Tự bản chất, sự phục vụ không phải là một nhân đức. Chúng ta không tìm thấy hạn từ phục vụ [diakonía] nào được gọi là một nhân đức, hoặc
được gọi là hoa quả của Thần Khí, như trong danh mục mà các sách Tân Ước đã nêu ra. Thật vậy, thậm chí có người còn nói về việc phục vụ cho tội lỗi nữa (x. Rm 6,16), hoặc phục vụ các ngẫu tượng (x. 1Cr 6,9), mà chắc chắn đó không phải là một việc phục vụ tốt đẹp. Tự bản chất, việc phục vụ là trung lập, không tốt không xấu: nó chỉ nhấn mạnh đến điều kiện trong cuộc sống, hoặc cách thức tương quan với những người khác, trong công việc của một người, một sự lệ thuộc liên quan đến những người khác. Thậm chí việc phục vụ có thể còn là một điều tồi tệ nữa, nếu được thực hiện vì bị ép buộc (như trong chế độ nô lệ), hoặc chỉ vì sở thích và tư lợi.
được gọi là hoa quả của Thần Khí, như trong danh mục mà các sách Tân Ước đã nêu ra. Thật vậy, thậm chí có người còn nói về việc phục vụ cho tội lỗi nữa (x. Rm 6,16), hoặc phục vụ các ngẫu tượng (x. 1Cr 6,9), mà chắc chắn đó không phải là một việc phục vụ tốt đẹp. Tự bản chất, việc phục vụ là trung lập, không tốt không xấu: nó chỉ nhấn mạnh đến điều kiện trong cuộc sống, hoặc cách thức tương quan với những người khác, trong công việc của một người, một sự lệ thuộc liên quan đến những người khác. Thậm chí việc phục vụ có thể còn là một điều tồi tệ nữa, nếu được thực hiện vì bị ép buộc (như trong chế độ nô lệ), hoặc chỉ vì sở thích và tư lợi.
Tất cả mọi người thời nay đều nói về sự phục vụ; mọi người đều nói rằng họ đang ở trong tình trạng phục vụ: người thương gia phục vụ các khách hàng; hoặc người ta nói đến tất cả những người thực hiện một chức năng xã hội mà họ cung cấp dịch vụ hoặc họ phục vụ. Nhưng rõ ràng là việc phục vụ mà Tin Mừng nói tới thì lại là một điều hoàn toàn khác, cho dù nó không loại trừ sự phục vụ theo kiểu người phàm, và cũng không nhất thiết phải loại bỏ sự phục vụ như cách hiểu của thế gian. Sự khác biệt hoàn toàn chính là ở động cơ và thái độ bên trong nội tâm mà việc phục vụ đó được thực hiện.
Chúng ta hãy đọc lại trình thuật Tin Mừng về việc rửa chân, để xem Đức Giêsu thực hiện với tinh thần nào và điều gì đã khiến Người hành động: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Phục vụ không phải là một nhân đức, nhưng bắt nguồn từ các nhân đức, và trước hết là từ lòng bác ái; quả thật, đó là cách diễn đạt tuyệt vời nhất của điều răn mới. Phục vụ là một cách thể hiện tình yêu thương “không tìm tư lợi” (x. 1Cr 13,5), mà là vì yêu thương tha nhân, không tìm kiếm bản thân, mà còn là của sự cho đi. Nói tóm lại, đó là sự tham gia và bắt chước hành động của Thiên Chúa, Đấng là “sự Thiện Tuyệt Đối”, chỉ có thể yêu thương và làm điều thiện một cách vô vị lợi, một cách hoàn toàn nhưng không.
Vì lý do này, trái ngược với tinh thần thế gian, việc phục vụ theo Tin Mừng thì không phải chỉ thích hợp với những người thấp kém, những người thiếu thốn, cho những người không có gì cả; nhưng đúng hơn, việc phục vụ Tin Mừng thuộc về bất cứ ai giàu có, cho bất cứ ai có địa vị cao, cho bất kỳ ai có của. Về phương diện phục vụ thì “ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,48). Vì lẽ đó, Đức Giêsu nói rằng, trong Hội thánh của Người: “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22,26), “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,44). Vị Giáo sư của tôi là Ceslas Spicq ở đại học Freiburg [Thụy Sĩ], về khoa chú giải Kinh Thánh Tân Ước, cho biết rằng, việc rửa chân phục vụ chính là “bí tích của thẩm quyền Kitô giáo - il sacramento dell’autorità cristiana”.
Bên cạnh sự vô vị lợi, việc phục vụ còn thể hiện một đặc tính tuyệt vời khác của đức ái thần linh [agápe divina]: đó là sự khiêm tốn. Lời của Đức Giêsu: “Anh em phải rửa chân cho nhau” có nghĩa là: anh em phải làm cho nhau những việc phục vụ bác ái khiêm nhường. Lòng bác ái và sự khiêm nhường cùng nhau tạo nên sự phục vụ theo Tin Mừng. Đức Giêsu đã từng nói: “Hãy học nơi tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Nhưng nếu bạn nghĩ về điều đó, thì Đức Giêsu đã làm gì để gọi mình là “khiêm nhường”? Có phải Người đã đánh giá thấp bản thân chăng? hay Người đã nói một cách khiêm tốn về con người của mình chăng? Ngược lại, trong chính đoạn Tin Mừng về việc rửa chân, Người nói rằng Người là “Thầy và là Chúa” (x. Ga 13,13).
Vậy Đức Giêsu đã làm gì để gọi mình là “khiêm tốn”? Người đã cúi xuống phục vụ! Ngay từ lúc nhập thể, Người đã không làm gì khác ngoài việc hạ mình xuống, hạ xuống đến mức thấp nhất, khi chúng ta thấy Người quỳ gối rửa chân cho các tông đồ. Hẳn là giữa các thiên thần phải run sợ làm sao, khi thấy Con Thiên Chúa đang hạ mình xuống như vậy, Đấng mà họ thậm chí không dám ngước nhìn Người (x. 1Pr 1,12). Đấng Tạo Hóa đã quỳ gối trước các thụ tạo! Thánh Bênađô đã thường tự nhủ lòng mình rằng: “Hỡi đồ tro bụi kiêu hãnh, ngươi đáng xấu hổ biết bao! Thiên Chúa thì hạ mình xuống, còn ngươi thì lại tìm cách đưa mình lên!” (San Bernardo di Chiaravalle, Lodi della Vergine, 1,8). Được hiểu theo cách này - nghĩa là hạ mình để phục vụ - thì đức khiêm nhường thực sự là con đường tuyệt hảo của việc nên giống Thiên Chúa và noi gương Thánh Thể trong đời sống chúng ta.” (ĐHY Cantalamessa, tĩnh tâm giáo triều ngày 08/04/2022)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét