-“Nhà truyền giáo đích thực là một vị thánh. Lời mời gọi truyền giáo tự bản chất bắt nguồn từ lời mời gọi nên thánh. Mỗi nhà truyền giáo chỉ đích thực là nhà truyền giáo khi dấn thân sống theo con đường thánh thiện : “Sự thánh thiện là nền tảng cốt thiết và là một điều kiện tuyệt đối không thể thay thế để chu toàn sứ vụ cứu độ của Giáo Hội” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 90). Thánh, chí thánh, ngàn trùng chí thánh xưa Isaia thấy các thiên thần tung hô Giavê, thì có thể áp dụng cho Chúa Giêsu – Đấng thánh của Thiên Chúa, Đấng Toàn Thánh. Muốn nên thánh phải gặp Đấng Thánh nơi Thánh Thể. Truyền giáo là “thánh hoá thế gian”, nên phải tự thánh hoá mình theo mức độ có thể “chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô”.(Kinh Ta Ơn). “Ơn gọi phổ quát nên thánh có liên hệ chặc chẽ với ơn gọi phổ quát của việc truyền giáo : mỗi tín hữu đều được mời gọi đến sự thánh thiện và đến việc truyền giáo”. (nt). Thánh Thể là phương thế tuyệt hảo thánh hoá chúng ta.
Thánh thiện có được nhờ Chúa, và ta cộng tác bằng các việc đạo đức Hội Thánh dạy. Chầu Thánh Thể là việc đạo đức số một. Chúng ta chỉ nên thánh khi chúng ta đến với Thánh Thể là lúc chúng ta “dành thời giờ để ở với Chúa Giêsu, nghiêng đầu vào ngực Người như người môn đệ yêu dấu, cảm nhận tình yêu vô biên trong trái tim của Người… biết bao lần tôi (Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2) đã có kinh nghiệm về việc này và múc từ đó nguồn sức mạnh an ủi và nâng đỡ ! việc thực hành này luôn được huấn quyền ca ngợi và khuyến khích, được cổ võ bởi nhiều gương sáng của nhiều vị thánh. Nỗi bậc trong việc này là thánh Anphonso Liguori, ngài viết : “Trong số các việc đạo đức, việc thờ phựơng Chúa Giêsu trong Thánh Thể là cao cả nhất sau các bí tích, việc mà Thiên Chúa yêu thích nhất và đem lại lợi ích cho chúng ta” (Giáo Hội từ Thánh Thể, số 25). Còn lời khuyên nào hơn nữa không ?
-Nhà truyền giáo phải vừa là nhà chiêm niêm. Chiêm niệm là gặp Chúa. Ơ mức độ cao, các thánh chiêm niệm có thể hưởng nếm thiêng đàng tại thế. Đến với Thánh Thể làm ta thoả mãn hai điều đó, vì gặp chính Chúa Giêsu, được ăn Bánh Thiên Thần.
–Kết thúc tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, Đúc Thánh Cha cầu nguyện cùng Mẹ Maria như sau : “Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con đừng bao giờ e sợ phải nói về thế giới cho Chúa Giêsu và phải nói về Chúa Giêsu cho thế giới.” (Giáo Hội tại Á Châu, số 51). Muốn nói về thế giới với Chúa, phải đến với Chúa; muốn nói về Chúa cho người khác, phải đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để biết Ngài nhiều hơn, gần gũi Ngài hơn.
…theo 14 chặng đàng thánh giá cổ điển-con đường cứu độ muôn dân mà Thầy Giêsu đã đi, xin tạm đưa ra 14 lý do để đến với Thánh Thể như phương thế hữu hiệu cho việc “đến với muôn dân” (Ad Gentes). Còn rất nhiều lý do khác thúc bách ta thực hiện công việc thánh thiện này mà độc giả dễ dàng tự liêt kê, hay tự bản thân đã cảm nghiệm được giá trị của Thánh Thể và truyền giáo.
Uớc gì lòng chúng ta gắn bó với Thánh Thể Chúa hơn bằng việc siêng năng tham dự Thánh Lễ, đi viếng Chúa, chầu Chúa với cộng đoàn hay cách riêng tư để chúng ta múc lấy ân sủng Thánh Thần từ Chúa Giêsu Phục Sinh, hầu lời khen tặng mà Đức Piô XII đã nói, được Đức Gioan Phaolô II lập lại dành cho các giáo dân truyền giáo là “làm sao không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà truyền giáo giáo dân, công việc của họ trong gia đình, trong trường học, trong sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hoá, y tế..”(Sứ vụ Đấng Cứu Thế, số 71) trở thành lời khen tặng dành cho chính Ông Bà và Anh Chị Em.
Bình An, 01/09/2004
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét