Mặt khác, việc lưu truyền đức tin thường thiếu niềm đam mê của một “lịch sử sống động”. Lưu
truyền đức tin không phải chỉ là nói những điều, “bla, bla, bla”. Không! Nó là việc nói tới kinh nghiệm đức tin. Và như vậy, làm sao nó có thể lôi kéo người ta đến chỗ lựa chọn tình yêu mãi mãi, trung thành với lời đã trao ban, kiên trì cống hiến, lòng cảm thương đối với những khuôn mặt bị thương và ngã lòng? Tất nhiên, những câu chuyện đời sống thường phải được biến đổi thành chứng từ, và chứng từ phải trung thành.
truyền đức tin không phải chỉ là nói những điều, “bla, bla, bla”. Không! Nó là việc nói tới kinh nghiệm đức tin. Và như vậy, làm sao nó có thể lôi kéo người ta đến chỗ lựa chọn tình yêu mãi mãi, trung thành với lời đã trao ban, kiên trì cống hiến, lòng cảm thương đối với những khuôn mặt bị thương và ngã lòng? Tất nhiên, những câu chuyện đời sống thường phải được biến đổi thành chứng từ, và chứng từ phải trung thành.
Một ý thức hệ luôn bẻ cong lịch sử theo những kế hoạch của chính nó chắc chắn không trung thành; tuyên truyền sửa đổi lịch sử để quảng bá cho nhóm của mình là không trung thành; thật không trung thành khi biến lịch sử thành một tòa án, trong đó quá khứ bị lên án và bất cứ tương lai nào cũng bị đả kích. Không. Trung thành là kể lại lịch sử như nó vốn có; và chỉ những người đã sống nó mới có thể kể nó một cách trung thành được. Vì lý do này, lắng nghe người già, lắng nghe ông bà: để con cháu trò chuyện với các ngài là điều rất quan trọng.
Chính các sách Tin Mừng đã trung thực kể lại câu chuyện hồng phúc của Chúa Giêsu mà không che giấu những sai lầm, hiểu lầm, và thậm chí cả các phản bội của các môn đệ. Đấy là lịch sử, là sự thật, đấy là nhân chứng. Đấy là hồng phúc ký ức mà các “vị trưởng lão” của Giáo Hội truyền lại, ngay từ những ngày đầu, truyền lại “từ tay này sang tay khác” cho thế hệ đến sau. Quả là điều tốt khi ta biết tự hỏi: Chúng ta đánh giá được bao nhiêu cách lưu truyền đức tin này, truyền cây gậy từ những người lớn tuổi trong cộng đồng qua những người trẻ biết mở lòng ra đó nhận tương lai?
Và đến đây, tôi bỗng nghĩ đến điều tôi từng nói nhiều lần, nhưng tôi muốn nhắc lại: Niềm tin được lưu truyền như thế nào? “À, đây là một cuốn sách, hãy nghiên cứu nó”. Không. Đức tin không thể được lưu truyền như vậy. Đức tin được truyền lại bằng phương ngữ, nghĩa là, trong cách nói quen thuộc, giữa ông bà và các cháu, giữa cha mẹ và con cái của họ. Đức tin luôn được lưu truyền bằng phương ngữ, phương ngữ và kinh nghiệm của nhiều năm tháng quen thuộc đó. Đây là lý do tại sao cuộc đối thoại trong gia đình là điều rất quan trọng, cuộc đối thoại của con cái với ông bà của chúng, là những người có sự khôn ngoan của đức tin.” (ĐTC Phanxicô, 23/03/2022)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét