Ads 468x60px

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư Mục vụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư Mục vụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2025

THƯ MỤC VỤ ĐẦU NĂM MỚI 2025 (nguồn: http://gpphanthiet.com/)



THƯ MỤC VỤ
ĐẦU NĂM MỚI 2025



Kính gởi:  Quý Cha, quý Phó tế, quý Chủng sinh, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Ông bà Anh chị em trong đại gia đình Giáo phận Phan Thiết.
Anh chị em thân mến,
1.  Theo vòng luân chuyển của thời gian, chúng ta bước vào Năm mới 2025 với lễ Thánh Maria - Mẹ Thiên Chúa. Đây là một trong bốn đặc ân mà mỗi tín hữu vẫn luôn ca tụng và khẩn cầu trong kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử”. Niềm tin vào chức vị cao quý này của Đức Mẹ đã có từ những thế kỷ đầu trong Giáo hội.  Mỗi khi cử hành lễ Thánh Maria – Mẹ Thiên Chúa, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào vai trò cao cả, có một không hai của Đức Mẹ trong chương trình cứu rỗi nhân loại của Thiên Chúa.
Riêng đối với Giáo phận Phan Thiết, Thánh Maria - Mẹ Thiên Chúa, đã được chọn làm Bổn mạng của Giáo phận ngay từ khi thành lập. Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Giáo phận đã không ngừng được Đức Maria - Thánh Mẫu Thiên Chúa, hằng nâng đỡ chở che. Để dâng lời tạ ơn Chúa cùng với Mẹ Maria và cầu nguyện cho Giáo phận, tôi mời gọi quý Cha, quý Phó tế, quý Chủng sinh, quý Tu sĩ Nam nữ và quý Hội đoàn trong Giáo phận tham dự Thánh lễ Mừng Bổn mạng Giáo phận, vào lúc 09g30 thứ Tư, ngày 01/01/2025, tại Nhà thờ Chính Tòa.
2. Chính thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn ngày đầu Năm mới Dương lịch (01/01) làm Ngày Hòa bình Thế giới từ năm 1968. Bao lâu nhân loại còn nuôi lòng thù hận và sống ích kỷ, thì nền hòa bình thế giới vẫn còn bị đe dọa. Trong sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 58 năm nay, với chủ đề “Xin tha nợ cho chúng con, xin ban bình an của Ngài cho chúng con”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi: Các nước giàu xóa nợ cho các nước nghèo; tôn trọng và bảo vệ sự sống; đồng thời hãy sử dụng ít nhất một tỉ lệ cố định tiền đầu tư cho vũ khí để thành lập quỹ xóa đói, phát triển giáo dục và ứng phó với việc biến đổi khí hậu đang diễn ra trên thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ hy vọng cách mãnh liệt: “Chớ gì chúng ta tìm kiếm hòa bình đích thực, được Thiên Chúa ban cho những tâm hồn không vũ trang: một tâm hồn không khăng khăng tính toán cái gì là của tôi và cái gì là của bạn; một tâm hồn biến tính ích kỷ thành việc sẵn sàng đi đến với người khác; một tâm hồn không ngần ngại thừa nhận mình mắc nợ Thiên Chúa và vì vậy sẵn sàng tha thứ những món nợ đang đè nặng người khác; một tâm hồn vượt qua sự chán nản về tương lai bằng niềm hy vọng rằng mỗi người là nguồn lực để xây dựng một thế giới tốt hơn.” (Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới, lần thứ 58).
Hưởng ứng lời mời gọi của Vị cha chung, mỗi người chúng ta hãy tích cực cầu nguyện cho nền hòa bình nhân loại. Đồng thời, ngay trong gia đình và cộng đoàn của mình, chúng ta cố gắng vượt qua những xung khắc, để hòa giải và tha thứ. Ngoài ra, chúng ta tiếp tục xây dựng hòa bình với công trình Tạo dựng qua việc trồng cây xanh, làm sạch môi trường, phân loại rác và xử lý nước thải nơi các giáo xứ và các gia đình.
3. Tiếp đến, cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta cũng chuẩn bị bước vào tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trên toàn thế giới từ ngày18 đến ngày 25/01/2025. Đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt quan tâm khi ban hành Sắc chỉ Năm thánh 2025. Ngài viết: “Trong Năm Thánh sắp tới có một ngày kỷ niệm rất quan trọng đối với các Kitô hữu, đó là kỷ niệm 1.700 năm diễn ra công đồng đại kết đầu tiên, Công đồng Nicêa… Năm Thánh có thể là một cơ hội quan trọng để cụ thể hóa hình thức hiệp hành này, vốn được cộng đồng Kitô hữu ngày nay coi là một biểu hiện ngày càng cần thiết để đáp ứng tốt hơn trước tính cấp bách của việc truyền giáo.” (Sắc chỉ Công bố Năm thánh Thường lệ 2025, số 17). Và trong lòng Năm Thánh 2025, nhân một sự trùng hợp đặc biệt như dấu chỉ về sự quan phòng của Chúa, tất cả Kitô hữu Đông phương và Tây phương sẽ cùng mừng lễ Chúa Phục Sinh chung một ngày (x. Vatican News 13/5/2024). Đây sẽ là cột mốc đáng ghi nhớ để mỗi người chúng ta thêm hy vọng vào việc cầu nguyện và nỗ lực dấn thân cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
4. Sau cùng, những ngày cuối tháng Một sẽ là thời gian chúng ta đón Tết Cổ truyền Ất Tỵ. Ngoài những tất bật lo toan cho việc trang hoàng nhà cửa, chúng ta cũng hãy dành thời gian lắng đọng tâm hồn mình. Nhất là hãy hướng lòng lên Thiên Chúa trong những ngày đầu Xuân để tạ ơn Ngài về mọi ơn lành trong một năm qua, để cầu nguyện cho Ông bà Tổ tiên, và xin Chúa chúc lành cho những công việc chúng ta sẽ thực hiện trong Năm mới.
Trong niềm vui của những ngày Tết cổ truyền Dân tộc, tôi mời gọi anh chị em quan tâm chia sẻ đến những người kém may mắn xung quanh chúng ta. Cách cụ thể, các giáo xứ hãy tổ chức thăm viếng những người già cả, neo đơn và bệnh tật; trao gửi những phần quà gói trọn tình yêu thương đến các gia đình khó khăn; để mọi người đều có một cái Tết sum vầy, vui tươi và hạnh phúc.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tàpao, xin Chúa ban nhiều ơn lành cho từng người, từng gia đình, từng cộng đoàn và cho toàn thể Giáo phận của chúng ta.
Mến chúc anh chị em mùa Giáng Sinh an lành, Năm mới nhiều ơn Chúa!
      
Lễ thánh Gioan Tông đồ, ngày 27/12/2024

(đã ấn ký)



+ Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục Giáo phận Phan Thiết

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

THƯ MỤC VỤ: THÁNG 12 NĂM 2024







Đọc tiếp »

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

THƯ MỤC VỤ THÁNG 10- 2024 (hình ảnh: website gpphanthiet.com)

Đọc tiếp »

THƯ MỤC VỤ 2025 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: CÙNG NHAU LOAN BÁO TIN MỪNG

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2024

THƯ MỤC VỤ THÁNG 9 - 2024





Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

THƯ MỤC VỤ THÁNG 4 -2024







Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

THƯ MỤC VỤ T3-2024

THƯ MỤC VỤ T3-2024

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

Thư mục vụ Mùa Chay và Mùa Phục Sinh 2024 (Nguồn: tgpsaigon.net (08.02.2024))







Đọc tiếp »

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

THƯ MỤC VỤ THÁNG 9 & 10 NĂM 2023




Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

THƯ MỤC VỤ THÁNG 8 CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN




Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

THƯ MỤC VỤ THÁNG 7-2023





Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN





Đọc tiếp »

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

THƯ MỤC VỤ THÁNG 2 - 2023



Đọc tiếp »

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

THƯ MỤC VỤ ĐẦU NĂM MỚI 2023 CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN (Thăm mừng Bổn mạng Cha Gioan, cựu Quản xứ Cù Mi, ngài phục hồi tốt, thêm lời cầu nguyện cho ngài)








Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

Thư Mục Vụ Mùa Vọng - Giáng Sinh 2022






Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Thư Mục Vụ Mùa Vọng- Giáng Sinh 2022

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Thư Chung năm 2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam – Về Giáo hội hiệp hành


HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Thư Chung gửi Cộng đoàn Dân Chúa

VỀ GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

Anh chị em thân mến,
1- Chúng tôi, các Giám mục thuộc 27 giáo phận, tham dự Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 10 năm 2022 tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an.
2- Trước hết, chúng tôi tạ ơn Chúa vì Ngài luôn yêu thương và chúc phúc cho Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Chúng tôi cũng chia sẻ những thao thức, thảo luận và đưa ra những định hướng mục vụ cho cộng đoàn Dân Chúa. Như chúng ta đã biết, gần ba năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra thảm hoạ khắp nơi trên thế giới và tại Việt NamMặc dù vậy, chính trong bối cảnh đại dịch mà chúng ta được chứng kiến những hình ảnh đẹp của tình người. Không phân biệt tôn giáo và quan điểm lập trường, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng cứu giúp các bệnh nhân, đẩy lùi dịch bệnh và nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch. Trong số đó, có những linh mục, tu sĩ và giáo dân can đảm nhiệt huyết dấn thân trong các bệnh viện dã chiến và các khu cách ly để giúp bệnh nhân. Sự hy sinh, phục vụ của anh chị em trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về đức Bác ái Kitô giáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo.
3- Cùng với Giáo hội hoàn vũ, trong Thư Chung này, chúng tôi mời gọi anh chị em sống tinh thần hiệp hành. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba” (Trích diễn từ ngày 17-10-2015). Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha và theo hướng dẫn của Văn phòng trung ương Thượng Hội đồng, 27 giáo phận Việt Nam đã thực hiện tiến trình Thượng Hội đồng cấp giáo phận cách tích cực. Những buổi gặp gỡ để thỉnh ý Dân Chúa đã được tổ chức ở cấp giáo xứ, giáo hạt, dòng tu và giáo phận. Đông đảo tín hữu đã nhiệt tình tham gia tiến trình này. Tiến trình Thượng Hội đồng cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, trong đó có những điều tốt và những điều chưa tốt. Tiến trình này được coi như một cuộc thao luyện thiêng liêng, nhằm thúc đẩy một cách thể hiện mới của Giáo hội tại Việt Nam. Sau khi đón nhận những bản tổng kết của các giáo phận, Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục đã tổng hợp và gửi về Rôma, với mục đích góp phần soạn thảo Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI.
4- Dù giai đoạn Thượng Hội đồng cấp giáo phận đã kết thúc, tinh thần hiệp hành vẫn cần phải được tiếp tục và phát huy trong đời sống Giáo hội địa phương, vì thế chúng tôi đề ra chương trình mục vụ ba năm sắp tới như sau:
Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông;
Năm 2024: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội;
Năm 2025: Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
5- Riêng năm 2023, với chủ đề “Củng cố sự hiệp thông”, chúng tôi đề nghị những thực hành cụ thể như sau:
a- Mối hiệp thông giữa các tín hữu được xây dựng trên nền tảng Lời Chúa. Cần cổ võ việc đọc Kinh Thánh đối với cá nhân, việc chia sẻ Lời Chúa trong gia đình hoặc trong nhóm nhỏ, để Lời Chúa thấm nhập cuộc sống. Đối với các linh mục, nhiệm vụ quan trọng nhất là loan báo Lời Chúa. Ước mong các vị chủ chăn quan tâm dành thời gian chuẩn bị bài giảng trong các cử hành Phụng vụ, mở các lớp học Thánh Kinh và giúp anh chị em tín hữu được nuôi dưỡng bằng Lời hằng sống.
b- Bí tích Thánh Thể là nguồn suối hiệp thông. Khi chúng ta rước Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được hiệp thông với Chúa và được liên kết với nhau (x. 1 Cr 10,16-17). Vì thế, các tín hữu cần tham dự thánh lễ cách tích cực và sống động, nhờ đó ngày càng củng cố mối hiệp thông với Chúa và với nhau trong Chúa. Cũng cần giúp các tín hữu hiểu biết Phụng vụ, như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong Tông Thư về đào tạo Phụng vụ cho Dân Chúa (Desiderio Desideravi), ban hành ngày 29-6-2022.
c- Sự hiệp thông trong Giáo hội không chỉ được thể hiện qua Phụng vụ, mà còn qua tình tương thân tương ái, thành tâm lắng nghe nhau trong cộng đoàn, và qua những nghĩa cử bác ái giữa những người đồng đạo cũng như đối với anh chị em không cùng niềm tin. Ngày nay, với những thành tựu khoa học, cuộc sống vật chất được cải thiện rõ rệt, nhưng tình người lại có nguy cơ giảm sút. Chúng ta cần quan tâm đến người cao tuổi, người mắc ngăn trở hôn phối hoặc gặp khó khăn trong hôn nhân, người khuyết tật, người nghèo khổ, dân tộc thiểu số, anh chị em xa quê và những nạn nhân thiên tai. Mối quan tâm này cần phải được thực hiện cách cụ thể và mang tính lâu dài, nhằm nâng đỡ những người bất hạnh. Đức bác ái là cốt lõi giáo huấn của Chúa Giêsu. Người dạy chúng ta: khi chúng ta giúp đỡ người nghèo khổ là giúp đỡ chính Chúa (x. Mt 25,31-46).
d- Trong xã hội hôm nay, các phương tiện truyền thông rất đa dạng và ngày càng hiện đại. Người tín hữu cần tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông để hoà nhập với thế giới hiện đại, trau dồi kiến thức và học hỏi Lời Chúa. Tuy vậy, có không ít những hậu quả tiêu cực từ truyền thông, nên cũng cần thận trọng trong việc đón nhận và chuyển tải thông tin. Hiện nay, một số trang mạng mang danh Công giáo, nhưng lại đăng tải những nội dung thiếu kiểm chứng, đặt những tựa đề giật gân, với mục đích thu hút sự chú ý của độc giả. Những thông tin sai lạc này làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Giáo hội và gây hoang mang nơi người tín hữu. Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến lương tâm và đạo đức, theo nguyên tắc: loan báo Sự Thật trong Đức Ái. Truyền thông phải là phương tiện kết nối con người trong tình thân nghĩa, chứ không phải để gieo rắc hoang mang chia rẽ, thậm chí gây thù hận và đẩy người khác đến đường cùng.
Anh chị em thân mến,
6- Hưởng ứng tinh thần hiệp hành của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, chúng ta được mời gọi không ngừng hoán cải. Hoán cải là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta biết gặp gỡ, lắng nghe và phân định cách phù hợp thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu trên toàn thế giới được thấm nhuần tinh thần hiệp hành, để cùng nhau sống Đức tin và xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.
7- Nhân dịp Đại hội lần thứ XV Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi gửi lời chào Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và anh chị em giáo dân Việt Nam đang sống ở các miền đất khác nhau trên thế giới. Cám ơn anh chị em luôn yêu mến Giáo hội và Quê hương Việt Nam, và thể hiện tình yêu mến ấy bằng những nghĩa cử cụ thể. Nguyện xin Chúa chúc lành và nâng đỡ anh chị em trong đời sống hằng ngày.
8- Theo thông lệ, Đại hội là dịp bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Xin anh chị em cầu nguyện cho chúng tôi được dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, nhiệt tâm chu toàn bổn phận được trao phó, cùng với anh chị em loan báo Tin Mừng Đức Giêsu tại Quê hương thân yêu của chúng ta.
Đại hội lần thứ XV Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc vào ngày 07 tháng 10 năm 2022, lễ Đức Mẹ Mân Côi. Chúng ta hãy nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa. Ước gì mỗi chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, suy niệm Lời Chúa và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được ơn thánh thiện, cho Quê hương được an bình và cho đồng bào được hạnh phúc.
Làm tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội
Ngày 07 tháng 10 năm 2022

(đã ấn ký)
+ Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam


(đã ký)
+ Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Tổng Thư ký
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

THƯ MỤC VỤ THÁNG 10 &11 CỦA ĐỨC GIÁM MỤC







Đọc tiếp »
 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.