“…Thiên Chúa đã sai Con mình tới hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”. Tình phụ tử của Thiên Chúa là trọng tâm trong lời rao giảng của Chúa Giêsu. Ngay cả trong Kinh thánh tiếng Do Thái, Thiên Chúa được xem như một người cha. Điều mới lạ ở đây là giờ đây Thiên Chúa không được coi là “cha của dân tộc Israel” theo một nghĩa tập thể, có thể nói như vậy, mà là cha của mỗi con người theo một nghĩa cá nhân và cá vị, cha của cả người công chính lẫn người tội lỗi. Thiên Chúa quan tâm đến từng người như thể người đó là độc nhất vô nhị; Chúa biết nhu cầu, suy nghĩ và đếm số lượng sợi tóc trên đầu của mỗi người…
Sự mới lạ do Chúa Kitô mang lại không bao gồm điều này. Thay vào đó, nó bao gồm thực tế là Thiên Chúa, Đấng vẫn như đã được mô tả trong Kinh Thánh tiếng Do Thái, cụ thể là, ba lần thánh, công bình và toàn năng, giờ đây đã được ban cho chúng ta làm cha của chúng ta! Đây là hình ảnh được Chúa Giêsu đặt ra trong lời mở đầu của Kinh Lạy Cha và diễn tả một cách ngắn gọn, tất cả những điều sau đây: “Cha chúng con, Đấng ngự trên trời”. Cha ngự trên trời, như thế Cha là Đấng Tối Cao, Đấng siêu việt, ở trên chúng ta như các tầng trời ở trên mặt đất, nhưng vẫn là “cha của chúng ta” - hay như nguyên tác đã viết: “Abba!” - hơi giống với cách nói bố của chúng ta, bố của con…
Thánh Phaolô đã trình bày các suy tư liên quan đến giai đoạn đức tin sau Phục sinh này. Nhờ ơn cứu chuộc do Chúa Kitô mang lại và truyền cho chúng ta trong Bí tích Rửa tội, chúng ta không còn là con cái Thiên Chúa theo nghĩa luân lý đơn thuần, mà còn theo nghĩa thực tế, bản thể học. Chúng ta đã trở thành “những người con trong Chúa Con,” và Chúa Kitô đã trở thành “trưởng tử của nhiều anh chị em” (Rôma 8,29).
Để diễn tả tất cả điều này, Thánh Tông đồ sử dụng ý niệm về việc nhận con nuôi: “… để chúng ta có thể nhận làm nghĩa tử như con cái Ngài” “Thiên Chúa đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,5). Nó chỉ là một phép tương tự, và như với bất kỳ phép tương tự nào, nó không thể diễn tả hết được mầu nhiệm này. Về bản chất, việc nhận làm con nuôi của con người chúng ta là một vấn đề luật pháp. Con nuôi có thể mang họ, quốc tịch và nơi cư trú của cha mẹ nuôi, nhưng chúng không có chung huyết thống hoặc DNA của bố mẹ. Việc thụ thai, mang nặng đẻ đau và sinh nở đều không liên quan. Đây không phải là trường hợp của chúng ta. Thiên Chúa không chỉ truyền cho chúng ta được gọi là con của Người, nhưng Người còn truyền cho chúng ta đời sống thân mật của Người, Thần Khí của Người, có thể nói được là truyền cho chúng ta DNA của Người. Nhờ Bí tích Rửa tội, chính sự sống của Thiên Chúa tuôn chảy trong chúng ta.
Về điểm này, Thánh Gioan táo bạo hơn Thánh Phaolô. Thánh Gioan không nói về việc nhận con nuôi, mà nói về sự sinh nở thực sự, Chúa đã sinh ra chúng ta. Những ai tin vào Đức Kitô “được Thiên Chúa sinh ra” (Ga 1,13); trong Phép Rửa, chúng ta được “sinh ra bởi Thánh Linh;” một người được “tái sinh từ trên cao” (xem Ga 3,5-6)…
Chúng ta cần phải sống ân sủng tuyệt vời mà chúng ta đã nhận được với một nhận thức sâu xa hơn, —và điều đó sẽ tốt cho chúng ta— nếu chúng ta luôn ghi nhớ khoảnh khắc của phép Rửa Tội khi chúng ta trở thành con cái Chúa”.
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với một mối nguy hiểm chết người, đó là việc coi thường những chân lý cao siêu nhất về đức tin của chúng ta, bao gồm chân lý chúng ta là con cái của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, Đấng Toàn Năng, Đấng Vĩnh Hằng, Đấng ban sự sống…
Trong giờ cầu nguyện hoặc giờ thờ phượng của anh chị em, với cả tấm lòng và không chán nản, hãy lặp lại trong chính anh chị em: “Con của Thiên Chúa! Tôi là con của Thiên Chúa; Tôi là con cái của Chúa. Chúa là cha tôi!” Hoặc chỉ cần lặp đi lặp lại một lúc: “Lạy Cha chúng con ngự trên trời” mà không tiếp tục phần còn lại của Kinh Lạy Cha… “Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1 Ga 3,2)…
Thánh Cyprianô viết: “Anh chị em không thể xưng Thiên Chúa là cha của mình mà không coi Giáo hội như mẹ của mình.” Chúng ta nên nói thêm: “Anh chị em không thể xưng Thiên Chúa là cha mình mà không coi người hàng xóm là anh chị em với mình.”…
Khi chúng ta xung đột với người khác - anh chị em của chúng ta - ngay cả trước khi chúng ta gặp họ để thảo luận về quan điểm của chúng ta, là điều không chỉ là đúng đắn mà đôi khi còn là cần thiết nữa, chúng ta hãy nói với Chúa: “Cha ơi, xin hãy cứu con, cứu cả anh trai hoặc em gái của con; cứu cả hai chúng con. Con không giành phần phải về mình, và anh ấy hoặc cô ấy không nhất thiết phải là sai. Con muốn người đó đứng về sự thật, hoặc ít nhất là có thiện ý”. Lòng thương xót của người này đối với người kia là điều không thể thiếu để sống đời sống Thánh Linh và đời sống cộng đồng dưới mọi hình thức của nó. Nó không thể thiếu đối với gia đình và mọi cộng đồng con người và tôn giáo, kể cả Giáo triều Rôma. Như thánh Augustinô đã nói, tất cả chúng ta đều là những hũ đất sét dễ vỡ: Chúng ta rất dễ làm tổn thương chính mình…” (ĐHY Raniero Cantalamessa, tĩnh tâm Mùa Vọng 2021 cho giáo triều)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét