Nay chúng ta đang bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình giáo lý về phân định hay biện phân. Chúng ta bắt đầu từ gương sáng của Thánh Inhã thành Loyola; sau đó chúng ta xem xét các yếu tố của sự biện phân, tức cầu nguyện, biết mình, ước muốn và “cuốn sách đời sống”; chúng
ta tập trung vào sự phiền muộn và an ủi, những thứ tạo thành “chất thể” của nó; và sau đó chúng ta vươn tới việc xác nhận sự lựa chọn được đưa ra.
ta tập trung vào sự phiền muộn và an ủi, những thứ tạo thành “chất thể” của nó; và sau đó chúng ta vươn tới việc xác nhận sự lựa chọn được đưa ra.
Tôi cho rằng đến lúc này, ta cần nhắc đến một một thái độ cần thiết nếu chúng ta không muốn đánh mất mọi công việc đã thực hiện để biện phân điều tốt nhất và đưa ra quyết định đúng đắn, và đó là thái độ cảnh giác. Chúng ta đã nói tới việc phân định an ủi và phiền muộn; chúng ta đã chọn một điều gì đó… mọi điều đang diễn ra tốt đẹp, nhưng bây giờ, phải cảnh giác: phải có thái độ cảnh giác. Bởi vì trên thực tế, có một mối nguy, đó là “trò không chịu chơi”, tức là Ma quỷ, nó có thể phá hỏng mọi sự, khiến chúng ta quay lại từ đầu, trong một tình trạng thậm chí còn tệ hơn trước, thực như vậy. Và điều này có thể xẩy ra, vì vậy chúng ta phải chú ý và cảnh giác. Đây là lý do tại sao cảnh giác là điều không thể thiếu được. Vì vậy, hôm nay có vẻ thích hợp để nhấn mạnh thái độ này, điều mà tất cả chúng ta đều cần để diễn trình biện phân được thành công và duy trì như vậy.
Thật thế, trong lời rao giảng của mình, Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều đến việc người môn đệ tốt phải tỉnh thức, không ngủ gật, không để mình trở nên quá tự tin khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhưng luôn cảnh giác và sẵn sàng thi hành bổn phận của mình.
Chẳng hạn, trong Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ” (12,35-37).
Hãy tỉnh thức để bảo vệ trái tim của chúng ta và để hiểu những gì đang xảy ra bên trong nó.
Đây là tâm trạng của các Kitô hữu đang chờ đợi sự tái lâm cuối cùng của Chúa; nhưng nó cũng có thể được hiểu là thái độ bình thường cần có trong cách cư xử trong cuộc sống, để những lựa chọn tốt của chúng ta, đôi khi được thực hiện sau việc phân định đầy thách thức, có thể tiến hành một cách kiên trì và nhất quán, và đơm hoa kết trái.
Như chúng ta đã nói, nếu thiếu cảnh giác, có nguy cơ rất cao chúng ta sẽ đánh mất tất cả. Đó không phải là mối nguy thuộc trật tự tâm lý, không, mà là thuộc trật tự thiêng liêng, một cạm bẫy thực sự của thần ác. Thật vậy, hắn đang chờ đợi chính thời điểm trong đó chúng ta quá chắc chắn về bản thân, và đây là mối nguy hiểm: “Nhưng tôi chắc chắn về chính tôi, tôi đã thắng, bây giờ tôi rất ổn…” đây là thời điểm hắn đang chờ đợi, khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, khi mọi thứ “đang bơi xuông xẻ” và chúng ta “có gió trong cánh buồm”.
Thật vậy, trong dụ ngôn ngắn của Tin Mừng mà chúng ta đã nghe, có thuật lại rằng thần ô uế khi trở về nhà từ nơi nó đã rời đi, “thấy nhà trống không, thì quét dọn và sắp xếp ngăn nắp” (Mt 12,44), nó thấy nhà được chuẩn bị tốt, phải không? Mọi thứ đều ở đúng vị trí của nó, mọi thứ đều theo thứ tự, nhưng chủ nhân của ngôi nhà ở đâu? Ông không ở đấy. Không có ai canh chừng và bảo vệ nó. Đây là vấn đề. Chủ nhà không có ở nhà, ông đã bỏ đi, ông đang phân tâm, tôi không biết; hoặc ông đang ở nhà nhưng đang ngủ gật, và do đó, như thể ông không ở đó. Ông không cảnh giác, ông không cảnh giác, bởi vì ông quá tự tin và đã mất đi sự khiêm tốn để bảo vệ trái tim của chính mình. Chúng ta phải luôn bảo vệ ngôi nhà của mình, trái tim của chúng ta và không được phân tâm và đi xa… bởi vì vấn đề là ở đây, như Dụ ngôn đã nói...”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét