Ads 468x60px

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Cảm nhận về ngày Tết quê tôi


Thế là năm cũ chấm hết, năm mới đến rồi, cứ như thế thời gian lại chuyển vận,  hương xuân phản phất trong vũ trụ, hòa quyện với  thiên nhiên của đất trời.
Mỗi dịp tết về là một lần làm tôi nhớ lại những ngày tết quê tôi khi  tôi còn thơ dại, cái tết đến đã làm cho lòng tôi  cảm thấy nao nao thế nào ấy. Niềm phấn khởi, lòng vui say hướng về giây phút linh thiêng của những ngày đầu năm mới đầy  yêu thương, niềm khát khao mong chờ trông ngống đếm từng giây , từng phút, đã làm cho tôi cứ mong đợi  với  ước mong sao cho thời gian rút ngắn lại cho mau, để tết đến mình được sung sướng mặc quần áo mới, mang dép mới để đi khoe với xóm làng. Ngày tết được ăn ngon hơn ngày thường, được mọi người quan tâm và có tiền li xì nữa chứ. Đó là tâm trạng trẻ thơ khi tôi còn là một đứa bé, cứ mỗi dịp tết đến là một lần tôi dường như thấy mình trẻ lại vì vui, nhưng thực chất mỗi lần tết đến là  biết  mình thêm tuổi mới và chắc là già thêm một tuổi nữa rồi. Thời gian cứ chuyển vận, đã làm cho con người đang còn mang thân xác bụi trần phải thay đổi từ diện mạo đến tâm tư, tình cảm… bởi vì đó là quy luật  tự nhiên, mà đã làm người  không ai có thể tránh khỏi quy luật đó. Tôi vẫn nhớ khi còn là một đứa bé lên 5 hoặc 6 tuổi, mỗi lần tết về là một lần chờ đợi trông ngóng mong sao cho ngày hết tết đến cho mau để hưởng trọn niềm vui và niềm hạnh phúc của trẻ thơ. Đó là dịp tết của quá khứ, của trẻ con, và nay là tết của người lớn, mặc dù những sự chờ mong tết đến không còn như những năm xưa nữa, nhưng vì tâm trạng của  người xa quê. Trong những năm gần đây, tôi không còn ở quê hương nữa,vì phải xa quê để đi tìm một lý tưởng riêng cho mình, nên chỉ lâu lâu  tôi mới được về thăm quê, vì thế tâm trạng của người xa quê lúc nào cũng  nhớ về miền quê thân yêu, nhớ mẹ già, nhớ anh chị em và những người đã gắn bó với mình trong cuộc sống, cho nên lúc nào lòng tôi cũng hướng về quê hương, gia đình, vì nơi đó đã làm cho lòng tôi  hóa tâm  hồn. “ khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Năm nay trước khi về nghĩ tết tại quê hương giáo xứ Cù Mi thân yêu, tôi phải đi làm được sinh ra và lớn lên sốngđ  luôn biết giữ gìn bản sắc và những kỉ niệm đẹp.
phận sự được bề trên sai đi để làm những công việc chung của nhà dòng. Một tuần sau đó tôi về quê mừng tết với gia đình, gia đình tôi được 11 người, đó là tính cả cha mẹ, với chín anh chị em: Ba gái, sáu trai, nhưng mất bốn, mất cha, hai anh và một chị. giờ đây gia đình tôi còn lại 6 người, tất cả đã lập gia đình, Còn lại mình tôi đang còn sống độc thân. Tôi cảm thấy niềm vui hòa lẫn nỗi buồn luôn ở trong tôi, mỗi dịp tết về  dường như lòng  được sưởi ấm bằng một mối dây yêu thương thiêng liêng  nào đó của tình gia tình,  tình làng nghĩa xóm, bữa cơm thân mật trong  gia đình, buổi họp mặt anh em.  Mỗi dịp tết về cũng là để mỗi người nhìn lại đời mình có biết bao lầm lỗi, biết bao kỷ niệm buồn vui, những gì đã làm, những gì đang làm và những gì chưa thể thực hiện được. Tất cả là hồng ân. với một năm sống, tôi cũng cảm nhận được điều đó.  “quê hương là chùm khế ngọt”ai đã từng yêu mến quê hương một cách thắm thiết mới nhận ra nó ngọt ngào la dường nào. Bởi thế nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có một cái nhìn thật sâu đậm về quê hương mà ông đã từng được sinh ra và lớn lên cùng biết bao kỉ niệm vui buồn với những hình ảnh đơn sơ, giản dị, mà mang cả hồn thơ, cho  nên ông đã cảm nghiệm sâu lắng, ngọt ngào về quê hương mình, bởi thế ông đã có những dòng thơ mang tính chất nhân sinh .Với sự  kính trọng và yêu mến quê hương tôi một cách trìu mến, quê hương tôi có lũy tre xanh nằm ngay  bên hai bờ sông Tram, tên gọi của dòng sông ấy đã gắn liền với dòng lịch sử của một quê hương trãi qua nhiều đau thương của những con người ngày đêm đã hy sinh xây đắp và gầy dựng cho một quê hương tươi đẹp như ngày nay. Quê hương tôi có dừa xanh cao vút, rễ dừa bám chặt vào lòng đất vì đã trãi qua biết bao bề dày lịch sử của nhiều thế hệ, quê tôi có ngôi nhà thờ khang trang đẹp đẽ, mọi người cùng nhau đi dâng lễ rất đông trong những ngày đầu năm mới, lộc thánh là lời chúa mà mỗi người bóc lấy từ nhà thờ để đem về sống trong một năm, chính lộc thánh đã hướng dẫn và là ngọn đèn soi dẫn đức tin cho những người con cái của Chúa. Ngày tết quê tôi mọi người có truyền thống đi chúc tuổi nhau, những người  con cháu,  đi mừng tuổi ông bà cha mẹ, ai có đồ mới đều đem ra mặc ,người ta đi thăm nhau, chào nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. đó là niềm vui và niềm an ủi mà mọi người dành cho nhau. Niềm tự hào về một quê hương có rừng và biển, có ruộng lúa, có hồ tôm,đặc biệt con người ở đây sống giản dị, hiền lành và chất phác, vui vẻ hòa đồng, tuy những thế hệ trước họ ít học nhưng họ rất trọng tình cảm, họ biết trân trọng những giá trị thiêng liêng cao quý, họ thường nhắc nhở nhau vun trồng những giá trị văn hóa, đời sống đức tin và  cùng nhau xây dựng một quê hương lành mạnh. Tết nào cũng vậy, họ luôn đưa nhau đi thăm ông bà những người còn đang sống, và ngày mồng hai tết họ kéo nhau lên đất thánh nơi chôn người chết để thắp hương cho ông bà cha mẹ và những  người đã qua đời. đó là truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời từ khi mới thành lập quê hương xứ sở. tôi rất thích và trọng tình cảm thiêng liêng cao quý mà những người xưa đã vun trồng và xây dựng cho các thế hệ mai sau. Tôi ước mong sao những điều tốt đẹp ấy luôn sống mãi trong lòng mỗi người, và cầu mong cho mọi người nơi quê hương tôi  luôn sống và biết trân trọng những giá trị cao quý mà cha ông đã để lại.

   Sài Gòn, ngày 22 tháng 02 năm 2013
Phaolô Nguyễn Duy Yên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.