"Đôi vợ chồng yêu thương và sinh sản đích thực là “tác phẩm điêu khắc” sống động (không phải ngẫu tượng điêu khắc bằng đá hay bằng vàng mà Thập giới cấm ngặt), có thể biểu tỏ được Thiên Chúa Đấng sáng tạo và cứu độ. Vì thế, tình yêu phong nhiêu mới có thể trở thành biểu tượng cho những thực tại thâm sâu bên trong Thiên Chúa (cf. St1,28; 9,7; 17,2-5.16; 28,3; 35,11; 48,3-5). Đó là lí do giải thích tại sao trình thuật sách Sáng Thế này, theo cái gọi là “truyền thống tư tế”, được đan dệt nên bởi những tầng lớp phả hệ khác nhau (cf. St4,17-22.25-26; 5; 10; 11,10-32; 25,1-4.12-17.19-26; 36): bởi vì khả năng sinh sản của đôi vợ chồng nhân loại là con đường mà lịch sử cứu độ diễn tiến.
Dưới ánh sáng này, mối quan hệ phong nhiêu của đôi vợ chồng trở thành một hình ảnh để khám phá ra và diễn tả mầu nhiệm Thiên Chúa, nền tảng trong cái nhìn Kitô giáo về Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, chiêm ngắm Thiên Chúa như là Cha, Con và Thánh Thần Tình Yêu. Thiên Chúa-Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông tình yêu, và gia đình là phản ảnh sống động của mầu nhiệm hiệp thông ấy. Những lời sau đây của thánh Gioan-Phaolô II soi sáng cho chúng ta: “Thiên Chúa trong mầu nhiệm thẳm sâu nhất của Ngài không đơn độc nhưng là một gia đình vì lẽ Thiên Chúa trong Ngài có Cha, có Con và có Yếu tính của gia đình, tức là Tình Yêu. Trong gia đình thần linh, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần”[1]. Như thế, gia đình không là điều gì xa lạ gì với chính yếu tính thần linh[2]. Khía cạnh tam vị này nơi cặp vợ chồng có một hình ảnh mới mẻ trong thần học của Phaolô khi thánh Tông đồ đặt gia đình trong tương quan với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh (cf. Ep5,21-33)." (số 11)
[1] Phanxicô, Bài giảng trong Thánh lễ tại Puebla de los Angeles (28.01.1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
[2] Cf. ibid.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét