“…Trong khi chờ đợi cuộc sống mai hậu, bài Tin Mừng hôm nay giúp ích cho chúng ta. Và ở đây nổi lên từ thứ hai mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em: ngạc nhiên. Bởi vì sự ngạc nhiên là rất lớn mỗi khi chúng ta nghe chương 25 của Phúc Âm theo Thánh Matthêu. Tương tự như những nhân vật chính nói: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có
bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” (câu 37-39). Có bao giờ? Cụm từ đó diễn tả sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, sự ngạc nhiên của kẻ công chính và sự thất vọng của kẻ bất lương…
Anh chị em thân mến,
Chúng ta phải rất cẩn thận đừng làm phai nhạt hương vị của Tin Mừng. Bởi vì thông thường, vì sự thuận tiện, chúng ta có xu hướng hạ giảm sứ điệp của Chúa Giêsu, giảm bớt những lời Ngài nói. Hãy đối mặt với điều đó, chúng ta đã khá giỏi trong việc thỏa hiệp với Phúc Âm. Luôn luôn đến đây, đến đó... thỏa hiệp. Cho người đói ăn là có, nhưng vấn đề đói rất phức tạp, và tôi chắc chắn không thể giải quyết được! Giúp đỡ người nghèo thì có, nhưng những bất công phải được giải quyết theo một cách nhất định và sau đó tốt hơn là chờ đợi, bởi vì tự mình dấn thân thì bạn có nguy cơ bị quấy rầy mọi lúc, tốt hơn là chờ đợi một chút. Gần gũi với người bệnh và tù nhân, vâng, nhưng trên các trang nhất của báo chí và trên mạng xã hội có những vấn đề khác cấp bách hơn và vậy thì tại sao tôi phải quan tâm đến họ? Chào đón người di cư là có, tất nhiên, nhưng đó là một vấn đề chung phức tạp, nó liên quan đến chính trị…
Tôi không hòa mình vào những điều này… Luôn thỏa hiệp: “vâng, vâng…”, nhưng “không, không”. Đây là những thỏa hiệp mà chúng ta thực hiện với Phúc Âm. Tất cả đều “có”, nhưng cuối cùng, tất cả đều “không”. Và do đó, có những khác biệt giữa những chữ “nhưng” và “nhưng”, nhiều khi chúng ta là những người nam nữ của “nhưng” và “nhưng”; chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành một sự thỏa hiệp hạ giảm các đòi buộc của Tin Mừng. Từ những môn đệ giản dị của Thầy, chúng ta trở thành những bậc thầy của sự phức tạp, những người tranh luận thì nhiều mà làm thì lại ít, người tìm kiếm câu trả lời trước máy vi tính hơn là trước Thánh giá, trên mạng internet hơn là trước mắt anh chị em; Những Kitô hữu bình luận, tranh luận và phơi bày các lý thuyết, nhưng không hề biết tên một người nghèo, đã không đến thăm một người bệnh trong nhiều tháng, chưa bao giờ cho kẻ đói ăn cho kẻ rách rưới ăn mặc, chưa bao giờ kết bạn với người có nhu cầu, và quên rằng “Chương trình của Kitô hữu là một trái tim có thể nhìn thấy “(Benedict XVI, Deus caritas est, 31).
Có bao giờ? Có sự ngạc nhiên lớn: sự ngạc nhiên từ người công chính và kẻ bất lương. Có bao giờ? Cả người công chính và kẻ bất lương đều ngạc nhiên. Câu trả lời chỉ có một: bao giờ chính là lúc này, hôm nay, khi chúng ta kết thúc cử hành Bí tích Thánh Thể này. Chính là lúc này đây. Nó nằm trong tay chúng ta, trong công việc của lòng thương xót của chúng ta: không phải trong những lời giải thích và phân tích tinh tế, không phải trong những lời biện minh của cá nhân hoặc xã hội. Trong tay của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm. Hôm nay Chúa nhắc nhở chúng ta rằng cái chết đến để làm rõ sự thật về cuộc sống và loại bỏ bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào đối với lòng thương xót…”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét