Đây là vị thánh gần Cù Mi nhất vì
“thánh Matthêu Lê Văn Gẫm sinh năm 1813 dưới thời vua Gia Long tại làng Long Đại, đất Gò Công, tỉnh Biên Hoà, nay thuộc quận Thủ Đức, Sàigòn… lấy vợ là một thiếu nữ ngoan đạo ở Họ Thành, làng Long Điền, Bà Rịa…
Vì Ngài có thuyền riêng và rành nghề biển, lại nhiệt tâm phục vụ việc đạo, nên được cha Lợi, quản lý Nhà Chung Bà Rịa tín nhiệm trao cho công tác đưa thuyền vượt biển sang Singapour gọi là Hạ Châu ở Tân Gia Ba và Pénăng ở Mã Lai đón các nhà Truyền Giáo và đưa rước các chủng sinh đi du học về. Một lần kia, hôm ấy là ngày 23 tháng 5 năm 1846, vâng lời cha quản lý Nhà Chung Bà Rịa, Ngài đưa thuyền sang
Singapour đón Đức Cha Đa Minh Lefébre Nghĩa. Khi thuyền nhổ neo rời bến Singapour về Saigòn thì gặp trở ngại. Trên thuyền có Đức Cha Lefebre Nghĩa, cha Duclos Lộ cùng 5 chủng sinh và các đồ đạo. Thuyền đi được một quãng thì bị gió bão và bọn cướp biển rượt theo nên thuyền không thể đi đúng hẹn như đã tính toán và xếp đặt trước..
Singapour đón Đức Cha Đa Minh Lefébre Nghĩa. Khi thuyền nhổ neo rời bến Singapour về Saigòn thì gặp trở ngại. Trên thuyền có Đức Cha Lefebre Nghĩa, cha Duclos Lộ cùng 5 chủng sinh và các đồ đạo. Thuyền đi được một quãng thì bị gió bão và bọn cướp biển rượt theo nên thuyền không thể đi đúng hẹn như đã tính toán và xếp đặt trước..
Tới Bến Nghé, họ bắt Đức Cha Lefèbre Nghĩa và cha Duclos Lộ về giam ở Công Quán. Cha Lộ chết rũ tù ngày 17 tháng 7 năm 1846. Đức Cha Lefèbre Nghĩa thì họ giải về kinh đô Phú Xuân, vua Thiệu Trị ra án xử trảm, sau vua nghĩ lại, đổi thành án trục xuất về Singapour, còn những người Việt Nam khác trên thuyền đều bị bắt giải về nhà giam Saigòn. Nhưng chỉ một mình ông Lê Văn Gẫm bị trói và đeo gông vì đã tự nhận là người chủ thuyền đi đón Đức Cha và những người trên thuyền…
Thân phụ Ngài và người em kế là Phaolô Bằng vì liên hệ cũng bị bắt, còn bà mẹ thì cũng phải trốn lén lút và cũng đã tìm đường vào thăm Ngài được một lần. Được gặp gỡ những người thân yêu, Ngài luôn tỏ ra vui vẻ, hiên ngang, tin cậy vào Chúa chứ không hề tỏ ra sợ hãi đòn vọt, tra tấn và ngay cả sự chết.
Trước sự cương quyết và lòng tin sắt đá của Ngài, vua Thiệu Trị phê án tử hình cho Ngài. Ngày 11 tháng 5 năm 1847 Ngài được đưa tới pháp trường Da Còm, nay là xứ Chợ Đũi…” (website TGP Hà Nội)…
Xin thánh nhân là thương gia có thuyền buôn qua tận Singapore, đã từng chở các thừa sai về Sàigòn… tử đạo ở tuời 34, cầu cùng Chúa cho chúng con, nhất là những người làm ăn buôn bán, toả sáng Tin Mừng, bán buôn lương thiện ngay chính và bác ái… và dù bận rộn vẫn hy sinh phục vụ Hội Thánh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét