Trung tâm của Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay là các Mối Phúc (x. Lc 6, 20-23). Thật thú vị khi lưu ý rằng Chúa Giêsu, mặc dù bị bao quanh bởi một đám đông lớn, nhưng lại công bố các Mối Phúc bằng cách nói với “các môn đệ của Ngài” (câu 20). Ngài nói với các môn đệ. Thật vậy, các Mối Phúc xác định căn tính của người môn đệ Chúa Giêsu.
Các Mối Phúc nghe có vẻ lạ, gần như không thể hiểu được đối với những người không phải là môn đệ; nhưng, nếu chúng ta tự hỏi chính mình môn đệ của Chúa Giêsu phải là người như thế nào, thì câu trả lời chính xác là các Mối Phúc. “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (câu 20). Phúc cho những người nghèo. Chúa Giêsu nói với dân Ngài hai điều: họ có phúc và họ nghèo; quả thật, họ được chúc phúc vì họ nghèo.
Các Mối Phúc nghe có vẻ lạ, gần như không thể hiểu được đối với những người không phải là môn đệ; nhưng, nếu chúng ta tự hỏi chính mình môn đệ của Chúa Giêsu phải là người như thế nào, thì câu trả lời chính xác là các Mối Phúc. “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (câu 20). Phúc cho những người nghèo. Chúa Giêsu nói với dân Ngài hai điều: họ có phúc và họ nghèo; quả thật, họ được chúc phúc vì họ nghèo.
Theo nghĩa nào? Thưa: Theo nghĩa là các môn đệ Chúa Giêsu không tìm thấy niềm vui của mình nơi tiền bạc, quyền lực, hoặc các thứ của cải vật chất khác; nhưng trong những ân sủng mà họ nhận được mỗi ngày từ Thiên Chúa: sự sống, tạo vật, anh chị em, v.v. Đây là những món quà của cuộc sống. Họ bằng lòng chia sẻ ngay cả những thứ họ sở hữu, bởi vì họ sống theo luận lý của Thiên Chúa. Và luận lý của Chúa là gì? Thưa: là sự nhưng không. Người môn đệ đã học cách được sống nhưng không.
Sự nghèo khó này cũng là một thái độ đối với ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì các môn đệ của Chúa Giêsu không nghĩ đến việc sở hữu nó, hay cho rằng mình đã biết mọi thứ, nhưng họ biết rằng họ phải học hỏi mỗi ngày. Và sự nghèo khó là thế này: đó là ý thức phải học mỗi ngày. Người môn đệ của Chúa Giêsu, từ khi có thái độ này, là một người khiêm tốn, cởi mở, xa rời các thành kiến và não trạng không linh hoạt.
Có một ví dụ điển hình trong bài đọc Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước: Ông Simon Phêrô, một ngư dân lão luyện, chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu để thả lưới vào một giờ bất thường, và sau đó, đầy ngạc nhiên về vụ đánh bắt kỳ diệu, rời thuyền và tất cả hàng hóa của mình để theo Chúa. Thánh Phêrô cho thấy mình là người ngoan ngoãn bằng cách bỏ mọi thứ, và theo cách này, ngài trở thành một môn đệ.” (ĐTC Phanxicô, 13/02/2022)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét