Trong suy gẫm của chúng ta về tuổi già, chúng ta tiếp tục suy gẫm về tuổi già, hôm nay chúng ta bàn tới Sách Qoheleth, hay sách Giảng viên, một viên ngọc khác được nạm vào Kinh thánh.
Đọc nó lần đầu, cuốn sách ngắn này gây ấn tượng
mạnh và khiến người ta ngạc nhiên bởi điệp khúc nổi tiếng của nó: “Mọi sự đều là phù vân”, mọi sự đều là phù vân: điệp khúc cứ thế lặp đi lặp lại, mọi sự đều là phù vân, mọi sự đều là “sương mù”, mọi sự đều là “mây khói”, mọi sự đều là “trống rỗng”. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy trong Kinh Thánh những biểu thức nghi vấn ý nghĩa của đời sống.
mạnh và khiến người ta ngạc nhiên bởi điệp khúc nổi tiếng của nó: “Mọi sự đều là phù vân”, mọi sự đều là phù vân: điệp khúc cứ thế lặp đi lặp lại, mọi sự đều là phù vân, mọi sự đều là “sương mù”, mọi sự đều là “mây khói”, mọi sự đều là “trống rỗng”. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy trong Kinh Thánh những biểu thức nghi vấn ý nghĩa của đời sống.
Thực thế, việc Qoheleth liên tục dao động giữa ý nghĩa và vô nghĩa là trình bầy đầy oái oăm một nhận thức về cuộc sống tách rời khỏi niềm đam mê công lý, mà Sự phán xét của Thiên Chúa về nó là một bảo đảm. Và phần kết luận của Sách chỉ ra con đường thoát khỏi thử thách: “Hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các điều răn của Người; vì đây là toàn thể bổn phận của con người ”(12,13). Đấy là lời khuyên để giải quyết vấn đề này.
Đối diện với một thực tại mà ở một số thời điểm nào đó, đối với chúng ta, dường như có thể tiếp nhận mọi mâu thuẫn, gán cho chúng cùng một số phận bất chấp mọi điều, một cách sẽ kết cục trong hư vô, con đường thờ ơ cũng có thể xuất hiện với chúng ta như một phương thuốc duy nhất cho sự vỡ mộng đầy đau đớn. Những câu hỏi như thế này nảy sinh trong chúng ta: Các cố gắng của chúng ta có thay đổi được thế giới chưa? Có ai có khả năng xác nhận sự khác biệt giữa người công chính và người bất chính chưa? Có vẻ như tất cả những điều này đều vô ích… Tại sao phải nỗ lực nhiều như vậy?…” (ĐTC Phanxicô, 25/05/2022)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét