiểm điểm đời sống.
Bởi
đó, giữa giòng đời huyên náo, chúng ta hãy biết dành lấy những giây phút thinh
lặng để cầu nguyện, để tính sổ cuộc đời với Chúa, và nhìn lại những bước đường
đã đi.
Qua
những giây phút thinh lặng ấy, chúng ta sẽ trở về nguồn và từ đó xác định rõ
hơn mình đang ở đâu và mình đã đi tới đâu rồi? Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng uốn
nắn lại đường đi nước bước của mình.
Đồng
thời, chúng ta sẽ lãnh nhận được một nguồn sinh lực và ơn sủng dồi dào nhờ việc
kết hợp và gắn bó mật thiết với Chúa.
Chính
vì thế, người ta đã đưa ra một kinh nghiệm sống như sau: Tâm hồn càng nhận được
nhiều trong thinh lặng thì càng ban phát nhiều hơn trong hành động và trong
cuộc sống.
22.
Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.
CHÚA GIÊSU ĐỘNG LÒNG XÓT THƯƠNG
Chính
vì muốn tường trình cho Thầy mình công việc rao giảng nên các môn đệ đã trở về
gặp lại Chúa Giêsu (c.30). Đã đến giờ các thừa sai làm bảng tổng kết đầu tiên.
Đây là lần duy nhất trong sách Tin Mừng, Maccô gán cho nhóm Mười Hai biệt danh
“Tông đồ”, nghĩa là “những kẻ được sai đi”. Chúa Giêsu moơì các bạn hữu Ngài
tìm chỗ yên tĩnh xa lánh mọi người để nghĩ ngơi cho lại sức (c.31a). Đám cứ
quấy nhiễu không cho họ có thời giờ phục hồi sinh lực (c.31b). Như thế chủ đề
về thực phẩm mà Maccô dự tính trình bày đã được loan báo. Có sự tương phản sống
động giữa một ý định chạy trốn đám đông (sang bên kia hồ) và một bên là làn
sóng người tìm cách cuốc bộ tới địa điểm trước để đón các Ngài (2,32-33).
Vì
thế, vừa đặt chân lên đất, Chúa Giêsu đã lại thấy một đám đông vô kể (c.34).
Chúa Giêsu không thể và cũng không muốn trốn họ nữa. Ngược lại, Maccô nhấn mạnh
đến sự lo lắng đặc biệt Chúa dành cho đám đông này. Trong tiếng Hy Lạp, thành
ngữ “động lòng xót thương” có ý nghĩa rất mạnh. Bản văn nói lên rõ ràng: “Lòng
dạ Ngài xúc động” giống như lòng dạ Thiên Chúa đối với dân Người (Hs 11,8).
Lòng
xót thương của Chúa Giêsu có thể sánh ví với lòng xót thương của người mục tử
đối với bầy chiên bơ vơ lạc lõng. Ở đây phảng phất chủ đề căn bản của Cựu Ước,
Israel được trình bày như một đàn cứu được Thiên Chúa và các mục tử Ngài gửi
đến dẫn dắt. Tuy nhiên không phải tất cả các mục tử này là những người gương mẫu
giống như Môsê hoặc Đavit (x.Ed 34,1-31). Dân Chúa từng gặp phải và vẫn còn gặp
phải những người lãnh đạo rất bất xứng với sứ mệnh của họ. Vì thế Thiên Chúa đã
hứa sẽ ban cho Israel một vị mục tử nhân lành là chính Đấng Mêsia được toàn dân
mong đợi. Trong chương này, Chúa Giêsu xuất hiện như vị Mục Tử thần linh cực kỳ
lo lắng cho dân Ngài. Và Maccô nhấn mạnh việc Chúa bắt đầu bằng hành động “giáo
hóa” dân chúng một cách kỹ lưỡng. Có tới hai lần, tác giả ghi nhận tầm quan
trọng của lời Chúa Giêsu giảng dạy (1,22; 4,1-2) dù không hề xác định rõ nội
dung của lời giảng dạy đó. Ở đây cũng thế. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn mang đầy
ý nghĩa. Trước khi cho dân chúng bánh ăn thì lời giảng của Chúa Giêsu đã làm
cho họ “no thỏa”. Trình thuật hóa bánh sắp diễn ra không được phép tách lìa
khỏi trình thuật giảng dạy trước đó. Bởi vì chính Chúa Giêsu đã “dùng Lời” để
cố quy tụ đám đông thành một dân mới của Thiên Chúa. Từ xưa Giáo Hội đã ghi
nhận điều này. Trong nghi thức Thánh Thể, Giáo Hội luôn luôn nối kết “hai bàn
tiệc” với nhau: trước hết là bàn tiệc Lời Chúa, rồi sau đó là bàn tiệc Bánh
Thánh.
23.
Chú giải của Noel Quesson.
Các
tông đồ tụ họp chung quanh Đức Giêsu.
Đây là lần đầu tiên và lần duy nhất, Maccô gọi các môn
đệ là "Tông đồ" ("apostoloi", có nghĩa là "những kẻ
được sai đi"). Chúa nhật vừa qua, chúng ta đã nghe Đức Giêsu dặn dò các
Tông đồ, khi sai các ông lên đường. Các ông đã sống một ít ngày, không biết mấy
ngày, từng hai người một nhưng không có Người. Các ông trở về sau một cuộc
truyền giáo. Các ông đã cảm nghiệm được sức mạnh của Tin Mừng, nhưng chắc hẳn
các ông cũng đã có kinh nghiệm về sự chống đối, khước từ, lãnh đạm. Và đoạn Tin
Mừng này cho thấy các ông rất mệt mỏi. Cần sự nghỉ ngơi. Vào thời đó, người ta
chỉ đi bộ.
Và
kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã giảng
dạy.
Đó là giờ ‘báo cáo’. Hành động rồi xét lại hành động đó
để hiểu nó hơn trong đức tin và để làm tốt hơn trong những lần sau. Ngày nay
người ta thường tụ họp nhau lại. Người ta quen làm việc theo nhóm, trong sinh
hoạt học đường, nghề nghiệp, nghiên cứu: Các Hiệp hội, nghiệp đoàn, ủy ban đủ
loại, thường triệu tập thành viên của mình để góp chung ý kiến, dự thảo các dự
án. Ngày nay, người ta nói nhiều về "thảo luận", "đối
thoại". Đó là một phần thuộc bản chất con người. Một lần nữa chúng ta thấy
Đức Giêsu đã hoàn toàn hòa nhập vào bản chất sâu xa của con người; sống trong
tương quan và góp phần với người khác. Ngày nay nhiều Kitô hữu đã hiểu rằng,
đức tin của họ sẽ mạnh hơn biết bao, nếu họ liên kết với những người anh em
khác để giải thích và chia sẻ Tin Mừng. Đó là mục đích của việc họp mừng Thánh
Thể mỗi Chúa nhật. Sau một tuần thi hành sứ vụ, người Kitô hữu "trở
về" với Đức Giêsu. Tôi có điều gì để nói với Chúa không? Tôi có cầu nguyện
với Người về cuộc sống của tôi trong tuần qua không?
Mọi
việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã giảng dạy.
Thánh Maccô tóm lại tất cả sứ vụ của các Tông đồ trong
hai bình diện "làm" và "nói". Đó cũng là đặc điểm hoạt động
của Đức Giêsu: Những hành vi xót thương, giảng dạy. Đức Giêsu và các tông đồ
đều là những người thợ cùng làm một công việc.
Người
bảo các ông: "Anh em hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi
chút". Quả thế kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì
giờ ăn uống nữa. Vậy, các ngài xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang
vắng.
Đức Giêsu cũng "nghỉ mát". Đức Giêsu đề nghị
với các bạn của Người, đang quá mệt mỏi vì công việc, hãy dành một thời gian để
nghỉ ngơi thư giãn. Quá tải, căng thẳng thần kinh mà ngày nay người ta gọi là
‘stress’ có hại cho công việc Tông đồ cũng như các công việc khác. Đức Giêsu
muốn cho mọi người nam cũng như nữ được quân bình, thanh tĩnh, ổn định. Đó là
nhu cầu thinh lặng, cô tịch, tránh xa đám đông. Đó là điều cần thiết cho con
người mọi thời, đặc biệt cho con người thời nay, có thể dễ bị bệnh nhồi máu cơ
tim do sự biến động trong các thành phố. Trong một tuần lễ, một ngày sống, tôi
có tự ý dành một khoảng thời gian để sống thinh lặng cô tịch không? Tôi phải
qua những kỳ nghỉ nào?
Đây không phải là lần duy nhất Máccô cho chúng ta biết
Đức Giêsu thích sự cô tịch và tránh xa đám đông. Đức Giêsu còn biết chọn những
nơi hiện diện: "Một ngọn núi cao riêng biệt" (Mc 9,2). Những bờ dốc
thẳng bao quanh hồ phía đồi Gôlăng (Mc 5,1) những bãi biển Phênixi xứ Xyria hay
xứ Libăng (Mc 7,24-31) đôi bờ của con thác miền núi gần nguồn sông Giođan dưới
chân núi Héc-mon (Mc 8,27).
Đến
nơi thanh vắng trong sự cô tịch, anh em hãy nghỉ ngơi.
Đức Giêsu khích lệ các Tông đồ đi đến một nơi thanh vắng
yên tĩnh. Đời sống nội tâm đòi buộc phải suy niệm. Sự náo động bên ngoài chỉ
đưa đến phiến diện bề ngoài. Không có một công trình vĩ đại nào của con người
được thực hiện mà lại không có sự tập trung cao độ, cố gắng yên tĩnh và tự chủ.
Bất cứ một cuộc sống đúng đắn nào của con người cũng phải trải qua từ giai đoạn
hoạt động “bên ngoài" đến những giai đoạn suy tư "bên trong" –
xem, xét, làm. Xem lại, xét lại, làm lại. Điều này lại càng đúng với đời sống
Kitô hữu: Không có cuộc sống Kitô hữu nào vững chắc và sâu xa mà lại không thể
hiện hai nhịp sau: Sống "nội tâm" và hoạt động "bên ngoài".
Tôi có dành thời gian để suy niệm không? Thời gian tôi dành cho sự cầu nguyện
trong khoảng 24 giờ là bao nhiêu? Tôi có sự thinh lặng, cô tịch không? Tôi có
quen vặn rađiô hay tivi để lấp đầy khoảng trống thời gian của tôi không? Còn
những Chúa nhật của tôi ra sao? Có phải là ngày sabat, ngày nghỉ ngơi không?
Thấy
các ngài ra đi nhiều người hiểu ý các ngài, nên từ khắp thành, họ cùng nhau
theo đường bộ chạy đến nơi trước các ngài. Bước lên bờ, Đức Giêsu thấy đông đảo
dân chúng.
Ở đây Đức G'iêsu và các môn đệ dường như đang chơi trò
"ú tim" hay "cút bắt" với đám đông. Nhưng không có cách nào
trốn được. Người ta muốn trốn đám đông Nhưng người ta cũng phải lo cho đám đông
đó. Người ta muốn trốn để nghỉ ngơi, tránh sự quá tải đến nỗi không có thời giờ
để ăn. Người ta sắp xếp để rút êm, nhưng đám đông đã ở đó trước. Phản ứng của
Đức Giêsu trước sự bất ngờ trái ý, làm xáo trộn chương trình của Người thế nào?
Đức
Giêsu thấy đông đảo dân chúng thì chạnh lòng thương.
Lạy Chúa, người ta nhận biết rõ Chúa nhờ điểm đó. Trước
tiên, con muốn dành thời giờ để tưởng tượng phản ứng của Chúa. Chúa bước lên
bờ. Đám đông đang ở trên bãi biển -Đám đông chạy ùa đến với Chúa. Thay vì bực
mình, lạy Chúa, Chúa đã tiếp đón họ. Sự cô tịch, nghỉ ngơi được dời lại vào một
lần khác. Trước những trường hợp cấp bách, Chúa cũng phải thay đổi chướng trình
của Người. Người đã đáp lại lời mời gọi của kẻ khác. Biết bao bà mẹ muốn nghỉ
ngơi mà không được. Lạy Chúa, Chúa đã trải qua kinh nghiệm này. Tình yêu là
thế. Làm những gì mà người ta "có lẽ không muốn", làm những gì
"phải làm", những việc "đang ở đó", "Kẻ nào muốn làm
môn đệ Tôi, hãy khước từ chính bản thân mình và hãy theo Tôi" (Mc 8,34),
Kẻ nào liều mất mạng sống của mình, sẽ được sống" (Mc 8,35). Thua mất!
Chúa đã thua mất. Người đòi hỏi chúng ta hãy làm như Người; Thua mất vì tình
yêu.
Người
chạnh lòng thương.
Cảm xúc này đã biểu lộ trên ương mặt, trong cử chỉ của
đôi -tay, trên môi, trên mắt, trong giọng nói của Đức Giêsu thế nào?
Đức Giêsu nhìn đám đông cách trìu mến, đám đông đó là
hình ảnh thế gian qua mọi thới đại. Vào lúc này đây, lạy Chúa, con tin rằng
Chúa vẫn tiếp tục nhìn thế giới của chúng con hôm nay với cái nhìn "trắc
ẩn" như thế? Còn tôi? Cái nhìn của tôi trên đám đông như thế nào?
Vì
họ như bầy chiên không người chăn dắt.
Hình ảnh đẹp làm sao! Chiên không người chăn! Thật là
hỗn độn? Phải làm gì bây giờ? Mối tương quan giữa Chúa và dân Người đã không
ngớt được mô tả dưới biểu tượng này. Sự ra khỏi Ai Cập đã do Giavê dẫn dắt như
một người chăn chiên dẫn đoàn chiên vào sa mạc (Xh 15,13). Môisen lúc chết đã
lo lắng cho dân Israel "như chiên không có chủ chăn” (Ds 27,17). Trong bài
đọc thứ nhất của Chúa nhật này, Giêrêmia cho thấy dân chúng được giao cho những
kẻ chăn chiên xấu, họ để chiên bị chết và tản mát trong đồng cỏ của Chúa (Gr
23,1-6). Chúa nhật này, chúng ta hát lên Thánh Vịnh 22; "Chúa là Mục tử
chăn dắt tôi, tôi còn thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, Người cho tôi ngơi
nghỉ". Chính Đức Giêsu cũng đã dùng lại hình ảnh này: "Ta sẽ đánh
người chăn chiên và các chiên sẽ bị tản mác" (Mc 14,27). Người xác quyết
mình được sai đến với nhung con chiên lạc" (Lc 19,10; 15,4-7). Người là
Mục tử nhân lành (Ga 10). Ở đây Đức Giêsu xử sự như Đấng Mêsia đã được Thiên
Chúa hứa. Và chúng ta có thể nói, Người thay cho Thiên Chúa: Đó là Thiên Chúa -
Mục tử của dân Israel.
“Những con chiên không người chăn". Đó là hình ảnh
của thế giới qua mọi thời đại, đó cũng là hình ảnh của thời đại chúng ta. Như
vậy phải chăng có ý nói rằng thế giới đang rơi vào hỗn loạn? Chúng ta biết rằng
có những vị thủ lãnh, những người lãnh đạo dân chúng xuất hiện và tự cho mình
là người hướng dẫn quần chúng. Người ta đang tìm Đấng "Chúa hứa ban".
Nhưng thường thì sau một thời gian hy vọng, lại thấy sự áp bức, thối nát tham
nhũng tái diễn. Biết bao quốc gia trên hành tinh chúng ta hiện nay có thể chế
dân chủ tự do, nhưng cũng biết bao nước khác đang phải chịu những chế độ độc
tài, với kỷ luật khắt khe, chỉ nô lệ hóa lương tâm con người và bắt những đầu
óc tự do phải câm lặng.
Chúa Giêsu đã đến trong một thế giới như thế. Quốc gia
lúc bấy giờ là đế quốc La Mã. Quân đội chiếm đóng đã áp đặt trên dân chúng một
chính sách nặng nề.
“Chiên không có chủ chăn": Đó là một nhân
loại mất phương hướng, không biết tìm đâu ra ý nghĩa cuộc sống của mình. Ai sẽ
cho chúng ta thưởng nếm hương vị của đồng cỏ xanh tươi?
Và
Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
Việc đầu tiên Đức Giêsu giúp cho những đám đông mất
phương hướng đó, là "Phục vụ Lời Chúa". Một lần nữa Máccô không nói
cho chúng ta biết nội dung của giáo huấn trên. Ông chỉ muốn gợi ý cho chúng
biết rằng: Nội dung đó chính là con người Đức Giêsu.
Lạy Chúa, con đang lắng nghe. Xin Chúa hãy nói nhiều
hơn…
24. Chú giải của Fiches
Dominicales.
ĐỨC GIÊSU, VỊ
MỤC TỬ THIÊN SAI
VÀI ĐIỂM CHÚ
GIẢI
1. Từ đám đông
như bày chăn không người chăn dắt
Sự thể bắt đầu gần giống như một trò chơi ú tim. Khác
một điều là ở đây người chơi không có cách để ẩn mình! Thầy trò Đức Giêsu muốn
trốn khỏi đám đông, thì rốt cuộc lại phải chăm lo cho đám đông. Trình thuật
nhìn bề ngoài có vẻ như một cảnh "chụp vội”, nhưng xét kỹ mới thấy là rất
công phu. Trình thuật cốt ý làm một nhịp cầu nối hai sự kiện lại với nhau là
công việc truyền giáo vừa hoàn thành của Nhóm Mười Hai và việc hóa bánh sắp
diễn ra bằng cách đặt Đức Giêsu trước mặt đám đông mà Người không thể tránh
khỏi được. Đúng là có một vài chi tiết không thích hợp, theo như nhận xét của
M.E. Boismard: "Việc mô tả đám đông tụ tập lại thật là kỳ lạ, và người ta
có cảm tưởng là Máccô phối hợp hai tư liệu khác nhau. Theo tư liệu thứ nhất, có
một đám đông đã ở bên cạnh các ngài trước khi các ngài lên đường ra đi (c 31).
Họ thấy thầy trò Đức Giêsu bỏ đi (c.33a) nên họ đi bộ (c 33c) đến nơi trước các
ngài (c.33e). Còn theo tư liệu thứ hai, thì có nhiều người ở quanh vùng khi
nghe tin Chúa đến (c.33b) họ liền từ khắp các thành thị chung quanh đó tuôn đến
nơi các ngài đang có mặt (c.33d): ("Jésus, un homme de Nazareth",
Cerf, 1996, trang 89).
Ở đây, Nhóm Mười Hai lần đầu tiên được gọi là "các
Tông đồ” (nghĩa là "những người-được-sai-đi") đã đi truyền giáo về.
Đây là giờ các ông báo cáo về công việc truyền giáo ấy: "Các ông kể lại
cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy”. Đầy vẻ ân
cần chăm lo cho các cộng sự viên của mình, Đức Giêsu bảo các ông tìm nơi thanh
vắng mà nghỉ ngơi và trốn khỏi những chuyện rầy rà vốn làm cho các ông ‘cũng
chẳng có thì giờ ăn uống nữa’. Người bảo các ông: "Anh em hãy lánh riêng
ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút".
Nơi đây hoàn toàn hoang vắng! Vậy mà người ta ‘đã theo
đường bộ chạy đến nơi’ trước cả các ngài ở phía bờ bên kia Biển Hồ. Khi các vị
vừa ra khỏi thuyền thì đã thấy đám đông trước mặt mình.
2. Đến dân tộc được Chúa quy tụ
Thánh sử ghi: "Ngài chạnh lòng thương họ”. Dịch là
chạnh lòng thực ra không lột được hết ý nghĩa rất mạnh của kiểu nói trong Kinh
Thánh: "ruột gan bồn chồn”. Giống như trường hợp Thiên Chúa tỏ ra với dân
Người, trong sách ngôn sứ Ôxê (11,8); như ông chủ trong dụ ngôn tha món nợ
khổng lồ cho người đầy tớ van xin ông (Mt 18,27); như người Cha thấy đứa con
trai đã mất nay trở về (Lc 1 5,20); như người Samaria trước cảnh người đàn ông
bị cướp đánh nhừ tử nằm lây lất bên đường (Lc 10,33); như Đức Giêsu trước cảnh
hai người mù lòa van xin khi Người vừa ra khỏi Giêricô (Mt 20,34); hoặc như lần
khác, trước những giọt nước mắt đầm đìa của bà quả phụ Naim trên đường đi chôn
đứa con duy nhất của bà (Lc 7,13). Từng ấy nơi lòng thương xót bao la của Thiên
Chúa đối với con người được cử hành, được biểu lộ ra nơi con người Đức Giêsu Kitô.
Như vậy là trong trích đoạn Tin Mừng Chúa nhật 16 này,
qua thái độ Đức Giêsu "chạnh lòng" thương đám dân chúng. Đáp lại nỗi
khốn khổ của họ, chính là lòng thương xót của Chúa được mặc khải, tình thương
yêu của Người được biểu lộ ra; chính là lời Thiên Chúa hứa được thực hiện, như
phần tiếp theo của trình thuật sẽ cho thấy.
"Vì họ như bầy chiên không người chăn dắt”. Biểu tượng của
đoàn chiên và người Mục tử là những chủ đề quen thuộc trong Cựu ước. Cựu ước
thường dùng những hình ảnh ấy để gợi nghĩ đến tình cảnh đáng thương của dân
Chúa bị bỏ rơi, vất vưởng, không người chăn dắt như Êgiêkien 34 hoặc Giêrêmia
được trích đọc trong bài đọc 1 hôm nay. Cựu ước cũng dùng biểu tượng ấy để tán
tụng sáng kiến của Chúa và Người lãnh đạo đoàn chiên của Người, như còn thấy
trong Giêrêmia 23, hoặc Thánh vịnh 22 được dùng làm đáp ca của Chúa nhật này và
là Thánh vịnh tạo hậu cảnh cho trình thuật của Máccô. Những lời Tin Mừng hay
dùng, đặc biệt gợi nhớ lại lời Môsê cầu nguyện cùng Chúa trước khi chết; ông
xin Chúa ban cho dân Người một vị lãnh đạo "để cộng đoàn dân Chúa không
rơi vào tình trạng bầy chiên không người chăn dắt” (Ds 27, 17) .
Vậy giờ đây, Maccô mời gọi chúng ta cùng ngài hướng nhìn
về Đức Giêsu như vị Mục Tử Thiên Sai mà các ngôn sứ đã loan báo; như Môsê mới
của một Xuất hành mới; như Đấng Chúa sai đến để quy tụ một dân mới và dưỡng
nuôi họ bằng Lời và Lương thực của Người.
-
Maccô kết luận: "Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều
điều”. Việc đầu tiên Người đáp ứng những nhu cầu của dân chúng là dạy dỗ, dùng
lời có khả năng quy tụ, tập họp, sau đó là săn sóc và cung cấp lương thực cho
dân.
J.Hervieux nhận xét: thánh sử đã hai lần ghi nhận tầm
quan trọng của lời Thầy dạy dỗ (1,22; 4,1-2) không lần nào Maccô ghi rõ ràng
nội dung lời dạy dỗ. Cả ở đây cũng vậy. Nhưng sự việc diễn ra lại mang nhiều ý
nghĩa. Trước khi phân phát lương thực thì tiên vàn Đức Giêsu đã dùng lời mà quy
tụ người ta lại. Trình thuật về hóa bánh xảy ra sau đó không được tách biệt với
việc xảy ra lúc trước. Chính nhờ "Lời" mà Đức Giêsu quy tụ được đám
đông thành một dân mới của Thiên Chúa. Hội Thánh lúc ban đầu đã ghi nhớ rõ ràng
và cẩn thận duy trì việc này. Trong cử hành nghi lễ bẻ bánh, Hội Thánh luôn đặt
‘hai bàn’ nối tiếp nhau: đầu tiên là bàn để Lời, rồi mời đến bàn để bánh.
("L'evangile de Marc", Centurion, trang 95).
BÀI ĐỌC THÊM
1. “Từ đám đông
không người chăn dắt, Đức Giêsu khai sinh một dân tộc”.
Kìa họ đang trở về, những con người mà Đức Giêsu đã sai
đi trên mọi nẻo đường. Không mang theo lương thực, tiền bạc, bao bị. Họ chỉ
được mang theo một cái áo và cây gậy đi đường. Các ông ra đi nhẹ nhàng như gió
Thánh Linh. Nhưng các ông có quyền trừ quỷ, chữa người đau ốm khỏi bệnh. Các
ông kêu gọi người ta ăn năn sám hối, dứt khoát trở lại với Đấng hoán cải lòng
người và có thể biến đổi toàn bộ xã hội.
Kìa họ đang trở về, những con người tay mang gậy. Các
ông phải trở về báo cáo về chuyến đi của mình. Các ông quây quần bên Đức Giêsu
"và kể lại cho người biết mọi việc các ông đã làm và mọi điều các ông đã
dạy”. Các ông đã không chỉ nói suông mà còn hành động, như Đức Giêsu đã làm
gương. Tin Mừng không chỉ ở trong những lời nói suông mà là bằng những việc
làm: một cuộc sống chứng từ.
Chúa nói với các ông: chính anh em hãy lánh riêng ra đến
một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút: Nhóm nhỏ đó cần tìm lại được những
giây phút thân tình với Chúa, và được Người bồi dưỡng cho tâm hồn. Tiên vàn
Chúa đã chọn các ông để các ông "ở với Người" (Mc 3,14) rồi mới sai
các ông đi rao giảng. Ngày mai đây các ông sẽ lại phải ra đi, có mang gậy hay không
nhưng hiện giờ thì còn cần phải được thưởng thức thêm hương vị của tình nghĩa
rạng ngời, phải nói cho Người biết rằng hạt giống gieo đã mọc lên, phải nhận
định cho rõ ràng hơn cái gì đã làm và cái gì còn phải làm. Phải ra đi, rồi phải
biết lui về nơi yên tĩnh hoặc trong thanh vắng của tâm hồn, thiết tưởng luôn
luôn là vấn đề sinh tử.
Đức Giêsu đã kéo các môn đệ của Người ra khỏi vòng xoáy
của cơn lốc đám đông. Những kẻ lui người tới những cuộc chuyện trò, những lúc
gặp gỡ không để cho các ông có thời giờ ăn uống nữa. Đức Giêsu vẫn là trọng tâm
của phong trào quần chúng này. Người cố gắng "đồng hội, đồng
thuyền"với các tông đồ. Khi thuyền các ngài cập nơi được kể là hoang vắng,
"Đức Giêsu thấy một đám người rất đông”. Người đã theo đúng chữ - "bồn
chồn ruột gan”, như Người cũng đã cảm thấy khi đứng trước những người ốm đau
hay tật nguyền. Bởi lẽ họ "như bầy chiên không người chăn dắt”, nghĩa là
một quần chúng lạc đường đang trông mong một vị Thiên Sai nào đó. Cả một quần
chúng bệnh hoạn.
Trong đám quần chúng này, Đức Giêsu sẽ khai sinh ra một
dân tộc Người bắt đầu "dạy dỗ" họ, bởi lẽ "người ta sống không
chỉ nhờ cơrn bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Dnl
8,3). Sau đó, Người sẽ hóa bánh ra nhiều và manna mới để làm giao ước mới cho
một dân tộc đang trên đường xuất hành. Cả một tương lai bao la được cô đọng
trong cảnh quá mạnh này.
2. "Thách thức lớn lao nhất cho
việc chỉnh đốn mục vụ hiện hành"
Thiết tưởng Hội Thánh sẽ đi lầm đường nếu vì nghĩ đến
tương lai mình, mà chỉ lo lắng trước tiên cho sự sống còn của mình. Thiết tưởng
Hội Thánh sẽ không tìm, được đường đi cho mình khi chỉ con đường trong sự thu
mình vào nội bộ và cậy dựa vào việc củng cố hàng ngũ của mình.
Thách đố lớn lao nhất cho việc chỉnh đốn mục vụ hiện
hành, tất nhiên không phải là thách đố về số người điều hành, hay là về nguồn
tài chánh, cho dù những vấn đề này có tầm quan trọng thế nào đi nữa. Đúng hơn
chính là thách đố về nhiệt tình truyền giáo và sống tình huynh đệ, yêu thương
đối với thế giới chung quanh ta.
Người ta cũng có thể nói được là Hội Thánh đánh mất đi
lẽ sống của mình và tự tan rã, nếu chỉ quan tâm đến chính mình hơn là lo cho
những con người nam nữ mà Hội Thánh được sai đến. Trái lại Hội Thánh được biến
đổi, tìm được nhuệ khí mới, khi nỗ lực đối chiếu sứ điệp Tin Mừng với nếp sống
duy thực của những con người thời nay, và với những thách đố của lịch sử. Cần
nhắc lại rằng truyền giáo không nhằm bành trướng Hội Thánh mà nhắm mở rộng Nước
Trời.
Mọi lựa chọn liên quan tới tương lai của Hội Thánh đều
phải quy hướng trước nhất về mục tiêu truyền giáo. Điều này sẽ không bao giờ
nói đủ. Được Chúa triệu vời, cộng đoàn Kitô hữu quy tự để cầu nguyện, đón nhận
Lời Chúa, liên hệ Lời Chúa với những khát mong của con người thời nay. Bởi lẽ
việc quy tụ luôn được bố trí để hướng tới sự ra đi, gần gũi, chia sẻ. Đáp lại
tiếng Chúa kêu mời tụ họp, tốt rồi, nhưng còn để hòa mình hơn vào cuộc sống
thường ngày của mọi người, hầu làm chứng Tin Mừng Phúc Âm cho họ.
Công đồng Vatican II mở đầu Hiến chế Mục vụ
"Gaudium et Spes" bằng những lời thấm thía sau đây: "Vui mừng và
hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay... cũng là vui mừng và hy
vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Đức Kitô”.
Khi phác họa bản đồ mục vụ của địa phận, thiết tưởng
phải tự hỏi xem làm thế nào để hiện thực hóa những lời kêu gọi này của Công
đồng Vaticanô II trên một quy mô thật rộng rãi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét