Trong bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, một người đưa ra lời yêu cầu này với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi” (Lc 12,13). Đây là một tình huống rất phổ biến. Những vấn đề tương tự như thế vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Bao nhiêu anh chị em, bao nhiêu thành viên trong cùng một gia đình, chẳng may cãi nhau về tài sản thừa kế, có lẽ không còn nói chuyện được với nhau!
Đáp lại yêu cầu của người này, Chúa Giêsu không đi vào những chi tiết cụ thể, nhưng đi vào gốc rễ của những chia rẽ gây ra bởi sự sở hữu của cải. Ngài nói rõ ràng: “Hãy đề phòng mọi sự tham lam” (câu 15). “Hãy đề phòng mọi sự thèm muốn”. Lòng tham là gì? Đó là lòng tham của cải không kiềm chế được, luôn ham muốn giàu sang. Đây là một căn bệnh hủy hoại con người, bởi vì sự thèm khát của cải tạo ra một cơn nghiện. Trên tất cả, những người có nhiều không bao giờ bằng lòng, họ luôn muốn nhiều hơn, và chỉ cho bản thân mình. Nhưng như thế, người đó không còn tự do nữa: người đó bị ràng buộc vào của cải, biến thành một nô lệ cho điều nghịch lý thay lẽ ra phải phục vụ họ để họ được sống tự do và thanh thản. Thay vì được phục vụ bởi tiền, người đó trở thành tôi tớ của tiền.
Lòng tham cũng là một căn bệnh nguy hiểm cho xã hội, do lòng tham mà ngày nay chúng ta đã đạt đến những nghịch lý khác: một sự bất công chưa từng thấy trong lịch sử, trong đó một thiểu số sở hữu rất nhiều trong khi đại đa số có rất ít hay thậm chí chẳng có gì. Chúng ta hãy xem xét các cuộc chiến tranh và xung đột. Ham muốn tài nguyên và sự giàu có hầu như luôn là động lực. Có bao nhiêu quyền lợi đằng sau chiến tranh! Chắc chắn, một trong số này là buôn bán vũ khí. Vụ mua bán này là một vụ tai tiếng mà chúng ta không bao giờ được cam chịu…” (ĐTC Phanxicô, 31/07/2022)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét